Bài giảng của chân sư thăng thiên Hilarion qua trung gian Kim Michaels, ngày 16/1/2017.
TA LÀ Chân sư Thăng thiên Hilarion. Con sẽ gặp gỡ gì ở tầng thứ năm của khóa nhập thất của thày? Như thày đã nói, con gặp gỡ nhu cầu nhìn vào những gì con phóng chiếu vào chính mình.
Chúng ta hãy bắy đầu với sự kiện là đa số những học viên trong khóa học này đã đi trên con đường tâm linh một thời gian rồi. Có lẽ con đã học nhiều giáo lý tâm linh, có thể đã gia nhập nhiều tổ chức và tu tập với nhiều đạo sư. Có lẽ con đã đọc nhiều quyển sách được các người tâm linh ưa thích. Kết quả của tiến trình này là gì? Kết quả là con đã nhận một số ý tưởng, một số niềm tin vi tế và con đã dùng chúng để tạo ra một hình ảnh trong tâm quy định thế nào là một đệ tử tâm linh, thế nào là đi theo con đường tâm linh. Nhiều người đã theo giáo lý chân sư thăng thiên từ mấy chục năm và họ đã tạo ra một hình ảnh thế nào là một đệ tử chân sư thăng thiên tốt.
12.1. Hình ảnh của con về một đệ tử tâm linh tốt
Một lần nữa, thày đã nói gì nhiều lần? Điều này không có gì sai trái vì con không thể làm gì khác ở một tầng nào đó của con đường tu. Vấn đề không phải là điều con đã làm là sai. Thày không ở đây để nói với con là điều đó sai. Điều thày muốn nói ở đây là bây giờ là lúc nhìn vào sự việc này và nhận ra là cần buông bỏ một số những ý tưởng đó. Khi con hoàn tất khóa tự điều ngự này, thày có thể bảo đảm với con là con sẽ phải buông bỏ tất cả mọi ý tưởng của con.
Vì sao thày lại có thể nói như vậy? Con có thể đã theo một giáo lý chân sư thăng thiên nói về những gì cần làm để đi con đường tâm linh. Vậy phải chăng điều tự nhiên là con dùng giáo lý này để xây dựng một hình ảnh thế nào là một đệ tử tâm linh? Đúng vậy, con yêu dấu, đó là điều tự nhiên, nhưng con có bắt đầu thấy chăng là con đường tự điều ngự là vượt qua cái ta vỏ ngoài, cái ta tách biệt? Con có nhận ra chăng là để đạt được tự điều ngự, trọng tâm không phải là cưỡng ép cái ta vỏ ngoài hay cho nó những khả năng đặc biệt nào đó.
Mục đích của con đường tự điều ngự không phải là khiến cái ta vỏ ngoài được Thượng đế chấp nhận và cho phép nó vào nước trời. Đây là điều mà các sa nhân mong muốn và họ đã phóng chiếu ra ngoài qua các thày giả đang đầu thai ỡ cõi trần hay ở các cõi cao. Con sẽ không đạt được tự điều ngự bằng cách kiện toàn cái ta vỏ ngoài, cái ta tách biệt – vì không thể kiện toàn nó được.
Con sẽ đạt được tự điều ngự bằng cách sử dụng quyền năng sáng tạo của con mà không chịu ảnh hưởng của cái ta vỏ ngoài. Con thoát khỏi cái ta vỏ ngoài để con không phải là “người đang làm” nhưng Hiện diện TA LÀ của con là người đang làm thông qua cái Ta Biết và bốn thể phàm của con. Đây là một điểm vi tế vì đi lên tầng 96 không có nghĩa là con không có ước muốn gì hết. Nó có nghĩa là ước muốn cá nhân của con thuận với những ước muốn trong Sứ vụ Thiêng liêng của con, những ước muốn mà chính con đã chọn lựa trước khi con đầu thai. Chúng cũng thuận với cá tính của Hiện diện TA LÀ của con, cá tính mà con đã góp phần xây dựng qua những kiếp trước của con.
12.2. Sư sáng tạo và cái ta tách biệt
Điều con cần nhận ra là vì con đã đi trên con đường tâm linh cho tới điểm này, con đã nhận vào một số ý tưởng và con đã dùng chúng để hình thành trong tâm hình ảnh một đệ tử tâm linh phải như thế nào. Trong đó có ý tưởng là con phải biểu hiện sự sáng tạo như thế nào khi con là một đệ tử tâm linh. Lý do con phải xem xét điều này rất giản dị. Ở mỗi giai đoạn của con đường tu, ở mỗi tầng trên con đường tu, con có (như thày đã nói) một số ảo tưởng. Không tránh được là khi con hình thành hình ảnh một người tâm linh phải như thế nào, hình ảnh đó sẽ kết nạp những ảo tưởng mà con còn có trong tâm, những ảo tưởng mà con chưa buông bỏ.
Một lần nữa, điều này không có gì sai trái, đó giản dị chỉ là cách con đường tu vận hành trên một hành tinh dày đặc như trái đất. Thày có nói với con là khi con nâng tâm thức về hướng tầng 144, ở mỗi tầng tâm thức con có một ảo tưởng mà con cần vượt qua. Có nghĩa là khi con tới tầng 96 và hoàn tất khóa học tự điều ngự, con vẫn chưa vượt qua tất cả mọi ảo tưởng. Nhưng ta có thể hy vọng là trong điều kiện lý tưởng, con đã tới điểm vượt qua được những ảo tưởng khiến con biểu hiện sự sáng tạo qua cái ta tách biệt.
Con có thể đang nghĩ điều này không quan trọng lắm ở tầng hiện nay của con, nhưng con sẽ càng ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của nó khi con tiến xa hơn trong lớp học này. Những Thượng sư ở trên thày sẽ giải thích điều này và giúp con càng ngày càng giải thoát khỏi các hình ảnh vi tế mà con có. Thày không chờ đợi là, ở tầng thứ năm của khóa nhập thất của thày, con buông bỏ được hết các hình ảnh mà con có về thế nào là một đệ tử tâm linh. Có một khía cạnh của hình ảnh này mà thày muốn con nhận ra một cách ý thức ở tầng này. Sự thực là con cần phải nhận ra nó để đạt được khái ngộ ở tầng này và đi lên được tầng tới.
12.3. Con phải như thế nào?
Bây giờ thày muốn con làm điều này với tâm ý thức khi con đang đọc hay nghe bài giảng này. Dĩ nhiên là thày đã giúp con trải qua điều này ở khóa nhập thất, nhưng thày đang tìm cách giúp con mang xuống tâm ý thức. Thày muốn con giữ tâm yên tĩnh, thư giãn tâm và hướng về bên trong, chú tâm vào luân xa tim. Sau đó, thày muốn con, trong lúc con đọc hay nghe bài giảng này, con không có một định kiến nào hết, nhưng thày muốn con nhận ra phản ứng đầu tiên khi thày nói câu tới. Phản ứng đầu tiên của con khi thày nói: “Như một đệ tử tâm linh tốt, con phải là….” Điều gì hiện ra trong tâm con? Có hai khía cạnh ở đây. Con có thể có một ý tưởng thực tiễn con phải như thế nào, nhưng điều thày thực sự muốn con nhận ra là khi thày nói: “Như một đệ tử tâm linh tốt, con phải là….” có một cái gì đó kéo con. Nói cách khác, có một khía cạnh của viễn quan của con về đệ tử tâm linh được dựa trên ý niệm con phải như thế nào đó.
Điều này không ngạc nhiên nếu con nhìn vào lịch sử của trái đất. Con hãy nhìn vào các tôn giáo trên trái đất và thấy bao nhiêu tôn giáo đã quy định những quy tắc vỏ ngòai về cách cư xử khi là thành viên của tôn giáo đó. Con có thể thấy là một số tôn giáo đã đem quan niệm này tới cực điểm và quy định hầu như mọi khía cạnh đời sống người theo đạo. Ý tưởng này xuất phát từ sa nhân và nó rất giản dị. Nó cho rằng nếu con sống theo một số quy luật trong cõi vật chất, con có thể hội đủ điều kiện để vào cõi tâm linh.
Con yêu dấu, một lần nữa lại có một điểm vi tế. Thày không nói là có một số quy luật sống là điều hoàn toàn sai. Con có thể thấy là Giê-su, chẳng hạn, trong bài Thuyết giảng trên Đỉnh núi và một số bài giảng khác, đã đưa ra một số quy luật về cách con người phải cư xử, phải đối xử với nhau. Chắc con cũng biết là các quy luật này chủ yếu nhắm vào những người ở dưới tầng tâm thức 48?
Khi con ở dưới tầng tâm thức 48, con rất tập trung vào cái ta tách biệt và con sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ cái ta tách biệt và thỏa mãn những ham muốn của nó. Con sẵn sàng dùng vũ lực, tuy cường độ vũ lực mà mỗi người dùng có thể khác nhau. Dĩ nhiên, khi con dùng vũ lực thì con tạo nghiệp. Do đó, đối với những ở người ở trạng thái tâm thức này, điều cần thiết là quy định một số luật lệ để, nếu họ tuân theo các luật lệ này thì họ sẽ ít tạo nghiệp cho họ. Con cũng biết là sa nhân sẽ tìm cách hủ hóa bất cứ điều gì được công bố trên hành tinh này? Điều mà sa nhân đã làm là họ nói các quy luật vỏ ngoài không chỉ áp dụng cho người ở dưới tầng tâm thức 48, nhưng áp dụng cho mọi người và mọi người phải tuân theo chúng. Sau đó, sa nhân đã đưa ra ý tưởng là khi làm theo các quy luật vỏ ngoài đó (thường có nghĩa là tuân theo giới thượng lưu quyền lực gồm các sa nhân đang đầu thai, tỷ dụ như các thày tu giả hay một lãnh tụ thế quyền) thì con được bảo đảm sẽ đủ điều kiện vào thiên đàng. Lời gian dối chính là ở đó.
12.4. Con sẽ không lên thiên đàng
Lời gian đối này có nhiều tầng. Con yêu dấu, con sẽ không lên thiên đàng. Con hãy suy nghĩ câu nói này. Con sẽ không lên thiên đàng. Có hai lý do vì sao. Lý do thứ nhất là cái “ta” mà con hiện đang là không hội đủ điều kiện để thăng thiên. Khi con đi lên về hướng tầng 144 của tâm thức, thì cái “ta” mà con có hiện nay sẽ chết đi. Cái “ta” kế tiếp mà con mang vào cũng sẽ chết đi. Con sẽ tiếp tục cho phép từng cái “ta” một chết đi cho tới khi con đến tầng 144, và lúc đó con để cho tàn dư của cái ta tách biệt chết đi và con thăng thiên trong hợp nhất. Lý do thứ hai là con sẽ không bao giờ vào thiên đàng nếu con nghĩ con cần đi đến chỗ nào khác chỗ con đang ở.
Khi con đi về hướng tầng 144, không phải là con càng ngày càng đi gần tới thiên đàng. Đúng hơn là con dần dần vượt qua ảo tưởng cho rằng có khoảng cách giữa con và thiên đàng. Con tới điểm, ở tầng 144, con không đi lên thiên đàng mà đúng hơn là con chấp nhận con đang ở thiên đàng. Con có thấy chăng là sẽ có một điểm – mà điểm này là ngay bây giờ – con cần nhận ra điều này để có thể đạt được tự điều ngự?
Con cần nhận ra là ngay cả trên con đường tâm linh, con có thể dùng một giáo lý tâm linh để củng cố cái ta tách biệt. Khi con làm thế, sẽ tới một lúc điều này sẽ ngưng sự tiến bộ của con. Thày có nói trong bài giảng trước là thày có nhiều thí dụ những người đã theo giáo lý chân sư thăng thiên từ nhiều chục năm nhưng họ đã ngưng tiến triển, và đó là lý do. Họ không nhận ra nhu cầu nhìn vào hình ảnh mà họ đã áp đặt lên chính họ là một đệ tử chân sư thăng thiên phải như thế nào – một đệ tử chân sư thăng thiên tốt phải như thế nào.
Không nhất thiết là tất cả khía cạnh của hình ảnh này đều sai. Con cần nhận ra là con cần buông bỏ dần dần hình ảnh này cho tới khi con tới điểm không còn hình ảnh nào nữa quy định con phải như thế nào. Con đã vượt qua ý niệm một đệ tử tâm linh phải như thế nào đó.
Con yêu dấu, con có thấy chăng là dù con đang học một giáo lý tâm linh, giáo lý đó vẫn trình bày ý tưởng đến với con từ bên ngoài? Mục đích của giáo lý (nếu đó là một giáo lý tâm linh chân thật phát xuất từ chân sư thăng thiên) là đưa con tới điểm con là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ của con. Có thể là để khiến con tới được chỗ đó, con cần có trong một thời gian hình ảnh một đệ tử tâm linh phải như thế nào, và con cố sống theo hình ảnh đó. Con có thấy chăng là khi con làm vậy, con vẫn đang củng cố một khía cạnh nào đó của cái ta vỏ ngoài, và cái ta đó ngăn chặn con là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ?
12.5. Tuân theo một ý tưởng trong tâm
Thày muốn con bước lui lại và xem xét con đang làm gì trên mặt tâm lý khi con có ý tưởng một đệ tử tâm linh phải như thế nào. Cách vận hành này chính là bản chất của cái ta vỏ ngoài. Nó là (như thày đã giảng trong bài trước) nỗ lực khiến vũ trụ tuân theo một ý tưởng trong tâm, tâm vỏ ngoài, cái ta tách biệt. Thay vì tìm cách khiến vũ trụ tuân theo, con đang tìm cách khiến chính con tuân theo.
Con đang muốn bắt cái ta nào phải tuân phục? Một phần đó là cái ta vỏ ngoài. Dĩ nhiên là cái ta vỏ ngoài chấp nhận hình ảnh thế nào là một đệ tử tâm linh toàn hảo. Cái ta vỏ ngoài thường rất sốt sắng sống theo hình ảnh đó vì nó tin rằng khi đó, nó sẽ được các chân sư thăng thiên chấp nhận và cho phép nó vào cõi thăng thiên.
Nhưng cái ta khác mà con cũng muốn ép phải tuân theo hình ảnh đó là cái Ta Biết, mà các thày đã nhiều lần nói gì? Cái Ta Biết là nhận biết thuần khiết. Cái Ta Biết không phải là cái ta vỏ ngoài, nó chưa bao giờ là và nó sẽ không bao giờ là cái ta vỏ ngoài. Cái Ta Biết không xuống thế gian với cái ta vỏ ngoài. Nó cần cái ta vỏ ngoài để biểu hiện trong thế giới này, nhưng con không cần cái ta vỏ ngoài để thăng thiên, để trở về cõi tâm linh. Thực ra con cần buông bỏ cái ta vỏ ngoài để trở về cõi tâm linh.
Con có thấy chăng là cái ta vỏ ngoài chỉ có thể là một chướng ngại cho sự tiến bộ tâm linh của con? Trong điều kiện lý tưởng, cái Ta Biết là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ của con, không hơn không kém. Do đó, khi con cưỡng ép cái Ta Biết phải tuân theo một hình ảnh do cái ta vỏ ngoài dựng lên thì con không phải là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ của con.
Con yêu dấu, thủ đoạn đánh lừa của sa nhân là khiến con tin rằng con không thể là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ của con. Con không được phép là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ, là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ là sai, biểu hiện ánh sáng tâm linh là sai, biểu lộ khả năng sáng tạo là sai bởi vì con phải luôn luôn tuân theo quy luật. Thủ đoạn đánh lừa của sa nhân là khiến con tin rằng thay vì con sáng tạo và biểu lộ sự sáng tạo của Hiện diện TA LÀ, con phải bắt dòng sáng tạo chảy qua phin lọc của cái ta vỏ ngoài. Cái phin lọc này, dĩ nhiên, được tạo ra trên căn bản các điều kiện trong cõi vật chất. Nếu con cho phép dòng sáng tạo chảy qua phin lọc này, sẽ có một số điều kiện trong cõi vật chất mà con không bao giờ vượt qua được. Con sẽ không bao giờ dám biểu lộ bất cứ điều gì thách thức hay thăng vượt những hạn chế này của cõi vật chất.
12.6. Vượt quá những gì con người cho là khả thi
Con nghĩ vì sao Giê-su, hai ngàn năm trước đây, phải biểu diễn một số phép lạ? Những việc này được chính thức gọi là phép lạ, nhưng chúng không phải là phép lạ. Giê-su chỉ giản dị cho phép Hiện diện TA LÀ của thày hành động qua thày; thày là cánh cửa mở. Hiện điện TA LÀ có thể làm bất cứ điều gì nó muốn trong thế giới vật chất, nói cách khác nó có thể đi quá điều mà thày Serapis Bey đã gọi là định luật thiên nhiên phụ thuộc. Định luật thiên nhiên phụ thuộc không giới hạn được Hiện diện TA LÀ, và đây là điều Giê-su muốn chứng minh khi thày biểu diễn những việc được gọi là phép lạ.
Thày làm những việc phá tan những gì con người cho là khả thi. Bây giờ thì chúng ta sống vào một thời đại khác và do đó không cần làm những loại phép lạ đó nữa. Bây giờ là lúc giúp con người thấy được quyền năng nội tại của họ, và điều này có ý nghĩa khác hẳn trong thời đại này. Điều thày muốn nói là sa nhân đã quy định các định luật thiên nhiên phụ thuộc và họ đã làm vậy vì hai lý do. Một phần là để cho họ một số quyền lực khi họ đạt được điều mà thày gọi là “điều ngự bên ngoài” khi họ chế ngự được định luật thiên nhiên phụ thuộc. Họ cũng đặt ra những định luật này vì chúng giới hạn tất cả các người khác và do đó cho phép sa nhân khống chế được người khác.
Khi con nhìn kỹ hơn, con sẽ thấy là chưa bao giờ có môt sa nhân đã chứng minh quyền năng lớn trong thế giới vật chất mà không bóc lột người khác. Thày có nói về các nhà tỷ phú đã có khả năng biểu hiện đúng những điều kiện bên ngoài mà họ muốn. Họ cũng làm vậy vì họ khiến người khác làm đa số công việc hộ họ, hoặc bằng cách ép buộc hoặc bằng cách mua dịch vụ. Họ không biểu hiện những điều kiện này do quyền năng của họ nhưng bằng cách điều khiển người khác. Các định luật thiên nhiên phụ thuộc được đặt ra một phần để khiến con người tin rằng họ không có quyền năng quá một mức nào đó. Con có thấy chăng là nếu con thấy con phải sống theo một hình ảnh đệ tử tâm linh nào đó, thì con không thể là cánh cửa hoàn toàn mở cho quyền năng sáng tạo của Hiện diện TA LÀ của con?
Con yêu dấu, vị sứ giả này đã theo một giáo lý chân sư thăng thiên trong nhiều năm. Đó là một giáo lý chân chính. Lúc đó nhóm đó là một tổ chức sinh động và ông đã được hưởng nhiều lợi lạc. Nếu ông hoàn toàn chấp nhận hình ảnh đệ tử chân sư thăng thiên do tổ chức đó đề ra, thì ông đã không bao giờ dám trở thành một sứ giả của chân sư thăng thiên. Ông sẽ tiếp tục là một đệ tử, và nếu vậy ông đã không làm đúng theo những gì trong Sứ vụ Thiêng liêng của ông. Con có Sứ vụ Thiêng liêng của con, và điều duy nhất mà thày muốn là con sẽ không cho phép hình ảnh của một đệ tử tâm linh tốt ngăn cản sự hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của con.
12.7. Sứ vụ Thiêng liêng của con quan trọng như thế nào?
Khi con tới điểm này, dĩ nhiên là con cần quyết định một cách ý thức điều gì quan trọng nhất cho con. Thày biết là hiện nay có lẽ con không thấy rõ Sứ vụ Thiêng liêng của con. Con có thể thấy rõ điều con nghĩ là một đệ tử tâm linh tốt. Dĩ nhiên, chọn một viễn kiến rõ dễ hơn là chọn một viễn kiến không rõ. Tuy nhiên, bản chất của con đường tâm linh là con sẵn sàng bước đi bước kế tiếp ngay cả khi con không thấy rõ nó dẫn con đi đâu. Thày muốn hỏi con xem xét điều gì quan trọng nhất cho con: Hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của con (mà con và các chân sư thăng thiên đã thiết lập trước khi con đầu thai), hay là tiếp tục sống theo hình ảnh hiện nay của con về người đệ tử tâm linh tốt? Con yêu dấu, con thấy chăng, con không thể làm cả hai việc.
Con có thể nghĩ là nếu con có một viễn kiến chính đáng về người đệ tử tâm linh tốt, thì nếu con sống theo hình ảnh đó, thì một ngày nào đó con sẽ, như một phép lạ, hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của mình, nhưng điều này không đúng. Con không thể hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của con nếu con giữ chặt hình ảnh hiện nay về cách cư xử của con. Con không thể hoàn thành Sứ vụ Thiêng liêng của con bằng cách ép buộc mình phải sống theo một hình ảnh được quy định trong thế giới này. Con cần tới điểm con hoàn toàn cởi mở để Hiện diện TA LÀ biểu hiện điều nó muốn qua con.
Con yêu dấu, con hãy để thày trở ngược lại điều thày đã nói ở trên, là đằng sau phản ứng nghĩ rằng, như một đệ tử tâm linh, con phải cư xử cách nào đó, là một cơ chế khiến con cảm thấy con cần phải sống theo một hình ảnh nào đó. Điều thày muốn con thấy ở đây là mỗi khi con có cảm giác con phải như thế này, con phải làm điều này, con phải hành xử như thế này, thì điều đó tới từ cái ta tách biệt, cái ta vỏ ngoài, tự ngã, kẻ đứng trên ngưỡng cửa. Nó là lực hút, mở con ra với sa nhân.
Thày biết rõ là có nhiều đệ tử chân sư thăng thiên cho rằng các thày, chân sư thăng thiên, muốn áp đặt điều gì lên con, đòi hỏi con làm điều gì, hầu như đe dọa con phải tuân theo giáo lý của các thày. Thày đã nói gì trong suốt các bài giảng trước về phin lọc nhận thức? Con yêu dấu, các thày là chân sư thăng thiên, các thày là như các thày là. Các thày biết là khi một đệ tử tìm ra giáo lý của các thày, người đệ tử đó có một phin lọc nhận thức và do đó không thể thấy các thày như các thày là. Do đó, các thày cho phép đệ tử dần dần rũ bỏ phin lọc nhận thức để bắt dầu thấy các thày như các thày là.
Ở điểm này của khóa nhập thất của thày, con cần nhận ra là các thày không ép buộc con làm bất cứ điều gì. Ý tưởng các thày muốn ép buộc con là một ý tưởng đến từ sa nhân. Nó được đưa ra bởi nhiều tôn giáo và triết lý và ý tưởng thuộc nhiều phong trào tâm linh và Thời đại Mới.
12.8. Vượt qua một nền văn hóa dựa trên sợ hãi
Các thày đã thấy trong nhiều tổ chức chân sư thăng thiên trước đây là nhiều người đã đến với hình ảnh dựa trên sợ hãi về thày tâm linh. Trong một số tổ chức, họ đã tạo ra một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, đưa ra quan niệm là các thày rất trọng kỷ luật, rất đòi hỏi, ảnh hưởng con bằng sợ hãi, nghi ngờ, hổ thẹn hay mặc cảm tội lỗi. Có những tổ chức được các thày bảo trợ và đã đem lại nhiều bài truyền đọc chân chính, nhưng tuy nhiên đệ tử trong các tổ chức này đã xây dựng một nền văn hóa dựa trên sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Con có biết hậu quả tai hại nhất của văn hóa này là gì chăng? Nó khiến những người chịu ảnh hưởng văn hóa đó nghi ngờ những nhắc nhở trực giác đến từ Hiện diện TA LÀ của họ. Họ tìm cách tuân theo văn hóa vỏ ngoài thay vì theo trực giác của họ.
Khi con khiến một người khác nghi ngờ trực giác của họ, thì đó cũng là cách nhanh nhất để con tạo nghiệp. Một lần nữa, thày không muốn gây sợ hãi khi thày nói vậy. Điều thày muốn trình bày là con có thể có một sứ giả chân chính đem lại những bài truyền đọc chân chính và đã tạo ra một tổ chức được các thày bảo trợ, nhưng những người trong tổ chức đó vẫn xây dựng được một nền văn hóa dựa trên sợ hãi. Một lần nữa, điều này không sai trái một cách vĩ đại vì việc mỗi người tới với phin lọc nhận thức của họ là một điều dễ hiểu. Lý do là sa nhân đã phóng chiếu ý tưởng này lên tâm thức đại chúng suốt một quá trình lịch sử dài. Dĩ nhiên là có một lý do vì sao các thày chỉ có thể bảo trợ trong một thời gian một tổ chức có văn hóa dựa trên sợ hãi và không chịu buông bỏ nó. Đó là lý do vì sao ở điểm này thày tìm cách giúp con nhận ra là đã đến lúc con buông bỏ hình ảnh dựa trên sợ hãi về cách con phải cư xử như một đệ tử tâm linh.
12.9. Tiếp nối so với sáng tạo
Con yêu dấu, điều thày nói ở trên dẫn ta tới một điểm, một đề tài rất vi tế. Ý tưởng đằng sau quan niệm định luật thiên nhiên phụ thuộc là chúng đem lại sự tiếp nối, vì chúng không thay đổi theo thời gian. Mơ ước của sa nhân là tạo ra một vũ trụ máy móc. Con có hiểu chăng điều họ thực sự muốn làm, dù ngay cả đa số họ cũng không ý thức điều này? Điều họ muốn làm là chế ra một con đường máy móc đưa tới cứu rỗi để họ có thể vào cõi thăng thiên mà không phải buông bỏ mọi tàn dư của cái ta tách biệt, mọi tàn dư của tâm thức sa nhân. Họ muốn ăn gian hay xông vào thiên đàng.
Dĩ nhiên là điều này không thể làm được. Tuy nhiên, để Luật Tự quyết có thể tự trải bày, các thày đã cho phép một số nhỏ hành tinh có độ dày đặc vật chất khiến gây ra cảm tưởng là có một số định luật thiên nhiên phụ thuộc không thay đổi theo thời gian. Các thày đã cho phép điều này vì như vậy không những sa nhân mà các sinh thể khác cũng được cơ hội sống hết ước muốn kiểm soát cho tới khi họ tới điểm nhận ra đây là một sự phù phiếm, hoặc họ giản dị chán ngán.
Có nhiều đệ tử tâm linh đã dùng một giáo lý tâm linh chân chính để củng cố niềm tin vi tế cho rằng con cần theo một số bước máy móc để hội đủ điều kiện thăng thiên (hoặc đạt được giác ngộ hoặc bất cứ mục tiêu nào khác). Con có thể nói là tất cả giáo lý mà các thày đã trao truyền có thể bị dùng cho mục tiêu này. Các thày đã cho con khái niệm 144 tầng tâm thức. Các thày đã cho con một khóa học có cấu trúc về tự điều ngự dẫn con đi từng bước một. Con có thể dùng các điểm này để củng cố tư duy máy móc khiến con nghĩ rằng con chỉ cần thực hành một số bước. Nhưng có phải chăng là các thày đã nói nhiều lần (nếu con thực sự chú ý nghe) là khóa học này không phải là một khóa học máy móc?
Dĩ nhiên là con có thể theo khóa học này một cách máy móc. Con có thể bắt đầu bằng quyển sách thứ nhất, đọc bài truyền đọc của bước thứ nhất, đi từ tầng tâm thức 48 lên tầng 49. Con có thể đọc bài thỉnh của bước đó mỗi ngày trong 9 hay 33 ngày hay bao nhiêu ngày mà con chọn. Nhưng điều này không có nghĩa là con sẽ tự động đi từ một tầng lên tầng kế tiếp.
Các thày lúc nào cũng nói là khóa học là một khóa học sáng tạo. Nó đòi hỏi con phải nhận ra một hiểu biết mới và nó đòi hỏi con phải lấy quyết định. Điều tối thiểu là con phải chấp nhận hiểu biết mới và qua đó buông bỏ ảo tưởng đã bị hiểu biết đó thay thế. Đây không phải là một tiến trình máy móc.
12.10. Mơ ước của sa nhân
Con đường vươn lên qua 144 tầng tâm thức đòi hỏi con dần dần buông bỏ những khía cạnh của cái ta tách biệt. Điều sa nhân mong muốn là được vào thiên đàng mà không cần buông bỏ cái ta tách biệt. Con yêu dấu, điều họ mơ ước là nếu họ gian lận vào được thiên đàng, thì họ đột nhiên có được tất cả quyền năng và do đó có thể biểu hiện quyền năng đó qua cái ta tách biệt và hoàn toàn làm chủ thế giới.
Dĩ nhiên là điều này không thể nào xảy ra vì khi con còn bất cứ ý định ép buộc người khác hay ép buộc thế giới, thì con không thể thăng thiên, con yêu dấu. Con cần phải hoàn toàn bất hung hãn, bất bạo động để có thể bước vào cõi tâm linh. Sa nhân tìm cầu điều không thể có, và ở tầng này con cần nhận ra là điều này không thể xảy ra.
Con cần tới điểm (con cần làm bất cứ điều gì con làm được với tâm ý thức để tới điểm này) con thực sự thấy điều này một cách ý thức và cảm thấy trong con có sự buông bỏ. Hiểu bằng trí năng và quyết định buông bỏ ảo tưởng bằng tâm đường thẳng và lý trí, không đủ. Con cần làm việc, nghiên cứu bài giảng này, nghiên cứu các bài giảng trước của thày, đọc bài thỉnh, nhìn mọi khía cạnh, xin thày trợ giúp, để con cảm thấy đây không phải là một quyết định vỏ ngoài. Đây không phải là một quyết định của tâm vỏ ngoài; nó tự phát từ bên trong tâm con. Có một quyết định, nhưng không phải một quyết định của ý chí, nó là một quyết định tự phát. Nó không phải là một quyết định dựa trên sợ hãi; nó là một quyết định dựa trên tình thương. Con thấy là con không còn muốn đi theo con đường giả này, con không còn muốn sống hết cuộc đời mình dựa trên ý tưởng vỏ ngoài là con phải như thế nào. Con muốn con là người con là ở mỗi lúc.
12.11. Sự sống còn của cái ta vỏ ngoài
Con yêu dấu, con thấy chăng là cái ta vỏ ngoài khẩn thiết muốn sống còn. Nó biết nó sẽ chết, nhưng nó muốn tạo ra cảm tưởng là nó có thể bất tử. Nó nghĩ để trở nên bất tử thì nó phải giữ nó bất biến với thời gian. Con có thấy chăng đây là mơ ước của sa nhân và mơ ước đằng sau các định luật thiên nhiên phụ thuộc? Họ muốn chế ra cái gì trường tồn, cái gì bất biến với thời gian. Con yêu dấu, là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ có nghĩa gì? Có nghĩa chăng là con luôn luôn như cũ? Không phải vậy đâu, điều này có nghĩa là con không bao giờ như cũ, vì bất kỳ Hiện diện TA LÀ muốn biểu hiện điều gì xuyên qua con trên trái đất, thì con cho phép điều đó xảy ra. Khi Giê-su đi trên trái đất 2,000 năm trước đây, thày không đi và suy nghĩ với tâm vỏ ngoài: “Ta là Ki-tô Hằng sống, ta phải xử sự đúng theo tiêu chuẩn này khi làm bất cứ điều gì.” Khi thày gặp một hoàn cảnh nào, thày không suy nghĩ với tâm vỏ ngoài: “Ta phải hành xử như thế nào trong hoàn cảnh này?” và sau đó ép buộc mình phải hành xử như vậy.
Không đâu, thày ở trong hoàn cảnh. Tâm vỏ ngoài của thày bị vô hiệu hóa, bất cứ tàn dư nào của tâm vỏ ngoài mà thày có bị vô hiệu hóa. Điều thày làm trước hoàn cảnh bên ngoài đó là thày đi vào nội tâm và một cách giản dị, trở nên hoàn toàn trung dung, hoàn toàn cởi mở. Lúc đó, Hiện diện sẽ hành động xuyên qua thày một cách tự do. Con có thể thấy là Giê-su (nếu con có thể đi cùng với thày) có thể gặp một người bị tật nguyền, chẳng hạn như có một cánh tay bị teo lại, và Giê-su chữa lành cho người đó. Hai tuần sau, thày lại gặp một người khác có tay bị teo lại, mà nếu con áp dụng tâm thức sa ngã thì con sẽ nói: “Giê-su sẽ chữa lành người này như thày vừa làm với người kia.”
12.12. Mỗi hoàn cảnh đều phức tạp
Điều con không thể thấy với tâm vỏ ngoài là tất cả sự phức tạp của một hoàn cảnh nào đó. Hiện diện TA LÀ của Giê-su biết hoàn cảnh nghiệp quả phức tạp của người đầu với cánh tay bị teo. Do đó, nó có thể thấy việc chữa lành cánh tay đó sẽ giúp hành tinh và người đó tiến triển. Cũng như vậy, Hiện diện TA LÀ có thể thấy là trong trường hợp người thứ nhì, chữa lành cánh tay không phải là điều hữu dụng.
Nếu con nhìn vào những hoàn cảnh này và phân tích mọi khía cạnh, con có thể lượng định, phân tích, giống như những gì khoa học gia có thể làm, để giải thích vì sao người đầu được chữa lành và người sau thì không. Con yêu dấu, vấn đề là lời giải thích này rất phức tạp và sẽ mất rất nhiều thì giờ để tìm ra nó. Con có thấy điều thày muốn nói ở đây là gì chăng?
Con sống trong đời và con gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau. Giả thử con gặp một hoàn cảnh và con muốn dùng tâm vỏ ngoài để biết rõ con phải hành xử ra sao và vì sao lại làm vậy. Giả thử con được một lời giải thích viết thành một quyển sách dày 1500 trang, do đó con cần nhiều ngày để đọc xong quyển sách đó. Dĩ nhiên là khi con đọc xong quyển sách và hiểu bằng tâm vỏ ngoài là con phải hành xử ra sao, thì hoàn cảnh đã thay đổi và lúc đó đã quá trễ để hành động.
Nếu con muốn nhìn một cách cùng cực hơn, giả thử con đang đi trong rừng rậm và con nghe thấy tiếng động xào xạc dưới bụi cây. Con muốn hiểu tình hình với tâm vỏ ngoài và con cần năm phút để hiểu tình hình. Lúc đó, con sư tử đã vồ lấy con và ăn thịt con.
Con có thể thấy cách hành xử trên không đúng theo tinh thần của một sinh thể Ki-tô. Là một sinh thể Ki-tô không có nghĩa là con có một lời giải thích bằng tâm vỏ ngoài phải hành xử như thế nào trong mọi hoàn cảnh. Không có nghĩa là con biết hết mọi chuyện, mọi khía cạnh của một hoàn cảnh. Là một sinh thể Ki-tô có nghĩa là con luôn luôn hòa điệu với Hiện diện TA LÀ và con tuân phục xung lực đến từ Hiện diện TA LÀ trong mỗi cảnh huống.
Con không tìm cách ép buộc con phải hành động y như những gì con đã làm trong quá khứ trong cùng cảnh huống. Con không áp đặt bất cứ cái phải là nào lên trên một hoàn cảnh. Con không tìm cách hành động một cách bất biến. Con tìm cách hành động tự phát trong mọi tình huống. Đó là ý nghĩa của quả vị Ki-tô.
12.13. Tự phát mà không phân tích
Có một số học viên đã xây dựng ý tưởng rằng con đường tâm linh có nghĩa là càng ngày càng biết và hiểu nhiều hơn với tâm vỏ ngoài, trí đường thẳng, trí năng. Họ nghĩ rằng rốt cuộc họ sẽ tới điểm mà họ biết mọi thứ và có thể giải thích mọi thứ. Do đó, trong mọi cảnh huống, họ có thể biết điều gì đúng để làm.
Sau đó, con cũng có cùng những học viên đó, sau khi họ hành động trong hoàn cảnh nào đó, họ phân tích hành động của mình một cách chi tiết tỉ mỉ và hay “dằn vặt mình” vì kết quả không bao giờ tốt đủ. Con yêu dấu, con thấy chăng là khi con hành xử dựa trên ý tưởng con phải làm như thế nào đó, điều gì sẽ tất nhiên xảy ra? Sau khi con đã hành động và đối mặt với kết quả của việc mình làm, con sẽ phải phán xét mình và kết quả của việc mình làm.
Hành động của con có đạt được yêu cầu của hình ảnh toàn hảo mà con phải noi theo? Có bao nhiều lần hành động của con đạt được yêu cầu của hình ảnh toàn hảo? Con bước vào tiến trình phải đối phó với nỗi đau đã không làm đúng theo hình ảnh toàn hảo, phải giải thích điều này một cách nào đó, phải phân tích nó, phải coi nó như một cơ hội học hỏi và ép buộc mình phải học từ đó.
Chắc con cũng hiểu là khi con tiến tới quả vị Ki-tô, cách vận hành này sẽ tan biến đi? Con không phân tích vì con biết con đã hòa điệu với Hiện diện. Đây là điều Hiện diện muốn làm trong hoàn cảnh đó và dù hậu quả là gì chăng nữa, đây là điều tốt nhất có thể xảy ra trong hoàn cảnh đó. Điều này không có nghĩa là con, như một sinh thể Ki-tô, lúc nào cũng làm được điều mang lại kết quả lý tưởng hay toàn hảo. Nếu con nhìn vào đời của Giê-su, con sẽ thấy là có lúc thày đã không đạt được kết quả tối hảo trong một cảnh huống. lý do là vì những người khác liên hệ đến cảnh huống đó đã không phản ứng một cách cao nhất. Giê-su đã làm điều thày có thể làm bằng cách hòa điều với Hiện diện TA LÀ của thày. Thày cho những người khác cơ hội thăng vượt trình độ tâm thức của họ và vươn lên cao hơn, nhưng họ chọn không lấy cơ hội đó và do đó kết quả kém hơn lý tưởng. Tuy nhiên, Giê-su không quay vào bên trong, phân tích và dằn vặt mình về chuyện đó vì thày biết một cảnh huống không đứng yên với thời gian. Cuộc sống là một tiến trình luôn chuyển động. Một sinh thể Ki-tô không có mục tiêu tạo ra một kết quả vỏ ngoài nào đó và duy trì nó với thời gian.
12.14. Quả vị Ki-tô và sự trường tồn
Một sinh thể Ki-tô không đi tìm sự trường tồn, bất biến, liên tục. Một sinh thể Ki-tô luôn luôn tìm cách đẩy cho tiến trình sự sống tuôn chảy. Vị ấy biết sự sống là một dòng sông luôn tuôn chảy. Khi con có một tình cảnh, bất kể kết quả là gì, dòng sông sẽ vẫn tuôn chảy. Điều quan trọng không phải là phân tích xem kết quả có phải như vậy hay không nên như vậy. Điều quan trọng là nói: “Bây giờ kết quả là thế này, bước kế tiếp là gì đây? Làm sao chúng ta có thể đẩy tình cảnh tiến tới để chúng ta tiếp tục tiến lên với tiến trình sự sống?”
Sa nhân lúc nào cũng làm việc để đạt kết quả mà họ hình dung. Một sinh thể Ki-tô không đi tìm một kết quả cuối cùng, có thể ngoại trừ sự thăng thiên của một hành tinh hay sự thăng thiên của mọi người trên hành tinh. Đúng thực là một sinh thể Ki-tô nhìn cuộc sống như tuôn chảy theo dòng sông, giúp mọi người thăng vượt hoàn cảnh hiện nay của họ, trạng thái tâm thức hiện nay của họ và tiếp tục tiến triển.
Con có thấy chăng là điều sa nhân đã làm với định luật thiên nhiên phụ thuộc là tìm cách ngưng không để Dòng Sông sự Sống tuôn chảy? Họ đã tìm cách tạo ra một tình trạng trong đó họ có thể duy trì một trạng thái nào đó lâu dài. Thí dụ, con thấy là họ đã mơ ước tạo ra một nền văn minh, như Đế quốc La mã, hay Liên bang Sô viết, hay thể chế tư bản, và có thể duy trì một trạng thái mãi mãi. Con yêu dấu, đó lúc nào cũng là một trạng thái trong đó sa nhân đóng vai trò lãnh đạo và tất cả mọi người làm nô lệ. Họ nắm quyền kiểm soát, họ có địa vị quyền lực và đặc quyền. Bất biến là điều sa nhân mong muốn.
Thăng vượt là điều các chân sư thăng thiên mong muốn. Thăng vượt liên tục là điều các thày mong muốn. Con yêu dấu, con thấy chăng là ở điểm này của con đường tu của con, thày muốn con xem xét: Hình ảnh con có về chính mình nói gì về mục tiêu mà con muốn đạt được? Con có viễn kiến con đường tâm linh sẽ dẫn con tới đâu? Con đang làm việc để đạt được mục tiêu tối hậu nào?
Con có chăng một hình ảnh cố định trong tâm về mục tiêu mà con muốn đạt được khi con hoàn tất khóa học tự điều ngự này và đạt được tầng tâm thức 96? Con có chăng một hình ảnh cố định thế nào là một sinh thể Ki-tô? Con có chăng một hình ảnh cố định thế nào là một chân sư thăng thiên? Nếu thế thì thày muốn con xem xét một cách ý thức là những hình ảnh đó không phù hợp với thực tại vì đường tu là sự thăng vượt liên tục. Con yêu dấu, nó không bao giờ chấm dứt.
12.15. Bất toại nguyện với chính mình
Nếu con đang cố gắng đạt một mục tiêu cố định, thày có thể bảo đảm với con là con sẽ không bao giờ tới đó và điều này có nghĩa là con sẽ mãi mãi bất toại nguyện với chính mình. Thày không muốn con bất toại nguyện với chính mình và sự tiến triển của mình. Thày muốn con cảm thấy và chấp nhận là con đang ở đúng chỗ con cần ở vào lúc này. Thày muốn con cảm thấy hoàn toàn bình an biết rằng con đang ở đúng chỗ con cần ở. Con cũng sẽ tiến lên tầng kế tiếp và con sẽ hài lòng ở nơi đó. Vì sao con phải suốt đời bất toại nguyện với chính mình?
Con yêu dấu, con có thấy chăng là nhiều đệ tử tâm linh hài lòng hơn, an bình hơn với cuộc đời mình trước khi tìm ra con đường tâm linh? Từ khi con tìm ra con đường tu, con có một mục tiêu mà con cảm thấy phải cố gắng đạt được. Con biết là con chưa tới đó và do đó con cảm thấy có khoảng cách, có sự trống vắng. Thày biết là lúc này con chưa sẵn sàng vượt qua sự trống vắng đó. Thày biết là con đã sẵn sàng để có một ý tưởng gieo vào trong tâm là sẽ có một lúc con sẽ sẵn sàng đối mặt nó và vượt qua nó. Điều này không cần thiết, nhưng nó là sản phẩm không thể tránh của ý tưởng rằng con phải là cái gì đó.
Con yêu dấu, con có thấy chăng hình ảnh mà con đang áp đặt lên chính mình ngay lúc này, quy định thế nào là một đệ tử tâm linh? Con có thấy nó chăng? Nếu con không thấy, con hãy xin thày giúp, và thày sẽ giúp con trong lúc con tiếp tục học bài này. Khi con thấy nó, con có thể nào buông bỏ nó và cho phép mình hơn là hình ảnh đó?
TA LÀ Chân sư Thăng thiên Hilarion. Bây giờ thày hơn là khi thày bắt đầu bài truyền đọc này. Con có hơn là khi con bắt đầu đọc hay nghe nó chăng?