5 | Giải quyết nỗi đau xúc cảm

Bài truyền đọc của Chân sư Thăng thiên Mẹ Mary, qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 22/4/2005.

Trái tim yêu dấu của thày, con hãy để thày tập hợp lại một số điều chúng ta đã bàn thảo trong các chương vừa qua để con có một cái nhìn tổng quát về những gì con cần hoàn tất để thanh lọc bốn thể phàm của con, khắc phục hậu quả của các hành động quá khứ và biểu hiện đời sống dồi dào. Để bắt đầu, chúng ta hãy nói tới sự kháng cự các nỗ lực thanh tẩy bốn thể phàm của con.

5.1. Chướng ngại cản trở nỗ lực thanh tẩy

Nhiều người đã trải qua những hoàn cảnh chấn thương nặng trong kiếp này và những tình huống này có thể dính liền với một nỗi đau đớn xúc cảm lớn. Khi thày nói để có thể giải thoát mình khỏi những điểm nghẽn trong cảm thể thì con cần xem xét các niềm tin đằng sau những điểm nghẽn đó, thày biết nhiều người sẽ ngay lập tức không muốn làm việc này. Họ biết là nếu họ nhớ lại những tình huống quá khứ thì họ bị chìm đắm trong một trạng thái khó chịu và đau đớn xúc cảm. Thày không hề đổ lỗi cho họ vì họ phản ứng như thế, việc họ tìm cách né tránh nỗi đau cảm xúc hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng con nghĩ sao nếu thày có thể chỉ cho con một phương pháp hạ giảm cường độ của nỗi đau trước khi con thực sự bắt đầu nhìn vào các tình huống đau lòng trong quá khứ? Nếu cường độ đau lòng giảm xuống, khi nhìn lại quá khứ, con chỉ khó chịu tạm thời và mức khó chịu này có thể chịu đựng được. Trong trường hợp đó, chịu một sự khó chịu tạm thời hầu giải thoát mình vĩnh viễn khỏi một niềm tin bất toàn đã ảnh hưởng mình 24 giờ một ngày là một việc bõ công sức. Đây sẽ là một khoản đầu tư rất tốt giống như con mua cổ phiếu đầu tư mà lời gấp đôi.

Một cản trở lớn khác mà mọi người phải đối đầu khi bắt đầu thanh tẩy bốn thể phàm là sức mạnh của thói quen. Để đơn cử một hình ảnh, con hãy hình dung một dòng nước chảy xuống sườn đồi. Nước có khuynh hướng đào những rãnh nhỏ trên sườn đồi và một khi một cái rãnh bắt đầu hình thành, nó sẽ dẫn nhiều nước hơn qua rãnh đó. Rãnh sẽ càng ngày càng sâu hơn cho tới khi nó chứa cả một dòng sông. Đấy là cách thói quen thành hình trong bốn thể phàm của con. Khi ánh sáng chảy qua bốn thể phàm của con, nó đi theo con đường dễ đi nhất.

Nếu con có tin tưởng bất toàn trong trí thể, tin tưởng và năng lượng bị tha hóa bởi tin tưởng này sẽ tạo nên rào cản khiến ánh sáng khó chảy qua. Ánh sáng sẽ có khuynh hướng chảy chung quanh rào cản, do đó tư tưởng của con sẽ đi vào một khuôn nếp, cũng sẽ kéo theo tình cảm của con. Hậu quả là những chọn lựa mà con có thể thấy được bị giới hạn và do thế sự biểu hiện sáng tạo của con bị giới hạn. Tất cả điều này khiến con tạo lập một thói quen tư tưởng và cảm xúc, giống như một lập trình buộc con phản ứng một cách đặc thù trước một số hoàn cảnh. Ở tầng tâm ý thức, con không kiểm soát được phản ứng của con trước một số hoàn cảnh đặc thù. Phản ứng của con được quy định trước bởi các thói quen nằm trong thể cảm xúc, lý trí và bản sắc của con cũng như trong tâm vật lý của con.

Nếu con nhìn vào những người con biết và hoặc chính đời mình, con sẽ thấy đây là một vấn đề rất phổ biến. Thật vậy nhiều người không có tự do chọn lựa phản ứng của họ trước một tình huống đặc thù. Do những thói quen thiết lập trong quá khứ, họ không tránh được phản ứng nổi giận trong một số tình huống. Đơn giản là họ không thể ngăn cản mình tức giận và thường khi mối quan hệ giữa hai người bị kẹt cứng trong một khuôn nếp phá hoại và không xây dựng. Một người này nói điều gì mà người kia không thích. Người thứ nhì phản ứng một cách giận dữ và không ai có đủ sức mạnh để thoát ra khỏi cơn giận và chọn một phản ứng thương yêu hơn trong hoàn cảnh đó.

Một dạng cùng cực của thói quen là ghiền một chất vật lý như ma túy hay rượu. Có rất nhiều thói quen khác vi tế hơn và kỳ thực mọi khuôn nếp cư xử đều bắt đầu ở các thể phàm cao như một thói quen tư tưởng và cảm xúc. Vấn đề khi muốn bỏ một thói quen là có một lực kháng cự khá lớn. Rãnh đã được khắc sâu vào các tầng của tâm và năng lượng sẽ có khuynh hướng chảy theo các rãnh đó. Cần nhiều nỗ lực để thay đổi những khuôn nếp ở các tầng cao của tâm. Nhiều người đã cố thay đổi một thói quen đặc thù nhưng không thành công. Họ thấy là họ có thể thay đổi thói quen trong một thời gian nhưng nó đòi hỏi một cuộc chiến nhọc nhằn. Ngay khi buông lơi một chút thôi là họ rơi tụt lại lề thói cũ.

Người khác thay đổi được hành động bên ngoài nhưng họ phải chiến đấu liên tục, có khi suốt quãng đời còn lại để giữ mình không quay trở về khuôn nếp hành động cũ. Đây không phải là đời sống dồi dào bởi vì làm sao con vui hưởng cuộc sống được khi phải liên tục chiến đấu với chính mình? Thày hiểu tại sao nhiều người không sẵn lòng giải quyết thói quen vì kinh nghiệm cho họ biết gỡ bỏ một thói quen lâu đời rất khó. Con nghĩ sao nếu thày chỉ cho con một phương cách giảm thiểu lực kháng cự khi bỏ một thói quen, giảm thiểu lực từ tính lôi kéo con vào những khuôn nếp suy nghĩ, cảm xúc và hành động đặc thù?

5.2. Làm sao giải thoát mình khỏi quá khứ

Cái làm con đau lòng khi nhớ lại một hoàn cảnh chấn thương quá khứ là những năng lượng đã tích đọng trong các thể cao của con, đặc biệt là thể tình cảm. Cái khiến việc bỏ thói quen rất khó cũng là năng lượng tích đọng trong cảm thể, trí thể và ngay cả bản sắc thể của con. Thật vậy năng lượng này tạo nên một trường năng lượng có tác động giống như một từ trường. Từ trường chung quanh một thỏi nam châm sẽ thu hút vật kim khí có mặt trong phạm vi của nó. Nếu con có những “từ trường” như vậy trong bốn thể phàm của con, chúng sẽ lôi kéo tư tưởng và cảm xúc của con. Chúng quả thật lôi kéo tư tưởng và cảm xúc của con vào một khuôn nếp đặc thù và đó là lý do tại sao phản ứng của con trước một số tình huống được định sẵn, được lập trình sẵn.

Khi con dùng một kỹ thuật mạnh mẽ để thanh tẩy năng lượng tha hóa và qua đó nâng cao độ rung của nó, thì cường độ của nỗi đau dính liền với hoàn cảnh quá khứ sẽ giảm xuống. Giờ đây con có thể nghĩ tới những hoàn cảnh đó mà không bị cơn đau làm choáng ngợp. Con có thể nhìn hoàn cảnh một cách khách quan, gần giống như con đang giải quyết chuyện của người khác. Giải quyết chuyện người khác luôn luôn dễ dàng vì con không đặt tình cảm mình vào đó. Con có thể nhìn hoàn cảnh với con mắt khách quan và thấy được giải pháp mà đương sự không thấy vì nó bị che giấu sau tấm màn năng lượng xúc cảm.

Khi con hạ giảm lực hút từ tính khiến con tuân theo một số khuôn nếp hành động, con có thể phá bỏ một thói quen dễ hơn nhiều và thường không bị triệu chứng phản ứng giống như khi cai thuốc. Khi con đã gỡ bỏ năng lượng tồn đọng, con sẽ khiến việc xét lại những hoàn cảnh đau lòng của quá khứ dễ hơn hẳn. Con có thể tìm ra những quyết định mình đã lấy khi ở trong hoàn cảnh đó. Con có thể thay thế những quyết định này một cách ý thức bằng những quyết định tốt hơn dựa trên tầm nhìn sáng suốt hơn mà con có hiện nay. Khi con gỡ bỏ lực hút từ tính của một thói quen cũ lâu đời, việc phơi bày những quyết định đằng sau thói quen đó dễ hơn hẳn. Con có thể thay đổi những quyết định đó và tạc ra một lối đi mới hữu dụng hơn trong tâm tiềm thức của con. Con có thể xây dựng một thói quen tích cực thay vì một thói quen giới hạn. Thày chỉ ra ở đây cho con ba thành phần trong việc giải thoát mình khỏi quá khứ:

  • Một là yếu tố nội tại khắc phục những quyết định và tin tưởng bất toàn được cất giữ trong các tâm bản sắc, lý trí, tình cảm và vật lý của con. Điều này bao gồm những quyết định trong tâm dài hạn của con, là tâm mà con mang theo mình từ kiếp này sang kiếp khác và trong tâm ngắn hạn của con, là tâm dính liền với thể vật lý hiện nay của con
  • Thành phần thứ nhì là con phải chuyển hóa năng lượng tha hóa lưu trữ trong bốn thể phàm của con. Nhờ vậy con phá bỏ những thói quen giới hạn mình dễ hơn và con chữa lành những vết thẹo từ chấn thương quá khứ dễ hơn.
  • Thành phần thứ ba là con phải tiêu hủy xung lực năng lượng, tức là nghiệp, được tấm gương vũ trụ phản chiếu trở về đúng theo hành động quá khứ của con.

Khi con tìm được và áp dụng một kỹ thuật mạnh mẽ có thể thực hiện ba mục tiêu này (như các bài thỉnh của thày), ngay lập tức cuộc đời của con sẽ xoay chuyển tốt đẹp hơn và con thể thiết lập nhanh chóng một vòng xoáy đi lên. Khi con quyết tâm nỗ lực trong một thời gian, thì con có thể khiến vòng xoáy này tự duy trì và tự tăng cường.

5.3. Vòng xoáy đi xuống

Con hãy để ý là con người rất dễ tạo cho chính mình một vòng xoáy đi xuống. Họ đã chấp nhận một số tin tưởng tiêu cực khiến họ tha hóa năng lượng. Những tin tưởng và năng lượng tha hóa này kéo tư tưởng và cảm xúc của họ vào một số khuôn nếp đưa họ tới những hành động không đem lại lợi ích tốt nhất cho họ. Những hành động này có hậu quả và khi họ trải nghiệm những hậu quả tiêu cực đó, các khuôn nếp trong các thể phàm cao của họ khiến họ phản ứng với tư tưởng và xúc cảm tiêu cực. Phản ứng này tha hóa nhiều năng lượng hơn nữa và củng cố những tin tưởng tiêu cực của họ, lẽ tất nhiên làm cứng đặc các khuôn nếp lý trí và tình cảm. Dĩ nhiên năng lượng càng bị tha hóa hơn nữa và một vòng xoáy đi xuống có thể nhanh chóng tạo ra. Vòng xoáy này trở nên tự tăng cường, tự duy trì và nó có thể kéo con người xuống thấp tới điểm họ cảm thấy bị tê liệt trong tư tưởng và tình cảm.

Họ biết đi đâu, họ không cục cựa được, họ bị giam mọi phía và cảm thấy không còn chọn lựa nào cả trong đời sống. Sự thực không phải là họ không có chọn lựa nhưng các tin tưởng bất toàn và năng lượng tha hóa đã ngăn họ thấy những chọn lựa đó hay thực thi viễn quan của họ. Họ nghĩ họ không thể thay đổi chính họ và do đó họ không thể thấy cách thay đổi hoàn cảnh bên ngoài của họ. Dĩ nhiên đây là tâm trạng mà các nhà tâm lý gọi là trầm cảm và nó có thể phát triển dễ dàng thành một bệnh tâm thần trầm trọng hơn.

Hầu hết con người trên hành tinh này đã lớn lên trong những hoàn cảnh khiến họ tạo ra một vòng xoáy đi xuống như thế, và con không thể chờ đợi có thể phá vỡ vòng xoáy này một sớm một chiều mà không cần quyết tâm nỗ lực. Nếu con quyết tâm và sẵn lòng làm việc cần làm, con có thể phá vỡ vòng xoáy đi xuống và thay vào đó tạo ra một vòng xoáy đi lên, tự duy trì. Một khi con đã thay đổi nếp cũ, đúng thực là cuộc đời của con sẽ mang một chiều kích mới lạ hoàn toàn. Lúc ấy con sẽ bắt đầu trải nghiệm cuộc sống dồi dào, không những về mặt vật chất mà còn về mặt tâm linh. Khi thày nói dồi dào tâm linh, thày muốn nói hạnh phúc hơn, tâm bình an hơn, một tầm nhìn mở rộng hơn về những cơ hội trong đời sống và cảm nhận đời mình có phương hướng, có ý nghĩa và mãn nguyện. Tất cả những thứ này gom lại để đem lại điều mà trước đây thày gọi là cảm giác trọn vẹn.

Phá vỡ vòng xoáy đi xuống và tạo ra vòng xoáy đi lên rất đáng làm. Giờ đây thày đã cho con hiểu biết mà con cần có về cách hoàn tất công việc này và thày hy vọng thày cũng đã cho con động cơ cần có để con lấy quyết định sẽ thực sự làm công việc đó. Nếu con đã đọc bài thỉnh kèm theo bài giảng của khóa này, con đã chuyển hóa rất nhiều năng lượng và đã tra vấn nhiều tin tưởng tiềm thức. Nếu con đã đọc tới điểm này mà chưa đọc thỉnh, thì quay trở lại và bắt đầu đọc các bài thỉnh cũng chưa muộn.

5.4. Tháo gỡ quyết định cũ

Thày muốn đề cập tới một chủ đề mà nhiều người trong lãnh vực tự giúp mình, thậm chí luôn cả nhiều người gia nhập con đường tăng triển tâm linh, có khuynh hướng bỏ qua. Vì họ không hiểu khái niệm này, việc tăng trưởng cá nhân của họ khó khăn hơn rất nhiều tuy không cần như thế . Đã có một điểm khi con, nghĩa là cái Ta Biết, quyết định quay lưng lại vị thày tâm linh của mình. Đã có một điểm khi con quyết định không muốn lấy quyết định nữa vì con đã lấy một số quyết định sai lầm. Quyết định này sinh ra ngã hữu diệt và từ lúc đó ngã hữu diệt đã lấy nhiều quyết định trong đời con. Chính việc con cho phép ngã hữu diệt lấy quyết định hộ con đã tạo ra vòng xoáy đi xuống. Ngã hữu diệt sinh ra từ nhị nguyên và những quyết định của nó chỉ có thể dựa trên nhị nguyên. Những quyết định nhị nguyên đó nhất định giới hạn quyền năng sáng tạo của con và tạo ra những hậu quả bất toàn do tấm gương vũ trụ phản chiếu lại con.

Điều gì cần xảy ra để có thể đập tan gông cùm mà ngã hữu diệt đã đặt trênt Cái Ta Biết và quả cầu của cái ta của con? Chỉ một cách thôi là cái Ta Biết phải tách ra khỏi ngã hữu diệt. Cái Ta Biết phải tẽ ra và trở thành “những người” được Thượng đế chọn, có nghĩa là con đã chọn với lên thực tại cao hơn của Ki-tô thay vì cái được gọi là thực tại nhị nguyên, là thần tượng mà ngã hữu diệt và hoàng tử thế gian đã bày ra cho con. Con phải ngưng đồng hóa mình với, hay là, ngã hữu diệt.

Con phải làm một số chuyện để điều này xảy ra. Trước tiên con phải lấy một quyết định tổng quát là con muốn lấy lại toàn bộ trách nhiệm về cuộc đời, định mệnh, và sự cứu rỗi của mình. Sau khi lấy quyết định tổng quát đó, con phải quyết định con sẵn lòng xem xét mỗi quyết định khiến con bước xuống một bực trên cầu thang xoáy ốc. Con phải muốn hiểu tại sao những quyết định nhị nguyên này giới hạn quyền năng sáng tạo của con. Cuối cùng con phải thay thế những quyết định này bằng cách với lên hiểu biết cao hơn của tâm Ki-tô sẽ cho con sức mạnh để lấy quyết định tốt hơn.

Con hãy để thày nêu lên một khác biệt tinh tế ở đây. Sau khi quyết định không lấy quyết định nữa, con đã cho phép ngã hữu diệt lấy nhiều quyết định trong đời con. Tất cả những quyết định của ngã hữu diệt đều nhị nguyên. Thày không nói là con phải phơi bày một cách ý thức, nhìn thấu suốt và thay thế mỗi quyết định nhị nguyên mà ngã hữu diệt đã lấy trong mọi kiếp sống của con. Mỗi lần con bước xuống một bực của cầu thang xoáy ốc, con lấy một quyết định đẩy con xa hơn khỏi Thượng đế. Ai đã lấy quyết định đó? Cái Ta Biết đã lấy quyết định đó! Quyết định này luôn luôn bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều lời dối trá mà ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian trình bày nhưng con đã cho phép các lời dối trá này ảnh hưởng mình vì con không thực sự muốn lãnh trách nhiệm về mình và tìm cách có một cái nhìn sáng suốt về hậu quả của quyết định.

Con hãy tưởng tượng thay vì đi xuống một cầu thang không gián đoạn, con đi xuống cầu thang trong một tòa nhà có nhiều tầng. Con quyết định đi xuống một số bực cho tới khi con xuống tới lầu bên dưới. Khi tới đó, con đi vòng quanh và khám phá mỗi phòng ở lầu này. Bất kể con làm gì ở lầu này, con không đi xuống thấp hơn. Để xuống thấp hơn, con phải trở về cầu thang và đi xuống những bực kế tiếp. Để đi xuống lầu thấp hơn, con, có nghĩa là cái Ta Biết, phải lấy một quyết định. Khi lấy quyết định này, con chấp nhận một ý niệm bản sắc mới phóng chiếu con tách rời khỏi Thượng đế xa hơn nữa so với khi con ở lầu cao hơn. Một khi con xuống lầu thấp hơn này, ngã hữu diệt sẽ tiếp quản và lấy nhiều quyết định dựa trên ý niệm bản sắc mới mà con đã xây dựng. Những quyết định này sẽ không kéo con xuống thấp hơn tuy chúng sẽ tạo thói quen mạnh hơn khiến con khó leo lên trở lại và dễ lấy quyết định đi xuống thấp hơn.

Ngã hữu diệt rất giống máy tính. Nó được lập trình để lấy một loại quyết định nhưng nó không thể tự nó thay đổi lập trình. Muốn thay đổi lập trình thì cái Ta Biết phải nhập cuộc giống như cần một thảo chương viên để thay đổi lập trình của máy tính. Tuy ngã hữu diệt không thể tự nó chấp nhận một ý niệm bản sắc mới, nó dễ bị ảnh hưởng bởi các lực bên ngoài như người khác, hệ thống tin tưởng hay thậm chí ảnh hưởng trực tiếp của ông hoàng thế gian. Quả vậy ngã hữu diệt có thể thôi thúc con chấp nhận một ý niệm bản sắc thấp hơn nhưng lúc nào con cũng là người quyết định đi xuống lầu thấp hơn. 

Như một ví dụ, con hãy nghĩ cảnh hồi nhỏ khi con vẽ một tấm hình và đưa cho một người lớn xem. Người lớn phản ứng tiêu cực và con mất hứng thú vẽ. Chuyện thực sự xảy ra là vì phản ứng không vui của người lớn, cái Ta Biết quyết định: “Tôi không phải là người sáng tạo.” Để tránh bị tổn thương trong tương lai, con quyết định không bao giờ biểu hiện tính sáng tạo của mình nữa. Dù quyết định này có vẻ tương đối nhỏ, nhưng nó có thể có tầm ảnh hưởng sâu đậm trên cuộc đời con. Con có thể đã đánh mất mọi cơ hội có một việc làm đòi hỏi khả năng sáng tạo và do đó ngăn cản con hoàn thành kế hoạch trọn đời của mình và trải nghiệm niềm vui sáng tạo. Ngã hữu diệt của con có thể lấy nhiều quyết định dựa trên tin tưởng con không vẽ được, tỷ dụ như quyết định đeo đuổi nghề nào hay học ngành gì, hay không học ngành gì, trên đại học. Quyết định quan trọng con cần tháo gỡ một cách ý thức là quyết định khởi thủy đã khiến con xây dựng một ý niệm bản sắc là một người không có khả năng sáng tạo. Con hãy xem xét những quyết định sâu xa hơn thế, như ý tưởng con là một người hữu diệt thay vì là người tâm linh, hoặc con là một cá nhân tách biệt có thể làm bất cứ gì mình muốn vì con quan trọng hơn người khác. Con hãy tưởng tượng những quyết định tương tự mà con lấy từ nhiều kiếp trước đã có thể ảnh hưởng mọi khía cạnh của ý niệm bản sắc hiện tại của con, khiến con chối bỏ tiềm năng thật của con như một người đồng-sáng tạo với Thượng đế.

Tin vui là con không cần thay thế một cách ý thức từng quyết định mà ngã hữu diệt đã lấy. Con chỉ cần đảo ngược những quyết định khiến con đi xuống một bực hay một lầu trên cầu thang vũ trụ. Một khi con đã đảo ngược một trong những quyết định này, con có thể dễ dàng bỏ lại đằng sau tất cả những quyết định phát sinh từ quyết định lớn hơn này. Con vẫn phải thanh lọc năng lượng tha hóa do các quyết định tạo ra nhưng chính các quyết định thì đã tiêu trừ. Tin buồn là con sẽ phải đảo ngược mỗi quyết định đã kéo con xuống một bực thang thấp hơn và để làm chuyện này con sẽ phải khắc phục cái mà ta có thể gọi là thói quen nguyên thủy, thói quen chủ chốt.  

5.5. Thói quen trốn chạy cái khó chịu

Có một cơ chế vi tế vận hành ở đây. Sự kiện đơn giản là khi ngã hữu diệt được tạo ra và con cho phép nó kiểm soát ít nhất một phần nào cuộc đời con, thì con đã thiết lập một khuôn nếp phủ nhận, một khuôn nếp chạy trốn những tình huống hay quyết định có vẻ khó chịu hay choáng ngợp. Cơ bản là cái Ta Biết quyết định nó không muốn trải nghiệm một số tình huống, nó không muốn trải nghiệm hậu quả của những chọn lựa quá khứ của nó và nó không muốn trải nghiệm sự dày vò khi phải lấy quyết định mới trong một tình huống đã bị ảnh hưởng sâu xa bởi chọn lựa bất toàn trong quá khứ, khiến cho có vẻ không còn lựa chọn nào tốt cả.

Đó là lý do tại sao cái Ta Biết rút lui khỏi những tình huống như thế và cho phép ngã hữu diệt lấy quyết định phản ứng một tình huống khó chịu. Hành động này của cái Ta Biết đã thiết lập một khuôn nếp rất thâm sâu và rất vi tế, khuôn nếp chạy trốn những quyết định khó chịu hay có vẻ khó khăn. Đây là một khuôn nếp nghĩ con có thể né tránh một trải nghiệm bằng cách lờ nó đi hay chối bỏ nó. Nếu con muốn đảo ngược những lựa chọn nhị nguyên đã tạo ra ngã hữu diệt, giữ cho nó sống và cho nó quyền điều khiển, thì con phải phá vỡ thói quen này, khuôn nếp này, thói quen quay lưng lại bất cứ gì làm con khó chịu hay choáng ngợp. Con phải ngưng chạy trốn việc lấy quyết định. Con phải sẵn lòng quay đầu lại và đối diện với những gì con đã không chịu đối diện trước đây.

Thày đã quan sát rất nhiều người tầm đạo đã thực tỉnh nhận ra khía cạnh tâm linh của cuộc sống sau khi khám phá một tôn giáo, một triết lý tâm linh hay một vị thày tâm linh. Họ rất phấn khởi và ngay lập tức lao mình vào một giai đoạn nỗ lực học hỏi giáo lý mới và thực tập các kỹ thuật giúp họ tăng triển. Quả thật giai đoạn này mở tâm họ tới hiểu biết mới và cao hơn và họ thật sự tiến bộ khi tu tập. Sau một thời gian, nhiều người tới điểm họ không thể tiến hơn nữa nếu họ không phá vỡ khuôn nếp trốn chạy những quyết định khó khăn. Đây là một điểm rất then chốt trên đường tu và thày bảo đảm với con rằng ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian biết rất rõ tầm quan trọng của thử thách đó. Nếu con phá vỡ được khuôn nếp chạy trốn, chúng sẽ không còn kiểm soát được con nữa. Chúng vẫn có thể ảnh hưởng con trong một thời gian ngắn và khiến con tiến bộ chậm đi, nhưng một khi con vượt điểm then chốt đó và lấy lại trọn vẹn trách nhiệm về tâm mình, chúng sẽ không thể hoàn toàn kiểm soát con nữa. Chắc chắn sẽ có lúc chúng hoàn toàn mất hết ảnh hưởng trên con. Một khi con vượt quá điểm then chốt, con sẽ tạo ra một vòng xoáy đi lên mà ngã hữu diệt và các lực thế gian không thể đảo ngược.

Ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian sẽ làm mọi cách để ngăn cản con phá vỡ khuôn nếp bỏ chạy. Họ làm điều này bằng cách thiết lập con đường giả, con đường có vẻ đúng cho con người nhưng cuối đường là cái chết. Họ nói con không cần phải đối diện cái khó chịu, con quả thực không cần lấy những quyết định khó khăn. Thay vào đó, con chỉ cần đi theo một thày giả, một thẩm quyền bên ngoài. Con cần tin giáo lý của một tôn giáo đặc thù, con cần thực tập theo giáo lý này, con cần làm những gì họ bảo con làm và tránh những gì họ bảo con tránh. Con cần đi theo một người lãnh đạo bên ngoài, một thày bên ngoài thay vì huớng vào nội tâm và vật lộn với công việc nhìn thấu các dối trá nhị nguyên của ngã hữu diệt và với lên hiểu biết cao hơn của cái Ta Ki-tô. Họ nói là dù con đã tìm ra một giáo lý tâm linh và bắt đầu tu tập, con vẫn có thể duy trì thói quen trốn chạy. Bằng cách làm đúng tất cả những điều vỏ ngoài, con có thể được cứu rỗi mà không thực sự thay đổi chính mình, thay đổi cách tiếp cận cuộc sống, đảo ngược các quyết định quá khứ.

Lời hứa hẹn này hoàn toàn dối trá. Giản dị là con không thể biểu hiện cuộc sống vĩnh cửu khi con chưa giải thoát mình khỏi mọi sự đồng hóa với ngã hữu diệt. Giê-su đã cho chúng ta một câu truyện ẩn dụ quan trọng khi thày nói tới bữa tiệc cưới mời tất cả mọi người (Matthew 22:2). Thày mô tả cảnh một người đi dự tiệc mà không mặc áo lễ và người đó bị trói cả chân lẫn tay, quăng ra ngoài nơi tăm tối nơi đó có khóc lóc và nghiến răng.

Đây là một cách kể truyện gây ấn tượng nhưng sự thật đằng sau câu truyện là để vào được cõi tâm linh, con phải mặc áo lễ. Điều này có nghĩa con phải thanh tẩy bốn thể phàm khỏi mọi yếu tố nhị nguyên, mọi yếu tố phản-Ki-tô. Con phải mặc chiếc áo lễ của tâm thức Ki-tô. Nếu con chưa khoác lên tâm thức cao hơn đó, con không thể đi vào tâm thức của sự sống dồi dào và do đó con sẽ bị trói cả chân lẫn tay bởi những tin tưởng nhị nguyên của mình. Con sẽ ở trong tăm tối bên ngoài của tâm nhị nguyên, nơi đó sự sống là một đấu tranh liên tục. Đây không phải là hình phạt của một Thượng đế giận dữ, đây chỉ đơn giản là hậu quả của những chọn lựa của con, hay không chịu chọn lựa. Giản dị là con không thể đạt được cứu rỗi, đạt được cuộc sống vĩnh cửu, không thể biểu đạt cuộc sống dồi dào trừ khi con phá vỡ thói quen trốn chạy cái gì khó chịu.

5.6. Con cần nhận trách nhiệm về những gì tồn trữ trong bốn thể phàm

Con cần làm gì để phá vỡ thói quen đó? Con hãy để thày cho con những hiểu biết có thể giúp con. Mọi chuyện đều tùy thuộc quyền tự quyết của con. Để có thể giải thoát mình khỏi một tin tưởng bất toàn ở trong một trong bốn thể phàm của con, con phải lấy quyết định buông bỏ, vứt đi tin tưởng này. Con phải khắc phục ảo tưởng cho rằng tin tưởng này là sự thật và vì lý do nào đó nó cần thiết hay không thể tránh. Con phải khắc phục sự dính mắc tình cảm vào tin tưởng này để có thể sẵn lòng buông bỏ nó. Con quả thật phải sẵn sàng cho khía cạnh này của ngã hữu diệt của con chết đi.

Con phải bỏ đi tin tưởng bất toàn, nhưng vấn đề là con không thể bỏ đi cái mà con không sở hữu. Kinh nghiệm sống thường ngày cho con thấy điều này hợp lý. Nếu con không có một món đồ chơi, con không thể cho nó cho em bé. Nếu con không có tiền, con không thể trang trải các hóa đơn. Trước khi con có thể bỏ đi một tin tưởng bất toàn, con phải công nhận mình có tin tưởng đó và nhìn nhận mình đã cho phép nó nhập vào quả cầu cái ta của mình. Làm sao con công nhận mình có một tin tưởng khi con còn duy trì thói quen chạy trốn những điều khó chịu hay phức tạp? Thói quen này đúng thực sẽ ngăn cản con công nhận mình có những chọn lựa quá khứ, ngăn cản con lấy lại trách nhiệm về những chọn lựa quá khứ của mình và do đó nó ngăn cản con làm đúng điều là chìa khóa chủ yếu giải thoát con khỏi những chọn lựa này.

Khi con còn duy trì thói quen chạy trốn, thói quen không nhận lãnh trách nhiệm về những tin tưởng và quyết định tồn giữ trong bốn thể phàm của con, thì con sẽ giữ mình trong thế bí. Đúng là con không có lối thoát khi con còn chạy trốn. Con đường giả do ông hoàng thế gian và ngã hữu diệt trình bày dựa trên ý tưởng là có lối thoát, có sự cứu rỗi máy móc và bảo đảm. Một số tôn giáo tuyên bố nếu con tiếp tục nghe theo họ, một ngày kia con sẽ tỉnh dậy trên thiên đường. Một số tôn giáo khác tuyên bố một vị cứu tinh bên ngoài, như Giê-su, sẽ giải quyết vấn đề giùm con và một ngày kia, con sẽ tỉnh dậy trên thiên đường. Điều này giản dị không thực hiện được. Làm sao con có thể tỉnh dậy ở một nơi nào khác ngoài nơi con đang ở hiện thời? Con sẽ không tỉnh dậy nếu con không quyết định là con sẵn sàng tỉnh dậy ngay bây giờ, ngay ở đây.

Điều chúng ta đang nói tới ở đây là cái bẫy toàn hảo do ông hoàng thế gian giăng ra. Đầu tiên hết, y nói dối với con để con phạm một lỗi lầm. Sau đó ý lừa con để con lập ra khuôn nếp chạy trốn những quyết định quá khứ của mình. Cuối cùng, y bày ra con đường giả biện minh cho khuynh hướng chạy trốn bằng cách nói rằng con có thể được cứu rỗi bằng cách đi theo một thẩm quyền bên ngoài. Tựu trung lại, tất cả gom lại thành cơn bão toàn hảo và cái Ta Biết giống y như con tàu không bánh lái, không la bàn, con tàu “bị gió thổi và nhồi” (James 1:6). Để khắc phục lời dối trá này, con chỉ cần thấy là sự cứu rỗi thật sự là hợp nhất với nguồn cội của con. Làm sao con có thể trở về hợp nhất với nguồn cội khi con còn chạy trốn Thượng đế? Làm sao chạy trốn nhà có thể đem con trở về nhà?

Đấng Cha hoan hỉ cho con vương quốc, nhưng để nhận được con phải chấp nhận những gì Thượng đế cho con không điều kiện. Con đã chấp nhận một hình ảnh hoàn toàn giả về Thượng đế, một thần tượng mà ông hoàng của thế gian đã cẩn thận vẽ ra để ngăn cản con tự do chấp nhận món quà cuộc sống dồi dào của Thượng đế. Con đã bị ngã hữu diệt lập trình để coi Thượng đế là một Thượng đế giận dữ muốn trừng phạt con vì đã làm lỗi. Điều này đưa tới tin tưởng vi tế mà nhiều tôn giáo dựa trên đó – cho dù các lãnh đạo tôn giáo hay tín đồ không ai nhận ra điều đang xảy ra – là con có thể mua sự cứu rỗi của mình, con có thể mua bán với Thượng đế. Tin tưởng này khiến con người cảm thấy họ phải làm gì đó để trả nợ Thượng đế vì đã làm lỗi, làm như thể một Thượng đế vô tận và toàn năng cần con người phải hy sinh gì đó cho ngài. Đó là lý do vì sao rất nhiều tôn giáo trong quá khứ đã tế thần bằng máu, thậm chí bằng máu con người để làm vừa lòng thần linh. Đây là họ tìm cách mua vé tàu lên thiên đàng.

Lối suy nghĩ nhị nguyên này sinh ra từ ý niệm tách biệt khỏi Thượng đế. Tư duy này mô tả Thượng đế như một Thượng đế bên ngoài, xa cách, và vương quốc của ngài đâu đó ngoài kia. Giê-su nói vương quốc Thượng đế ở trong con, nghĩa là không gì có thể cản con vào vương quốc, ngoại trừ những điều kiện nội tại trong tâm con. Con hãy tưởng tượng đang đi dưới đường và con thấy một gian hàng đầy quần áo thật đẹp. Con thấy món hàng con thích và hỏi: “Giá bao nhiêu?” Ông bán hàng nói: “Miễn phí, bạn có thể lấy nó!” Con không chịu tin và đưa tiền cho ông. Nhưng ông không nhận tiền của con vì nó không có giá trị đối với ông. Con càng cả quyết hơn và nghĩ ông đang từ chối những gì con cống hiến, nhưng con càng muốn trả tiền thì ông càng cả quyết từ chối. Ông ta tuyệt đối từ chối lấy tiền của con cho nên cách duy nhất để con có được bộ quần áo là nhận nó như một món quà. Nếu con không buông bỏ ý niệm phải trả tiền, thì làm sao con nhận được đây?

Bây giờ con thử tưởng tượng một người cả đời sống trong hang động tăm tối. Con nói cho ông ta biết về những đặc tính tuyệt vời của mặt trời và khuyến khích ông bước ra ngoài hang để nhìn thấy mặt trời. Ông có vẻ muốn đi theo con nhưng tới ngưỡng cửa ông thốt lên: “Phải trả bao nhiêu tiền?” Con trả lời: “Không tốn đồng xu nào, nhìn mặt trời hoàn toàn miễn phí!” Ngay lập tức ông tỏ vẻ nghi ngờ và từ chối không tin là mặt trời miễn phí. Nếu mặt trời tuyệt vời như con tả, chắc chắn phải trả tiền để thấy nó. Về phía con, con thấy thật là kỳ cục khi một người khăng khăng đòi trả tiền để nhìn mặt trời. Con yêu dấu, nhân loại giống như ông đó. Hầu hết con người đã sống toàn cuộc đời, thậm chí nhiều kiếp, trong hang đá của ngã hữu diệt và họ chưa bao giờ thấy mặt trời của cái ta cao của họ. Thượng đế gửi cho họ những vị thày và sứ giả nói cho họ biết ngoài hang đá có mặt trời, nhưng khi họ cố gắng đi theo vị thày đó, người gác cửa, là ông hoàng thế gian giả trang, nhất quyết đòi họ trả tiền trước khi được rời hang động. Thay vì đơn giản bước qua ngưỡng cửa, con người cuống cuồng cố gắng trả tiền và qua đó họ giữ họ lại mãi mãi bên trong hang động vì làm sao họ có thể trả món tiền mà không cần trả?

Có một sự phân biệt vi tế ở đây. một giá phải trả vì con chịu trách nhiệm về những chọn lựa con đã lấy và năng lượng con đã tha hóa. Con phải đảo ngược những chọn lựa này và nâng cao rung động của năng lượng tha hóa. Đây không phải là điều có thể làm một cách máy móc bằng cách nhắm mắt đi theo một lãnh đạo bên ngoài. Con không thể làm điều này bằng cách chạy trốn quá khứ của con, con không thể làm điều này mà không nhìn vào cái đà trong mắt mình. Nếu con tiếp tục nghĩ chỉ làm những hành động vỏ ngoài để chiều lòng Thượng đế là đã trả tiền vào thiên đàng, thì con sẽ không bao giờ vào dự tiệc cưới được.

Làm sao con dự tiệc cưới được khi cánh cửa nằm ngay trong tâm con và con cứ tiếp tục tìm cánh cửa bên ngoài con? Con đang tìm cách mua vé vào thiên đàng qua một cánh cửa bên ngoài không có thật. Trên thực tế, cánh cửa vào thiên đàng ở bên trong con và tất cả những gì con cần làm là vứt đi những rác rưởi trong bốn thể phàm đang ngăn cản con thấy cánh cửa. Con phải gỡ bỏ lực lôi kéo từ tính khiến con bị trói vào một ý niệm bản sắc trần tục và do đó cản con bỏ lại đằng sau ý niệm cuộc sống hữu diệt. Con không thể đem những tin tưởng nhị nguyên của con lên thiên đàng. Con quả thật không thể làm bất cứ gì với tâm nhị nguyên có thể ép và buộc Thượng đế phải cho con vào thiên đàng. Ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian, kể cả nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, sẽ kịch liệt chối bỏ sự thật này. Họ là nạn nhân của chính những tin tưởng nhị nguyên của họ và họ đang tìm cách dùng tâm phản Ki-tô để giải thoát họ khỏi tâm phản Ki-tô, một nỗ lực hoàn toàn bất khả thi. Con lạc đà đi xuyên qua lỗ kim dễ hơn phú ông đi vào thiên đàng (Matthew 19:24). Phú ông giàu vì ông nghĩ ông sở hữu con đường cứu rỗi và ông dính mắc với “của cải” của ông.

Không ai có thể giải thoát con khỏi một tin tưởng bất toàn nếu con không muốn. Con phải quyết định buông bỏ tin tưởng bất toàn này và con không thể buông bỏ khi con không sẵn sàng nhận trách nhiệm chính mình đã cho phép tin tưởng này đi vào bốn thể phàm của mình. Nếu con không nhận lãnh trách nhiệm, đơn giản là con không có uy lực để giải thoát mình. Khi không lãnh trách nhiệm, khi duy trì thói quen chạy trốn, con quả thật đang để các tin tưởng bất toàn cầm tù con trong bốn thể phàm. Đây là một phương trình rất giản dị và thày hy vọng con thấy được hệ quả lớn lao của nó trên cuộc đời của con. Nếu con phá tan thói quen chạy trốn, con có thể vĩnh viễn xoay chuyển cuộc đời mình và đặt nó vào đường rày tích cực. Năng lượng tha hóa tồn trữ trong bốn thể phàm khiến con cảm thấy đau đớn hay khiến con mắc kẹt trong một số khuôn nếp, và chính năng lượng này khiến con khó từ bỏ một thói quen, kể cả thói quen chạy trốn cái gì khó chịu. Một lần nữa gỡ bỏ năng lượng tha hóa này sẽ khiến con dễ buông bỏ các tin tưởng bất toàn của con.

5.7. Con phải nhận trách nhiệm về đời mình

Chúng ta hãy tóm tắt những ý tưởng này. Vấn đề chúng ta cần đối diện là con đã xây đắp một thói quen rất thâm sâu chạy trốn việc lấy quyết định khó khăn. Cốt lõi của thói quen này là con không có khả năng thấy quyết định tốt nhất có thể có vì con đã đi xuống tâm thức nhị nguyên và không còn viễn kiến hợp nhất của tâm Ki-tô. Trong tâm thức nhị nguyên lúc nào cũng có nhiều chọn lựa và chọn lựa nào cũng có luận cứ ủng hộ nó. Cho nên khó chọn được cái tốt nhất. Trên thực tế, tất cả mọi chọn lựa mà con thấy đều do tâm thức nhị nguyên quy định và chúng đều đưa tới những hậu quả khó chịu. Con ở trong hoàn cảnh mà câu nói xưa mô tả: “Bạn bị đày đọa nếu bạn làm và bạn bị đày đọa nếu bạn không làm.” Một khi con trải nghiệm là tất cả chọn lựa của mình đều đưa tới hậu quả khó chịu, có gì lạ không khi con không còn muốn lấy quyết định nữa?

Chìa khóa để phá vỡ bế tắc này là gì? Nếu con có viễn kiến rõ ràng cho phép con thấy chọn lựa tốt nhất trong mỗi hoàn cảnh, thì bỗng nhiên lấy quyết định không còn khó nữa. Dù con đã chọn đi vào rừng rậm của tâm thức nhị nguyên, Thượng đế không để con thiếu an ủi. Như Giê-su đã nói, Thượng đế đã gửi cho con đấng an ủi (John 14:26) dưới dạng cái Ta Ki-tô của con. Đây là vị thày nội tâm của con có mặt trong con để hướng dẫn con leo lên lại cầu thang xoáy ốc. Mỗi bước con cần bước lên, cái Ta Ki-tô sẽ cho con hướng dẫn cần thiết để lấy quyết định tốt nhất. Hầu nhận được hướng dẫn nội tâm này, con phải hỏi với tâm thái đúng. Con phải nhận hoàn toàn trách nhiệm về cuộc sống mình. Con phải sẵn lòng thay đổi mình, có nghĩa là con phải sẵn lòng nhìn thấy từng tin tưởng nhị nguyên mà con cần khắc phục. Con phải cho phép vị thày phơi bày cho con tất cả những tin tưởng giả mà con có dù chuyện này tạo khó chịu cho con.

Thày đã thấy nhiều người đã khám phá khía cạnh tâm linh của cuộc sống và biết khái niệm hướng dẫn từ cao. Một số người ấy cầu nguyện Giê-su hay chính thày, một số cầu nguyện những vị thày tâm linh khác và một số cầu nguyện chính cái ta cao của họ. Ngày nào con người không thể nhìn quá thói quen trốn chạy, đơn giản là họ không thể hay họ sẽ không nhận được những câu trả lời mà các thày gửi tới họ. Quy luật của Thượng đế là khi con hỏi, con sẽ được trả lời. Vấn đề là có quá nhiều người xin trợ giúp nhưng họ không thật sự muốn sự giúp đỡ để tự giúp mình. Họ không muốn nhận hướng dẫn giúp họ lấy quyết định đúng, họ muốn một lọai giải pháp thần diệu nào đó cho phép họ không phải lấy quyết định. Họ không muốn được giúp đỡ để trở thành những người đồng-sáng tạo tự túc, hoàn toàn chịu trách nhiệm cuộc đời mình. Họ muốn các thày giải quyết vấn đề giùm họ để họ có thể tiếp tục trốn chạy.

Con hãy để thày cho con một tiêu chuẩn tuyệt đối. Một người thày giả sẽ vui lòng giúp con duy trì thói quen chạy trốn việc lấy quyết định. Một vị thày chân chính sẽ không làm bất cứ gì để củng cố thói quen này và thực ra sẽ làm mọi chuyện có thể làm để lay chuyển con thoát khỏi thói quen này. Khi con đặt câu hỏi trong tâm thái vẫn còn muốn trốn chạy lấy quyết định, con không thể nghe thấy vị thày chân chính. Thay vào đó, con nghe thấy các thày giả của ngã hữu diệt của con hay một đạo sư bên ngoài muốn con theo vị ấy thay vì lấy quyết định của mình.

Giê-su phác họa trách nhiệm của con như một người đồng-sáng tạo với Thượng đế khi thày nói:   “Cha ta làm việc cho đến bây giờ, nay ta cũng làm việc như vậy (John 5:17)”. Thượng đế đã làm việc bằng cách sinh tạo ra con với một cá tính độc đáo, cho con quyền tự quyết và tạo ra cả một vũ trụ trong đó con có thể thực thi quyền tự quyết của mình. Con có trách nhiệmtiếp tục xây dựng trên nền móng đó bằng cách lấy những chọn lựa liên quan tới những gì con sẽ đồng-sáng tạo. Con không bao giờ có thể chạy trốn chọn lựa; đây là một giấc mơ bất khả thi do ngã hữu diệt của con tạo ra và cổ súy vì nó muốn lấy quyết định giùm con. Nếu con thấy trốn chạy là một tin tưởng sai lầm và nếu con lấy quyết định sẵn sàng làm việc để phá tan thói quen đó, thì con sẽ thấy là con nghe được chỉ đạo nội tâm rõ hơn. Khi con tuân theo lời chỉ đạo nội tâm này bằng hết khả năng của con, con sẽ tăng cường khả năng nghe thấy vị thày nội tâm của mình. Dần dà con sẽ thấy là giờ đây con có thể lấy những quyết định giúp con tăng triển thay vì quyết định đưa tới những hậu quả giới hạn tăng trưởng của con. Đây là cách duy nhất để xoay chuyển cuộc đời con thành vòng xoáy đi lên bằng cách lấy quyết định dựa trên sự chỉ đạo của một vị thày chân chính. Ngày nào con còn tiếp tục đi tìm một vị thày lấy quyết định giùm con, con sẽ ở lại trong vòng xoáy đi xuống và cuộc đời của con sẽ là một sự vật lộn không ngừng.

5.8. Thượng đế không đòi hỏi con toàn hảo

Con có thể khiến việc nhận trách nhiệm cuộc đời mình dễ dàng hơn bằng cách xây đắp trên nền tảng thày đã nói với con trong các chương trước, đấy là Thượng đế không có ý muốn chê trách con về những chọn lựa quá khứ của con. Nhiều người có vấn đề với hổ thẹn, mặc cảm tội lỗi và tự trọng thấp. Họ cảm thấy nếu họ nhìn nhận mình đã có những chọn lựa sai lầm trong quá khứ, thì họ sẽ rơi vào mặc cảm tội lỗi hay hổ thẹn mãnh liệt đến độ nó sẽ phá hủy bất cứ mức độ tự trọng nào mà họ có.  Một lần nữa, cường độ của bất kỳ cảm xúc nào do năng lượng bị tha hóa tồn đọng trong thể cảm xúc gây nên. Khi con tháo gỡ năng lượng này thì con hạ giảm cường độ. Con cũng có thể giúp mình bằng cách nhận ra Thượng đế không bao giờ đòi hỏi con phải toàn hảo. Thượng đế cho con quyền tự quyết và quyền thử nghiệm dùng quyền tự quyết đó. Thượng đế không chê trách con vì con đã lấy một số chọn lựa. Thượng đế giản dị muốn con học hỏi từ những chọn lựa đó và giải thoát mình khỏi các quyết định và hậu quả của chúng. Con không cần cảm thấy hổ thẹn hay tội lỗi vì đã phạm lỗi lầm trong quá khứ. Những cảm xúc này chỉ ngăn cản con học bài học và giải thoát mình khỏi những lỗi lầm đó. Điều con cần làm là thẳng thắn nhận đã phạm lỗi, học bài học cần học và sau đó buông bỏ các tin tưởng nhị nguyên đã khiến con phạm lỗi.

Có một sự phân biệt vi tế khác ở đây. Mỗi sai lầm con từng phạm đều bị ảnh hưởng bởi tâm nhị nguyên hay hoàn toàn dựa trên tâm nhị nguyên, tâm phản Ki-tô. Tâm thức này không là một phần của bản thể thật của con, nó không là một phần tất yếu của quả cầu cái ta của con. Cái ta thật của con, sinh thể tâm linh bất diệt mà con thật sự là, không phạm những sai lầm đó. Sai lầm xảy ra vì con đã xây đắp một ý niệm bản sắc tạm bợ dựa trên tâm thức nhị nguyên và ý niệm bản sắc này tối hậu không có thật.

Con không thể dùng lập luận này đến cùng cực và bảo rằng cái Ta Biết không chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Nếu thế, con cũng nói là cái Ta Biết không có khả năng giải thoát chính nó khỏi quá khứ. Cái Ta Biết lấy quyết định đó nhưng nó làm vậy vì nó không còn tự đồng hóa như người đồng-sáng tạo với Thượng đế. Cái Ta Biết phạm những lỗi lầm này dựa trên một thế giới quan đặc thù bị ảnh hưởng bởi tâm thức nhị nguyên. Cái Ta Biết nhìn qua phin lọc của một ý niệm bản sắc thấp hơn. Phin lọc này, ý niệm bản sắc này dựa trên sự tách biệt với Thượng đế, ý niệm bản sắc này tối hậu không thật và không phải là một thành phần của con. Cái Ta Biết có thể tách ra khỏi ý niệm bản sắc đó bằng cách với lên trên và nối kết lại với bản sắc bất diệt của nó. Muốn làm vậy đòi hỏi một hành động ý chí có ý thức. Con phải muốn ngưng trốn chạy việc lấy quyết định và con phải muốn cho ý niệm cái ta hữu diệt chết đi.

Con không thể chịu nổi tình trạng không có bản sắc. Con không thể cho ý niệm bản sắc hữu diệt chết đi nếu chưa có cái gì khác thay thế nó. Đó là lý do vì sao thày nhấn mạnh bắt đầu với việc thanh lọc thể bản sắc là quan trọng. Chỉ khi con tìm ra ý niệm bản sắc cao nhất của con, con mới có một cái gì thay thế ý niệm bản sắc hữu diệt. Chỉ khi nào con biết và hoàn toàn chấp nhận con là người đồng-sáng tạo với Thượng đế, con mới thực sự có thể để cho ý niệm bản sắc hữu diệt chết đi. Đây là cách duy nhất để xây đắp lòng tự trọng thật, lòng tự trọng xây dựng trên tảng đá của Ki-tô khi con biết mình là ai. Con biết con là người đồng-sáng tạo với Thượng đế và con biết đấng Sáng tạo cho con quyền cai quản trái đất và thị hiện vương quốc của ngài.

Ai ai cũng lớn lên với chờ mong cuộc sống phải như thế nào. Mỗi người đã xây dựng một số mong chờ qua nhiều kiếp sống. Nếu con có thể thay đổi mong chờ của con về cuộc đời mình, thì cuộc sống của con dễ dàng hơn nhiều. Một trong những chờ đợi vi tế nhất chính là ý tưởng Thượng đế đòi hỏi con phải toàn hảo. Đây là tin tưởng con phải đạt một tiêu chuẩn siêu phàm, siêu trần thế để được chấp nhận bởi Thượng đế. Những người đã thăng thiên không phải là những người không bao giờ phạm sai lầm. Những sinh thể con tìm thấy trong cõi tâm linh, những sinh thể đã tốt nghiệp khảo hạch cuối cùng trên hành tinh trái đất không phải là những sinh thể toàn hảo, không bao giờ sai lầm, khi họ đi trên trái đất. Ngược lại, nhiều sinh thể ngày nay đã thăng thiên đã từng phạm nhiều lỗi lầm khi sống trên trái đất. Điều này thậm chí cũng áp dụng cho Giê-su, một người mà rất nhiều tín đồ Cơ đốc xem là toàn hảo. Những sinh thể đã thăng thiên không phải là những người không bao giờ phạm lỗi nhưng là những người sẵn sàng nhìn nhận mình đã sai lầm, sẵn sàng học bài học từ đó và sau đó buông bỏ chúng.

Điều duy nhất, hơn là mọi điều khác, giữ con đứng bên ngoài thiên đường, giữ con ở bên ngoài cuộc sống dồi dào là con nắm chặt điều gì đó, con bám cứng vào quá khứ. Điều duy nhất, hơn là mọi điều khác, sẽ giúp con lao mình vào sự sống dồi dào và bắn con lên thiên đường là con sẵn sàng buông bỏ mọi bất toàn, buông bỏ quá khứ. Ngã hữu diệt và ông hoàng thế gian muốn con tin là con không bao giờ thoát khỏi quá khứ. Đây là lời dối trá quỷ quyệt và sự thật là con có thể giải thoát mình khỏi mọi bất toàn quá khứ. Để có thể giải thoát mình khỏi những bất toàn như thế, con phải sẵn sàng buông bỏ chúng. Con yêu dấu, con hãy giữ nằm lòng câu nói giản dị sau: “Con không lên thiên đàng vì con nắm giữ bao nhiêu mà vì con buông bỏ bao nhiêu.” Quả vậy đó là lý do tại sao Giê-su nói người nào tìm cách cứu sự sống mình sẽ mất sự sống trong khi người chịu mất sự sống –  nghĩa là mất ý niệm bản sắc nhị nguyên để có thể bước lên cao hơn – sẽ tìm được sự sống vĩnh cửu (Matthew 16:25).

5.9. Kiêu hãnh trước khi sa ngã

Thày đã giải thích cho con một trong những yếu tố đã khiến rất nhiều người ôm ghì quá khứ. Đó giản dị là khuôn nếp tránh né, muốn trốn chạy quá khứ. Đó là nỗi sợ đau đớn. Con người tránh không nhìn vào những quyết định bất toàn trong quá khứ của họ vì họ sợ nỗi đau của sự hổ thẹn, mặc cảm tội lỗi và hối tiếc khi xem xét mình. Còn một lý do khác ảnh hưởng tất cả mọi người, tuy một số kẹt vào đó nhiều hơn những người khác. Đó là ý niệm không cần thay đổi, không cần buông bỏ quá khứ, không cần nhìn nhận đã làm lỗi và không cần hiểu tại sao đã làm lỗi. Tâm thái này có thể tóm tắt trong một chữ, đó là “kiêu hãnh.”

Kiêu hãnh quả thực xảy ra trước khi sa ngã nhưng thày quan tâm tới sự kiêu hãnh ngăn cản con đứng lên sau khi té ngã. Loại kiêu hãnh này nói rằng con không cần với lên sự thật cao hơn của tâm Ki-tô bởi vì con đã biết những điều cần biết để được cứu rỗi. Con đã có chân lý do một tôn giáo vỏ ngoài, học thuyết vỏ ngoài hay hệ thống tin tưởng vỏ ngoài cho con. Con không cần hạ mình và xin sự hướng dẫn từ một vị thày tâm linh chân chính, thật ra con không cần thày.

Có cả triệu người bị kẹt trong dạng kiêu hãnh này dù họ hoàn toàn không thấy được đó là kiêu hãnh. Họ tin chắc là họ thuộc vào tôn giáo chân chính duy nhất hay hệ thống tin tưởng chân chính duy nhất, tỷ dụ khoa học duy vật hay Cơ đốc giáo chính thống. Họ hoàn toàn không muốn xem xét để thấy là hệ thống tin tưởng của họ, toàn bộ cách tiếp cận sự sống của họ có thể giới hạn, thiếu sót hay sai lệch vì chúng dựa trên tâm thức phản Ki-tô. Lẽ tất nhiên thái độ này chính là điều mà ngã hữu diệt của họ và ông hoàng thế gian muốn họ nghĩ. Ác ma không thích gì hơn là khi hắn có thể khiến cho con người tin một lời dối trá và sau đó khiến họ tin lời dối trá thứ nhì là lời dối trá đầu là sự thật tuyệt đối không thể sai lầm sẽ bảo đảm đưa họ lên thiên đàng, miễn là không ai tra vấn nó.

Các lực của thế gian muốn con người cảm thấy họ đã biết hết mọi chuyện rồi, họ đã hiểu hết sự vận hành của cuộc sống. Họ không cần với lên vị thày chân chính là một đại diện của tâm Ki-tô hoàn vũ. Bước ngoặt thật sự đưa con xuống cầu thang xoáy ốc đi xuống không phải là khi con thử nghiệm với tâm thức nhị nguyên. Vấn đề chính là sau khi con mắc kẹt trong tâm thức nhị nguyên, con quyết định không muốn trở về với vị thày chân chính là người đại diện cho tâm Ki-tô hoàn vũ cho cá nhân con. Từ ngày đó, con đã đi theo các đạo sư giả là ngã hữu diệt và nhiều đại diện khác của ông hoàng thế gian, tâm thức phản Ki-tô. Các đạo sư giả là những người kẹt trong tâm thức nhị nguyên, nhưng như Giê-su nói, họ thường xuất hiện ngụy trang. Họ là những con chó sói xuất hiện dưới bộ lông cừu (Matthew 7:15). Thậm chí họ còn xuất hiện như ác ma chuyển hóa thành thiên thần ánh sáng (2Corinthians 11:14). Họ xuất hiện như những tiên tri giả tuyên bố là họ đại diện Thượng đế hay Ki-tô nhưng trên thực tế họ sẽ đưa con vào con đường giả của phản Ki-tô. Họ quả thật là những lãnh đạo mù và nếu con muốn cuộc sống dồi dào, con phải mở mắt và ngưng đi theo họ (Matthew 15:14).

Những người kẹt trong trạng thái tâm thức này có một đặc tính chính là họ tin chắc họ không thể nào sai. Đặc tính này liên kết với khuynh hướng chạy trốn lấy trách nhiệm cho sự cứu rỗi của mình. Nếu con muốn giải thoát mình khỏi một quyết định bất toàn trong quá khứ, con phải nhìn nhận quyết định đó sai, nó không phải là quyết định tốt nhất có thể có và con cần thay thế nó bằng một quyết định tốt hơn. Nếu con kẹt trong kiêu hãnh, con sẽ không sẵn sàng thú nhận mình sai, con sẽ không sẵn sàng hạ mình mà nói: “Tôi không có hiểu biết để lấy quyết định tốt nhất có thể có, bằng không tôi đã không phạm sai lầm trong quá khứ. Tôi cần với lên hiểu biết này và cách để đạt hiểu biết là tôi tìm sự giúp đỡ của một vị thày có khả năng đại diện thật sự cho tâm Ki-tô và có thể thấy điều tôi không thể thấy.”

5.10. Chỉ có một cách là nghe theo sự thật Ki-tô

Vấn đề thực sự duy nhất trên hành tinh trái đất là con người đã quay lưng lại với vị thày chân chính và thay vào đó đi theo đạo sư giả. Giải pháp thật sự duy nhất là con người nhận ra sai lầm đó, tách mình ra khỏi các đạo sư giả và một lần nữa chấp nhận hướng dẫn thương yêu của một vị thày chân chính. Con hãy suy xét ẩn dụ cỏ dại lẫn lộn trong lúa mì (Matthew 13:24). Nó minh họa sự kiện có quá nhiều người trên trái đất đã cho phép mình vướng mắc trong tâm thức phản Ki-tô và vướng mắc với những người thể hiện tâm thức đó, cho nên Thượng đế không thể gỡ bỏ những đại diện của phản Ki-tô trên trái đất mà không bứng theo cây lúa mì là những người còn dốc tâm theo tâm linh chân chính.

Con cần tách mình ra khỏi tâm thức phản Ki-tô và tâm ngạo mạn là nét đặc trưng của tâm thức này. Tâm thức phản Ki-tô đích thực tin chắc nó biết cách điều hành vũ trụ giỏi hơn Thượng đế, cho nên trạng thái tâm này không chấp nhận bất cứ thẩm quyền nào trên nó hay vượt quá nó. Nó không chấp nhận Thượng đế là thẩm quyền tối hậu, nó sẽ không chấp nhận tâm Ki-tô hoàn vũ và không chấp nhận người thể hiện tâm này là người đại diện chân chính của Thượng đế trên thế gian này. Nó sẽ không chấp nhận bất kỳ sinh thể tâm linh nào hay bất kỳ sinh thể hiện thân nào là đại diện cho tâm Ki-tô hoàn vũ và quả thực đấy là lý do con thấy một số người hoàn toàn bác bỏ Giê-su khi thày đi trên trái đất bằng xương bằng thịt. Những người như thế muốn đuổi Ki-tô hiện thân ra khỏi thế gian này để Ki-tô hiện thân không thể giải thoát con người khỏi tù ngục của họ.

Một số trong họ tuyên bố rất ngoan đạo hay rất tâm linh. Họ thường tuyên bố là đại diện của tôn giáo chân chính duy nhất. Khi Ki-tô Hằng sống đứng trước mặt họ bằng xương thịt, họ chối bỏ thày, âm mưu hại thày và rốt cuộc đưa thày vào chỗ chết. Điều này cho con thấy những người thể hiện tâm thức phản Ki-tô sẽ làm gì để ngăn cản chân lý Ki-tô được rao giảng trên trái đất. Lòng ngạo mạn, kiêu căng của họ sâu đến độ họ khó lòng giải thoát mình khỏi tâm thái này. Con có thể nhanh chóng giải thoát mình khỏi lòng kiêu mạn nếu con sẵn lòng nhìn thấy nó như nó là và nhận ra nó đã cầm tù con trong một hộp tư duy rất chật hẹp.

Làm sao con giải thoát mình khỏi lòng kiêu hãnh của phản Ki-tô? Nguyên tắc hoàn vũ là con không thể giải quyết một vấn đề với cùng tâm thức đã tạo ra vấn đề. Con không thể giải thoát mình khỏi tâm thức phản Ki-tô bằng cách dùng lô-gíc và khả năng suy luận của tâm phản Ki-tô. Đây là con đường đưa đến thất bại của những người kẹt trong trạng thái tâm thức này. Lòng ngạo mạn khiến họ nghĩ tâm thức phản Ki-tô cao trội hơn tâm thức Ki-tô, thậm chí cao hơn cả tâm Thượng đế. Họ nghĩ đã chứng minh điều này bằng cách dùng lô-gíc nhị nguyên, có thể “chứng minh” bất cứ gì. Họ mù quáng không thấy sự thật là tâm thức phản Ki-tô và lý luận nhị nguyên của nó không thể nắm bắt chân lý tối hậu của tâm Ki-tô. Họ nghĩ bằng cách dùng lô-gíc của trí năng và tâm suy luận, họ có thể tạo ra một hệ thống tin tưởng đúng tuyệt đối.

Nhưng sự thực là mọi hệ thống tin tưởng do tâm thức nhị nguyên tạo ra đều sai tuyệt đối. Tâm nhị nguyên luôn luôn có thể đưa ra một lập luận có vẻ như chứng minh được điều nó muốn tin. Người bị kẹt trong tâm thức phản Ki-tô luôn luôn có thể định ra một lập luận thuyết phục chính họ là họ đúng. Nếu họ đúng, tại sao họ cần đến một đại diện tâm Ki-tô, tại sao họ cần đến một vị thày tâm linh, đặc biệt là nếu vị thày đó chất vấn các tin tưởng “tuyệt đối” của họ? Tại sao lại cần đến một vị thày đã thăng lên một cõi cao hơn trong khi họ đã có chân lý tuyệt đối ngay đây trong cõi vật chất này? Tại sao họ lại cần công nhận bất cứ thẩm quyền nào cao hơn họ khi mà họ biết hết mọi chuyện hơn bất cứ ai khác?

Nếu con muốn giải thoát mình khỏi tâm thức nhị nguyên, tâm thức phản Ki-tô, thì con chỉ có một cách. Con phải sẵn sàng lấy trách nhiệm về những quyết định con đã lấy trong quá khứ. Sau đó con phải sẵn lòng nhận ra con đã lấy những quyết định đó vì con không có tầm nhìn sáng suốt và sự hiểu biết của tâm Ki-tô. Mọi quyết định bất toàn mà con đã từng làm dựa trên lý luận nhị nguyên của tâm phản Ki-tô. Cách duy nhất để giải thoát mình khỏi quyết định đó là vươn lên viễn kiến nhất nguyên, viễn kiến của con mắt đơn nhất của tâm Ki-tô. Ngày nào cái Ta Biết còn mắc kẹt trong tâm thức nhị nguyên thì con không thể tự mình thấy được chân lý cao hơn đó. Đó là lý do tại sao con cần một vị thày có thể cho con một mảnh chân lý từ tầm nhìn cao hơn của tâm Ki-tô.

Con hãy tưởng tượng lớn lên trong một mê cung. Thế giới của con là những bức tường xanh lá tạo thành những lối đi có vẻ chẳng dẫn tới đâu cả. Nếu con sinh ra trong một mê cung như vậy, thì con sẽ nghĩ thế gian là một mê cung và bên ngoài chẳng có gì cả. Điều này giống sự kiện con người nghĩ không có gì ngoài vũ trụ vật chất hay không có gì ngoài những tin tưởng nhị nguyên mà họ được dạy là không thể sai. Khi con tỉnh ngộ và nhận ra cuộc sống có một khía cạnh tâm linh, có một con đường có hệ thống dẫn tới một trạng thái tâm thức cao hơn, thì con nhận ra có gì khác bên ngoài mê cung. Từ đó con nảy sinh ý tưởng có con đường thoát khỏi mê cung nhưng bởi vì con vẫn còn ở trong mê cung, con không gần hơn việc tìm ra lối thoát. Con chưa thấy được tổng thể vì còn chú tâm vào chi tiết, con chưa thấy con đường thoát ra mê cung. Bỗng nhiên, con nghe một giọng nói gọi con và khi ngước lên, con thấy một người đứng trong một cái giỏ của một quả bóng bay lơ lửng trên mê cung. Người này nhìn mê cung từ trên cao và có thể thấy rõ vị thế của con so với lối đi ra duy nhất. Con có nhận sự hướng dẫn của người đó hay con nhất quyết mình có thể tự tìm ra lối thoát?

Lẽ dĩ nhiên con có thể phớt lờ người hướng dẫn và dò dẫm tìm đường đi trong mê cung với hy vọng một ngày kia tự mình tìm ra lối thoát. Nếu mê cung là một mê cung lừa lọc không có lối ra bình thường thì sao đây? Nếu con cứ tiếp tục đi theo những con lộ có sẵn, thì con sẽ chỉ quay trở về nơi con khởi đầu. Cách duy nhất ra được là tìm tới được một trong những bức tường bên ngoài và đâm mạnh xuyên qua những bụi cây tạo thành bức tường đó. Con có bao giờ nghĩ tới chuyện làm như vậy chăng? Không người nào kẹt trong tâm thức nhị nguyên có thể dùng lô-gíc của trạng thái tâm này để lý luận rằng y cần vượt lên trên tâm thức nhị nguyên để đột phá thoát khỏi mê cung. Chỉ có viễn quan cao hơn của tâm Ki-tô mới có thể cho con khái niệm này. Con yêu dấu, xin con lắng nghe tiếng nói của vị thày chân chính luôn có mặt để hướng dẫn con. Xin con nhận ra rằng vị thày chân chính luôn luôn tìm cách giúp con thoát khỏi hộp tư duy hiện thời của con. Vị thày chân chính sẽ nói với con điều con cần nghe, không phải điều ngã hữu diệt muốn con nghe. Do đó, ngã hữu diệt của con sẽ luôn luôn phản đối điều mà vị thày chân chính bảo con và nó luôn luôn tìm cách khiến con lờ đi hay chối bỏ hướng dẫn của vị thày chân chính.

5.11. Cái Ta Ki-tô là vị thày nội tâm

Cách duy nhất để bắt đầu tiến trình leo lên trở lại cầu thang xoáy ốc là con nhận ra sự thật là con không có những hiểu biết mà con cần, do đó con cần khiêm tốn và với lên một vị thày tâm linh để xin giúp đỡ. Quy luật hoàn vũ là khi con hỏi, con sẽ được trả lời. Có những vị thày tâm linh trên cõi cao hơn đang chờ lời kêu gọi của con. Con có một vị thày riêng của con, mà thày gọi là cái Ta Ki-tô sẵn sàng giúp con từng bước trên con đường dẫn con trở về sự sống dồi dào.

Cái Ta Ki-tô của con được tạo ra như một sự đối trọng với ngã hữu diệt. Ngã hữu diệt được xây dựng từ sự tích lũy nhiều quyết định nhị nguyên dần dần đưa con đi xuống cầu thang xoáy ốc. Cái Ta Ki-tô đi theo con từng bước con đi xuống và do đó vị thày nội tâm của con biết từng quyết định nhị nguyên con đã lấy, từng tin tưởng nhị nguyên con đã chấp nhận. Cái Ta Ki-tô có thuốc giải độc cho mỗi quyết định này. Cái Ta Ki-tô có chân lý phản bác từng lời dối trá nhị nguyên tạo thành ngã hữu diệt. Cái Ta Ki-tô có chân lý sẽ giải thoát con. Một khi con xin được giúp, con sẽ bắt đầu nhận được sự giúp đỡ. Con cần luôn giữ trong tâm ý tưởng rằng khi vị thày xuất hiện, con cần nghe theo thày và làm theo hướng dẫn của thày. Con cần nhận ra khi vị thày chân chính xuất hiện, thày đến để cho con sự thật vượt quá những tin tưởng nhị nguyên của ngã hữu diệt. Ngã hữu diệt sẽ chế ra một lập luận rất tinh xảo để khiến con bác bỏ chân lý này.

Ngã hữu diệt không muốn con thay đổi, nó không muốn con chấp nhận chân lý cao hơn do một vị thày tâm linh chân chính trao cho con. Vị thày tâm linh chân chính muốn con thay đổi, muốn con thoát khỏi quá khứ, muốn con tiến lên cao hơn. Điều làm con kẹt trong trạng thái tâm thức hiện nay của con là sự dính mắc vào các tin tưởng nhị nguyên. Khi vị thày chân chính đến với con, thày tới để cho con sự thật sẽ phá vỡ một trong những tin tưởng nhị nguyên đó, có thể đôi khi làm con bị cú sốc. Chính thực bản chất của vị thày chân chính là phá rối tính kiêu căng, ngạo mạn của con, phá vỡ thái độ cho rằng con biết hết mọi chuyện hay con không thể thay đổi hay con không cần thay đổi. Vị thày chân chính sẽ chất vấn tin tưởng cho rằng tôn giáo hay hệ thống tin tưởng hiện thời của con có thể giải thích mọi chuyện. Như Giê-su đã chứng minh, vị thày chân chính không đến để xác chứng những tin tưởng hiện thời của con. Thày đến để thách đố bất kỳ khía cạnh nào của các tin tưởng hiện thời của con dựa trên lý luận nhị nguyên của tâm phản Ki-tô. Con không bao giờ cho phép mình đi vào lề lối suy nghĩ cho rằng một vị thày chân chính phải hoàn toàn đồng ý với những lời dạy của một tôn giáo bên ngoài hay kinh điển.

Điều này sẽ gây sốc cho một số người Cơ đốc nhưng nếu con chờ đợi vị thày chân chính chỉ nói với con những điều hoàn toàn phù hợp với Thánh Kinh hay đúng hơn cách diễn giải Thánh Kinh đặc thù của con, thì chắc chắn con sẽ cản vị thày chân chính giúp con. Giê-su nói và làm nhiều chuyện chất vấn người Do thái chính thống và sự diễn giải Kinh Torah của họ. Nếu con xin vị thày tâm linh chân chính giúp đỡ, con phải chờ đợi là thày sẽ tra vấn nhiều tin tưởng hiện hành của con. Nếu con không sẵn sàng công nhận chân lý thày trao cho con, dù chân lý đó nói ngược lại tin tưởng hiện hành của con, con sẽ không thể nhận được sự giúp đỡ của thày. Con sẽ kẹt lại trong sự ngạo mạn và kiêu hãnh khiến con nghĩ chân lý tuyệt đối của Thượng đế có thể giới hạn trong bất kỳ kinh điển hay hệ thống tin tưởng nào tìm thấy trên trái đất. Cốt lõi của thái độ này là lòng ngạo mạn vi tế khiến con, hay đúng hơn là ngã hữu diệt tin rằng nó biết hơn Thượng đế cái gì là thật và cách con được cứu rỗi.

Hàng triệu người tuyên bố họ là tín đồ tôn giáo sùng đạo nhưng họ bị kẹt trong bẫy kiêu căng vi tế, kiêu căng tâm linh đó. Họ nghĩ sự diễn giải kinh điển đặc thù của họ, được đưa ra trong quá khứ xa xôi, hay hơn bất kỳ lời giảng nào của một vị thày tâm linh ngày nay. Kiêu căng này có nhiều dạng vi tế khác nhau. Ví dụ, nhiều người có lòng tự trọng thấp và xem mình là người phạm  tội khốn khổ hay không có khả năng làm bất cứ điều gì đúng. Thoạt nghe không có vẻ kiêu căng, nhưng đằng sau khuynh hướng đè bẹp mình, đằng sau tự ti mặc cảm là lòng kiêu căng nghĩ mình biết hơn Thượng đế. Sự thật là Thượng đế sinh tạo con như một cá nhân độc đáo, tuyệt vời một cách độc đáo, có khả năng làm bất cứ gì con muốn trong phạm vi quy luật của Thượng đế. Nếu con thay thực tế này với một hình ảnh về mình thấp kém hơn hình ảnh Thượng đế đã tạo ra, quả thực con đang nói con biết hơn Thượng đế con là ai. Nghĩ rằng mình biết hơn Thượng đế chỉ có thể đến từ lòng kiêu căng của ngã hữu diệt.

5.12. Hãy khiêm tốn nghe lời con kiến

Thày thấy hàng triệu người đi tới kết luận họ bị kẹt, họ cần thay đổi cuộc đời họ. Thày thấy nhiều người kêu cứu xin giúp đỡ và lời kêu cứu thường chân thành. Họ thật sự muốn thay đổi, nhưng lại bị kẹt trong sợ hãi hoặc kiêu ngạo. Họ không muốn xem xét một hiểu biết mới ngược lại hay đi quá xa hệ thống tin tưởng hiện hành của họ. Cả triệu lần, thày trải nghiệm một người kêu cứu xin giúp đỡ. Thày cho họ hiểu biết cao hơn và họ bác bỏ hiểu biết này.

Có nhiều người bắt đầu học khóa này nhưng khi gặp một câu nói đi ngược lại hệ thống tin tưởng vỏ ngoài của họ, họ sẽ dùng làm cớ để bác bỏ toàn bộ khóa học. Đây quả thực là một trong những vấn đề lớn nhât mà chúng tôi, những vị thày tâm linh gặp phải. Các thày muốn giải thoát con người, nhưng không làm được vị họ quá dính mắc một số tin tưởng nhị nguyên. Một trong những lý do chính khiến họ dính mắc những tin tưởng hiện hành của họ chính là lòng kiêu căng và ngạo mạn của tâm phản Ki-tô khiến họ tin họ đã biết hết mọi chuyện, họ đã có chân lý tối hậu, tôn giáo tối hậu. Ngay cả khi con người kêu lên cầu cứu, họ muốn câu trả lời phù hợp với hộp tư duy của họ. Làm sao câu trả lời có thể giải thoát con khỏi nhà tù tư tưởng hiện thời của con khi câu trả lời đó phù hợp với những tin tưởng tạo nên hộp tư duy đó? Điều này giản dị không xảy ra được; nó là vòng luẩn quẩn bế tắc.

Giê-su nói kẻ nhu mì sẽ được thừa kế trái đất (Matthew 5:5) và người nhu mì là những ai sẵn sàng hạ mình và nhận ra họ không biết hết mọi chuyện, họ không có hiểu biết cần có để giải thoát họ khỏi những hạn chế hiện hành của họ. Người nhu mì là người sẵn sàng xin sự giúp đỡ từ Trên cao, sự giúp đỡ từ vị thày biết nhiều hơn họ, sự giúp đỡ từ vị thày đã thoát khỏi sức lôi kéo của tâm phản Ki-tô. Con muốn một vị thày đã vươn lên quá nhị nguyên và do đó có thể cho con chân lý một của tâm Ki-tô. Những ai đi theo một vị thày tâm linh chân chính cuối cùng sẽ thừa kế trái đất vì những người kẹt lại trong tâm phản Ki-tô chắc chắn sẽ tự hủy diệt. Họ sẽ bị chính niềm kiêu hãnh và sự tiêu cực tiêu hủy nên sẽ không thể tiếp tục ở trên trái đất và phải đi xuống một cõi thấp hơn.

Khi con chìm sâu vào tâm thức nhị nguyên, trạng thái tâm này sẽ lôi kéo con về một trong hai cực đoan. Dù con rơi vào cực đoan nào, thì lực co lại của Mẹ sẽ tạo ra lực đối nghịch kéo con trở về trung đạo. Thật là một điều đáng buồn là có nhiều người trên trái đất sống cuộc đời bị kẹt trong niềm kiêu ngạo vi tế tin rằng họ đã hiểu mọi chuyện. Họ không sẵn sàng xin hiểu biết cao hơn, họ không sẵn sàng xin sự giúp đỡ của một vị thày tâm linh chân chính.

Điều gì có thể đưa họ tới điểm hạ mình để có thể xin giúp đỡ? Trên thực tế điều duy nhất có thể đưa họ tới điểm này là một khủng hoảng khốc liệt đến độ rốt cuộc nó phá tan sự cao ngạo của họ và khiến họ chịu hạ mình xin giúp đỡ. Nếu con nhìn một cách trung thực những người con biết, con sẽ thấy sự vận hành của khuôn nếp đó. Con sẽ thấy nhiều người sống trọn đời mà không hề chú ý tới khía cạnh tâm linh của sự sống. Bất thình lình, họ trải qua một cơn khủng hoảng có thể là một căn bệnh ngặt nghèo, sự qua đời của một người thân hay những thảm họa khác, và bây giờ họ hướng tới Thượng đế và cầu cứu.

Rất nhiều khi, những người này không thật sự hạ mình. Họ đơn giản xem Thượng đế là ông thần trong cái lọ và họ chờ đợi ông thần nhảy ra giải quyết vấn đề và tháo gỡ nỗi đau của họ. Họ vẫn kẹt trong khuôn nếp chạy trốn vị thày chân chính và do đó họ không sẵn sàng được hướng dẫn để thay đổi chính mình. Họ không sẵn lòng thấy chính họ đã tạo ra khủng hoảng bằng cách đi vào một đối cực nhị nguyên và vì vậy nó kích động lực đối nghịch từ Ánh sáng Mẹ. Họ càng chống trả lực này, khủng hoảng càng sâu đậm hơn. Họ thấy mình là nạn nhân của hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của họ và họ không sẵn lòng nhìn nhận là đằng sau tình huống đó, có một thông điệp, chính là họ cần thay đổi chính mình. Thày thành thật hy vọng con sẽ chọn một cách sống khác. Thày thành thật hy vọng con không đợi rơi vào khủng hoảng mới xoay chuyển và xin sự giúp đỡ của một vị thày chân chính. Thày hy vọng con chọn phương pháp sẵn sàng được Thượng đế dạy dỗ, con sẵn sàng quay lưng lại đạo sư giả và một lần nữa đối mặt với vị thày chân chính mà con đã từ bỏ lâu trước nhưng thày thì không bao giờ từ bỏ con.

Thày hy vọng con cũng theo một trong những phương châm của các vị thày tâm linh của nhân loại. Nó là: “Nếu vị thày là con kiến, hãy nghe theo thày!” Vị thày chân chính sẽ không dạy những điều phù hợp với các tin tưởng con đang có nhưng sẽ chất vấn những kỳ vọng của con. Trong nhiều trường hợp, một vị thày chân chính sẽ không xuất hiện dưới dạng một sinh thể trên trời cho con chân lý viết bằng chữ lửa. Một vị thày tâm linh rất có thể xuất hiện ngụy trang khiêm tốn như một người con nghĩ không phải là một vị thày tâm linh hay cũng có thể con nghĩ người ấy ở một địa vị thấp kém hơn con và chẳng có gì để dạy con. Người đó hay cuốn sách đó quả thực có một thông điệp mà con cần và nếu con kẹt trong sự kiêu căng nghĩ rằng vị thày chân chính không thể nào xuất hiện dưới dạng này hay dạng kia, con sẽ hụt thông điệp. Con nghĩ đi tại sao Giê-su lại sinh ra trong hoàn cảnh hèn mọn và không thuộc về giới chức tôn giáo? Tại sao thày rất thường xuyên phá vỡ mong chờ của người khác? Con nghĩ xem tại sao Kinh Thánh nói: “Chớ quên tiếp người lạ: có khi kẻ làm điều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết” (Hebrews 13:2).

5.13. Với lên bản thể tâm linh thật của con

Con yêu dấu, thày khuyến khích con lấy thái độ là dù con là ai và dù con hiểu biết bao nhiêu chăng nữa, con luôn luôn sẵn sàng với lên hiểu biết cao hơn về bất kỳ lãnh vực nào của sự sống. Nhiều người đã được nuôi dạy để nghĩ rằng một tôn giáo hay một hệ thống tin tưởng đặc thù là chân lý tuyệt đối. Thày khuyến khích con vượt quá lời dối trá này vì nó thực sự dựa trên sự kiêu hãnh nảy sinh từ tâm phản Ki-tô. Chân lý tuyệt đối của Thượng đế vượt lên trên những gì được biểu lộ bằng từ ngữ trong vũ trụ vật chất. Vũ trụ vật chất hiện nay có quá nhiều bóng tối nên giản dị là không thể trao truyền chân lý tuyệt đối của Thượng đế dưới hình thức một tôn giáo hay hệ thống tin tưởng đặc thù. Nếu con muốn biết chân lý, con phải sẵn sàng vươn lên quá bất kỳ những gì tìm thấy trong thế giới vật chất, kể cả kinh điển hay hệ thống niềm tin vỏ ngoài. Con phải sẵn sàng vươn lên quá tâm thức nhị nguyên và tìm vị thày chân chính có thể cho con chân lý của Ki-tô, cho dù chân lý đó không thể biểu lộ bằng lời nói. Nếu con muốn chân lý, con phải ngưng tìm nó bên ngoài con. Con phải sẵn sàng dùng Chìa khóa Hiểu biết để tìm thấy chân lý trong vương quốc Thượng đế bên trong con. Không phải là chân lý chỉ tìm được bên trong cái ta cao của con. Giản dị là cái Ta Biết chỉ có thể tìm thấy chân lý bằng cách nhìn vào bên trong chính nó.

Thày không nói các tôn giáo tìm thấy trong thế gian này hoàn toàn giả hay không có chân lý. Nhiều tôn giáo trên hành tinh này có một mức chân lý cao và đưa ra một con đường có giá trị dẫn tới tự thăng vượt là chìa khóa của cứu rỗi. Không có gì sai trái khi tự coi mình là tín đồ Cơ đốc hay Phật giáo hay Ấn độ giáo. Nhưng khi con rơi vào cái bẫy nghĩ rằng tôn giáo của con là tôn giáo chân chính duy nhất và nó có hiểu biết đầy đủ, tuyệt đối và không bao giờ sai về sự sống, con đã cắt mình khỏi vị thày tâm linh chân chính. Con đã chối bỏ vị thày chân chính và con đã nói là con thà giới hạn tìm cầu chân lý trong một khung sườn vỏ ngoài đặc thù hơn là với lên Chân lý Hằng sống.

Cốt lõi của Thượng đế là tự thăng vượt. Tạo vật của Thượng đế là Dòng sông sự Sống luôn tuôn chảy và do đó chân lý của Thượng đế là luôn luôn tự thăng vượt. Nếu con giới hạn tìm cầu chân lý vào một khung sườn cố định bên ngoài, con sẽ không bào giờ tìm thấy Chân lý Hằng sống. Chân lý này không thể bị giam hãm trong một giáo điều hay hệ thống tin tưởng do con người tạo ra. Một hệ thống như vậy quả thực đã trở thành một hình ảnh khô chết, một hình ảnh đứng yên che mờ Thượng đế thật, Thượng đế Hằng sống. Con sẽ kính thờ một Thượng đế giả và ngày nào con còn nhất quyết nhảy múa chung quanh con bê vàng, các thày chân chính phải để yên con. Khác với các đạo sư giả, các thày chân chính luôn tôn trọng quyền tự quyết của con. Quy luật của họ là: “Nếu con hỏi thì con sẽ nhận.” Nếu con không hỏi hay nếu con không hỏi với tâm và trái tim cởi mở sẵn sàng nhìn quá những tin tưởng hiện hành của mình, các thày chân chính không thể dạy con bất cứ gì.

Con yêu dấu, thày không ở đây để bảo con phải trở thành thành viên của một tôn giáo đặc thù nào. Thày không ở đây để bảo con phải chấp nhận một hệ thống tin tưởng hay giáo điều bên ngoài nào. Thày không mấy quan tâm nhiều đến những gì con đang tin ngay lúc này. Quan tâm thực sự của thày là con sẵn sàng vượt thăng những tin tưởng hiện hành của con bằng cách với lên hiểu biết cao hơn. Ngày nào con còn duy trì ý muốn vươn lên một viễn kiến cao hơn, con đang ở trên con đường dẫn tới cuộc sống dồi dào. Ngay lúc con đóng tâm và trái tim lại với hiểu biết cao hơn, con rút mình ra khỏi Dòng sông sự Sống và do đó con ngăn chặn sự sống dồi dào đi xuống xuyên qua bốn thể phàm của con.

Chìa khóa để xoay chuyển cuộc đời của con vào vòng xoáy đi lên là với lên một cái gì cao hơn. Cái Ta Biết phải với lên thành phần cao hơn của Bản thể con, thành phần neo trụ trong tâm Ki-tô hoàn vũ. Chỉ khi con nối kết với Hiện diện TA LÀ này và nhận ra nó là cái ta thật của con, thì con mới có thể tách mình ra khỏi sự mắc kẹt vào ngã hữu diệt. Không dòng sống nào hiện hữu được mà không có ý niệm bản sắc. Con không thể buông bỏ ý niệm bản sắc hữu diệt nếu không có gì khác để thay thế nó. Con không thể chịu đựng được ý tưởng hiện hữu trong hư không, mình không là gì, mình không là ai. Để có thể hoàn toàn giải thoát khỏi sự đồng hóa với ngã hữu diệt, cái Ta Biết phải tái lập lại nối kết của nó với cõi tâm linh, với Hiện diện TA LÀ của con để con biết Bản thể con nhiều hơn là ngã hữu diệt.

Con phải bắt đầu bằng cách với lên quá ngã hữu diệt. Cái Ta Biết có khả năng làm thế vì cái Ta Biết có thể bất cứ lúc nào quyết định thay đổi ý niệm bản sắc của nó, ngưng đồng hóa với một giới hạn hữu diệt nào đó và thay vào đó, nó với lên một ý niệm bản sắc cao hơn xây dựng trên tảng đá của Ki-tô. Thày hy vọng đã cho con hiểu biết sâu xa về những gì con cần để vươn lên tới và xây đắp một ý niệm bản sắc mới. Giờ đây thày sẽ tiến thêm bước nữa và cho con một số dụng cụ thiết thực sẽ cho con quyền năng để tái sinh trong bản sắc chân chính của con là người đồng-sáng tạo với Thượng đế của con.