Bài giảng của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels, ngày 3/10/2021, nhân dịp Webinar 2021 cho Hàn quốc – Là cánh cửa mở cho hành tinh địa cầu.
Ta là chân sư thăng thiên Phật Gautama. Thày Giê-su vừa nói đến sự kiện có quá nhiều tín đồ đạo Cơ đốc không thấy được mối liên hệ nào giữa thày và công nghệ hiện đại. Chắc chắn một điều tương tự cũng có thể nói về rất nhiều Phật tử không thấy mối liên hệ nào giữa sự thị hiện rất “phi công nghệ” của ta cách đây 2500 năm và xã hội phương Tây là xã hội hiện đại với công nghệ rất cao. Nhưng ta đang giữ một trách nhiệm tâm linh cho hành tinh này, là Chủ tể của Thế giới. Vậy chức năng của trách vụ này là gì?
Nạn nghèo đói và ý thức hệ
Hiển nhiên, đó là nâng cao tâm thức loài người, và ta hỗ trợ hoàn toàn mục tiêu xóa nghèo. Và tất nhiên ta biết rõ, như các thày Saint Germain và Giê-su đã có trình bày, để cho điều này xảy ra, để mức sống vật chất của con người được nâng lên, chúng ta cần đến những hình thức công nghệ mới, bởi vì vấn đề này chỉ có một giải pháp công nghệ.
Chắc con cũng nhận thấy khi ta thị hiện 2500 năm về trước, toàn bộ dân số trên địa cầu rất, rất ít so với ngày nay. Do đó hầu hết mọi người vào thời đó, ít ra trong khu vực ta thị hiện, có một mức sống tương đối thoải mái trong một xã hội nông nghiệp. Con có thể thấy trên thế giới đã có những thời kỳ xã hội nông nghiệp khi cuộc sống con người tuy không mấy sung túc, nhưng người ta cũng không đến nỗi chết đói, không đến nỗi phải lo lắng bữa cơm tới của mình sẽ đến từ đâu. Cái giá mà họ phải trả, dĩ nhiên, là họ phải bỏ ra phần lớn thời gian làm lụng để duy trì một mức sống vật chất, một đời sống vật chất nào đó.
Rõ ràng là trong những xã hội này, cách duy nhất để con người có thể tập trung vào việc tu tập tâm linh là rút về một tu viện hay một nơi ẩn cư nơi họ không có nhu cầu phải bỏ ra toàn bộ thời gian lo việc nuôi thân. Đây là một mô thức khá thực tế cho thời đó, nhưng kể từ đó tất nhiên với sự gia tăng dân số mạnh mẽ trên địa cầu, con gặp phải tình trạng một xã hội nông nghiệp không còn khả năng cung ứng mức sống tốt đẹp cho số đông được nữa. Và cũng vậy, xã hội vật chất hay công nghệ cũng không có khả năng cung ứng mức sống đó. Tuy vậy, phải nói là nếu các nguồn tài nguyên sẵn có được phân phối đồng đều hơn, thì nạn nghèo đói, ít ra là trong những dạng cùng cực nhất, chắc chắn có thể được giảm thiểu đáng kể.
Như luôn luôn, vấn đề không chỉ là công nghệ, mà vấn đề là tư duy, là ý thức hệ, và đặc biệt là ý thức hệ đã khoác vào nhiều dạng cụ thể, và tất cả những dạng này đều hỗ trợ cho sự hiện hữu của một giai cấp thượng lưu nhỏ hẹp với một mức sống khác hẳn mức sống của quần chúng rộng lớn. Con có cái mà ta gọi là những ý thức hệ thường tình phổ quát, vượt ra khỏi các dạng hệ tư tưởng đặc thù hơn, sự phân biệt ưu tú đặc thù hơn. Và một trong những ý thức hệ này nằm sâu bên dưới là sự phân chia xã hội thành những phân loại hay giai cấp tách biệt. Đây tất nhiên, phần nào là vấn đề mà ta đã cố giúp xã hội và dân chúng thời đó vượt lên khỏi. Con sẽ thấy là khi ta bước chân trên địa cầu, xã hội thời đó là một xã hội nông nghiệp bị Ấn giáo chi phối, và Ấn giáo chủ trương phân chia con người thành bốn giai cấp thật rõ ràng, và ngay cả ngày nay con vẫn thấy hệ thống giai cấp này được Ấn giáo tiếp nối và duy trì. Đương nhiên, điều ta đã cố làm là thành lập một tôn giáo không chấp nhận, hay không dựa trên một sự phân chia con người như thế.
Khi con nhìn đạo Phật, con thấy là tất nhiên, tâm thức phân rẽ đã len lỏi vào được trong đó, cho nên mới có sự phân biệt giữa người đạo Phật và người không đạo Phật, người thuộc môn phái này hay biến thể kia của đạo Phật. Một số tự xem mình là cao trội và các môn phái khác là thua kém, vân vân. Và lại có cả những người xem giai cấp tu sĩ đạo Phật phần nào đứng cao hơn quần chúng, nhưng ngay cả quần chúng thì vẫn cao hơn những kẻ chưa sẵn sàng nhận được bất kỳ giáo lý tâm linh nào. Một lần nữa, con tìm thấy những phân chia như vậy trong xã hội, và đó tất nhiên là điều mà ta đã cố giúp con người vượt qua bằng cách khắc phục tâm thức nhị nguyên.
Vấn đề kiểm soát
Bởi vì dĩ nhiên, chính tâm thức nhị nguyên là nền tảng và cũng là phương pháp mà cách phân chia như thế được tạo ra. Ở đây ta muốn giảng cho con một số điều tiếp nối những gì chúng tôi, các chân sư, đã trao cho con trước đây, nhưng đi xa hơn một chút. Con có thể xem đến một số lời dạy của chúng tôi về sa nhân, là những kẻ đã thực sự đưa hành tinh địa cầu vào vòng xoáy đi xuống khi chúng đem tới đây một cách hiểu cực đoan hơn về nhị nguyên. Chúng tôi có nói là các xã hội trên địa cầu đã rơi vào nhị nguyên trước đây nhưng không đến nỗi những hình thức hung hãn của nhị nguyên, vì đây chính là hình thức mà sa nhân đã đem đến đây. Chúng tôi có nói là các sa nhân hình thành một nhóm thượng lưu quyền lực khi chúng đầu thai, và chúng lập ra nhiều nhóm ở các cõi tình cảm, lý trí và bản sắc. Chúng tôi cũng có nói là mục đích của chúng là nắm quyền kiểm soát địa cầu, kiểm soát loài người trên địa cầu, trong âm mưu rộng lớn hơn là chứng minh Thượng đế sai lầm.
Điều ta muốn bàn đến ở đây là chủ đề kiềm soát. Có vẻ như trên địa cầu có một số xã hội gần như bị hoàn toàn kiểm soát bởi một thiểu số thượng lưu. Chúng có thể là chế độ độc tài, như các nước cộng sản chẳng hạn, Liên xô dưới Stalin, Đức dưới Hitler, Trung quốc dưới Mao và nhiều ví dụ khác nữa, Bắc Hàn dưới chế độ hiện hữu. Dựa trên đó, con có thể nghĩ sa nhân có khả năng áp đặt một độ kiểm soát rất cao trên các xã hội. Có người cho rằng sa nhân cũng kiểm soát chặt chẽ một số xã hội đã trở thành dân chủ và các xã hội này thực sự là những chế độ độc tài, nhưng thực tế là ngay cả ở một nước nghiêm ngặt như Liên xô, sa nhân cũng không nắm được kiểm soát toàn diện.
Chúng chưa bao giờ toàn quyền kiểm soát được địa cầu, và chúng sẽ không bao giờ làm được chuyện đó, tại sao vậy? Bởi vì sa nhân là nạn nhân của chính tâm lý của chúng. Chúng tôi nói sa nhân đã làm gì? Chúng đã bị rơi vào tâm thức nhị nguyên, chúng đã hoàn toàn bị bao trùm, bị chế ngự, bị đui mù, bị mắc bẫy, bị đồng hóa với tâm thức nhị nguyên. Nhưng điều gì xảy ra trong tâm thức nhị nguyên chứ?
Trong tâm thức đó, con lấy toàn bộ chiều rộng của nhận thức con người, xong con tập trung vào một lãnh vực nhất định và con nâng nó lên vị thế tuyệt đối của một chân lý – như một ý thức hệ cao trội, hay tôn giáo cao trội, hay cái gì gì nữa. Và con dùng cái đó, đưa nó ra làm chuẩn mực để lượng định xem mọi thứ là đúng hay sai, tốt hay xấu. Và con có thể nghĩ, những kẻ đã chiếm đoạt được đặc quyền định nghĩa vấn đề là gì, đã kiểm soát chuẩn mực để đo đạc mọi thứ theo chuẩn mực đó, thì chúng phải kiểm soát được sự suy nghĩ của mọi người.
Tuy nhiên trong nhị nguyên, con không bao giờ có thể kiểm soát được toàn diện, vì lý do giản dị là khi con lấy ra một đơn vị khỏi tổng thể và nâng nó lên vị thế cao trội, con bắt buộc sẽ tạo ra một sự mất cân bằng cơ bản. Chúng tôi đã có nói về định luật thứ hai của nhiệt động học sẽ đưa mọi vật trở về trạng thái năng lượng thấp nhất có thể có, nhưng chúng tôi cũng có thể bảo đó thực sự chỉ là sự minh hoạ của định luật cân bằng của vũ trụ. Không phải là luật cân bằng, hay ngay cả định luật thứ hai của nhiệt động học, cố đưa tất cả vào một trạng thái không phân biệt, mà quy luật vũ trụ được thiết lập để đảm bảo mọi thứ tăng trưởng đến những trạng thái ngày càng cao hơn, nhưng là một sự tăng trưởng bền vững, liên tục và tuần tự.
Điều con làm trong nhị nguyên là con tách rời con ra khỏi sự tăng trưởng vững bền liên tục đó, và con tạo ra một trạng thái mất cân bằng bằng cách con chù trương, thay vì tổng thể được tăng trưởng, con lại muốn sự tăng trưởng cục bộ của một ý thức hệ, một nhóm người hay một tầng lớp thượng lưu mà thôi, và điều này chỉ có thể xảy ra bằng cách tước đi một cái gì đó từ tổng thể. Nói cách khác, một nhóm ít người tước đoạt một cái gì đó từ tổng thể, và chính điều này vi phạm quy luật cân bằng của vũ trụ, vì khi tổng thể mất cân bằng thì quy luật vũ trụ sẽ kéo nó trở về cân bằng.
Luôn luôn sẽ có một đối cực kéo bất kỳ mất cân bằng nào trở về trạng thái cân bằng. Đây là điều mà chúng tôi đã mô tả là một đặc điểm của nhị nguyên, nghĩa là khi con tạo ra một đối cực nhị nguyên, nó cũng đồng thời tạo một đối cực nhị nguyên trái ngược. Đây là điểm mà triết gia Hegel đã mô tả là phép biện chứng, nghĩa là khi một tư tưởng hay một lý thuyết trở thành luận đề tạo ra phản đề, thì sẽ có một cuộc đấu tranh giữa hai lực, dẫn đến kết quả một trạng thái mới gọi là tổng hợp, tuy nhiên chính tổng hợp này lại trở thành luận đề kế tiếp tạo ra một phản đề mới nữa, rồi lại có một cuộc đấu tranh, vân vân và vân vân cho đến vô tận. Hegel tin đó là cách thức người ta đạt được tiến bộ và là cách thức duy nhất. Đấy là sự giới hạn trong cái nhìn của Hegel.
Thật ra đó lá cách thức vận hành trong một trạng thái mất cân bằng, bởi vì khi con có cân bằng, con vẫn tăng trưởng nhưng không có đấu tranh, không có đối lập, không có căng thẳng giữa hai đối cực. Tất cả những gì xảy ra trong một trạng thái cân bằng trên một hành tinh tự nhiên đều nhắm vào việc nâng cao tổng thể. Chỉ khi con tìm cách nâng cao một thành phần của tổng thể qua việc hạ thấp phần còn lại của tổng thể, thì con mới có mất cân bằng, mới có đối lập, mới có đấu tranh biện chứng. Điều mà Hegel và Marx đã làm là nhìn vào một trạng thái mất cân bằng xuất hiện đâu đó trên địa cầu, rồi cố dùng nó để tạo ra một xã hội lý tưởng hơn không còn xung đột mâu thuẫn. Hiển nhiên, chuyện này không bao giờ có thể thực hiện được, vì một dạng mất cân bằng không thể dẫn đến hài hòa và trọn vẹn, mà nó chỉ dẫn đến một dạng mất cân bằng khác mà thôi.
Tại sao ta nói là sa nhân không có quyền kiểm soát? Bởi vì mỗi khi chúng lấy một tư tưởng, một nhóm người hay một tôn giáo và nâng lên vị thế cao trội, chúng cũng tạo ra một đối nghịch. Nghĩa là chúng sẽ không bao giờ có thể đạt đến trạng thái mà chúng mơ ước, tức là một quyền kiểm soát vĩnh viễn mà không gì có thể đe dọa. Luôn luôn sẽ có một sự đối lập, hay đe doạ, cho quyền kiểm soát của chúng. Tất nhiên, điều này chúng không thể nào chịu được, cho nên chúng bắt buộc phải tìm cách tiêu diệt đối lập. Đó là vì sao con thấy tất cả những ý thức hệ loại đó luôn luôn chứa đựng ý tưởng là có phải và trái, có đúng và sai. Có những người theo phe đúng, có những người theo phe sai, và những ai theo phe đúng phải tiêu diệt những ai theo phe sai. Vì thế mới có đấu tranh liên tục. Chuyện này là một đặc điểm không thể thiếu của nhị nguyên.
Không có an bình trong phản ứng
Nhưng bây giờ con hãy nhìn vào tâm lý của sa nhân. Chuyện gì xảy ra trong tâm lý sa nhân? Như các chân sư khác đã nói, khi con là avatar mới đến địa cầu, con đã phải nhận chịu một chấn thương gọi là chấn thương nhập đời. Còn sa nhân thì sao? Nơi bầu cõi chúng bị sa ngã, khi chúng phải đối mặt với các chân sư thăng thiên, đối mặt với sự thật là có một quyền uy lớn hơn quyền năng của chúng, thì chúng cũng nhận chịu một chấn thương, hay chúng tạo ra chấn thương, như chính con cũng từng làm vậy.
Kể từ đó trở đi, sa nhân đã luôn tìm cách bù đắp cho chấn thương mà cảm giác mất mát đó đã gây ra. Chúng đã mưu toan giành lấy quyền kiểm soát hầu tìm cầu một tâm trạng bình an, không bị phân rẽ, không bị tổn thương và đau đớn bởi chấn thương. Nhưng tất nhiên, điều này chúng không thể làm được vì chúng cố làm qua trung gian tâm thức nhị nguyên, mà nhị nguyên thì bắt buộc phải tạo ra đối nghịch. Luôn luôn phải có một cặp đối nghịch. Vậy có nghĩa là gì?
Có nghĩa là một sa nhân, một sa nhân nào đó, sẽ bắt đầu tìm cách nâng cao, chẳng hạn, một tôn giáo nào đó thành tôn giáo cao trội. Nó sẽ tin là nếu nó có thể tạo ra một tình trạng trên địa cầu nơi ai ai cũng đi theo tôn giáo đó và không có ai thách thức, không có ai chống đối tôn giáo đó, thì hẳn là nó sẽ vô cùng yên trí. Nó sẽ nắm quyền kiểm soát. Và nó sẽ cảm thấy là nó nắm toàn quyền, vì đó là cách duy nhất mà một sa nhân có thể mường tượng sự yên trí. Không hẳn là sa nhân tìm cầu sự yên trí, mà nó tìm kiếm một thế cân bằng nào đó nơi nó có thể cảm thấy mình làm chủ tình hình, và cách duy nhất nó có thể nghĩ ra là nắm quyền lực một cách độc đoán. Nhưng cho dù sa nhân có phấn đấu đến đâu, nó cũng sẽ không bao giờ đạt được trạng thái tâm lý nơi nó cảm thấy nó làm chủ và nắm quyền lực tuyệt đối.
Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là, như chúng tôi đã có nói, tâm lý của một sa nhân thật sự là định nghĩa chính xác nhất về chứng rối loạn đa nhân cách (split personality disorder), chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder). Một sa nhân có vẻ như kiểm soát được tình hình, chẳng hạn như Stalin, nếu nói về sự kiểm soát trong cõi vật lý thì Stalin hoàn toàn kiểm soát Liên xô, vì ông muốn gì thì người ta răm rắp làm theo. Nhưng nhìn vào tâm lý của Stalin, con sẽ thấy ông hoàn toàn không kiểm soát được trạng thái tâm ông, vì ông luôn luôn cảm thấy mình bị đe dọa, luôn luôn sợ hãi, luôn luôn tìm cách triệt hạ mọi tiềm năng đe dọa bằng cách sát hại ngay cả những cộng tác viên thân cận nhất của mình. Mao, Hitler, cũng tương tự như thế. Điều con thấy ở đây là sa nhân bị mắc kẹt trong nhu cầu ám ảnh cưỡng chế đó, luôn tìm cách tạo ra một trạng thái – có thể nói là – yên tâm, hay ít ra không bị đe dọa, nhưng nó lại làm vậy bằng cách tiêu diệt một cái gì khác.
Hiển nhiên, không một sự an bình hay một thế cân bằng nào có thể đạt được qua hủy diệt, nhưng sa nhân sẽ không bao giờ nhìn ra được chuyện đó từ tâm thức nhị nguyên. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói là sa nhân có vẻ như kiểm soát được ngoại cảnh, nhưng trong nội tâm, sa nhân không ngừng phản ứng, và tất nhiên, khi con phản ứng lại những hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát của mình, làm sao con có thể giữ được kiểm soát? Không thể được. Sa nhân không bao giờ kiểm soát được chính tâm lý của chúng. Chúng luôn luôn phản ứng lại những mối đe dọa, cho dù là thực hay là tưởng tượng.
Khi ta nói “thực”, tất nhiên là ta dùng dấu ngoặc kép, mặc dù con có thể bảo là có một số đe dọa hiện hữu trong cõi vật lý, và có một số đe dọa khác thì do sa nhân bịa đặt ra trong tâm trí. Kỳ thực, khi con trong tư cách là một học trò tâm linh nhận ra điều này, đương nhiên con sẽ nhận ra là tâm lý của sa nhân cũng không khác tâm lý của con người trên cơ bản. Sa nhân chỉ cực đoan hơn mà thôi. Con là một học trò tâm linh, chừng nào con còn mang chấn thương nhập đời, thì con cũng sẽ ở trong tâm trạng phản ứng lại những sự kiện có vẻ vượt khỏi tâm kiểm soát của con, và con cũng làm vậy bằng cách tạo ra một cảm giác cân bằng, an tâm, yên trí nào đó.
An bình nội tâm
Khi con nhận ra điều này, con cũng nhận ra đây là một tâm thức vô cùng xưa cũ trên hành tinh địa cầu, một động lượng đã có từ rất lâu, thậm chí một con quái vật tập thể luôn khiến con người tạo dựng một cảm giác an tâm qua nhiều phương cách. Một phương cách, chẳng hạn, trong cõi vật lý là xây thành lũy kiên cố với tường dày đến độ không một kẻ thù nào có thể đâm thủng, rồi con tích trữ lương thực để cố thủ trong đó thật lâu, chẳng khác gì cách phản ứng sợ hãi của những kẻ gọi là lãnh đạo xã hội thời trung cổ. Hay con cũng có thể dùng nhiều phương cách khác, qua khoa học, qua công nghệ, hay con mua bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ hoặc mọi loại bảo hiểm mà con có thể nghĩ ra, hay con cũng có thể tích trữ nhiều tiền bạc đến độ con tưởng con sẽ có thể tung tiền mà thoát khỏi mọi khó khăn. Nhưng phương cách của con cũng có thể là tôn giáo hay giáo lý tâm linh. Con thấy Giê-su đã nói gì về những tín đồ Cơ đốc tạo dựng một tâm trạng mà họ tưởng là cân bằng do họ tin chắc là họ sẽ được cứu rỗi khi Giê-su tái lâm, và họ tin chắc là họ chỉ cần tiếp tục sống cuộc đời thoải mái và có lẽ đóng góp một chút tiền bạc cho từ thiện.
Con thấy trong Phật giáo có bao nhiêu người, ngay cả những vị tu sĩ trong tu viện, cũng đã tạo ra một trạng thái tương tự như vậy, có vẻ rất cân bằng và yên ổn vì họ cho là mình chỉ cần tiếp tục sống cuộc đời tu hành, tuân thủ mọi yêu cầu tụng niệm, cầu nguyện, tu tập, thiền định, và điều này và điều kia. Nói cách khác, đó là con đường vỏ ngoài, con đường tự động mà qua đó con nghĩ con có thể đắc đạo hay nhập niết bàn mà không cần xem xét đến tâm thức của mình và chuyển đổi tâm thức.
Tất nhiên, như chúng tôi đã nói nhiều lần, có những học trò tìm thấy giáo lý của chân sư thăng thiên cũng đã cố làm y chang như thế với giáo lý của chân sư, và hiển nhiên, đó là chuyện khả thi. Chuyện này dễ hơn trong những đợt truyền pháp trước, và nó khó hơn hẳn trong đợt truyền pháp này, vì lần này, lần đầu tiên ít ra là trong lịch sử được ghi chép, chúng tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để phơi bày ra các cơ chế tâm lý, hầu con chỉ có thể vừa ở lại với giáo lý, vừa xây đắp một cảm giác yên ổn, bằng cách con bỏ qua, hay phủ nhận, một phần đáng kể của giáo lý. Nếu con là người cởi mở, tất nhiên con nhận ra là con không thể là một cánh cửa mở hoàn toàn nếu con dùng giáo lý theo cách đó. Con cần bước vào một trạng thái – và đa số các con đã bước vào rồi – nơi mình sẵn lòng xem xét tâm lý mình một cách liên tục, sẵn lòng giải quyết những gì cần giải quyết, rồi vươn lên cao hơn hầu thực sự trở thành một cánh cửa mở.
Tất nhiên, điều mà con cũng gặt hái được qua cách này là một trạng thái an bình chân thực hơn. Chúng tôi có nói là luôn luôn sẽ có những ảo tưởng mà con cần vượt qua cho tới khi con thăng thiên, nhưng chúng tôi cũng có nói là điều này không có nghĩa là con phải sống hết kiếp này trong một tâm trạng thiếu sót, cảm thấy như mình luôn luôn bất cập, khiếm khuyết, như luôn luôn có điều gì mình chưa làm hay cần phải làm. Điểm mà con cần thực sự đạt đến là sự chấp nhận. Con chấp nhận chính mình như một học trò sẵn lòng bước đi trên đường tu, luôn luôn tìm xem mình có cần nhìn ra điều gì trong tâm mình, trong tâm lý mình. Một khi con vượt qua được điểm đó, là điểm mà chúng tôi gọi là điểm kháng cự không muốn nhìn vào tâm lý mình, thì con sẽ có được một cảm giác an bình nội tâm nào đó, vì không có điều gì trong tâm mà con sợ nhìn vào, không có gì trong tâm lý của con mà con không thể khắc phục, không có gì trong thế gian mà con cần sợ hãi.
Điều kiện ngoại cảnh có mục đích gì
Tại sao con người lại sợ ngoại cảnh? Họ có nhiều lý do. Họ nói, tôi sợ đau ốm, tôi sợ đau đớn, tôi sợ này sợ kia. Phải, điều này có thể thông cảm được. Nhưng dù sao đi nữa, tại sao họ lại sợ một điều kiện bên ngoài chưa thị hiện? Bởi vì họ sợ nó sẽ tác đông đến tâm lý của họ như thế nào. Như chúng tôi đã có trình bày, không phải là điều kiện vỏ ngoài khiến con đau đớn. Nỗi đau hiện hữu trong tâm con. Ngay cả đau đớn thể xác cũng hiện hữu trong tâm con, hay ít nhất nó khơi ra một phản ứng trong tâm con. Đó là điều khiến nó không chịu đựng nổi. Kỳ thực, con luôn luôn lo sợ phản ứng của con đối với một điều kiện bên ngoài thay vì chính điều kiện đó. Nhưng nếu con biết là con có thể khắc phục phản ứng đó bằng cách nhìn vào phản ứng cũng như ngã tách biệt đằng sau nó, thì tại sao con lại cần lo sợ phản ứng? Và nếu con không lo sợ phản ứng thì tại sao con lại cần sợ hãi điều kiện đó?
Thật sự, điều mà một số các con đã bắt đầu sẵn sàng nhìn nhận là con không có lý do gì để sợ hãi bất cứ điều kiện nào trên địa cầu. Phần nào đây cũng là điều mà Giê-su đã chứng tỏ khi thày chấp nhận để mình bị đóng đinh trên thập tự giá. Con có thể nói là nếu việc bị đóng đinh và chịu đựng nỗi đau đớn tạm thời đó đã giúp cho thày đủ tư cách thăng thiên, thì liệu việc trải qua nỗi đau nhất thời đó chẳng bõ lắm hay sao? Con thử nhìn xem Giê-su sau khi thày thăng thiên. Thày có thể nhìn lại những giờ phút đau đớn đó, nhưng chuyện đó còn hề chi nữa? Trong trạng thái thăng thiên, bất cứ gì đã xảy ra trên địa cầu có còn quan trọng gì nữa không?
Chúng tôi đã nói gì về mục đích thực sự của địa cầu, của trải nghiệm của con trên địa cầu? Đó là để nâng cao tâm thức. Một phần công việc nâng cao tâm thức là con phải vượt qua một cái gì đó nơi bản thân con – những cái ngã tách biệt, hay cái gì khác nữa. Và để vượt qua cái đó, con phải nhìn thấy nó. Và để nhìn thấy nó, chuyện gì cần xảy ra? Phải, đôi khi con có thể nhìn thấy nó qua một tiến trinh nội tâm. Nhưng có những thứ mà con không thể nhìn thấy, hoặc ít ra con sẽ nhìn thấy nhanh chóng hơn nếu nó được các điều kiện ngoại cảnh kích hoạt cho hiển lộ ra.
Đâu là mục đích của bất kỳ trải nghiệm nào mà con có thể có trên địa cầu? Đó là để làm hiện rõ ra trong nội tâm của con một số điều kiện đang hạn chế con – đó chính là tại sao con mới có một phản ứng khó chịu – hầu con có thể nhìn thấy điều kiện đó, giải quyết nó và được giải thoát khỏi nó. Và một khi con đã giải thoát khỏi điều kiện đó trong chính con, thì điều kiện bên ngoài hoàn toàn vô can, không dính dáng gì đến con nữa. Nếu con không có phản ứng tiêu cực nào đối với điều kiện, thì nó có quan trọng gì nữa không? Nó không kìm hãm được sự tăng trưởng tâm linh của con.
Một khi con bắt đầu suy ngẫm điều này, con có khả năng đạt đến một điểm khi con xoay chuyển một cách ý thức, và con nói: “Tại sao tôi lại sợ tất cả những điều kiện đó có thể xảy đến? Tại sao tôi lại cần sợ tất cả những điều kiện đó? Bất cứ gì xảy ra cũng sẽ tạo ra phản ứng. Khi tôi nhìn thấy phản ứng, đó là cơ hội cho tôi tìm kiếm những ảo tưởng, những cái ngã tách biệt đã gây ra ảo tưởng, hóa giải những ảo tưởng đó, để cho ngã tách biệt chết đi, và khi đó tôi được tự do. Tại sao tôi lại sợ những chuyện xảy ra cho mình khi thật sự chúng sẽ giúp mình đạt được giải thoát tối hậu và thăng thiên? Tại sao tôi cần phải sợ bất cứ điều kiện nào? Liệu tôi có thể nói, “Chuyện gì xảy ra cũng được! Bất cứ gì xảy ra cũng được!”?
Hết sợ hãi
Một lúc nào đó con hãy thử ngồi xuống trong một khung cảnh yên lắng, nhắm mắt lại, tập trung vào trái tim rồi nói: “Bất cứ gì xảy ra cũng được.” Xong con dõi nhìn xem phản ứng đến từ bên ngoài tim con, đặc biệt từ những luân xa bên dưới, từ cảm thể của con. Con nhìn xem con có phản ứng thế nào. Thử theo dõi phản ứng. Thử nhìn xem con có nhận diện được một ngã tách biệt nào hay không. Nhìn xem cái tin tưởng đứng đằng sau nó. Con đang thực sự sợ hãi điều gì? Tại sao con lại nghĩ, đây là một chuyện khủng khiếp mình cần phải tránh? Cái gì ở trong điều kiện đó mà con thực sự sợ hãi, và con sẽ thấy đó là phản ứng bên trong con, nhưng một phản ứng bên trong thì con có khả năng ảnh hưởng. Con có thể bó tay không làm gì được đối với điều kiện bên ngoài, nhưng con có thể làm gì đó với phản ứng của con. Không phải đây chính là cốt lõi lời dạy của các chân sư hay sao?
Tại sao con thực sự sợ nó? Con có nghĩ là con cần sợ nó? Điều này sẽ lần hồi dẫn con – đồng ý, tất cả các con sẽ cần thời gian để đạt tới đó – nhưng nó sẽ dẫn con đến điểm khi con có thể nói: “Ừ nhỉ, bất cứ gì mà tôi gặp trên địa cầu chỉ là một thử nghiệm. Nó không có gì là thực, theo nghĩa là nó không có quyền năng gì trên tôi để có thể định nghĩa được tôi.” Và khi con có thể nhìn mọi chuyện xảy ra cho mình chỉ là thêm một thử nghiệm trong số muôn vàn thử nghiệm khác, thì con sẽ có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi mà biết bao người gán ghép cho tương lai, là nỗi sợ những chuyện có thể xảy ra.
Khi ta hiện thân trên địa cầu, trong sáu năm trời ta đã sống trong rừng, ta đã ngồi đó và bỏ đói thân mình, ta đã đối mặt với đủ loại điều kiện trong thể xác. Qua đó ta đã học được điều này, rằng không một điều kiện nào của thể xác có quyền lực đối với tâm mình trừ khi ta cho nó quyền lực. Qua đó ta đạt được một sự thản nhiên nào đó đối với thân xác mình và những gì có thể xảy ra cho thân xác, và hơn thế nữa, đối với những gì có thể xảy đến cho ta trong cõi vật lý. Trong phần còn lại của cuộc đời phụng sự, chắc chắn là sau khi ta trở về giảng dạy, ta không có sợ hãi nào về tương lai. Con có thể nói: “Nhưng chuyện đó quá dễ, thày đã có một cuộc đời quá dễ dàng.” Đúng, nhưng ta vẫn đang là người đầu thai giữa tâm thức tập thể của loài người, và tâm thức này luôn luôn tác động lên ta y như mọi người khác. Chỉ vì ta không phản ứng lại bọn quỷ của Mara mà ta mới giải thoát ra được mà thôi.
Giải phóng khỏi ngoại cảnh
Cho dù chuyện gì có xảy ra trong điều kiện bên ngoài, con vẫn mang sẵn tiềm năng thoát ra khỏi phản ứng của mình, và do đó, con không thể bị quỷ Mara cám dỗ. Điều gì gây ra phản ứng chứ? Tại sao con lại phản ứng tiêu cực trong một số hoàn cảnh mà không phản ứng tiêu cực trong một số hoàn cảnh khác? Đó là vì trong tâm, con có một cái chuẩn bảo con: “Chuyện này được xảy ra cho tôi, chuyện kia không được xảy ra cho tôi.”
Khi có điều gì xảy ra nằm trong danh mục “những chuyện được xảy ra”, con có một cảm giác tích cực. Con có một phản ứng tích cực. Nhưng khi có điều gì xảy ra nằm trong danh mục “không được xảy ra”, con rơi vào phản ứng tiêu cực, và con cho đó là cách duy nhất để nó diễn ra. Nhưng tại sao đó là cách diễn ra duy nhất? Đó chỉ là cách duy nhất trong tâm thức nhị nguyên mà thôi, nơi con có một cái chuẩn và một phán đoán giá trị. Nhưng khi con giải thoát khỏi nhị nguyên, nó sẽ phai nhạt đi. Tại sao lại có hoàn cảnh tích cực và hoàn cảnh tiêu cực? Tại sao một cái dẫn đến phản ứng hân hoan mất cân bằng, còn cái kia dẫn đến phản ứng tiêu cực cũng mất cân bằng? Tại sao có bất cứ gì mà con cần phải tránh né? Cho dù chuyện gì có xảy ra thì đó là một trải nghiệm, và bất kỳ chuyện gì xảy ra trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là điều thích hợp để phơi bày ra một điểm nào đó trong tâm lý của con mà con chưa nhìn thấy. Vậy không tích cực lắm hay sao?
Con có thể nói: “Nhưng vẫn có những trải nghiệm trên địa cầu mà con không muốn có.” Điều này có thể hiểu được. Nhưng có một sự khác biệt giữa (1) sợ hãi và muốn tránh né một cái gì đó, và (2) quyết định là mình thật sự không muốn có trải nghiệm đó. Khi con làm điều thứ hai, con sẵn sàng nói: “À, vậy thì tôi cần làm gì để tránh loại trải nghiệm đó? Tôi cần tim xem trong tâm lý mình có điều gì sẽ được đưa ra ánh sáng bởi trải nghiệm đó, rồi tôi cần giải hóa điều kiện tâm lý đó hầu tôi không cần phải trải nghiệm điều kiện bên ngoài.”
Không có trừng phạt ở đây. Không có cưỡng ép, theo nghĩa là mọi chuyện xảy ra là để giải quyết vấn đề tâm lý. Mà nếu con giải quyết được tâm lý thì con không cần phải có biến cố bên ngoài xảy ra cho con. Trừ khi con làm vậy để chịu gánh nặng cho người khác – luôn luôn có ngoại lệ cho mọi quy luật – nhưng đối với đa số các con, nếu con giải quyết được điều kiện tâm lý thì con sẽ không cần trải nghiệm điều kiện bên ngoài. Giản dị như vậy đó.
Dựa trên đó, con thấy được là đối với số đông các con đã thực hành lời dạy này trong một thời gian, việc đạt được trạng thái cân bằng, an bình đó là một điều khả thi và thực tế. Nhưng nó không dựa trên sự phủ nhận. Ta có nói là nhiều Phật tử có được một cảm giác cân bằng, nhiều tín đồ Cơ đốc cũng có được cảm giác cân bằng, nhưng đó là vì họ phủ nhận một điều gì đó trong tâm lý họ. Họ làm ngơ. Họ từ chối nhìn vào, và do đó họ mang ảo giác yên tĩnh mà không thực sự an bình. Nhưng con có khả năng áp dụng các lời dạy của chúng tôi để đạt được trạng thái đó nơi tâm – là khi những chuyện ngoại cảnh không làm phiền con, con không phản ứng, con có thể nhìn quỷ Mara diễn hành trước mặt mình mà không phản ứng. Có nghĩa là khi đó con đạt được tự do tư duy để thực sự tự vấn: “Tôi thực sự muốn những loại trải nghiệm nào cho phần còn lại của kiếp này?” Và nhiều người trong số các con sẽ có khả năng xoay chuyển và nhận ra: “Chính những gì đang xảy ra là những trải nghiệm mà tôi muốn có, bởi vì trải nghiệm này nằm gọn trong tiến trình tăng trưởng của tôi. Đây là mong muốn mà tôi đang có, và bằng cách kinh qua và trải nghiệm nó, tôi có thể tự giải phóng mình khỏi mong muốn đó.”
Nhiều người trong số các con sẽ thấy mình đạt tới điểm này khi mình tự dưng biết rõ là đã đến lúc mình cần thay đổi cuộc sống, cho dù cuộc sống đó là gì trong hoàn cảnh vỏ ngoài của con. Con có thể thực hiện thay đổi đó và con có thể có một trải nghiệm khác xa những gì con đã sống qua trước đây. Và trải nghiệm này là một phần của tiến trình tăng trưởng của con. Nó cũng có thể là một phần của món quà mà con muốn mang lại qua sứ vụ thiêng liêng của con.
Ngoại cảnh tự nhiên thay đổi
Một số các con có thể sẽ tự hỏi: “Tôi muốn loại trải nghiệm nào? Chẳng hạn tôi muốn trải nghiệm việc bày tỏ một ý tưởng nào đó.” Nhưng để làm điều này, con cần một số thay đổi, rồi con phải thực hiện những thay đổi đó. Ta sẽ không nói chi tiết những thay đổi cần thiết là gì. Chính con, tất nhiên, sẽ nhận thấy khi nào con sẵn sàng thay đổi. Đây không phải là một điều mà con áp đặt bằng tâm vỏ ngoài, mà nó sẽ xảy đến khi nào con đã đạt được trạng thái an bình nội tâm một khi con giải quyết tâm lý mình. Khi đó con sẽ ý thức tự đặt câu hỏi: “Tôi muốn loại trải nghiệm nào trong giai đoạn kế tiếp của đời tôi?”
Rất nhiều các con sẽ nhận thấy là một khi con sáng rõ, một khi con không còn bị phân ly trong tâm nữa, thì hoàn cảnh cuộc sống sẽ tự nhiên ăn khớp vào nhau và con thấy mình sống trong một tình cảnh đổi mới. Đây là tình huống mới được thị hiện một cách không khó nhọc. Nó xuôi chảy với Dòng sông sự Sống khi con không kháng cự lại bất cứ gì. Con không đang tìm cách gò ép cho điều gì xảy ra – có thể nói là con chỉ quan sát nó xảy ra. Con quan sát mọi sự trải bày ra.
Liệu ta có đang bày đặt một ảo mộng gì đó ở đây? Liệu chuyên này chỉ xảy ra cho một số ít người? Không đâu, nó áp dụng cho tất cả những ai sẵn lòng thực hành lời dạy và giải quyết tâm lý của mình. Tại sao nó lại có thể xảy ra? Tại sao khi con thay đổi trạng thái tâm mình thì hoàn cảnh vỏ ngoài cũng có thể thay đổi theo? Đây không phải là hiện tượng mà người ta thường gọi là lấy tâm điều khiển vật chất. Con thấy đó trên thế giới, có cả một phong trào những kẻ cố sức đạt được quyền năng lấy tâm điều khiển vật chất, ép buộc vũ trụ phải ban cho họ những gì họ muốn. Họ muốn ép buộc chì phải biến thành vàng, hoặc thế này thế khác – bất cứ gì mà họ mơ ước. Nhưng đó là sa nhân đang tìm cách sử dụng điều mà các chân sư gọi là ma thuật để thị hiện một số kết quả nào đó.
Điều mà ta đang nói đến ở đây là thị hiện mà không chút cố gắng và cũng không dùng đến sức lực hay quyền lực. Con thấy không, khi tâm lý con đã giải quyết, con không cần phải gò ép gì nữa. Bởi vì con không tìm cách tránh né bất cứ gì. Con không tìm cách cưỡng bách bất cứ gì lên bất cứ ai, hoặc xua đuổi bất cứ gì. Tại sao khi con xoay chuyển trong tâm, thì bên ngoài, các tình huống lại có thể xảy ra như ăn khớp vào với nhau?
Tất cả đều nối kết
Phải, điều đó xảy ra được là do một nguyên lý mà ta đã giảng dạy bao nhiêu năm về trước, đó lý duyên khởi (interdependent originations). Đây là một khái niệm vô cùng thâm sâu. Các chân sư đã có đề cập rồi và đã khuyến khích con nên suy ngẫm, và một lần nữa, ta lại khuyên con nên suy ngẫm và từ từ chiêm nghiệm nguyên lý này. Con cần nhìn nhận là con đã lớn lên trong thế giới hiện đại, là môt thế giới chủ yếu dựa vào, không những một nhân sinh quan dựa trên sức mạnh, một hệ tư tưởng dựa trên sức mạnh, mà cả một hệ tư tưởng dựa trên tách biệt. Ta đã nói gì về tâm thức nhị nguyên? Trong nhị nguyên, con nhìn vào toàn bộ tấm thảm của sự tồn hữu con người, xong con lấy ra một phần, con nâng nó lên, đồng thời con cũng kéo thấp những phần khác xuống. Con tạo ra một sự mất cân bằng. Nhưng trong lý duyên khởi không hề có mất cân bằng, tất cả đều nối kết với nhau.
Nhưng con đã lớn lên và được dạy dỗ cái nhìn cho tằng tất cả mọi thứ đều không nối kết với nhau. Tất cả đều là những thực thể tách biệt. Chúng hiện hữu riêng rẽ. Chúng là những thứ riêng rẽ bị tác động bởi những nguyên nhân riêng rẽ. Khi con nhìn khoa học, khoa học hiện đại, con sẽ thấy khoa học đặt nên tảng trên cái nhìn tách biệt này. Con cho rằng con có thể nhìn vào tấm thảm của vũ trụ và lôi ra một sự kiện nào đó, một điều kiện nào đó, và cô lập nó ra rồi bảo: “Đây là một hiệu ứng biệt lập, và hiệu ứng biệt lập này là do nguyên nhân biệt lập kia. Hiệu ứng này hoàn toàn được gây ra bởi nguyên nhân kia, và nguyên nhân kia là nguyên nhân độc quyền gây ra hiệu ứng này.” Đây là cái nhìn tách biệt mà khoa học phương Tây vẫn tiếp tục cổ võ, cho dù nó đã bị chính khoa học phương Tây – vật lý lượng tử – bác bỏ.
Có lẽ con cần bỏ ra thì giờ để suy ngẫm về điều này và nhận ra cách nhìn về nguyên nhân tách biệt và hệ quả tách biệt chỉ hữu ích cho một giai đoạn nào đó. Đó là một giai đoạn cần thiết khi loài người cần chuyển từ thế giới quan tôn giáo thời trung cổ sang thế giới quan khoa học, lý tính, hiện đại hơn. Không phải là cách nhìn đó sai – nó không sai khi xã hội cần kinh qua giai đoạn đó, nhưng đó chỉ là một giai đoạn, hay ít nhất, đó là một giai đoạn mà xã hội phải đi qua nhưng nó không thể đưa xã hội hay loài người quá một trình độ nào đó.
Là học trò tâm linh, con sẽ muốn suy ngẫm xem làm thế nào con có thể giải thoát tâm con khỏi niềm tin đó. Một lần nữa, con có thể hỏi, tại sao mình lại sợ một tình huống nào đó? Phải chăng là vì con cho rằng có nguyên nhân tách biệt kia sẽ tác động đến con là một sinh thể tách biệt, và con như một sinh thể tách biệt sẽ phản ứng lại nguyên nhân đó? Và con như một sinh thể tách biệt sẽ muôn tránh né nó, muốn tránh né nguyên nhân đó? Nhưng con đang nhìn bản thân như một sinh thể hiện hữu trong một tổng thể rộng lớn hơn. Con biết điều đó. Con đang sinh sống trên một hành tinh với bảy tỷ người khác, với đủ loại điều kiện vật lý khác nhau, có cả những chuyện như thời tiết, và nếu trời mưa và con ra ngoài đường thì con sẽ bị ướt. Con biết là con đang sống trong cái tổng thể đó, nhưng thay vì nhìn vào tổng thể, con lại tập trung vào một số khía cạnh đặc thù của tổng thể, và con xem mình như một sinh thể tách biệt đang hiện hữu trong tổng thể, và con nghĩ đối với sinh thể tách biệt đó, có những chuyện nên xảy ra cho nó và những chuyện khác không được xảy ra cho nó.
Xong con tìm cách làm thị hiện những chuyện nên xảy ra và xua đuổi những chuyện không được xảy ra, dựa theo tiêu chuẩn của con. Theo một nghĩa nào đó, con có thể nói con là một sinh thể cá biệt với quyền tự quyết cá nhân, nhưng con không nhận ra là con hiện hữu trong một tổng thể với bảy tỷ cá nhân khác cũng có quyền tự quyết. Có nghĩa lý gì mà lại cho rằng con có thể tự cô lập khỏi tổng thể đó và không bị tác động bởi những chọn lựa tự quyết của người khác? Nghĩ như vậy có thực tế hay chăng?
Nhiều người nghĩ như vậy. Như ta vừa nói, có những người xây thành lũy với tường thật dày để cố cách ly, tưởng là mình có thể tự cô lập khỏi tổng thể, nhưng tất nhiên họ không thể. Họ có thể tạm thời tạo cảm tưởng là họ có thể, nhưng thực tế là họ không thể. Toàn bộ ý tưởng cho rằng mình có thể cách ly khỏi tổng thể để che chở bản thân khỏi một số điều kiện – và hấp dẫn một số điều kiện khác – là một ảo tưởng. Dù con có ưa hay không ưa, con vẫn là một phần của tấm thảm nhân loại. Điều ta gợi ý cho con ở đây, và cũng là điều xảy ra cho những ai đã vươn lên một mức tâm thức Ki-tô nào đó và đã bắt đầu khoác vào tâm thức Phật, là con có khả năng xoay chuyển cách nhìn của mình về cuộc sống.
Con có thể khởi sự suy ngẫm là có một cách khác để nhìn cụôc sống hơn là nhìn từ quan điểm một cá nhân tách biệt đang cố tránh né một số chuyện và tìm cầu một số chuyện khác. Con có thể nhận ra là với tư cách một cá nhân tách biệt, thật chẳng có nghĩa lý gì khi con muốn cái này và không muốn cái kia. Bởi vì thực tế là mọi thứ đều nối kết với nhau, và rất có thể điều gì con muốn có sẽ khiến cho ai khác không có được, và điều gì con tránh né sẽ khiến cho ai khác không tránh được. Nói cách khác, nếu mọi sự đều là một tổng thể liên kết và con ở trong tổng thể đó, con không thực sự là một thành phần (a part) của tổng thể vì con không hề tách rời (apart) khỏi tổng thể. Mà giản dị, con là một khía cạnh trọn vẹn và không thể thiếu của tổng thể. Thật sự không có nghĩa lý khi nói: “Tôi muốn gì như một cá nhân tách biệt?”
Có một cách nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống, và đó là nhìn cuộc sống từ một cá nhân nối kết, một người nối kết với tổng thể – tức là thật sự sẽ không nghĩa lý gì khi con bảo: “Liệu tôi có thể trở thành tỷ phú bằng cách lấy tiền của người khác hay không?” Con có thể làm vậy như một số người đã từng làm, nhưng kỳ thực con không tách rởi khỏi tổng thể. Khi con tạo ra một sự mất cân bằng thì con sẽ trải nghiệm một sự mất cân bằng nơi chính con. Khi con tạo một sự mất cân bằng tác động lên người khác, con sẽ tạo một sự mất cân bằng tâm lý tác động lên chính con. Con cũng sẽ tạo ra một đối nghịch vật lý có thể sẽ tác động đến con trong tương lai. Vì tác động này có thể bị trì hoãn tới một kiếp sau cho nên con không thể thấy được, nhưng con sẽ trải nghiệm một sự mất cân bằng tâm lý. Chẳng hạn như con thấy đó, tất cả những ai làm giàu do tước đoạt của người khác cũng đều phải chịu những mất cân bằng tâm lý sẽ liên tục gây tổn hại cho họ.
Mục đích là nâng cao tổng thể
Có một cách nhìn cuộc sống khác hẳn cái nhìn tách biệt mà con đã được giáo dục, được lập trình và đã phải tiếp cận suốt nhiều kiếp sống. Con sẽ cần trang bị lại tâm trí để có thể xoay chuyển, nhưng ở đây thày đang chỉ ra cho con những giai đoạn khởi đầu của tiến trình đó. Con có thể bắt đầu suy ngẫm và chuyển dời tâm thức. Con có thể bắt đầu trau dồi nhận thức là con không thực sự ở đây để tự nhấc mình lên, ít ra là không tạo sự mất cân bằng sẽ làm hại đến người khác. Con ở đây để nâng cao tổng thể.
Liệu điều này có ăn khớp với đường tu tâm linh dẫn đến quả vị Ki-tô hay không, vì chúng tôi đã có nói là ở những chặng đầu của đường tu, công việc quan trọng nhất của con là tách mình ra khỏi tâm thức tập thể? Đúng vậy, có vẻ như con cần tự tách ra khỏi một cái gì đó, và theo một ý nghĩa nào đó, con đang tự tách mình ra khỏi tâm thức tập thể. Nhưng tâm thức tập thể là gì? Đó là tâm thức tách biệt. Khi con tách mình ra khỏi tâm thức tách biệt, liệu con đang tách ra khỏi một cái gì đó, lánh xa một cái gì đó, hay con đang bước vào tâm thức hợp nhất, tâm thức nối kết? Con không thể thực sự tách ra khỏi sự tách biệt. Con chỉ có thể đi vào tâm thức vượt khỏi tách biệt, tức là đi vào hợp nhất. Con nhận ra là để nâng cao tổng thể, con cần phải tách mình ra khỏi tâm thức tập thể hầu con có thể nâng cao chính tâm thức cá nhân của mình, và khi con làm vậy, con tạo ra một lực kéo theo cả tập thể đi lên.
Sự khác biệt vi tế nằm ở chỗ một số đệ tử sẽ tìm cách làm vậy với động lực nâng mình lên như một cá nhân tách biệt. Đây là điều chúng tôi từng đề cập là ở tầng thứ 96, con cần tìm ra đáp số cho bí ẩn là con không còn cố nâng mình lên như một cá nhân tách biệt, mà con nhìn ra sự nối kết với tổng thể. Đây là tâm thức Ki-tô, không phải mức cao nhất nhưng chắc chắn là chặng khởi đầu của tâm thức Ki-tô. Khi con xoay chuyển, con nhận ra là tất cả mọi thứ đều tương kết với nhau. Theo một nghĩa, con có thể nói là tâm lý của mọi người trên địa cầu đều nối kết với nhau. Có một vài ngã tách biệt mà mọi người đều có, và có rất rất nhiều ngã tách biệt mà hầu hết mọi người đều có.
Vậy sẽ cần gì để nâng cao nhân loại? Sẽ cần gì để nâng cao tâm thức tập thể? Cần giải quyết những cái ngã tách biệt. Nhưng làm thế nào? Điều này không thể xảy ra trên bình diện tập thể, vì tập thể không có ý thức và mọi người đang bị những cái ngã tập thể phân rẽ. Không có hy vọng nào khơi lên ý thức này, ít ra là trong tương lai gần, vì mọi người đều có ngã tách biệt và đều cần khắc phục nó cái đã. Tuy nhiên, con có thể thấy một số chuyển đổi tập thể đang diễn ra, nhưng những chuyển đổi này khởi lên là do một số cá nhân đã bắt đầu tự xoay chuyển bản thân, và điều này tạo ra động lượng khiến cho nhiều người khác cũng chuyển đổi theo.
Nhân loại được nâng lên là nhờ một số người đã sẵn sàng xem xét và giải quyết ngã tách biệt của riêng mình. Điều này tạo ra một khuôn mẫu, một khung sườn, một đường khai thông cho người đi sau, một động lượng cho tập thể. Nếu có một người nhìn thấu qua một ngã tách biệt nào đó, thì sẽ có một người khác khắc phục ngã tách biệt đó dễ dàng hơn do người kia đã làm được trước đó. Rồi sẽ có một người thứ ba cũng thấy dễ dàng hơn nữa, và nó sẽ lan rộng ra giống như vòng tròn trên mặt nước, cho tới khi tập thể được xoay chuyển, và bỗng nhiên nó gần như trở thành một loại kiến thức phổ thông, hay ít nhất một chuyện đầu môi của nhiều người. Ngay cả chỉ trong một đời người, con đã thấy trong lãnh vực xuất bản sách tự cải tiến, đã xảy ra những chuyển đổi khiến cho một vấn đề nào đó bỗng nhiên trở nên thời trang và được nhiều người nói tới. Chẳng hạn ngay giờ đây, con có thấy đề tài về những kẻ ích kỷ yêu mình quá độ đang trở thành phổ biến hay không? Tất cả đã bắt đầu là do có một vài người sẵn sàng tự cải sửa rồi kéo theo mọi người đi lên.
Không còn kháng cự
Như vậy có nghĩa là bây giờ con có thể trở về với khái niệm ta đề cập ở trên, là có một số điều kiện mà con muốn tránh né, nhưng giờ đây con nói: “Phải, có một điều kiện này mà tôi không muốn xảy ra nhưng nó vẫn xảy ra như thường, vậy có nghĩa là gì?” Có lẽ có nghĩa là: “Cho dù tôi có muốn tránh né với tâm vỏ ngoài, nhưng trong sứ vụ thiêng liêng của tôi, chính tôi đã hứa là mình sẽ tiếp nhận điều kiện đó để nó giúp mình giải quyết cái tâm lý ở đằng sau, và nhờ vậy tôi sẽ nâng cao tổng thể.” Nói cách khác, những gì xảy ra cho con không phải là điều gì nhằm đánh phá con, nó không phải là điều gì mà con cần kháng cự lại. Trái lại, đó là một điều mà con cần ôm lấy và nói: “Tôi có thể học được gì từ chuyện này? Có gì trong bản thân mình mà tôi cần nhìn thấy qua chuyện này? Làm thế nào tôi có thể giúp giải quyết một điều gì đó trong tâm thức tập thể và nhờ đó nâng cao tập thể?”
Một lần nữa, cách suy nhĩ này là một phần của câu “Bất cứ gì xảy ra cũng được”. Khi con nói “Bất cứ gì xảy ra cũng được”, nó không có nghĩa là chỉ có những thứ dễ chịu mới được quyền xảy ra. Mà nó có nghĩa là “bất cứ gì”. “Dù bất cứ gì xảy ra, tôi cũng sẽ gặp gỡ nó với tâm tích cực, tôi sẽ tìm cách tận dụng nó tốt nhất, và tôi sẽ vui mừng vì những gì tôi đã phải chịu đựng đều đã đóng góp nâng cao tổng thể.”
Điều này sẽ xoay chuyển trạng thái tâm con, khiến con không cưỡng chống lại bất cứ gì nữa. Và tất nhiên, con không thể an bình nội tâm khi con còn cưỡng chống hay tìm cách tránh né bất cứ gì. Làm sao an bình được? Và điều này ăn nhập thế nào với đề tài trở thành cánh cửa mở? Thật hiển nhiên là khi con càng giải quyết được tâm lý của con thì con sẽ càng sẵn sàng nói “Bất cứ gì xảy ra cũng được”, và con càng trở thành một cánh cửa mở. Khi còn đầu thai trong cõi vật lý, con luôn luôn gặp thử thách mình bị mù quáng bởi toàn bộ hoàn cảnh mà mình đang trải qua, bởi tâm thức tập thể, bởi chính bốn thể phàm của mình, và con không thấy được rõ ràng trong tâm ý thức những gì con đã thảo ra trong sứ vụ thiêng liêng của con. Con không nhìn thấy sự nối kết rộng lớn với công cuộc nâng cao tổng thể mỗi khi con trải qua một tình huống. Nhưng tư duy mà con có thể trau dồi là không những con sẽ cởi mở đón nhận những ý tưởng tuyệt vời từ cõi tâm linh, mà con cũng sẽ cởi mở để trải nghiệm tất cả những tình huống mà con đã quyết định trong sứ vụ thiêng liêng, là những trải nghiệm mà con muốn kinh qua và đương đầu hầu giúp nâng cao tập thể. Thậm chí có cả những bệnh tật mà con muốn chuốc lấy.
Làm hòa với sự đầu thai trên địa cầu
Điều ta cố trao cho con ở đây là ý tưởng con có khả năng làm hòa với sự đầu thai của con trên địa cầu, cho dù hành tinh này có đày đặc và khó khăn như hiện tại. Điều này không có nghĩa là ta yêu cầu con phủ nhận những điều kiện hiện hữu trên trái đất. Khi con nâng cao tâm thức, con nhìn thấy rõ hơn mọi điều kiện. Nhưng con cũng nhìn những điều kiện đó mà không có phán đoán nào về giá trị, là sự phán đoán của tâm thức nhị nguyên, và đây là điểm mà một số người đã không hiểu. Một số người đã đi qua giai đoạn mà thày Saint Germain đã giải thích rất tỉ mỉ là những giai đoạn khởi đầu trên con đường quả vị Ki-tô, khi con vẫn con suy nghĩ mọi chuyện theo đen và trắng. Con vẫn còn cho rằng cái này đúng, cái kia sai. Nếu cái này đúng thì cái đối nghịch phải sai. Đấy là cách con suy nghĩ ở một giai đoạn nào đó. Đó là khởi đầu của phân biện nhưng đó chưa thực sự là quả vị Ki-tô, vì quả vị Ki-tô là khi con bước lên cao hơn một chút, và con bắt đầu nhìn vượt khỏi mọi phán đoán giá trị. Khi nào con còn ở trong tâm trạng trắng đen này thì con sẽ vẫn phán xét giá trị, con sẽ vẫn cho rằng cái gì sai là xấu, là ác, là cần tránh né, là không có quyền hiện hữu.
Khi con bước lên cao hơn trong tâm thức Ki-tô, con nhận ra là bất cứ gì hiện hữu cũng chỉ là quyền tự quyết của con người đang trải bày ra. Khi con lên cao hơn nữa vào những mức tâm Phật, con bắt đầu bỏ lại toàn bộ ý thức lượng định là một điều gì đó phải hiện hữu hay không được hiện hữu. Khi con nối kết với bản chất nối kết của tổng thể cũng như với quyền tự quyết được trải bày ra, con nhận ra là theo một nghĩa nào đó, từ một quan điểm nào đó, hoàn toàn không có gì mà không được hiện hữu – bởi vì bất cứ gì hiện hữu cũng là sự trải bày của tâm thức con người sống trên địa cầu, và tâm thức này đang trải bày nó ra để làm cho nó lộ diện. Khi con thấy được cách vận hành của bộ máy giả thực tại này, và thấy được loài người đã bước vào nhị nguyên như thế nào, thì bất cứ gì hiện hữu cũng hiện hữu như sự trải bày của một cái gì đó khó nhìn thấy, bây giờ được hiển lộ ra cho con thấy. Nhìn từ góc độ đó, nó phải hiện hữu.
Con thử lấy tất cả những đánh giá mà nhiều người có trên hành trình tu tập, thì con có thể nói tiến trình đi tới quả vị Ki-tô và quả vị Phật là khi con bắt đầu kết nối với tổng thể, cho nên con trải qua một giai đọan khởi lên lòng trắc ẩn đối với tha nhân. Con nhìn thế giới ngày nay, nhìn rất, rất nhiều người mà xem. Có thể họ đi theo hay không theo tôn giáo nào, nhưng con thấy là rất nhiều người – mà chúng ta có thể gọi là người tiến bộ, thiện tâm – được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn. Họ có lòng thương xót đối với nỗi đau khổ của người khác, và với lòng thương xót đó, họ nói: “Ồ, điều kiện tệ hại này không được có mặt ở đây. Người ta phải đau khổ như thế này thì thật là sai trái. Những chứng bệnh này không được hiện hữu, tình trạng nghèo đói này không được hiện hữu, tra tấn, bạo lực, chiến tranh này không được hiện hữu.”
Hiển nhiên, con có thể lấy quan điểm đó và bảo rằng theo nguyên tắc lý tưởng, theo cách vận hành của một hành tinh tự nhiên, thì những chuyện như vậy sẽ không có mặt ở đây nếu địa cầu là một hành tinh tự nhiên. Nhưng một lần nữa, mục đích của chúng ta trên địa cầu là gì chứ? Phải, tối hậu là đưa địa cầu trở về trạng thái một hành tinh tự nhiên, nhưng đó vẫn chưa phải là mục đích thật. Mục đích thật là nâng cao tâm thức. Chúng tôi, các chân sư thăng thiên, không ngồi đây bảo: “Ồ, địa cầu là một hành tinh đen tối thật, và chúng tôi phải cố gắng hết sức hồi phục địa cầu về vị thế một hành tinh tự nhiên càng sớm càng tốt, bất chấp điều gì xảy ra.”
Không, thật ra chúng tôi nói: “Với tình trạng hiện nay của địa cầu, trong những điều kiện hiện tại, làm thế nào chúng tôi có thể nâng cao tâm thức loài người bằng cách làm hiển lộ cái tâm thức đã tạo ra những điều kiện đó?” Khi con nối kết với điều này, con sẽ tránh bị mắc kẹt trong lòng trắc ẩn, bởi vì kỳ thực, nhiều người thiện tâm và nhạy cảm bị mắc kẹt trong lòng trắc ẩn. Chính sứ giả này cũng từng bị mắc kẹt như vậy trong những năm đầu của kiếp này, ngay cả những năm đầu sau khi ông cất bước trên đường tu, thậm chí sau khi ông tìm thấy giáo lý của chân sư thăng thiên. Rất nhiều các con có thể nhận thấy một điều tương tự nơi chính mình. Con cảm thấy một lòng trắc ẩn mãnh liệt đối với sự khổ đau của mọi người đến độ con sẵn sàng sử dụng vũ lực để loại bỏ khổ đau.
Các chân sư thăng thiên cũng muốn xóa bỏ đau khổ của loài người, nhưng tại sao chúng tôi đã không dùng quyền năng lớn lao của mình để xóa bỏ nạn nghèo đói trên trái đất? Phải, bởi vì như vừa nói, mục đích chủ yếu của chúng tôi không phải là xóa bỏ nghèo đói, xóa bỏ cách thể hiện vỏ ngoài của nghèo đói, mà chúng tôi muốn giúp con người thăng vượt cái tâm thức đã làm thị hiẹn tình trạng nghèo đói đó. Chúng tôi muốn dùng nghèo đói để khiến cho tâm thức đó hiển lộ ra hầu mọi người có thể nhìn thấy và giải quyết. Đó là mục đích chúng tôi. Đó là cách chúng tôi làm việc. Nhiều người trong số các con đã không hiểu điều này, nhưng khi con hiểu ra thì con cũng sẽ xem xét và chấp nhận là con không cần khiến cho lòng trắc ẩn của mình trở thành một chứng ám ảnh cưỡng chế, khi con luôn bị thôi thúc phải làm cái gì đó để giảm bớt một dạng đau khổ nào đó, và con không thể an bình cho tới khi điều này xảy ra.
Rất nhiều người thiện tâm mà ta đang nói tới, ngay cả một số đệ tử của chân sư thăng thiên, bị rơi vào trạng thái ám ảnh cưỡng chế này khi họ không thể an bình cho tới khi vấn nạn này hay vấn nạn kia vẫn còn hiện hữu. Sứ giả này đã sống qua một thời kỳ ở tổ chức Summit Lighthouse khi ai nấy đọc bài chú trong những buổi canh thức kéo dài hàng giờ nhằm chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hay đem lại một số thay đổi nào khác. Không phải là những công việc đó vô ích và vô giá trị. Nhưng sứ giả này đã nhận ra là mình ở trong một trạng thái tâm thức ám ảnh cưỡng chế, và ông thấy nhiều người khác cũng giống như ông. Con không an bình khi con ở trong trạng thái tâm thức đó.
Chắc chắn chúng tôi mong muốn đệ tử của mình kêu gọi thay đổi một số điều kiện trên thế giới, nhưng có bao giờ chúng tôi bảo các con phải làm vậy trong tâm trạng ám ảnh cưỡng chế đâu? Tại sao chúng tôi lại muốn đệ tử của mình hành động với tâm mất cân bằng trong khi chúng tôi luôn cân bằng? Chúng tôi muốn đệ tử có những gì mà chúng tôi có – tâm cân bằng. Con có thể nói là trong trạng thái thăng thiên, chúng tôi nào cần đến tâm cân bằng vì ở đây không thể có sự mất cân bằng. Nhưng con đang sống trong một môi trường khác, nơi tâm mất cân bằng là chuyện khả dĩ, và có rất, rất nhiều thế lực tác động lên tâm con để lôi kéo con vào những phản ứng mất cân bằng.
Các chân sư cố giúp con đạt được trạng thái tự do khỏi tất cả những thế lực đó, những con quỷ của Mara, hầu con cũng có thể ngồi dưới cây bồ đề mà không mảy may bị quỷ Mara ảnh hưởng, hay bị phiền hà bởi ông hoàng của thế gian tới đòi phần ăn của y. Chúng tôi đã trao cho con những dụng cụ để con đạt được điều đó. Con sẽ cần thời gian, nhưng bằng cách ý thức nhận biết điều đó và đặt nó làm mục tiêu ý thức, con sẽ đạt được nhanh chóng hơn rất nhiều.
Nhiều người trong số các con gần hơn là các con tưởng, nhiều người trong số các con gần hơn là các con tưởng.
Như chúng tôi đã nói: “Hãy hỏi thì con sẽ nhận được”. Con hãy hỏi chân sư gần gũi nhất với con, hãy yêu cầu thày giúp con nhìn ra trong thái độ của con có điều gì đang kéo con ra khỏi bình an. Nhưng cũng đừng quên hỏi vị sứ giả này, vì ông đã đạt được một mức độ bình an rất cao và sẵn lòng làm việc với con để con cũng đạt được như vậy. Một lần nữa, con sẽ cần đến gì để con cũng trở thành cánh cửa mở cho hành tinh địa cầu? Hãy hỏi và sẵn sàng nhận.
Và một nhận xét chót – ta muốn gửi đến tất cả các con lòng biết ơn sâu xa của các chân sư khi con đã sẵn lòng tham gia vào tiến trình buổi hội thảo này. Rất đông các con đã hòa điệu để cùng nhau đọc bài thỉnh, các con đã thực sự hoàn thành một công việc tuyệt vời để nâng cao tâm thức tập thể. Các con đã vượt quá chỉ tiêu ban đầu của chúng tôi, đã vượt quá mục đích đó, và các con hãy nhận lòng biết ơn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng là chính các con cũng cảm thấy hội nghị này đã nâng tâm thức mình lên cao hơn cả kỳ vọng ban đầu của mình.
Chắc chắn bây giờ sứ giả này có thể thư giãn, như ông thường làm sau những buổi hội thảo như thế này, và ông kinh ngạc nhìn vào số lượng giáo lý mới mà chúng tôi ban truyền. Đôi khi ông cảm thấy rất nhiều lời dạy đã được đưa ra, và ông tự hỏi, không hiểu làm sao chúng tôi lại có thể đưa ra nhiều thêm nữa như vậy, nhưng ông luôn vui mừng khi được trải nghiệm nhiều bài giáo lý mới và chúng tôi thì luôn luôn sẵn lòng đưa ra nhiều hơn. Chúng tôi hy vọng các con đã có cùng trải nghiệm đó, đã vui mừng được chiêm nghiệm dòng chảy của Tánh linh và sự trải bày của những ý tưởng này. Ta hy vọng một số các con có thể đã cảm thấy là mình vừa nhận được một điều gì đó mà mình không yêu cầu. Nhưng con đã chỉ nhận được những gì con không yêu cầu một cách ý thức, chứ trong tiềm thức, chắc chắn là con đã yêu cầu. Và điều đó, một lần nữa, chúng tôi thật biết ơn. Và như vậy, ta niêm các con, ta niêm hội nghị này trong sự an bình vui mừng của Phật.