Giáo lý căn bản về cách đáp ứng khi bị người khác hà hiếp

CHỦ ĐỀ: Trong các mối quan hệ, hãy tạo cơ hội để phát triển – kết quả thực tế của một tình huống ít quan trọng hơn sự phát triển – ý nghĩa thực sự của việc chìa má kia ra – giữ sự trong sáng của con – đừng thụ động – tình thương của Mẹ và của Cha – ngưng hành vi hà hiếp lại – giải quyết nghiệp chướng hoặc vết thương của riêng con – các bước thực tiễn để ứng phó với sự hà hiếp – cho mọi người và cho chính con cơ hội để phát triển – hướng tới sự không dính mắc – khi không dính mắc, tình hình sẽ thường được cải thiện hoặc con sẽ bước tiếp – một viên đá lót trên con đường tu của con.


Câu hỏi: Xin chào, Đầu tiên, cảm ơn quý vị về trang mạng khai sáng tâm tuyệt vời này. Nó đã nâng cao nhận thức tâm linh và sự phát triển tâm linh của tôi. Câu hỏi của tôi: Tôi biết trách nhiệm của tôi là phải tha thứ và cầu nguyện cho những người làm tổn hại đến tôi, vậy việc nộp đơn tố cáo những người phân biệt đối xử và sách nhiễu tại nơi làm việc có được chấp nhận về mặt tâm linh không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012:

Một câu hỏi tuyệt vời, chạm đến một trong những tình huống chính khó xử của đời sống con người và cũng cho thày cơ hội để bình luận về một sự hiểu lầm phổ biến về lời kêu gọi chìa má bên kia của thày. Hãy để thày giảng cho con về cách chúng ta những chân sư thăng thiên nhìn những tình huống như thế này.

Đầu tiên thày xin nói rằng trong bất kỳ sự tương tác nào giữa con người với nhau, mối quan tâm của các chân sư thăng thiên là luôn tạo cho tất cả mọi người liên hệ được cơ hội phát triển tối đa. Chúng tôi không quan tâm nhiều đến kết quả cụ thể của một tình huống, mà chúng tôi quan tâm đến sự phát triển của tất cả những người có liên quan đến tình huống đó. Vì vậy, với suy nghĩ đó, hãy để thày nhận xét về tình huống này và hàng triệu tình huống tương tự xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới. Bản chất của tình huống là một người đang vi phạm Luật Tình thương, thay vì làm cho người khác điều mà họ muốn người khác làm cho mình, thì họ không hành xử như vậy. Câu hỏi bây giờ trở thành: người phải gánh chịu hành động này nên phản ứng như thế nào với tình huống đó.

Mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất của con là tránh tạo ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân. Để đạt được mục tiêu này, con cần phải làm theo lời kêu gọi của thày là chìa má bên kia. Khi con hiểu được ý nghĩa thực sự của việc chìa má bên kia, con sẽ thấy rằng nó có nghĩa là con đáp lại mọi tình huống bằng tình yêu thương vô điều kiện. Khi đáp lại với tình yêu thương này, con có thể tránh rơi vào cái bẫy bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực của con người, chẳng hạn như cảm giác mình là nạn nhân, cảm giác sợ hãi, cảm giác tức giận hoặc mong muốn trả thù. Khi con né tránh được những cảm xúc như vậy, Hoàng tử của thế giới này sẽ đến và không tìm thấy  được gì trong con để ảnh hưởng con. Do đó, con sẽ không tạo ra hậu quả tiêu cực, có nghĩa là năng lượng tha hóa hoặc nghiệp quả, từ hoàn cảnh này. Con thực sự có thể vượt qua tình huống và duy trì sự trong sáng và ngây thơ của mình mà không bị hành động của người kia làm vấy bẩn. Điều này giúp con không bị kéo vào một vòng xoáy tiêu cực thực sự trói buộc con với kẻ đang hà hiếp con, thay vì buộc con với chính cái Ta Ki-tô bên trong con.

Nói thế nhưng điều cần thiết là phải nhận ra rằng chìa má bên kia không có nghĩa là con trở thành người theo chủ nghĩa hòa bình và con thụ động cho phép người khác hà hiếp mình. Đây là một điểm tế nhị đã bị hiểu lầm bởi nhiều người Cơ đốc, những người thấy tầm quan trọng của việc ứng phó với tình thương nhưng lại không hiểu rằng tình thương thiêng liêng có hai khía cạnh. Như Mẹ Mary giải thích trong bài diễn văn của mình, Thượng đế có hai khía cạnh, đó là lực lan ra của Cha và lực co lại của Mẹ.

Khi con chìa má bên kia và tránh rơi vào những cảm xúc tiêu cực, con đang sử dụng khía cạnh Mẹ của tình thương  thiêng liêng. Đây là ngọn lửa truyền sức mạnh cho con để con luôn trong sáng và không bị dính mắc khi đối mặt với bất kỳ sự tàn bạo nào được tìm thấy trên thế giới này. Tuy nhiên, điều quan trọng là con cũng phải sử dụng ngọn lửa tích cực hơn của Cha thiêng liêng. Đây là ngọn lửa truyền sức mạnh cho con để thực hiện hành động thích hợp sẽ mang lại cho cả bản thân và những người khác cơ hội tốt nhất để phát triển từ hoàn cảnh này.

Khi con hiểu được hai khía cạnh của tình thương thiêng liêng, con không thể cho phép người đang hà hiếp con tiếp tục làm như vậy, vì con biết rằng điều đó sẽ gây hại cho người đó về lâu dài. Vì vậy, chính vì tình thương vô điều kiện dành cho người kia, con sẽ hành động một cách tự nhiên để ngăn chặn sự hà hiếp. Đây là những gì con đã thấy thày làm khi thày thách thức các thày thông giáo, người Pha-ri-si, người Sa-đu-sê, thầy tu trong đền thờ và bất kỳ ai khác khuyến khích mọi người đến với tôn giáo trong sự sợ hãi.

Trong tình huống cụ thể của con, thày muốn khuyên con những điều sau:

  • Trước tiên, hãy nhìn lại bản thân và đảm bảo rằng con hoàn toàn không bị dính mắc. Nếu cần, hãy sử dụng Bài Nguyện Tha Thứ để vượt qua mọi cảm giác tiêu cực đối với người kia. Sử dụng Bài Nguyện của Archangel Michael (Archangel Michael Rosary) để bảo vệ bản thân khỏi mọi tà lực đen tối có thể khiến con có cảm xúc tiêu cực hoặc cảm thấy mình là nạn nhân.
  • Khi con nhận thức được khía cạnh tâm linh của cuộc sống, con có một cơ hội đặc biệt để giải quyết tình huống bằng cách sử dụng các công cụ tâm linh mà chúng tôi cung cấp trên trang mạng. Ví dụ: thày khuyên con nên đọc Bài Nguyện đại thiên thần Michael và đặc biệt kêu gọi  Thày Michael trói lại tất cả các phàm linh đen tối đang sử dụng người kia và khiến người đó có những hành vi không yêu thương. Con cũng nên kêu gọi Thày trói lại những lực chống lại cái Ta cao của người đó, khiến y không thấy được hành vi của mình là sai. Con cũng có thể sử dụng bài Thỉnh Mẹ Mary hoặc các bài chú của Ngọn lửa Tím để tiêu trừ tất cả nghiệp chướng mà con có thể có với người đó. Hãy để thày giúp con đồng đo lường với thày. Nếu con cảm thấy bất kỳ cảm giác tiêu cực nào đối với người kia, thì con có thể có một số tắc nghẽn trong tâm lý của chính mình hoặc con đã có nghiệp quả với người kia từ những kiếp trước. Do đó, con phải cực kỳ thận trọng chờ con giải quyết xong các tắc nghẽn này trước khi con đi xa hơn.
  • Khi con đã đạt được sự không dính mắc, hãy nhẹ nhàng nhưng quả quyết cho người kia biết rằng con coi hành vi của họ là không thể chấp nhận được và con muốn hành vi đó dừng lại. Nếu người đó phản ứng tích cực và có vẻ thực sự sẵn sàng dừng hành vi đó, điều này có thể là đủ. Nếu người đó có vẻ không thành thật hoặc phản ứng tiêu cực, hãy bình tĩnh nói với người đó rằng con sẽ thông báo cho bộ phận có thẩm quyền về chuyện này trong công ty của con và nếu cần sẽ nộp đơn kiện về hành vi sách nhiễu tình dục.
  • Sau khi con đã nói chuyện với người đó, hãy đến gặp người thích hợp trong công ty của con và thông báo cho họ biết về tình hình mà không cần nộp đơn khiếu nại chính thức. Đơn giản là con cho họ cơ hội phát triển bằng cách để họ quyết định ứng phó với tình huống theo cách mà họ thấy phù hợp. Con cho họ biết rằng con đã nói chuyện với người đó và yêu cầu hành vi dừng lại, và nếu hành vi này dừng lại, thì con không muốn có biện pháp gì thêm nữa. Tuy nhiên, hãy cho họ cơ hội có biện pháp nếu người sách nhiễu con cũng đã làm như vậy với người khác.
  • Nếu hành vi không dừng lại, hãy quay lại với bộ phận có thẩm quyền trong công ty của con và nộp đơn khiếu nại chính thức. Yêu cầu họ đảm bảo rằng hành vi này không tiếp tục.
  • Nếu bộ phận thẩm quyền của công ty con không làm gì để ngăn chặn hành vi có vấn đề, thì hãy quay lại với họ và nói rằng trừ phi hành vi đó dừng lại, con sẽ nộp đơn kiện.
  • Nếu công ty của con vẫn không làm gì để ngưng hành vi đó, thì lúc đó và chỉ lúc đó, con hãy đến tòa án và nộp đơn kiện chính thức chống lại người sách nhiễu con và chống lại công ty đã không làm gì để ngăn chặn hành vi đó.
  • Con có thể điều chỉnh cách giải quyết dần dần từng bước này cho hầu hết các tình huống khác. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong bất kỳ tình huống nào liên quan đến người khác, con phải luôn tôn trọng quyền tự quyết của họ. Do đó, con phải làm những gì đúng, theo sự hiểu biết tốt nhất của con, và sau đó con không vướng mắc đến kết quả của hành động. Nếu mọi người không phản ứng như con chờ đợi, con đừng rơi vào cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, con hãy sử dụng các công cụ tâm linh để kêu gọi sự bảo vệ cho họ và kêu gọi cho tâm họ ngộ ra. Nếu họ không thay đổi, hãy kêu gọi sự phán xét của Thượng đế.

Nếu vẫn không có gì thay đổi, hãy giữ nguyên thái độ không dính mắc. Trong một số trường hợp, con người từ chối mọi lời kêu gọi thay đổi, nhưng khi con đã có hành động thích hợp để cho họ cơ hội thay đổi, sẽ đến lúc con đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với họ. Sau đó, con có thể cảm thấy đã đến lúc con phải tiếp tục bước tới trước. Khi điều đó xảy ra, con chỉ cần buông bỏ  hoàn cảnh này hoặc bỏ lại phía sau tất cả các chấp trước dính vào tình huống này hoặc chấp trước mong muốn một kết quả nào đó.

Nếu con có thể giữ cho mình không bị dính mắc, con sẽ luôn phát triển từ hoàn cảnh sống, và nếu con phát triển, kinh nghiệm của con về hoàn cảnh sẽ cải thiện, ngay cả khi hoàn cảnh bên ngoài không thay đổi. Tuy nhiên, khi con thay đổi, con thường sẽ thấy rằng các tình huống bên ngoài tự giải quyết và con thấy mình đã vươn lên một mức tâm thức cao hơn trước.

Con có thể thấy rằng bằng cách giải quyết dần dần từng bước này, con cho tất cả những người có liên hệ được cơ hội tối đa để phát triển từ hoàn cảnh đó mà không rơi vào bẫy phản ứng bằng sự tức giận hoặc tìm cách trả thù.Trước hết, con cho mình cơ hội phát triển từ hoàn cảnh này thay vì cho phép mình trở thành nạn nhân hoặc tìm cách trả thù. Bất cứ khi nào con cảm thấy dính mắc muốn đạt một kết quả cụ thể trong môt tình huống, con biết rằng con đã gặp phải một trong những chỗ tắc nghẽn trên con đường đi tới quả vị Ki-tô cá nhân của con. Do đó, hãy tận dụng cơ hội để loại bỏ khối tắc nghẽn đó và thực hiện một bước nhảy vọt vĩ đại để trở thành con người thật của con, thay vì cho phép Hoàng tử của thế gian này quy định con là ai thông qua sự tấn công của những kẻ yếu đuối.

Thày xin nói lại rằng chìa khóa của quả vị Ki-tô cá nhân là đáp ứng mọi tình huống bằng tình yêu thương. Và chìa khóa để đáp ứng bằng tình thương là nhận ra rằng tình thương có hai khía cạnh. Một là khía cạnh Mẹ trao quyền cho con để con chìa má bên kia và không bị dính mắc. Khía cạnh kia là khía cạnh Cha cho phép con hành động giống như Đấng Ki-tô, (trái ngược với hành động của con người theo quan điểm nhị nguyên), để ngưng tình huống hà hiếp và ngăn nó leo thang thành một vòng xoáy đi xuống cho tất cả những người liên hệ.

Thày thực sự đã đưa ra lời dạy này cách đây 2000 năm, nhưng nó không bao giờ được các tác giả Phúc Âm ghi lại đầy đủ vì họ không hoàn toàn hiểu lời dạy. Và một số đoạn được ghi lại trong thánh thư gốc kể từ đó đã bị bóp méo hoặc bị chỉnh sửa vứt đi, khiến người Cơ đốc ngày nay có cái nhìn một chiều về những lời dạy của thày về tình thương thiêng liêng. Do đó, rất nhiều người Cơ đốc có cách đối phó thụ động với cuộc sống và tin rằng họ nên chìa má bên kia và cho phép tình trạng hà hiếp tiếp tục. Mặt khác, nhiều người phản ứng với những tình huống như vậy với sự tức giận, thay vì hiểu rằng muốn thực sự chìa má bên kia, con phải không dính mắc để Hoàng tử của thế gian này không tìm thấy gì trong con để ảnh hưởng con.

 Thày biết rằng đáp ứng trước mọi tình huống bằng tình yêu thương là một sự cân bằng tế nhị và là một thách thức lớn đối với những người lớn lên trong thế giới phân cực ngày nay. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để phát triển vì nó cho phép con biến mọi tình huống thành những viên đá lót trên con đường dẫn tới quả vị Ki-tô cá nhân của con.