Đồng-sáng tạo một cách có ý thức

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 9/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Chúng ta hãy tóm lược thông điệp mà thày muốn trình bày trong quyển sách này.

Lẽ đương nhiên, thông điệp chính là con là một người đồng-sáng tạo với Thượng đế. Con được thiết kế để đồng-sáng tạo. Và con đồng-sáng tạo như thế nào? Con đồng-sáng tạo vì con có tự nhận biết. Nhờ có tự nhận biết, con có khả năng hình thành một hình ảnh trong tâm – hình ảnh về một cái gì mà con không kinh nghiệm qua giác quan vật lý và tâm thức vỏ ngoài. Nói cách khác, con có thể hình thành một hình tư tưởng, một khuôn đúc tư tưởng của một cái gì chưa hiện hữu như một biểu hiện vật lý.

Lẽ đương nhiên, hình tư tưởng mà con hình thành bị hạn chế bởi trí tưởng tượng của con. Và trí tưởng tượng của nhiều người bị hạn chế bởi những gì họ thấy, những gì họ kinh nghiệm qua giác quan vật lý và tâm vỏ ngoài của họ. Tuy thế, con là một sinh thể tự nhận biết, và con có tiềm năng hình thành bất cứ hình tư tưởng nào, bất cứ khuôn đúc tư tưởng nào, có thể hình dung được và có được.

Thượng đế đã không quy định bất cứ hạn chế nào cho sự tự nhận biết và trí tưởng tượng của con. Chúng hoàn toàn tự do, chúng vô tận và chúng không có giới hạn. Điều duy nhất có thể hạn chế trí tưởng tượng của con là những giới hạn mà con cho phép có mặt trong bầu tâm thức của con.

Như vậy, con đồng-sáng tạo bằng cách hình thành một hình tư tưởng và sau đó dùng sự tự nhận biết của mình để phóng chiếu hình này lên ánh sáng Mẫu-Vật. Khi sự phóng chiếu này đi xuyên qua cả bốn tầng của vũ trụ vật chất – tầng bản sắc, lý trí, tình cảm và vật lý – thì con đồng-sáng tạo một hình tướng vật lý. Ánh sáng Mẫu-Vật sẽ khoác lên hình tướng vật lý đó, và con thấy được nó qua giác quan và tâm thức vỏ ngoài của con.

Tuy nhiên, bất cứ khi nào con bắt đầu tiến trình đồng-sáng tạo, thì con tạo ra một cái gì đó. Nếu con tạo trong thể bản sắc của mình một hình tư tưởng mình là ai, thì con không tránh được là sự tự nhận biết của con – dòng tâm thức chảy xuyên qua con – sẽ chảy qua khuôn đúc này. Và do đó, nó sẽ được phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-Vật trong cõi bản sắc. Lẽ đương nhiên, điều tương tự cũng áp dụng cho cõi lý trí và cõi tình cảm.

19.1. Con không thể ngừng đồng-sáng tạo

Điều thày muốn con nhận ra là lúc nào con cũng đang đồng-sáng tạo. Có thể nói là cái giá mà con phải trả như một người đồng-sáng tạo có tự nhận biết, là con không thể ngưng đồng-sáng tạo vì con không thể ngưng có ý thức. Lẽ đương nhiên, con có thể nhìn vào hành tinh trái đất và thấy là nhiều người đã dùng nhiều cách, trong đó có hóa chất, để khiến mình mất ý thức hay thay đổi trạng thái tâm thức, và như vậy họ không thật sự có ý thức.

Tuy nhiên, dù con đang ngủ hay đang không có ý thức vật lý, nhưng tâm tình cảm, lý trí và bản sắc của con không ngủ và không mất ý thức. Con lúc nào cũng tạo ra hình tư tưởng ở một tầng nào đó của bản thể của con, và dòng chảy tâm thức từ Hiện diện TA LÀ sẽ chảy xuyên qua các hình ảnh này, và do đó chúng được phóng chiếu lên Ánh sáng Mẫu-vật ở tầng này. Do đó, dù con đang không sáng tạo một cấu trúc vật lý có thể thấy được bằng giác quan, nhưng con vẫn đang đồng-sáng tạo một cấu trúc tình cảm, một cấu trúc tư tưởng, hay một cấu trúc bản sắc hay ether.

Điểm mà thày muốn giảng trong quyển sách này là tất cả những gì con đồng-sáng tạo ở các tầng bản sắc, lý trí và tình cảm tạo ra cái mà thày gọi là phàm linh. Các phàm linh này trở thành một phần của bản thể toàn bộ của con, một phần của phần thấp của bản thể mà nhiều người gọi là hồn (soul).

Do đó, khi con tạo ra một phàm linh như thế, thì ánh sáng từ Hiện diện TA LÀ – dòng tâm thức từ Hiện diện TA LÀ của con – sẽ chảy xuyên qua nó, và do đó con sẽ không ngừng đồng-sáng tạo xuyên qua phàm linh này. Điều này không có nghĩa là mỗi lúc con đều đồng-sáng tạo một phàm linh mới, nhưng có nghĩa là khi dòng nhận biết của con chảy xuyên qua một phàm linh nào đó, con sẽ củng cố phàm linh này và do đó nó trở nên càng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Và do đó, giá trị của giáo lý này là nó giúp con làm điều mà thày đã giảng trong các bài trước, tức là đi trên con đường tâm linh một cách có ý thức hơn nhiều. Trong hầu hết những giáo lý đã được trao truyền xuống hành tinh này trước đây, con người chỉ được giảng một phần thực chất của con đường tâm linh. Và do đó, họ không có được khái niệm mà thày đã trao cho con, là con đã tạo ra trong quá khứ các phàm linh này và chúng đã trở thành một phần của bản thể con, và nếu con đồng hóa với chúng thì con không thể tự giải thoát khỏi chúng.

Vì khi con còn đồng hóa với một phàm linh nào đó, thì tâm thức con sẽ chảy xuyên qua nó. Điều này sẽ có hai tác dụng. Khi dòng tâm thức của con chảy xuyên qua một phàm linh, con không thể đồng thời thấy nó là một phàm linh và nhìn nó từ bên ngoài. Nhưng nếu con không thấy nó thì con không thể tự giải thoát khỏi nó. Cùng một lúc, khi dòng tâm thức của con chảy xuyên qua phàm linh, thì năng lượng của con bị hút vào nó và con củng cố nó, do đó con khó rút tâm thức mình ra khỏi nó và nhìn thấy nó từ bên ngoài.

19.2. Con không phải là phàm linh

Trong kịch bản này, điều cứu chúng ta, như thày đã giải thích nhiều lần, là cái Ta Biết thật sự có khả năng phóng chiếu nó vào bất cứ chỗ nào nó muốn. Có nghĩa là bất cứ lúc nào con cũng có thể phóng chiếu mình ra khỏi một phàm linh nào đó, hoặc con có thể rút mình ra khỏi một phàm linh nào đó, để sự tự nhận biết của con không tập trung vào phàm linh và dòng tâm thức của con không chảy xuyên qua phàm linh đó.

Bây giờ khi thày nói với con điều này, thì lẽ đương nhiên con vẫn còn phàm linh trong bầu bản thể của con, bầu tâm thức của con. Con sẽ tự động rút con ra khỏi chúng chỉ vì con nghe hay đọc những dòng chữ này. Nhưng điều thày muốn nói với con là khi con có khái niệm này trong tâm và chấp nhận nó, con có thể nâng con đường tu của mình lên một mức hoàn toàn mới. Một khi con ý thức sự kiện có các phàm linh hiện hữu trong bầu tâm thức của con, thì con có thể quyết định một cách có ý thức là con sẽ bắt đầu tiến trình rút mình cho không đồng hóa với các phàm linh, nhờ vậy con có thể thấy được phàm linh từ bên ngoài.

Bây giờ thày có thể đảm bảo với con là nếu con đã sẵn sàng nhận giáo lý này thì con đã khởi sự làm chuyện này rồi. Con đã sẵn sàng phần nào chịu nhìn vào cái đà trong chính mắt mình. Điều này có nghĩa là trong kiếp này, và có lẽ trong các kiếp trước, con đã có những trường hợp qua đó con bất thình lình nhận ra một phàm linh. Có thể là con không nhận diện đó là một phàm linh giống như thày giảng ở đây, tuy nhiên con cũng đã bỗng nhiên chuyển vọt. Con đã nhìn vào chính mình và nói: “Tôi không muốn như thế này nữa. Tôi không muốn tiếp tục lặp đi lặp lại các khuôn nếp cũ này nữa. Tôi muốn thay đổi. Tôi muốn hơn thế này.”

Và cũng có thể, con nhận ra là con đã trải nghiệm điều này trong kiếp này – khi con thấy điều gì đó một cách có ý thức – và có lẽ con đã trải nghiệm là khi con ý thức thấy có cái gì đó không phải là mình, thì gần như ngay tức khắc con có thể xoay chuyển ra khỏi nó, và nhờ vậy con không còn tự đồng hóa với nó nữa. Và lẽ đương nhiên, bước cốt yếu để tiến lên một tầng cao hơn trên con đường tâm linh là tới được điểm con không còn tự đồng hóa với phàm linh chính đại diện cho tầng tâm thức hiện tại của con.

19.3. Củng cố một phàm linh giả

Như thày đã giải thích, có 144 tầng tâm thức trên trái đất, và con có thể hình dung chúng như một cầu thang hình xoắn ốc, với mỗi bậc thang là một bậc tâm thức. Để có thể tiến cao hơn trên con đường tu, con phải đi từ bậc này lên bậc kia trên cầu thang này. Và cách duy nhất để đi từ bậc này lên bậc trên là con ngưng không tự đồng hóa với phàm linh ở bậc đó.

Như vậy, mục đích của thày khi trao truyền quyển sách này chính là để dạy con giáo lý này, để con có thể bắt đầu bước đi một cách có ý thức trên con đường rút ý niệm bản sắc của mình ra khỏi các phàm linh. Vì chỉ làm vậy con mới thực sự tiến bộ.

Thày có thể nói với con rằng có nhiều triệu người trên trái đất này đã tìm hiểu tâm linh trong một thời gian dài, có thể là trong nhiều thập niên hay trong nhiều kiếp. Có thể họ đã học giáo lý tâm linh hay thực hành kỹ thuật tâm linh. Nhưng thày có thể nói với con là có một số trong những người này chưa đi qua tiến trình mà thày vừa mô tả.

Quả thật là có nhiều người tâm linh đã đi qua tiến trình ngưng tự đồng hóa mình với một phàm linh – buông bỏ phàm linh này – và vượt lên nó. Nhưng quả thật cũng có nhiều người đang đi trên con đường tâm linh hay đang tham gia vào các phong trào tôn giáo, họ đã học một giáo lý, đã thực tập một kỹ thuật hay nghi thức tôn giáo nào đó, nhưng họ chưa tới chỗ tự giải thoát mình khỏi phàm linh. Và do đó, một chuyện rất đơn giản đã xảy ra. Thay vì thăng vượt phàm linh, tất cả những nỗ lực mà họ đã bỏ ra để học và thực hành tâm linh thực sự đã củng cố phàm linh ở tầng đó của đường tu và tầng đó của tâm thức.

Như vậy, con có thể thấy một người, giả dụ là người đó tìm thấy con đường tâm linh ở tầng tâm thức 56. Người đó có thể đã thực tập chuyên cần một kỹ thuật nào đó và đã học giáo lý tâm linh trong nhiều năm. Nhưng người đó chưa thực sự thăng vượt phàm linh, chưa buông bỏ phàm linh của tầng tâm thức 56. Thay vào đó, người đó đã hướng sự nhận biết của mình xuyên qua phàm linh này. Và điều này có nghĩa là khi người đó tập trung sự nhận biết của mình trên con đường tâm linh và trên giáo lý tâm linh, thì người đó đã thực sự dạy dỗ phàm linh ở tầng 56 để nó có vẻ trở nên tâm linh hơn. Điều này cho người đó cảm tưởng là đã tiến bộ trên con đường tâm linh, nhưng thật ra không phải cái Ta Biết của người đó tiến bộ; mà chỉ là phàm linh của người đó tiến bộ mà thôi. Như thày đã cố giải thích, phàm linh không cần tiến bộ tâm linh, vì nó không bao giờ lên được Thiên đàng. Chỉ có cái Ta Biết mới lên được Thiên đàng, và con chỉ lên được cõi tâm linh khi con ngưng tự đồng hóa mình với bất kỳ phàm linh nào thuộc cõi vật lý, hay đúng hơn, thuộc cõi vật chất, bao gồm các cõi bản sắc, lý trí, tình cảm và vật lý.

Như vậy con thấy là con có thể đi trên con đường tu giả trong một thời gian dài và bị các thày giả – và chính tự ngã và các phàm linh của con – lừa gạt, khiến con thực sự nghĩ rằng con đang tiến triển về hướng mục đích tối hậu của sự tìm cầu tâm linh của con. Nhưng trên thực tế, con đang không tiến triển gì cả. Con, cái Ta Biết của con, đang đứng yên tại chỗ, vì con vẫn còn tự đồng hóa với một phàm linh.

19.4. Cảm xúc tiêu cực xuất phát từ phàm linh

Bây giờ, điều này không có nghĩa là con cần cảm thấy chán nản và nghĩ rằng con đã uổng phí nỗ lực của mình. Vì khi con ngưng tự đồng hóa với phàm linh này, thì lúc đó con có thể tiến nhanh lên tầng cao hơn nhờ những nỗ lực mà con đã bỏ ra. Tuy nhiên chuyện này chỉ xảy ra khi con ngưng tự đồng hóa với phàm linh mà con đã dạy dỗ và sẵn sàng rũ bỏ nó. Nếu con không chịu rũ bỏ nó và cho nó chết đi, thì con sẽ tiếp tục củng cố nó, và cái Ta Biết mà con là sẽ không thể tiến lên cao hơn trên con đường tu chân chính dẫn tới thăng thiên.

Như vậy, đây quả thực là một đề tài hệ trọng mà tất cả những người tìm cầu tâm linh cần suy ngẫm nếu họ muốn đạt kết quả tốt. Nhưng một lần nữa, các thày là chân sư thăng thiên không muốn con xem bất cứ điều gì hệ trọng đến độ cảm thấy nặng chĩu. Thày không dạy con bài này để khiến con cảm thấy nặng nề. Thày không dạy con bài này để khiến con sợ là con đã làm điều gì sai hoặc cảm thấy xấu hổ vì đã không tiến bộ nhiều hơn. Thày dạy con bài này để giúp con tự giải thoát khỏi tất cả những cảm xúc này. Vì những cảm xúc này từ đâu đến? Chúng đến từ một phàm linh nào đó trong trường năng lượng của con, trong tâm con. Cái Ta Biết không cảm thấy sợ hãi, chán nản, xấu hổ, hãnh diện hay hơn người khác. Đó chỉ có thể là cảm xúc của một phàm linh, và phàm linh này đã được lập trình với một khuôn đúc tư tưởng khiến nó cảm xúc như vậy.

19.5. Tại sao con nhất thời cần một phàm linh

Một trong những điều mà các thày đã giảng một cách nhất quán là Hiện diện TA LÀ đã gửi cái Ta Biết xuống đầu thai trên trái đất vì nó muốn trải nghiệm thế giới vật chất từ bên trong. Và khi con bắt đầu con đường tâm linh ở tầng 48, thì con chưa biết mình là cái Ta Biết, và con chưa có khả năng để giản dị là cánh cửa mở, là tấm kính trong suốt không có cá tính hay cá thể vỏ ngoài. Do đó, con cần một cái ta để có thể biểu lộ chính mình, để hòa hợp và tương tác với thân thể vật lý. Và khi con tạo ra và khoác lên cái ta này, thì con thật sự đã tạo ra một phàm linh.

Điều này không thể tránh được, đây chỉ giản dị là tiến trình đầu thai. Con không thể đầu thai như một dòng sống mới mà không tạo ra một, hay đúng hơn là nhiều phàm linh. Chuyện này hoàn toàn tự nhiên và phải phép. Nhưng chuyện có thể xảy ra là con bị mắc kẹt vào sự đồng hóa với các phàm linh đó, thay vì đi theo tiến trình cho phép một phàm linh chết đi, thăng vượt lên tầng tâm thức kế tiếp, và sau đó lại cho phép phàm linh ở tầng tâm thức này chết đi, và thăng vượt lên tầng kế tiếp và cứ tiếp tục như thế.

Nói cách khác, thay vì tiến một cách liên tục và có ý thức lên các tầng tâm thức cao hơn, thì bây giờ con lại bị mắc kẹt vào việc củng cố một phàm linh nào đó, dựa trên ảo tưởng rằng con có thể bằng cách nào đó phát triển hay kiện toàn phàm linh đó cho tới khi nó được Thượng đế chấp nhận. Và như vậy, con có ảo tưởng là con có thể nhập vào trạng thái thăng thiên mà vẫn còn tự đồng hóa với phàm linh đó, thay vì đi vào trạng thái thăng thiên bằng cách từ bỏ hồn ma cuối cùng của bất cứ phàm linh nào trong phàm ngã của con.

Như vậy, con thấy sự khác biệt cơ bản giữa con đường tu nội tâm chân chính tự thăng vượt và con đường tu giả vỏ ngoài tìm cách kiện toàn một phàm linh nào đó. Phàm linh này không phải là một linh thể có tự nhận biết đã từ trên đi xuống, mà là một phàm linh không có tự nhận biết được tạo ra ở dưới này. Và như thày đã giảng, điều này không có nghĩa là phàm linh đó không có đôi chút tâm thức, nhưng nó không có sự tự nhận biết, và đây là lý do vì sao nó không thể tự thăng vượt một cách có ý thức. Đây là khả năng cốt yếu của cái Ta Biết: khả năng tự thăng vượt một cách có ý thức.

Nhưng lẽ đương nhiên, con không thể thăng vượt ý niệm bản ngã của mình nếu con không thấy là ý niệm bản ngã này chỉ là một cái ngã, một phàm linh, nó không phải là con. Như vậy, chìa khóa mở mọi khóa là khả năng rút mình ra khỏi ý niệm bản ngã hiện tại của mình. Con đã có khả năng này rồi, nhưng con không dùng nó một cách có ý thức. Và đây thực sự là chìa khóa đưa sự tu tập của con lên một mức cao hơn, và gia tốc nó vượt quá bất cứ những gì con mơ ước trước đây. Vậy thì bây giờ con hãy để thày cho con vài hướng dẫn.

19.6. Phàm linh điều khiển tình hình thế giới như thế nào

Nếu con chấp nhận bài giảng của thày về sự hiện hữu của rất nhiều phàm linh trên trái đất, thì con có được một tầm nhìn mới về lịch sử thế giới cũng như về sự tương tác giữa con người. Hãy để thày đưa ra một ví dụ điển hình. Nếu con nhìn vào vùng Trung đông, con sẽ thấy ở đó có những người tự đồng hóa rất chặt chẽ với một chủng tộc hay nhóm sắc tộc. Con cũng biết là trong một thời gian dài có sự xung đột giữa người Do thái và Ả rập. Và cũng có xung đột giữa nhiều nhóm Ả rập, hoặc giữa người Do thái và người Palestine trong quốc gia Do thái. Nhưng nếu con nhìn vào lịch sử thì con có thể thấy xung đột này đã kéo dài từ rất, rất lâu. Sự thực là nó đã diễn ra từ khi có lịch sử được ghi chép, vì nó đã được đề cập tới trong Cựu ước kinh, có ghi lại những tranh chấp giữa các bộ tộc khác nhau.

Như vậy con có thể thấy chăng là chuyện xảy ra tại Trung đông là những người đã và đang gây chiến với nhau đã tạo ra nhiều phàm linh tập thể? Và trải qua thời gian nhiều ngàn năm, họ đã nuôi béo những phàm linh này bằng sự chú ý và năng lượng tâm lý-tâm linh của họ, khiến các phàm linh này càng ngày càng lớn mạnh tới mức chúng có thể hoàn toàn khống chế cá tính của một người trung bình.

Nếu con nhìn vào những người đã lớn lên trong một môi trường như thế, con sẽ thấy có nhiều người thật ra không có đời sống cá nhân. Đúng là họ có một số đặc tính cá biệt, nhưng họ tự đồng hóa rất mạnh mẽ với cái mà họ nghĩ là chủng tộc, tôn giáo, hay nhóm sắc tộc của họ. Nhưng thực sự họ đã tự đồng hóa với phàm linh tập thể đã được tạo ra từ rất lâu nay và được củng cố suốt mấy ngàn năm qua. Và khi họ tự đồng hóa hoàn toàn với phàm linh này thì có nghĩa là phàm linh khống chế họ tới mức họ không thể nào tưởng tượng là họ có thể bước ra ngoài vòng đai được quy định bởi cái mà họ nghĩ là tôn giáo hay nền văn hóa của họ. Do đó, họ không thể tưởng tượng là họ có thể khác – hoặc hơn – hình ảnh con người mà xã hội đã gán cho họ từ khi họ lớn lên.

Và như vậy, con có thể thấy là những người này có thể sống cả cuộc đời mà không thực sự làm một chọn lựa thực sự tự do hay một hành động cá nhân tự do. Họ sống cả đời bị không chế bởi phàm linh tập thể đến độ họ quả thực là những con bò sữa bị vắt năng lượng, và năng lượng này dùng để nuôi dưỡng và củng cố phàm linh đó. Một số phàm linh này đã trở nên dũng mãnh đến độ chúng nhìn nhân loại như bò sữa để vắt năng lượng. Và đó là lý do vì sao chúng khuấy động xúc cảm của con người, khiến họ xung đột với những nhóm khác và qua đó – qua lòng giận dữ và thù hận – họ đem năng lượng nuôi béo con quái thể, con phàm linh.

19.7. Nhận ra những phàm linh vi tế hơn

Bây giờ, lẽ đương nhiên thày nói với con điều này vì một lý do rất giản dị. Con không đang bị phàm linh tập thể khống chế đến độ không còn có được quyết định cá biệt hay hành động cá biệt. Nếu con đã bị một phàm linh như vậy khống chế – và lẽ đương nhiên, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới – thì con đã không thể cầm đọc quyển sách này. Quả thật là giản dị như vậy. Và con nên cảm thấy khích lệ vì điều này cho thấy là con đã khám phá ra tiến trình ngưng tự đồng hóa mình với phàm linh và nâng mình lên trên nó một cách có ý thức.

Vì sao thày lại có thể nói như vậy? Vì chắc chắn là con đã lớn lên ở một nơi có phàm linh tập thể. Có thể con có người trong gia đình hoàn toàn tự đồng hóa với nó. Có thể đa số người trong thành phố, quốc gia, nền văn hóa nơi con sống hoàn toàn tự đồng hóa với phàm linh tập thể đó. Nhưng nếu con cũng đã tự đồng hóa với nó thì con đã không là một người tâm linh, con đã không thể mở quyển sách này và không thể đi theo con đường tâm linh. 

Do đó, điều thày muốn nói là con đã bắt đầu tiến trình này, nhưng khi con có ý thức về nó, thì con có thể gia tốc hơn rất nhiều. Và lẽ đương nhiên đây chính là mục đích của thày khi thày cho ra mắt quyển sách này.

Dù thày có nói là con không bị phàm linh tập thể trong khu vực con sống hoàn toàn khống chế, nhưng con không nên hiểu là con không bị ảnh hưởng bởi bất cứ phàm linh nào. Trái lại, con nên cẩn thận nhận ra một khác biệt. Vì con là một người tâm linh, con không bị các phàm linh tập thể thông thường trên trái đất khống chế. Con không hoàn toàn tự đồng hóa với phàm linh tập thể chế ngự nền văn hóa nơi con lớn lên.

Tuy nhiên, có những phàm linh tập thể khác không dễ nhận diện qua các đặc tính bề ngoài như chủng tộc, tôn giáo, nhóm sắc tộc, quốc gia, phái tính vân vân. Những phàm linh này đã tìm được cách lẩn trốn hầu hết mọi người vì họ không nhận ra chúng là phàm linh. Thày đã mô tả một trong những phàm linh này, đó là phàm linh rất hung hãn muốn chứng minh người khác sai và mình đúng. Nhưng có nhiều phàm linh tương tự. Người ta không nhận ra chúng vì chúng không liên kết với đặc tính vật lý, nhưng với những đặc tính vi tế hơn trên mặt tình cảm và lý trí mà hầu hết mọi người không nhận ra vào lúc này.

Tuy nhiên, như một người tâm linh, con có thể đã bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều phàm linh loại này. Sự thực là nhiều người đã bị ảnh hưởng – hay bị ảnh hưởng nhiều hơn – bởi các phàm linh đó khi họ tham gia những nhóm tâm linh. Vì đúng thực là có nhiều nhóm tâm linh, tôn giáo hay Thời đại Mới đang hoạt động hiện nay bị dính liền với một loại phàm linh tập thể. Do đó rất có thể là có nhiều người đã bị trói buộc nhiều hơn với một phàm linh tập thể khi họ theo học một giáo lý tâm linh hay tham gia một tổ chức tâm linh.

Tuy nhiên, ngoài các phàm linh tập thể, lẽ đương nhiên là cũng có những phàm linh cá biệt mà con đã tạo ra. Và tuy con có thể đã thăng vượt một số phàm linh này, nhưng dĩ nhiên là vẫn còn các phàm linh khác đang ảnh hưởng con.

Vì sao thày lại có thể nói chắc như vậy? Thày nói vậy vì con đang đầu thai trên trái đất và đang đọc quyển sách này. Nếu con không bị phàm linh nào ảnh hưởng thì con đã thăng thiên, thày với con đã đối mặt nói chuyện với nhau và thày không có nhu cầu giảng cho con bài này.

19.8. Tự giải thoát mình khỏi phàm linh 

Con có thấy chăng là lúc nào con cũng phải đối phó với một phàm linh nào đó cho tới khi con dứt bỏ hồn ma cuối cùng và thăng thiên? Đây giản dị là thực tế của con đường tâm linh trên trái đất. Một lần nữa, không có lý do gì để con cảm thấy chán nản, sợ hãi hay xấu hổ về chuyện này. Con chấp nhận nó là như vậy, và con quyết định sẽ mài sắc khả năng nhìn thấu suốt phàm linh càng nhanh càng tốt và nhờ vậy tự giải thoát khỏi chúng.

Dĩ nhiên đây không phải là một tiến trình mà con chỉ cần được chỉ dạy là xong. Các thày là Thượng sư có nhiều cách giúp con. Các sách mà các thày sắp công bố sẽ giúp con, cũng như các bài giảng trước của các thày. Tuy nhiên, tiến trình này có một sắc thái cá nhân, vì con phải là người thấy được nó trong tâm thức mình.

Dĩ nhiên, con có thể nghe giảng từ bên ngoài về một phàm linh chung nào đó. Con cũng có thể có – nếu con tiếp xúc trực tiếp với một vị thày tâm linh hiện sống hay với một chân sư thăng thiên bằng trực giác – một hình ảnh mô tả làm sao phàm linh đó đã khoác lên một hình tướng cá biệt trong con. Qua đó, con biết được là con đang bị một phàm linh ảnh hưởng, và con biết đặc tính của phàm linh đó. Nhưng đây chưa phải là sự xoay chuyển tâm thức khi con rút cái Ta Biết ra khỏi phàm linh. Lúc đó con thấy được phàm linh từ bên ngoài, và con thấy được nó không phải là con. Các thày có thể mô tả cho con tiến trình này, nhưng thực sự là nó không thể dạy được. Có thể nói là nó đã được cài đặt vào cái Ta Biết của con, nhưng con phải tự mình khám phá ra nó qua sự trải nghiệm. Và chỉ khi nào con trải nghiệm nó một lần đầu – một cách hoàn toàn có ý thức – thì con mới thực sự hiểu những gì thày nói.

Có thể là con đã hiểu những điều thày nói rồi, nhưng cũng có thể con chưa hiểu. Nếu con chưa hiểu thì con không nên chán nản. Con cứ tiếp tục suy ngẫm đề tài này và dùng các dụng cụ mà các thày đã công bố và sẽ tiếp tục công bố, như vậy con càng lúc càng tiến gần chỗ con giảm thiểu lực hút từ tính (magnetic pull) của phàm linh đó. Lúc đó, cái Ta Biết sẽ tự rút nó ra khỏi phàm linh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và tưởng như tự phát.

Các con có thấy điều thày nói chăng? Sự việc cái Ta Biết chuyển động không ngừng và nhìn cuộc sống một cách có ý thức dưới nhiều góc độ khác nhau là điều tự nhiên. Đó là lý do vì sao con đã đi tìm con đường tâm linh. Đó là lý do vì sao con đã tìm ra quyển sách này. Đó là vì cái Ta Biết lúc nào cũng đi tìm một cái gì khác – một cái gì mới – dù nó không biết nó tìm cái gì.

Đây là một điều tự nhiên vì, như các thày đã giảng, cái Ta Biết là khía cạnh TA SẼ LÀ của Hiện diện TA LÀ, nó là khía cạnh nói rằng: “Ta sẽ là điều này”. Nhưng một khi nó đã trải nhiệm điều này là thế nào, thì nó sẽ nói: “Ta sẽ là điều kia”, và nó sẽ dời qua cái gì khác để trải nghiệm cái kia đó. Đây là lý do vì sao chuyện tự nhiên là con tự đồng hóa với một phàm linh nào đó và trải nghiệm cuộc sống xuyên qua phin lọc nhận thức của phàm linh đó trong một thời gian. Nhưng chuyện tự nhiên khác là con không ở lại với phàm linh đó mà con xoay chuyển sang một tầm nhìn khác.

19.9. Bắt phàm linh phải lộ diện 

Chỉ khi nào phàm linh thu được đủ động lượng (momentum) thì nó mới có thể tạo một lực hút từ tính trên sự chú ý của con để ép con chú tâm xuyên qua nó trong một thời gian. Đó là cách duy nhất nó có thể làm để giam con ở tầng đó trong một thời gian. Đó là lý do vì sao con thấy một phàm linh hung hãn sẽ tìm cách giữ con ở lại tầng đó một cách hung hãn. Khi con đã bắt đầu nhận ra điều này, con sẽ thực sự cảm nhận được lực hung hãn đó. Thày đoán là đa số các con, là người đang đọc quyển sách này, đã cảm thấy điều này một số lần trong đời mình.

Các con hãy nhìn lại quá khứ và sẽ dễ dàng nhận ra những lúc con cảm thấy có cái gì đang kéo con hay đẩy con về một hướng nào đó. Cái đó đang tìm cách ép con hay thuyết phục con làm điều gì mà con cảm thấy không phải – một điều mà con thực sự không cảm thấy là mình. Con sẽ thấy là con đã bị lực này ảnh hưởng con suốt cuộc đời, và con đã nhận ra nó. Vậy thì con chỉ giản dị có ý thức hơn về nó, và mỗi khi con cảm thấy sự hung hãn đó thì con biết là có một phàm linh đang ảnh hưởng con.

Nhưng thay vì con làm những chuyện mà con đã làm cho tới lúc này, tức là chạy xa khỏi nó, kháng cự lại nó hay ngay cả đánh nhau với nó, thì nay thày muốn con làm một chuyện khác. Thày muốn con chỉ giản dị nói với chính mình: “À, đây là một phàm linh đang lẩn trốn tôi. Tôi sẽ bắt nó phải lộ diện để tôi có thể thấy nó và như vậy tôi ngưng không đồng hóa với nó, để nó không còn quyền lực trên tôi nữa. Tôi sẽ dùng những dụng cụ mà Đại thượng sư và bảy vị Thượng sư đã cho tôi, để tôi có thể lôi những phàm linh đó ra khỏi nơi ẩn náu, và tôi có thể thấy chúng không phải là tôi và nhờ vậy tôi giải thoát mình khỏi ảnh hưởng của chúng.”

Đây là tiềm năng mà con có được khi con thực sự thể nhập các bài giảng của thày trong quyển sách này và áp dụng nó cùng với giáo lý mà con sẽ nhận được từ bảy vị Thượng sư trong những quyển sách tới. Điều thày muốn cho con ở đây là một khai thị tổng quát, và thày cũng sẽ cho con một dụng cụ tổng quát mà con có thể dùng khi con đi trên con đường từ Tia thứ Nhất qua hết bảy tia sáng cho đến khi con tới tầng tâm thức 96. Con thực sự cũng có thể dùng khai thị và dụng cụ này quá tầng 96.

19.10. Phàm linh và tự ngã

Bây giờ, trước khi thày chấm dứt bài giảng này thì có một chủ đề mà thày muốn bình luận ngắn. Khi con đọc quyển sách này, trong tâm con có thể dấy lên một câu hỏi: Những phàm linh mà thày nói ở đây có phải chăng chính là tự ngã (ego)? Phàm linh và tự ngã liện hệ ra sao?

Câu trả lời tùy thuộc vào tầng tâm thức của con. Ở các tầng tâm thức thấp, khi con hoàn toàn tự đồng hóa với một phàm linh, thì không có sự khác biệt đáng kể nào giữa tự ngã và phàm linh chủ yếu đang khống chế con. Nếu xét trên mặt thực tiễn thì chúng là một.

Tuy nhiên, khi con thăng vượt một phàm linh nào đó thì con bỏ phàm linh đó lại. Khi năng lượng đã bị phàm linh đó tha hóa được chuyển hóa, và khi khuôn đúc tư tưởng đã bị con phá tan, thì phàm linh đó không còn nữa. Nó thực sự là đã chết. Nhưng sự sai lầm là khi con nghĩ bởi vì con đã vượt qua một phàm linh nào đó và con đã giải thoát mình khỏi phàm linh đó, thì giờ đây con được giải thoát khỏi tự ngã. Vì tự ngã không phải là phàm linh; nó hơn phàm linh.

Điều mà thày cố giảng trong quyển sách này là khi con đi trên con đường tâm linh về hướng tầng tâm thức 144, thì sẽ có một phàm linh ở mỗi tầng. Có nghĩa là khi con thắng được một phàm linh ở tầng nào đó, con sẽ chuyển lên nhìn cuộc sống xuyên qua phàm linh ở tầng kế tiếp. Thách đố lúc đó là con có thấy nhu cầu giải thoát mình khỏi phàm linh đó luôn không? Hay con lại bắt đầu quy trình củng cố phàm linh đó qua sự chú ý của con?

Nhưng dù sao chăng nữa thì cũng có một phàm linh, và điều này có nghĩa là con sẽ không hoàn toàn giải phóng khỏi phàm linh cho tới khi con tới tầng 144, đúng hơn là khi con vượt thăng tầng đó. Lý do là để con có thể dính liền với một thân thể thì con cần một loại phàm linh có khả năng hội nhập với thân thể vật lý.

Con có thể đang cảm thấy điều thày muốn giảng ở đây hơi bí ẩn hay trừu tượng. Nhưng con có thể thấy được là có nhiều phàm linh và khi con thăng vượt một phàm linh thì phàm linh đó chết đi. Nhưng con vẫn chưa là một sinh thể thăng thiên, có nghĩa là con vẫn còn tự ngã. Ta có thể định nghĩa tự ngã là cái giữ con hiện thân và giữ con không đi vào trạng thái thăng thiên.

19.11. Các tầng của tự ngã

Bây giờ, có nhiều cách để định nghĩa tự ngã, nhưng ở đây thày không muốn bàn nhiều về từ ngữ và định nghĩa. Điều thày muốn nói là có nhiều tầng của tự ngã. Cái được nhiều người gọi là tự ngã – có nhiều thày tâm linh và tâm lý gia cũng coi đây là tự ngã – là cái mà thày gọi là tự ngã thấp, tức là tự ngã ở dưới tầng 48, tự ngã đó hung hãn và muốn kiểm soát người khác. Nhưng cũng có một tự ngã ở giữa tầng 48 và 96, và tự ngã đó chú tâm vào việc nâng nó và con lên như một sinh thể cá biệt. Sau đó cũng có tự ngã ở giữa tầng 96 và 144, tự ngã này chú tâm vào việc phụng sự người khác, nâng cao tổng thể, nhưng nó vẫn chưa làm những chuyện này hoàn toàn với sự nhận biết của một chân sư thăng thiên.

Con có thể khó nhận ra điều này. Nhiều người tâm linh đã nhận ra được tự ngã thấp, là tự ngã hung hãn, và nghĩ rằng khi họ không còn những khuynh hướng đó nữa thì họ đã giải thoát khỏi tự ngã. Cũng có người đã tới điểm nhận ra tự ngã cá biệt, và họ nghĩ rằng là khi họ vượt lên trên tự ngã này, thì họ đã giải thoát khỏi tự ngã và đã giác ngộ.

Nhưng những đệ tử có minh triết thực sự thì nhận ra là ta chưa hoàn toàn giải thoát khỏi tự ngã cho tới khi ta thăng thiên, vì cần có cái gì buộc ta lại cõi vật lý và thân thể vật lý. Nói cách khác, khi con không còn tự ngã thì con không thể duy trì mình trong một thân thể vật lý; con trở thành một chân sư thăng thiên.

Thày không muốn đi sâu hơn vào đề tài này, vì các thày sẽ có những bài giảng khi thời gian và chu kỳ thuận tiện. Nhưng thày muốn con lấy ra được một điểm này: thay vì con nhìn cuộc sống hay con đường tâm linh như một tiến trình có một mức đến tối hậu trên trái đất – con có thể gọi đây là giác ngộ hay tên gì khác – thì con chuyển sang nhìn con đường tâm linh như một tiến trình liên tục.

Con đường tâm linh quả thực có một mục đích, mà chúng ta đã định nghĩa là điểm thăng thiên, nhìn từ tầm nhìn chưa thăng thiên. Nhưng khi con chưa bước vào cõi thăng thiên thì con theo một tiến trình trong đó con cần tự vượt thăng không ngừng. Có nghĩa là con thăng vượt một phàm linh nào đó và chiến thắng tầng tự ngã ở đó.

Do đó, nếu con coi là con chưa thoát khỏi tự ngã cho tới khi thăng thiên, thì điều này sẽ giúp con trên con đường tu. Đó là cách duy nhất để con không bị mắc bẫy những khía cạnh vi tế của tự ngã tương ứng với những tầng tâm thức cao. Các thày thực sự mong muốn các đệ tử đã nhìn nhận pháp của các thày tránh được tình trạng đã xảy ra cho một số người tâm linh, kể cả những người đã tự cho mình là đạo sư tâm linh. Vì họ đã lên tới một tầng tâm thức cao trong số 144 tầng tâm thức, nhưng họ bị ngưng ở tầng đó vì họ tưởng là họ đã đạt được trạng thái tối hậu, nơi mà họ không còn cần tự thăng vượt nữa.

Các con yêu dấu, lúc nào cũng có nhu cầu tự thăng vượt, vì tự thăng vượt là sự sống. Tự thăng vượt là Thánh linh. Và TA LÀ sự sống. TA LÀ Thánh Linh. TA LÀ Đại thượng sư.

19.12. Một dụng cụ để đối phó với phàm linh

Dụng cụ tâm linh mà thày cung cấp trong quyển sách này tương đối giản dị. Con có thể dùng nó như một lời cầu nguyện đơn giản, mà con có thể nói thầm hay nói ra tiếng. Con có thể dùng từ ngữ của riêng con hay dùng những câu sau đây:

Ôi Đại thượng sư, xin thày chỉ cho con thấy phàm linh đang kềm giữ con ngay lúc này và quyết định nào của con đã tạo ra nó.

Ôi Đại thiên thần Michael, xin thày trói chặt phàm linh này, để nó không ảnh hưởng con hay bất cứ phần nào của sự sống.

Hiện diện TA LÀ hùng mạnh, xin phá tan khuôn đúc tư tưởng đằng sau phàm linh này.

Ôi Mẹ Mary, xin giúp con hoàn toàn xuôi theo Dòng sông sự Sống.

Tự điều ngự không ngừng

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 8/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Thày đến đây để cho các con thêm một gợi ý nữa sẽ giúp con đi theo cầu thang vòng xoắn ốc của bảy tia sáng dưới sự chỉ dạy của bảy vị Thượng sư.

Thày đã nói là trước mặt con là một hành trình trong đó con chạm trán và vượt thăng các phàm linh mà con đã tạo ra, hoặc đã do tâm thức đại chúng tạo ra khi nhân loại lạm dụng bảy tia sáng. Do đó, hôm nay thày muốn các con chú ý đến hai điểm: thứ nhất, thày muốn củng cố những điều mà thày đã giảng về bản chất của Thánh linh, tức là nó luôn luôn tuôn chảy, nó là một dòng suối. Nó không phải là một linh thể đứng yên. Nó là một Tánh linh luôn luôn tuôn chảy, tự thăng vượt, nó không bao giờ y nguyên dù chỉ trong một tích tắc.

Điểm thứ hai mà các con cần ghi nhớ là con cần khắc phục các phàm linh tách biệt đó. Như thày đã giảng, điều này có nghĩa là con sẽ phải tạo ra một cái ta mới, một phàm linh mới. Giữa tầng 48 và 96, con nhất định phải làm điều này vì đó chính là nhiệm vụ của con: thử nghiệm khả năng đồng-sáng tạo của mình, thử nghiệm với bảy tia sáng, và xây dựng một cái ta có một số khả năng điều ngự bảy tia sáng. Tuy nhiên, điều mà thày muốn các con ghi nhớ là con không tạo ra một cái ta đứng yên. Con tạo ra một cái ta có thể tuôn chảy với Thánh linh.

17.1. Kiện toàn phàm linh

Con thấy chăng, các thày giả trên trái đất đã tìm cách bày ra nhiều mưu đồ tinh xảo để dụ người tìm đạo chân thật – những người đã lên trên tầng 48, những người đã không đi vào nhị nguyên – đi vào một ngõ bí khiến họ ngừng tăng triển hoặc có thể càng ngày càng rơi sâu vào tách biệt. Một trong những mưu đồ chính của họ là lời dụ dỗ, được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau vi tế, cho rằng con có thể tạo ra một cái ngã tách biệt, một phàm linh có thể đi lên cõi tâm linh. 

Nếu con nhớ lại những gì thày giảng trong các bài trước, thì con sẽ thấy đây dĩ nhiên là giấc mơ tối hậu của tự ngã, của các sa nhân và các phàm linh tách biệt. Theo định nghĩa, một phàm linh tách biệt phải chịu luật sinh diệt, nhưng nó mơ được bất tử. Nó mơ hội đủ điều kiện nào đó giúp nó được Thượng đế chấp nhận và được phép tham dự tiệc cưới với Ki-tô.

Nhưng như Giê-su đã nói: “Không ai có thể lên thiên đàng mà không từ thiên đàng xuống”. Sinh thể duy nhất có thể lên thiên đàng là cái Ta Biết, và nó chỉ làm được điều này khi nó đã lột bỏ hết tất cả các lớp da rắn của các phàm linh tách biệt. Những phàm linh giả này giống như những con rắn bò dưới đất và đưa ra lý luận gian dối vi tế, dụ dỗ con nghĩ rằng con sẽ trở thành giống một thần nhân có thể lên thiên đàng. Nếu con nhớ sự tích thần linh cổ Hy lạp trên đỉnh Olympus, thì con thấy là họ không cao thượng lắm, họ hay tranh giành và bày ra nhiều mưu mô. Đó chính là biểu tượng của những cái ngã tách biệt mà sa nhân tìm cách tạo ra và cho rằng có thể trở nên bất tử. Nhưng không có gì có thể lên Thiên đàng ngoại trừ những gì đã từ Thiên đàng xuống, đó là nhận biết thuần khiết. Do đó, con sẽ không bao giờ có thể đem những phàm linh tách biệt này theo con lên thiên đàng, cho dù chúng có vẻ rất hoàn hảo dựa trên tiêu chuẩn thế gian nào đó.

17.2. Một cái nhìn giả về sự hoàn hảo

Con có thấy chăng vấn đề của cái ngã tách biệt? Một phàm linh tách biệt có thể nhất thời tăng triển. Con hãy suy nghĩ kỹ điểm này. Một phàm linh tách biệt có thể được thiết kế để tăng triển và nới rộng, con có thể xem đây là nó tự kiện toàn. Do đó, con có thể đến với một tôn giáo hay một giáo lý tâm linh và tạo ra một lý tưởng trong tâm con cho rằng nếu con cứ tiếp tục áp dụng giáo lý này, con sẽ tới chỗ đạt được một trạng thái hoàn hảo, một trạng thái tối hậu nào đó, và sau đó con sẽ được phép vào thiên đàng. Hoặc là con sẽ đạt được giác ngộ, hoặc bất cứ mục đích nào của tôn giáo đó.

Nhưng con ơi, con sẽ không được cứu rỗi, con sẽ không đạt được giác ngộ, con sẽ không thăng thiên, bằng cách tạo ra một cái ngã cố định và hoàn hảo. Sự hoàn hảo trên Thiên đàng không giống những gì mà hầu hết mọi người coi là hoàn hảo. Vì con người có khuynh hướng xem sự hoàn hảo là một cái gì cố định. Vì nếu một cái gì đó hoàn hảo, thì làm sao nó có thể cải thiện được? Nếu nó có thể cải thiện được, thì nó không thể hoàn hảo – đây là lối lý luận của tâm thức rắn.

Nhưng các thày là những người đã thoát khỏi tâm thức rắn, các thày biết sự hoàn hảo thực sự là tuôn chảy với Tánh linh. Trạng thái tối hậu duy nhất là trạng thái tự nhận biết của đấng Sáng tạo, nhưng con sẽ không thể đạt được trạng thái này khi còn đầu thai trên trái đất. Con cũng không thể đạt được nó cho tới khi con thành tựu tất cả các khai ngộ của tất cả các bầu cõi ở trên bầu cõi của con hiện nay. Do đó, đạt được mức tự nhận biết của đấng Sáng tạo không phải là điều con cần quan tâm đến lúc này. Vì ngay cả tâm thức của đấng Sáng tạo, dĩ nhiên cũng không đứng yên. Bởi vì, nếu nó đứng yên, thì tại sao nó lại sáng tạo ra thế giới hình tướng từ Bản thể của nó?

Con thấy chăng, không có gì đứng yên cả. Hoàn hảo là thăng vượt liên tục. Đây là định nghĩa thực của sự hoàn hảo. Đó là lý do vì sao Thánh linh hoàn hảo. Vì nó không có mục đích đạt được một trạng thái cố định tối hậu. Mục đích của nó là tự thăng vượt liên tục và bất tận. Do đó, nó không bao giờ tìm cách giữ chặt cái cũ, vì nó luôn luôn sẵn sàng lột bỏ da rắn cũ và thăng vượt lên một trạng thái mới.

Đây là điều thày khẩn thiết khuyên con nên suy ngẫm. Vì có một khác biệt rất cơ bản giữa việc đi theo con Đường của Bảy Tia sáng với mục đích tạo ra một cái ta hoàn hảo, dựa trên một định nghĩa cố định của sự hoàn hảo, và mục đích khác là tạo ra một cái ta uyển chuyển có thể luôn luôn và dễ dàng tuôn chảy với Thánh linh bằng cách tự thăng vượt liên tục quá tầng 96.

17.3. Giữ chặt cái ta tách biệt

Trong một bài trước thày có giảng về tâm thức chết, và nói đến trường hợp những người đã tới tầng 96 mà không chịu buông bỏ phàm ngã mà họ đã tạo ra. Họ nghĩ rằng họ sẽ chết nếu họ buông bỏ nó, vì họ đã quá tự đồng hóa với nó. Nhưng con thấy chăng, đó là vì họ đã có mục đích tạo ra cái ngã cố định muốn đạt được một tiêu chuẩn hoàn hảo nào đó. Và khi họ nhận ra là cái ngã mà họ đã tạo ra sẽ không thể vào thiên đàng, và họ phải để cho nó chết đi, để có thể vượt thăng và vào thiên đàng như trạng thái nhận biết thuần khiết, thì họ khởi lên lòng oán giận.

Họ muốn nắm giữ cái ngã tách biệt và biểu lộ quyền năng qua cái ngã đó. Đó là lúc họ bắt đầu muốn áp chế người khác với quyền năng mà họ đã đạt được với bảy tia sáng. Và dĩ nhiên đó là lòng kiêu hãnh dẫn tới sa ngã. Và sa ngã xảy ra ngay tức khắc.

Vậy con nên cẩn thận suy ngẫm điều này. Con cần có mục đích khi con đi trên con Đường của Bảy Tia sáng. Nhưng con đừng để các thày giả trên trái đất lường gạt con để con quy định một mục đích cố định, dựa trên một tiêu chuẩn nào đó do họ thiết lập – một tiêu chuẩn mà họ đã thiết kế và quy định dựa trên tâm thức tách biệt và nhị nguyên lúc nào cũng so sánh mọi chuyện với con mắt phán xét giá trị nhị nguyên.

Nếu con cố gắng đi trên con Đường của Bảy Tia sáng để trở nên giỏi hơn người khác dựa trên một phán xét giá trị nhị nguyên nào đó thì con sẽ tạo khó khăn cho mình. Con có thể có động cơ lớn thúc đẩy con đi trên đường tu, giống như một số đệ tử. Con có thể sẵn sàng hy sinh nhiều chuyện để đạt được ý niệm hơn người đó. Nhưng khi đến lúc phải buông bỏ cái ngã mà con đã tạo ra thì con sẽ phải đương đầu với toàn thể sức mạnh của tâm thức chết. Bởi vì lúc đó con phải đối diện cái gì? Con phải đối diện sự kiện là trong tâm thức tập thể, một tập đoàn khổng lồ các phàm linh tách biệt đó đã được tạo ra, và chúng đều không muốn chết. 

Do đó, nếu con đã tạo ra một phàm linh tách biệt khi con đi trên con Đường của Bảy Tia sáng, thì con sẽ tự buộc mình vào nỗi sợ chết đó. Do đó, con sẽ phải khắc phục toàn bộ động lực của cái chết mới buông bỏ được ngã tách biệt. Điều này dĩ nhiên là có thể làm được, vì khi con biết con là nhận biết thuần khiết thì con có thể buông bỏ bất cứ ngã nào, nhưng thày phải nói với con là rất hiếm đệ tử làm được điều này. Các đệ tử nào đã học cách buông bỏ phàm linh tách biệt tại mỗi tầng trên con đường tu sẽ dễ thành công hơn nhiều. Nhờ vậy khi họ lên tới tầng 96, họ không phải đối đầu với động lực chết của toàn hành tinh, mà chỉ đối đầu với động lực ở tầng đó mà thôi. Đây là một bước nhỏ hơn nhiều, và do đó họ sẽ dễ dàng tuôn chảy qua nó.

Và họ sẽ tiếp tục tuôn chảy qua tầng 96, lên tầng 97, 98, và cao hơn nữa cho tới khi bỗng nhiên họ tới tầng 144. Lúc đó, buông bỏ cái ngã, cái hồn ma cuối cùng, cũng sẽ không phải là một thay đổi lớn, và con có thể dễ dàng tuôn chảy vào vòng xoắn thăng thiên, đi qua cổng ngọc trai để vào trạng thái thăng thiên. Con thấy chăng, buông bỏ mọi chuyện cùng một lúc là điều rất khó. Buông bỏ từng chút một ở mỗi cấp dễ hơn nhiều.

17.4. Luôn luôn sợ mình sai

Do đó, thày chúc con thuận buồm xuôi gió trên con đường của bảy vị Thượng sư. Thày hy vọng là thày đã giúp con đặt nền móng giúp con đi con đường tu này dễ dàng hơn. Đúng thực là chỉ có cái ngã tách biệt mới đánh giá theo thang điểm đúng sai. Con có hiểu là khi con tạo ra một cái ngã tách biệt từ tâm thức nhị nguyên, con đã tạo ra một cái ngã tin rằng nó chỉ có thể được Thượng đế chấp nhận khi nó đạt được một tiêu chuẩn hoàn hảo và không bao giờ sai trái dựa trên tiêu chuẩn đó? Có nghĩa là cái ngã tách biệt đó lúc nào cũng sợ mình sai.

Các con có biết là có những dòng sống đã tới chỗ bắt đầu quay trở lại, họ có ước muốn lên cao hơn, họ có khao khát gặp được một vị thày chân chính. Nhưng khi họ gặp vị Thượng sư đầu tiên là Chân sư MORE – hay El Morya là tên trước đây của thày – thì họ giản dị không thi hành nổi những chỉ thị của Chân sư MORE. Họ còn không thực sự thấy được Chân sư MORE. Do đó họ phải dán lên Chân sư MORE hình ảnh một vị thày rất nghiêm khắc trọng kỷ luật. Vì họ quá sợ vị thày nghiêm khắc với cái nhìn thấu suốt này chứng minh họ sai nên thay vì chào đón giáo lý và sự giúp đỡ của thày, họ lại tìm cách lẩn trốn thày.

Vậy các thày đã phải làm gì trong quá khứ? Các thày đã phải cho các đệ tử này một vị thày vỏ ngoài, kể cả một tổ chức vỏ ngoài để họ có thể tiếp tục tin rằng họ là đệ tử của El Morya, nhưng thực sự họ chưa bao giờ thấy được vị Morya thực, Chân sư MORE thực, vì họ chỉ có thể nhìn thày như một hình ảnh cứng ngắc. Họ không thể thấy được là thày hơn rất nhiều hình ảnh cứng ngắc do tâm thức thấp tạo ra.

Con thấy chăng, chân sư MORE không phán xét con dựa trên thang điểm đúng và sai. Chân sư MORE không hề mong muốn chứng minh con sai. Thày cũng không hề mong muốn thấy con chứng minh mình đúng. Chân sư MORE, giống như tất cả các Thượng sư khác, chỉ quan tâm một chuyện: là con sẵn sàng thăng vượt tầng tâm thức hiện tại của con, thăng vượt ý niệm bản ngã hiện tại của con, cho phép phàm linh hiện tại của con chết đi và tuôn chảy vào một ý niệm bản ngã khác, cao hơn.

17.5. Một tầng hiểm nghèo trên đường tu 

Phàm linh tách biệt được tạo ra từ tiêu chuẩn nhị nguyên. Trong nó, trong chính mẫu đồ thiết kế ra nó, có sự phân chia giữa đúng sai. Nó tin rằng nếu nó bị chứng minh là nó sai thì một tai họa nào đó sẽ xảy ra. Nhưng nếu nó được chứng minh là nó đúng thì một điều tốt lành nào đó sẽ phải xảy ra. Do đó, nó tin rằng nó có thể ép Thượng đế phải chấp nhận nó khi nó chứng minh nó đúng. Và nó tìm cách chứng minh nó đúng bằng cách duy nhất mà nó biết: bằng cách so sánh nó với người khác dựa trên tiêu chuẩn đã tạo ra nó. Do đó, nó tìm cách chứng minh nó đúng bằng cách chứng minh người khác sai, bằng cách kéo người khác xuống. Lý luận cơ bản trong tiềm thức của phàm linh tách biệt là: “Nếu tôi có thể chứng minh là tất cả các phàm linh khác đều sai, thì tôi chắc chắn phải đúng và Thượng đế sẽ phải chấp nhận tôi.” Nhưng dĩ nhiên không phải vậy. Do đó, con đừng đến với các Thượng sư với ước mong chứng minh con đúng. Và con nên đặc biệt cảnh giác khi con có mong muốn chứng minh người khác sai. 

Nhưng thày muốn nói con điều này: có một điểm thấp hơn trên con đường tu, nơi con chú tâm vào việc chứng minh người khác sai và lúc nào cũng đấu đá với người khác. Tuy đây chắc chắn là một điểm thấp hơn trên con đường tu và không thể dẫn con tới trạng thái thăng thiên – không thể dẫn con quá tầng 96, và thực sự không thể dẫn con tới gần tầng 96, vì nó không thể dẫn con quá tầng 48 bao xa – nhưng đó không phải là tầng hiểm nghèo nhất trên con đường tu. Tầng nguy hiểm nhất trên con đường tu là khi con tới gần tầng 96, nhưng vẫn còn mắc kẹt trong mong muốn chứng minh mình đúng dựa trên một tiêu chuẩn nào đó.

Thày thực sự nói với con là, nếu con nhìn vào những người ở dưới tầng tâm thức 48, thì con thấy là những người ở những tầng thấp nhất không phải là những người có thể được coi là thô sơ nhất, nhìn theo một góc độ nào đó. Họ chính thực là những người tinh tế khôn ngoan nhất, vì họ là những người tin chắc rằng họ đúng và tiêu chuẩn của họ đúng.

Do đó, con cũng thấy có những đệ tử đã đi quá tầng 48 và tiến gần tới tầng 96, nhưng họ bắt đầu tự đồng hóa với phàm ngã tách biệt mà họ đã tạo ra, và tin rằng cái ngã tách biệt đó đúng, theo tiêu chuẩn mà họ không chịu từ bỏ. Vì họ chưa nhìn thấu bản chất thật của tiêu chuẩn đó. Các thày rất khó tiếp cận các đệ tử này.

Họ thường là đệ tử rất sốt sắng, sẵn sàng hy sinh và chịu khó để tiến lên tầng kế tiếp. Và con phần nào có thể làm như vậy giữa tầng 48 và 96, vì ở các tầng này con đang tìm cách đạt được sự điều ngự bảy tia sáng. Khi con làm điều này, con tạo ra một cái ngã tách biệt, một phàm linh tách biệt, hay ít nhất là một phàm linh cá biệt, một cái ngã cá biệt.

17.6. Tiêu chuẩn giả được tạo ra như thế nào

Các đệ tử mà các Thượng sư khó tiếp cận nhất là những người đã xây dựng lòng kiêu hãnh mà họ không thấy vì họ nghĩ họ đúng. Và họ không chịu chấp nhận một trong những tỉnh ngộ quan trọng nhất trên con đường tu, đó là không có tiêu chuẩn nào quy định trên trái đất có thể đưa con lên thiên đàng. Vì những tiêu chuẩn nhị nguyên tách biệt này không thể nào hiện hữu trên thiên đàng.

Do đó, con đang không chứng minh con đúng dưới mắt các Thượng sư vì các thày không ở trong tâm thức nhị nguyên. Con chỉ đang chứng minh con đúng dưới mắt phàm linh tách biệt mà con đã tạo ra – phàm linh được tạo ra dựa trên một tiêu chuẩn đặc trưng của con. Do đó, phàm linh này không thể thấy bất cứ cái gì vượt lên trên tiêu chuẩn. Nó không bao giờ thấy là tiêu chuẩn có điều gì sai. Nó không bao giờ thấy là tiêu chuẩn có bất cứ hạn chế nào. Nó không bao giờ thấy là tiêu chuẩn được tạo ra bằng cách loại trừ một số thành phần của bức tranh thực tại rộng lớn hơn.

Con hãy để thày so sánh với một hình ảnh mà con quen thuộc. Con biết cái la bàn, và con biết là nếu con đứng ở trung tâm la bàn, con có thể chia chu vi la bàn ra thành 360 góc độ, giống như con có thể chia chu vi vòng tròn thành 360 độ. Khi con đứng ở trung tâm chiếc la bàn cá nhân của con và có thể nhìn tất cả 360 độ mà không đặc biệt chú tâm vào bất cứ góc độ nào, và không có nhu cầu loại trừ góc độ nào, thì con đạt được giác ngộ, con sẵn sàng thăng thiên.

Nhưng này các con, điều xảy ra cho các phàm linh thấp là chúng định ra một tiêu chuẩn. Và chúng định tiêu chuẩn bằng cách nào? Bằng cách loại trừ, ngăn chặn một số góc độ bằng cách dán nhãn chúng là sai, giả hay xấu ác trên phương diện nào đó. Do đó, chúng tạo ra một tiêu chuẩn bằng cách loại trừ một hoặc nhiều trong số 360 góc độ của chu vi là những gì có thể nhìn thấy trên trái đất.

Và khi con quy định một số góc độ nào đó là sai, và do đó không chịu nhìn chúng, thì theo định nghĩa con sẽ có một cái nhìn hạn chế, chọn lọc, chủ quan, thiên lệch, và thiếu sót về sự sống. Nhưng xa hơn nữa, con cũng sẽ luôn luôn có thể chứng minh là cái ngã tách biệt – phàm linh tách biệt – của con đúng. Vì con thấy chăng là khi con chấp nhận định nghĩa một số góc độ sai và không được nhìn tới, thì đương nhiên là con sẽ không thể nhận ra là phàm linh, phin lọc nhận thức, mà xuyên qua đó con nhìn thực tế, có giới hạn và đang cho con cái nhìn hạn chế và méo mó về tổng thể sự sống.

17.7. Chứng minh mình “đúng”

Con có thấy chăng là, nếu con sẵn sàng loại bỏ một số góc độ trên chu vi của vòng tròn sự sống, thì con luôn luôn có thể chứng minh là cái ngã, vốn chỉ bao hàm những góc độ còn lại, là đúng. Nhưng con có bắt đầu thấy chăng là, khi con chưa thấy được toàn bộ chu vi của tâm thức có thể có được trên trái đất, thì con chưa giác ngộ, và con chưa sẵn sàng thăng thiên?

Vậy làm sao con thấy được toàn bộ chu vi? Bằng cách nhận ra con là cái Ta Biết, và cái Ta Biết không có tính cá biệt nào trụ trong nó khiến nó cần loại bỏ một số góc độ. Do đó, con là nhận biết thuần khiết. Và khi con là nhận biết thuần khiết, thì con có thể nhìn bất cứ cái gì và tất cả mọi thứ. Con không cần loại bỏ bất cứ cái gì. Con không cần phán xét bất cứ cái gì.

Và khi con sẵn sàng nhìn bất cứ cái gì thì không có cái gì có quyền lực trên con. Vì dĩ nhiên là khi con quy định cái gì đó là sai và không chịu nhìn nó, thì cái mà con không chịu nhìn có quyền lực trên con. Nó quy định con, vì con nghĩ rằng nếu con nhìn vào nó, hoặc con có những đặc tính của nó, thì con sẽ sai theo nghĩa tối hậu.

Do đó, cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ bị sai là nhìn vào đáy sâu của nỗi sợ, và nhận ra nó chỉ là một góc độ khác trên chu vi của la bàn sự sống. Do đó, thay vì chú tâm vào một tiêu chuẩn, con để cho kim của la bàn xoay một cách tự do.

Nhưng con có thấy chăng là khi con chặn một số góc độ trên la bàn, thì mũi kim của la bàn không thể xoay tự do được? Và như vậy thì con đang làm gì? Con đang ngăn chặn không để cái Ta Biết thể hiện tiềm năng lớn nhất của nó. Vì tiềm năng lớn nhất của cái Ta Biết là trở nên mũi kim la bàn luôn luôn chỉ hướng Bắc. Nó luôn luôn chỉ ngôi sao bắc đẩu là Hiện diện TA LÀ. 

Con làm cách nào để giống như Odysseus, phải bôn ba khắp bốn biển đầy hiểm nghèo nhưng vẫn trở về nhà được? Anh ta đã làm gì? Anh đã đi tới những điểm trên la bàn cá nhân của anh nơi anh đã loại bỏ một số góc độ trên chu vi. Anh đã diệt trừ các ác thú, các phàm linh, các sinh vật thần thoại, và nhờ vậy anh mở rộng chu vi, khiến cho mũi kim la bàn có thể xoay tự do. Và khi anh đả thông được cả chu vi thì kim la bàn có thể xoay đủ vòng tròn. Lúc đó, sau khi đã xoay một lúc, thì một cách tự nhiên nó tìm ra vị trí lý tưởng của nó là chỉ thẳng về hướng Bắc.

17.8. Sử dụng một la bàn giả

Khi con có một la bàn tốt có kim chỉ đúng hướng Bắc, thì con dễ tìm đường về nhà hơn. Nhưng nếu con có một la bàn mà kim không thể xoay tự do và do đó không chỉ đúng hướng Bắc, thì làm sao con tránh không bị lạc trên biển cả? Con yêu dấu, con có thấy chăng là khi con có gì ngăn chặn trên chu vi của la bàn, thì kim la bàn chỉ xoay được tới chỗ nào đó mà thôi? Lúc đó, vì con thấy kim la bàn đã ngừng lại, nên con tưởng là nó đã chỉ con về hướng Bắc. Con liền lái thuyền về hướng đó, con hướng hành trình đời con về hướng đó. Nhưng nếu kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc, thì làm sao con có thể đi đúng hướng được?

Lúc đó, con sẽ đi về đâu? Con không đi về hướng sao bắc đẩu của bản thể, của Hiện diện TA LÀ của con. Con sẽ đi đúng về hướng các khu mà con đã ngăn chặn trên chu vi, là những gì con không chịu nhìn tới. Do đó, con sẽ đi về hướng các phàm linh tách biệt mà con đã tạo ra, chúng đang nằm yên chờ phục kích con, giống như những tiên chim trong thần thoại Hy lạp có tiếng hát quyến rũ hớp hồn. Và chẳng bao lâu thì thuyền con sẽ đắm vì chạm vào vách đá.

Và sau khi con đã bị đắm thuyền nhiều lần, thì con rốt cuộc tới chỗ nhận ra là có thể có điều gì mà con không thấy, có lẽ tiêu chuẩn của con có điều gì sai – chứ không phải có điều gì sai với những người không theo đúng tiêu chuẩn.

Điều thày muốn nói là các thày là các Thượng sư không muốn con phải làm cuộc hành trình hỗn loạn trong đó con cứ bị đắm thuyền liên miên. Các thày muốn cho con một con đường suôn sẻ qua đó các thày hướng dẫn con nhìn vào chu vi của la bàn cá nhân của con. Nhưng các thày sẽ giúp con nhìn khi còn sớm sủa, để con không bị đâm vào vách đá và đắm thuyền, và ngược lại vượt qua được các bước khai ngộ.

Do đó, thay vì con đi trên một con đường tu trúc trắc dẫn con từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, từ lần đắm thuyền này sang lần đắm thuyền khác, thì con đường tu của con trở thành vòng xoắn ốc suôn sẻ đi lên. Con đi lên từng bậc nhỏ của cầu thang xoắn ốc và con không phải té xuống nhiều bậc. Thay vào đó, con có thể tiếp tục vững chãi đi lên đều đặn. 

Đó là viễn quan về đường tu của con mà các thày giữ trong tâm các thày, khi con tới với các thày và quyết định ghi danh vào, không phải là Trường đời Cay đắng, mà là Trường của Bảy bức Màn, Trường của Bảy Tia sáng, trường của Bảy Thượng sư. Và trường này dĩ nhiên do thày giám sát, vì thày là Thượng sư thứ tám, thày LÀ Đại thượng sư.

Vượt lên trên ý định hung hãn

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 7/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Thày đến đây để tiếp tục bằng cách xây dựng tiếp trên nền tảng của các bài giảng trước. Thày đã giảng là có một khuynh hướng hình thành một ý định hung hãn tìm cách thay đổi người khác. Đây là một khuynh hướng đã bắt đầu với những sa nhân đầu tiên và họ, cùng những người đã bị mắc bẫy họ và tham gia vào vòng xoáy hướng hạ, đã duy trì khuynh hướng này trong các bầu cõi trước và trong bầu cõi này.

Mưu đồ của các sa nhân này là gì? Họ chỉ giản dị muốn lôi kéo càng nhiều người và càng nhiều dòng sống vào vòng xoáy hướng hạ của họ. Nếu có thể, họ sẽ lôi kéo tất cả mọi sinh thể có tự nhận biết vào vòng xoáy hướng hạ. Lẽ dĩ nhiên điều này không thể làm được, vì có rất nhiều sinh thể trong bầu cõi này đã gia nhập vòng xoáy hướng thượng, vòng xoáy thăng thiên chính là Thánh linh.

Tuy nhiên, các sa nhân chỉ được phép đầu thai vào một số hành tinh tương đối ít. Đây là một hành động nhân từ đối với họ và một hành động thử thách những dòng sống cần loại thử thách này. Sa nhân có thể duy trì ảo tưởng sẽ có một ngày họ thành công và chứng minh là Thượng đế sai bằng cách khiến tất cả các sinh thể có tự nhận biết sa ngã. Và như thế, Thượng đế sẽ bắt buộc phải thay đổi cách ngài đã thiết kế kế hoạch nâng cao nhận biết và tự nhận biết. Do đó, khi con là một đệ tử tâm linh trên con đường tu, con cần thấy cách hành xử của sa nhân.

15.1. Khuynh hướng phớt lờ tà lực

Như thày có giảng, trong kịch bản lý tưởng con có thể đi theo con Đường của Bảy bức Màn giữa tầng tâm thức 48 và 96 mà không phải đối phó với tâm thức sa ngã, không phải đối phó với bất cứ ai đang tìm cách ảnh hưởng con một cách hung hãn. Mọi chuyện chỉ xảy ra giữa con và vị thày tâm linh. Nhưng vì hành tinh trái đất không là kịch bản hay môi trường lý tưởng, con sẽ phải nhận ra – và trong tư thế một đệ tử tâm linh con cần nhận ra – là con sẽ phải đối phó với tâm thức sa ngã ở mỗi tầng cho tới tầng 96 và ngay cả trên đó nữa, nhưng sau tầng 96 thì con đối phó với nó một cách khác.

Bây giờ thày muốn con nhìn vào nhiều phong trào tâm linh có mặt trên hành tinh này, và con quả thực sẽ thấy nhiều nhóm không dạy về sa nhân và tà lực. Con sẽ thấy là nhiều người tâm linh muốn phớt lờ những chủ đề này và còn khó chịu khi phải đối mặt với sự kiện tà lực có tiềm năng hiện hữu.

Có người nói rằng con phải chú tâm vào những điều tích cực mà thôi, vì nếu con chú tâm vào những điều tiêu cực, thì con cho chúng thêm sức mạnh. Con yêu dấu, con không nhất thiết cho tà lực thêm sức mạnh khi con nhận biết chúng. Con cho chúng thêm sức mạnh nếu con sợ hay tìm cách đánh nhau với chúng. Nhưng thày có thể nói với con một cách tuyệt đối chắc chắn là con cũng cho chúng sức mạnh khi con phớt lờ hay phủ nhận chúng.

Vì con thấy chăng, hành động phớt lờ một cái gì và phủ nhận nó hiện hữu không có tính chất thụ động. Đây là một hành động tích cực vì một lý do giản dị: đó là vì tà lực hung hãn. Chúng tìm cách ảnh hưởng bất cứ ai trên hành tinh này. Do đó, con không thể sống trên hành tinh này mà không bị một lực hung hãn phóng vào con.

Và làm sao con có thể phớt lờ hay phủ nhận lực này? Con chỉ có một cách là hướng một lực ngược lại khiến con mù quáng không thấy cái gì đang phóng tới con. Con có thể hiểu điều này giản dị qua sự vận hành của sóng, cùng với hiểu biết cơ bản rằng mọi thứ đều là năng lượng và năng lượng chuyển động như làn sóng. Và khi hai làn sóng gặp nhau, chúng tạo ra một mô thức giao thoa (interference). Điều này có nghĩa là một làn sóng có thể xóa bỏ hay thay đổi sự rung động của một làn sóng khác.

Cái đang phóng tới con từ các sa nhân và tâm thức tập thể là một dòng sóng năng lượng. Nếu con giữ tâm trung dung và chăm chú, con sẽ nhận ra năng lượng này. Do đó con chỉ có thể phớt lờ hay phủ nhận nó bằng cách phóng ra một dòng năng lượng ngược lại. Dòng năng lượng này sẽ không vô hiệu hóa dòng năng lượng tiêu cực, mà chỉ vô hiệu hóa nó ở mức tâm ý thức của con, khiến con không ý thức về nó. Và như vậy con có thể phớt lờ hay phủ nhận tà lực.

Tuy nhiên chúng vẫn ảnh hưởng tiềm thức của con. Và thày có thể nói với con một cách hoàn toàn chân thực rằng thày có khả năng nhìn vào hàng triệu người đang chân thành đi tìm tâm linh trên hành tinh này, và thày có thể bảo đảm với con rằng khi họ không ý thức về tà lực, thì họ thật sự đang bị tà lực đó ảnh hưởng.

15.2. Trái đất là một trong những hành tinh thấp

Lẽ dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là họ cảm nhận được ảnh hưởng này vì nhiều người không cảm nhận được. Và lý do một phần là như thày đã giàng, họ đã phóng ra một năng lượng ngăn chặn tâm ý thức của họ nhận ra sự tấn công của các tà lực. Nhưng lý do khác là một khi tà lực đã đưa con vào con đường giả, con đường không thể dẫn con tới tâm thức Ki-tô và sự thăng thiên, thì chúng sẽ không nhất thiết để con yên, nhưng sẽ khiến con tiếp tục ở trong ảo tưởng là con đang đi đúng đường.

Đó là lý do tại sao con có thể thấy là ở thế giới Tây phương, nhiều người theo Cơ đốc giáo hoàn toàn tin chắc rằng Chúa Giê-su sẽ đến và cứu rỗi họ vì họ là những người được tuyển chọn vì thuộc một giáo hội nào đó hay vì đã tuyên bố Giê-su là Chúa và đấng Cứu thế của họ. Tương tự như vậy, con có thể thấy nhiều người tâm linh tin rằng nếu họ nhân từ và thương yêu tất cả mọi người và không chú tâm tới bất cứ những gì tiêu cực, thì chắc chắn sẽ có một ngày họ đạt được giác ngộ.

Tất cả đều là một sự gian dối mà sa nhân đã tạo ra để đặc biệt gài bẫy những người đã bắt đầu thức tỉnh, nhưng chưa nhận ra sự thực tuyệt đối rằng con đường tâm linh, con đường dẫn tới giác ngộ hay thăng thiên, là một con đường có ý thức. Con không thể đi trên con đường này mà không có ý thức. Con không thể đi trên con đường tu mà tiếp tục phớt lờ hay phủ nhận bất cứ điều gì.

Và con yêu dấu, con không thể đi trên con đường tâm linh trên hành tinh trái đất mà không thấy và nhìn nhận rằng hành tinh nơi con đang sống là loại hành tinh nào. Trái đất không phải là một hành tinh lý tưởng. Nó là một hành tinh nhiều hiểm nguy. Nó là một trong những hành tinh thấp trong vũ trụ vật chất, không phải là hành tinh thấp nhất, nhưng là một trong những hành tinh thấp. Và con cần thấy điều này, con cần nhận ra điều này. Thày không nói là con cần phải sợ tà lực. Thày không nói là con cần đánh nhau với chúng. Nhưng con cần nhận ra chúng vì chỉ như vậy con mới đáp ứng được lời kêu gọi của Giê-su: “Các con hãy khôn ngoan như rắn và vô hại như bồ câu.”

Có nhiều người tâm linh nghĩ rằng họ vô hại như bồ câu, nhưng con không thể vô hại như bồ câu nếu con không khôn ngoan như rắn, và nhìn thấu những con rắn đang tìm cách dẫn con vào ngõ bí không đưa tới sự tự vượt thăng thật sự. Ngõ bí này dẫn vào con đường tự động trong đó con nghĩ rằng vì con làm theo một số yêu cầu vỏ ngoài, nên con không cần nhìn vào cái đà trong chính mắt mình, và con có thể được cứu rỗi một cách tự động bằng cách là thành viên của giáo phái này hay giáo phái nọ, vì con theo vị đạo sư này hay vị đạo sư nọ, hay vì con tập theo kỹ thuật này hay kỹ thuật nọ. Chuyện đơn giản là con đường tu không phải như thế.

15.3. Tại sao tà lực tấn công con

Bây giờ ta hãy trở lại mưu đồ của sa nhân, và thấy là nó gồm hai phần. Mục đích đầu của sa nhân là tấn công mọi dòng sống trên trái đất với một lực hung hãn. Bằng sức mạnh vật lý nếu có thể, nhưng trong thế giới hiện nay họ không dễ hành hung con người bằng vũ lực được, ít nhất là tại một số nơi trên thế giới. Và do đó, họ dùng các phương tiện tâm lý để tấn công các thể lý trí, tình cảm và lẽ dĩ nhiên thể bản sắc của con.

Vậy họ tấn công với mục đích gì? Họ không muốn tiêu diệt con. Mục đích của họ là khiến con phản ứng lại sự tấn công. Đây là mục đích đầu tiên của họ. Họ không muốn gì hơn là lôi kéo con vào trò chơi hành động và phản ứng, trong đó họ hành động và con phản ứng lại, và sau đó lại có hành động và phản ứng khác. Và chẳng bao lâu con sẽ rơi vào vòng xoáy hướng hạ, quên đi mục đích tâm linh của mình khi con quyết định xuống đây. Đây là cách chính yếu mà sa nhân dùng để lôi kéo con xuống dưới tầng tâm thức 48, xuống trạng thái tâm thức hung hãn mà thày đã đề cập tới, khi con lúc nào cũng cảm thấy mình đang bị tấn công và cần chống trả lại.

Bây giờ, nếu sa nhân không lôi kéo được con vào trò chơi này, hay không giữ được con tiếp tục chơi trò chơi đó vì con không chịu tham gia những trò chơi hung hãn đó, thì kế hoạch thứ nhì của họ là đưa con tới một mức khiến con cảm thấy thoải mái, cảm thấy mình là người tâm linh hay ngoan đạo, cảm thấy mình sẽ được cứu rỗi và đang làm điều đúng. Và sau đó họ muốn giữ con ở đó mãi mãi.

Con thấy không, thày đã giảng gì về Thánh linh? Thày đã giảng gì về con đường tu chân chính? Đó là Dòng sông sự Sống lúc nào cũng thăng vượt chính nó, liên tục và mãi mãi. Do đó nếu con đứng yên ở một tầng nào đó, thì con có thể cảm thấy mình được cứu rỗi và là người tâm linh. Nhưng con sẽ không tăng triển nếu con không tự thăng vượt mình và do đó con không tiến gần tới điểm thăng thiên và bị kẹt trong thế giới vật chất. Nếu sa nhân không khiến con đi xuống được thì ít nhất họ muốn con bị mắc kẹt. Lúc đó họ cảm thấy đang kiểm soát được con, và họ quả thật đang kiểm soát được con.

Bây giờ chúng ta hãy trở về sự kiện là khi con cho phép mình bị thu hút vào trò chơi hành động-phản ứng khi con phản ứng lại ý định hung hãn của sa nhân, đây là lúc con xuống dưới tầng tâm thức 48. Bài giảng này của thày có mục đích hướng tới những ai đã xuống dưới tầng 48, cũng như là những ai đang bắt đầu trèo từ tầng 48 lên tầng 96.

15.4. Khi phàm linh phản ứng lại phàm linh khác

Bây giờ, nếu con nhớ lại những gì thày giảng lúc trước, con sẽ thấy một sự kiện đơn giản. Sa nhân làm gì khi họ tấn công con với một lực hung hãn? Lực đó là gì? Đó chính là cái mà thày đã giảng trong đoạn trước: đó là một phàm linh. Sa nhân đã tạo ra một phàm linh xông tới tấn công con. Nhưng khi con phản ứng lại sự tấn công này, bằng cách tháo chạy hay tấn công lại, thì con tạo ra cái gì? Ấy, con cũng tạo ra một phàm linh. Con tạo ra một phàm linh của riêng mình. Và mỗi bước con đi xuống dưới tầng 48, con tạo ra một phàm linh mới.

Chuyện gì xảy ra khi một người xuống tới tận đáy vực thẳm và kêu lên: “Không, tôi không thể tiếp tục sống như thế này nữa?” Đó là lúc con quyết định không tạo thêm một phàm linh khác nữa, và ngừng không nuôi dưỡng những phàm linh mà con đã tạo ra. Con có thể không ý thức điều này, nhưng thực sự đó chính là chuyện xảy ra.

Vậy con cần làm gì để leo trở lên cầu thang xoáy ốc dẫn tới tầng tâm thức 96? Con phải đi theo hành trình đối đầu các phàm linh mà con đã tạo ra và diệt trừ chúng, giống như thánh George diệt trừ con rồng.

Một số các con biết là Đại thượng sư trong một kiếp trước đã hiện thân như thi sĩ Homer, người viết kịch bản Hy lạp Iliad và Odyssey. Truyện Odyssey là gì? Đó là một thông điệp ẩn dụ, một biểu tượng của hành trình mà mọi linh hồn phải đi qua. Odysseus giản dị là biểu tượng của mọi dòng sống, phải rời nhà đi nơi xa cho đến khi gặp gỡ, đối đầu và khắc phục từng phàm linh mà chính mình đã tạo ra. Và chỉ khi đó, con mới có thể về nhà, bằng cách tiếp xúc trực tiếp bằng nội tâm với Hiện diện TA LÀ và cái Ta Ki-tô của mình, với các chân sư thăng thiên. Chỉ khi đó thì cuộc hành trình của con mới tới khúc quanh nơi con biết là con đã thăng vượt tâm thức xem mình là một sinh thể tách biệt và mất liên lạc, bị những sinh thể tách biệt và mất liên lạc khác chống đối.

Con thấy chăng, phần nào trong con đang cảm thấy bị các tà linh đen tối do sa nhân tạo ra chống đối? Ấy, đó chỉ là những phàm linh mà con đã tạo ra. Vì chỉ phàm linh tách biệt mới cảm thấy bị phàm linh tách biệt khác chống lại. Tánh linh Duy nhất (the One Spirit), Tánh linh không phân chia, Tánh linh không thể phân chia, Thánh linh (Holy Spirit), không cảm thấy bị các phàm linh tách biệt chống đối, bởi vì nó biết nó vượt lên trên chúng, nó ngoài tầm với của chúng. Bởi vì ngay khi nó cảm nhận sự tấn công thì nó làm gì? Nó không phủ nhận chuyện đó. Nó không đánh lại. Nó chỉ giản dị thăng vượt chính nó để trở thành trong suốt đối với lực đang phóng tới.

15.5. Bắt đầu con đường tu chân chính

Giờ đây, mục đích của thày khi cho ra cuốn sách này là chuẩn bị cho con nhận sự khai ngộ của bảy vị Thượng sư, để con có thể bắt đầu con Đường của Bảy bức Màn leo từ tầng tâm thức 48 lên tầng 96. Vậy thì con cần gì để bắt đầu con đường này? Con đang sống trong bát cung vật lý (physical octave) của hành tinh trái đất. Các thày, những chân sư thăng thiên, đã trao truyền một số giáo lý có thể đọc được trong sách và trên mạng Internet. Con có thể tìm thấy các giáo lý này. Bình thường thì con sẽ không tìm gặp được giáo lý cho tới khi con xuống tận đáy vực thẳm và quyết định quay đầu và mong muốn cái gì hơn những vật lộn. Tuy nhiên, con có thể tìm thấy giáo lý khi con chưa tới tầng tâm thức 48 vì lẽ dĩ nhiên, làm sao con có thể leo trở lên tầng tâm thức 48 nếu con không có một khung tham chiếu nào đó?

Do đó điều mà thày đang cố giải thích ở đây là: trước khi con có thể tiến lên trên tầng 48, con phải tiêu trừ những phàm linh mà con đã tạo ra ở dưới tầng này. Nhưng ngoài các phàm linh của riêng con, có một phàm linh khác mà con cần tiêu trừ, đó là phàm linh mà thày có mô tả ở phần trên, là phàm linh cảm thấy bị đe đọa, cảm thấy cần phóng chiếu vào tâm người khác và muốn thay đổi người khác thay vì thay đổi chính mình.

Con hãy lắng nghe điều thày đang nói – không phải chỉ đọc các giòng chữ, mà lắng nghe những gì thì thày muốn nói giữa hai giòng chữ, giữa các chữ. Có ba giai đoạn trong số 144 tầng tâm thức, nhưng có hai giai đoạn chính: dưới tầng 48 và trên tầng 96. Sự khác biệt tuyệt đối là trước khi con tới tầng 96, con leo con đường tu như một sinh thể cá biệt. Điều này có ý nghĩa giản dị là: con cần hoàn toàn chú tâm vào việc thay đổi chính mình và không tìm cách thay đổi bất kỳ ai khác.

Con cần chú tâm vào lý tưởng mà Giê-su đã đề ra cách đây 2000 năm, là cái giằm trong mắt người anh em con cũng không quan tâm tới, vì con đang tập trung mọi sự chú ý vào cái đà trong chính mắt mình. Sau khi con đi qua tầng 96 thì con bước sang một giai đoạn khác trong đó con không cần nâng cái ngã cá biệt lên nữa. Sự thực là con cần khả năng và quyết tâm hy sinh mạng sống, hy sinh cái ngã cá biệt, những thành quả cá biệt, để nâng tất cả sự sống lên. Nhưng đây là một sự chuyển dời mà con chỉ có thể thực hiện ở tầng 96 và cao hơn.

15.6. Biện minh cho các phàm linh thấp

Vậy chuyện gì xảy ra dưới tầng 48? Đó là khi con tha hóa các tầng tâm thức cao, các tầng trên tầng 96, bằng cách phóng ra một phàm linh hung hãn. Con bắt đầu tạo ra những phàm linh hung hãn có mục đích điều khiển tâm người khác. Nhưng con không những chỉ làm thế mà con còn biện minh là mình làm vì một đại nghĩa cao cả, rằng con làm điều đó để đóng góp vào sự nghiệp của Thượng đế, chớ không phải vì lý do ích kỷ. Đây chính là phàm linh con cần tiêu trừ trước khi con có thể vươn lên trên tầng 48. Đó là lý do vì sao thày nói với con, một cách rõ ràng nhất có thể diễn đạt được bằng lời: “Nếu con muốn lên tới tầng tâm thức 96, nếu con muốn theo con đường tu tâm linh chân chính, nếu con muốn hội đủ điều kiện để đạt khai ngộ dưới sự hướng dẫn của bảy vị Thượng sư, thì con phải hội đủ một điều kiện này: con hãy ngưng chú tâm vào việc thay đổi người khác hay thay đổi thế giới! Con hãy rút lại mọi chú tâm muốn thay đổi bất cứ gì bên ngoài con. Thay vào đó, con hãy tập trung hết sự chú ý vào việc thay đổi trạng thái tâm thức của chính mình, tiêu trừ những phàm linh mà con đã tạo ra và thể hiện những bài học tích cực của bảy tia sáng, ngõ hầu xây dựng cái ta cá biệt.”

Con sẽ không thể lên tới tầng 96 bằng cách thay đổi thế giới hay người khác. Con sẽ chỉ lên tới đó như một cá nhân. Sau đó ở tầng 96, có một sự chuyển đổi. Nhưng con không cần quan tâm điều này trong lúc này, vì lý do giản dị là nếu con đang đọc hay nghe những lời giảng này, thì bước kế tiếp trên con đường tu cá nhân của con là con tập trung vào các khai ngộ của bảy vị Thượng sư. Con đừng đánh lừa mình và cho rằng con không cần được bảy vị Thượng sư khai ngộ.

Thày đã nói là có thể con đã ở trên tầng tâm thức 48, và do đó con có thể tiến nhanh. Nhưng con vẫn cần đủ khiêm nhường, thực tiễn và trung thực để bắt đầu ở mức khởi đầu, bắt đầu với vị Thượng sư của Tia thứ Nhất và dần dần học lên cao hơn, như vậy con không nhảy bước và bỏ sót bất cứ phàm linh nào còn lởn vởn trong tiềm thức của mình, vì nếu không sau này chúng sẽ xuất hiện và tìm cách nuốt chửng con, vì quả thực chúng tăng trưởng khi có thể ẩn núp.

Con thấy chăng, hậu quả của lời thày dạy trong phần trước giản dị là, dù con có phớt lờ hay phủ nhận sự hiện hữu của những tà linh đen tối hay những phàm linh mà con đã tạo ra, chúng vẫn phóng năng lượng vào tiềm thức của con, và điều này có nghĩa là những phàm linh nào đang lởn vởn trong đó sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những nơi ẩn nấu được duy trì vì con không chịu nhìn vào chính mình.

Không chịu nhìn vào tâm thức và tiềm thức của mình, là cách chắc chắn nhất để nuôi dưỡng những phàm linh trong đó. Và chúng sẽ tiếp tục tăng trưởng cho tới khi con quyết định ngưng cố ý phớt lờ và soi rọi ánh sáng của Hiện diện TA LÀ, ánh sáng của bảy tia sáng, vào những hang động trong tiềm thức, xối rửa những phàm linh này ra ánh sáng để con nhìn thấy chúng. Và sau đó, dưới sự hướng dẫn thiện nghệ của bảy vị Thượng sư, con sẽ tiêu trừ từng phàm linh một.

15.7. Con không đơn độc một mình

Con không cần phải sợ chuyện này, vì con sẽ không phải đối đầu với tất cả phàm linh cùng một lượt, và con sẽ không phải đối đầu với bất cứ phàm linh nào cho tới khi con sẵn sàng tiêu trừ nó. Và con cũng không phải đối đầu nó một mình. Con đang đi trên con đường tu của bảy vị Thượng sư. Đây là điều các thày cống hiến con trong cuốn sách này và các cuốn sách tới, và các thày đã đưa con vào con đường này qua cuốn đầu của bộ sách này.

Do đó, con thấy chăng, con không đi một mình. Con sẽ không phải đối đầu các phàm linh một mình. Con sẽ có một vị Thượng sư ở bên con. Con cũng sẽ có vị Đại thiên thần và Elohim của tia sáng đó bên con. Như vậy, nếu con sẵn sàng, con sẽ có mọi sự hướng dẫn, mọi dụng cụ và kiến thức cần thiết để nhìn thấu các phàm linh và tiêu trừ chúng từng con một.

Tuy nhiên con không thể bắt đầu con đường tu cho tới khi con ít nhất nhìn nhận một phàm linh khiến con hướng sự chú tâm của mình ra bên ngoài. Đây là yêu cầu duy nhất. Bởi vì, con yêu dấu, đây là một sự thật giản dị. Các thày, bảy vị Thượng sư, và thày là người thứ tám, các thày là những vị thày tâm linh chân chính của nhân loại. Các thày được chưởng giáo đoàn hoàn vũ giao cho nhiệm vụ nâng cao các dòng sống trên trái đất. Nhưng các thày tìm cách nâng cao cái gì? Các thày tìm cách nâng cao cái mà Giê-su đã nói tới, khi thày nói với Nicodemus rằng không có ai có thể thăng thiên trở về thiên đàng mà không từ thiên đàng đi xuống trước đó. Và cái đi xuống từ thiên đàng chính là cái Ta Biết, là trạng thái nhận biết thuần khiết. Cái mà con đã tạo ra sau đó là cái ngã tách biệt, là một ý niệm bản sắc tách biệt gồm nhiều phàm linh đơn lẻ. Các thày, các Thượng sư, không có trách vụ nâng cao các phàm linh đó. Đây không phải là công việc của các thày, và các thày sẽ không làm sai thiên chức của mình.

Các thày sẽ không giúp con nâng cao cái ngã tách biệt. Do đó, nếu con chưa nhận ra mục tiêu thật của con đường tu là nâng cao cái ta chân chính, thì các thày chưa thể khởi sự giúp con. Và yêu cầu duy nhất để con nhận ra điều này, là con nhìn nhận sự kiện là con ở đây để nâng mình lên tới tầng 96. Và điều này đòi hỏi con ngưng chú tâm vào việc thay đổi bất cứ ai và bất cứ điều gì ở bên ngoài con. Điều này đã bắt đầu rõ ràng đối với con chưa?

Thày hy vọng là nó đã rõ cho những ai đã sẵn sàng. Và với những ai chưa sẵn sàng, thì vị thày chưa thật sự hiện ra với họ, phải không con? Vì con không thấy được thày. Con không nghe được thày. Con không thật sự nhận ra thông điệp đang tuôn chảy từ đây.

Con vẫn còn quá tự đồng hóa với một trong những phàm linh tách biệt mà con đã tạo ra, nên con đã đến với con đường tâm linh và nghĩ rằng con sẽ được trợ giúp để nâng cao và kiện toàn phàm linh đó, cho tới khi nó được Thượng đế chấp nhận và được cho phép vào thiên đàng. Nhưng, như Giê-su đã nói, con sẽ không vào được tiệc cưới nếu không mặc áo tiệc cưới. Và áo tiệc cưới là chiếc áo con dệt khi con đi tới tầng tâm thức 96 và cao hơn nữa. Và điều này, thày bảo đảm với con, là một tiến trình mà không ai gian lận được.

15.8. Công nhận giá trị của phàm linh

Thày hiểu rất rõ là khi con nhìn thế giới và chính con xuyên qua phin lọc của một phàm linh tách biệt, thì con nghĩ rằng con có thể khiến thế giới tuân theo con. Khi con tìm cách thay đổi thế giới hay người khác thì mục đích của con là gì? Con đang tìm cách khiến thế giới hay người khác công nhận giá trị của cái ngã tách biệt của con, phàm linh tách biệt của con. Vì con nghĩ rằng – hay đúng hơn, cái ngã tách biệt và tự ngã nghĩ rằng – nếu toàn thể thế giới công nhận sự toàn hảo của phàm linh của con, thì Thượng đế sẽ phải cho phép nó vào Thiên đàng. Nhưng con thấy chăng, đây là ảo tưởng chủ yếu trên con đường tu.

Khi con quá đồng hóa với phàm linh tách biệt và bị nó làm mù quáng, thì con nghĩ rằng phàm linh này có thể lừa Thượng đế. Con nghĩ rằng con có thể khiến Thượng đế, các chân sư thăng thiên, trong đó có các vị Thượng sư, nhìn đời xuyên qua phin lọc nhận thức của phàm linh, nhưng chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra, con yêu dấu. Các thày sẽ không bao giờ công nhận phin lọc nhận thức của con là sự thật. Và các thày cũng sẽ không bao giờ cho phép phàm linh tách biệt được vào cõi cao của các trường bí giáo và các khóa nhập thất ở cõi bản sắc của các thày .

Các thày không ở đây để nâng cao phàm linh tách biệt. Các thày không ở đây để nâng cao cái ngã không thật của con. Các thày ở đây để nâng cao cái ta thật của con. Đây là công việc của các thày. Đây là tình thương của các thày. Các thày có tình thương vô tận và vô điều kiện cho cái ta thật của con.

Các thày cũng có tình thương vô tận và vô điều kiện cho cái ngã không thật của con, và đó là lý do vì sao các thày nhìn thấu tất cả những ảo tưởng của nó. Do đó, các thày sẽ không cho phép các phàm linh tách biệt đem điều kiện của chúng vào cõi tâm linh, cõi của vô điều kiện và vô tận.

Con có thấy chăng, con có thấy chăng đây là cái thật; cái thật mà TA LÀ? Vì TA LÀ Đại thượng sư.

Bị ảnh hưởng bởi tâm thức chết

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 6/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Trong bài này chúng ta hãy tìm hiểu thêm về tâm thức chết. Thầy cần con nhìn lại cuộc đời mình. Thầy cần con bắt đầu nhận ra là tâm thức chết đã ảnh hưởng con bằng nhiều cách, có khi hiển nhiên, có khi không hiển nhiên. Con có thể nghĩ – và đây là một chuyện thông thường nơi con người trên trái đất, ngay cả những người tâm linh – là tâm thức chết có tính chất thụ động. Con có thể đã tin rằng không còn gì nữa sau khi chết. Chết giống như một giấc ngủ ngàn thu, như quả thực nhiều khoa học gia duy vật đã nói.

Tuy nhiên thày có thể bảo đảm với con là tâm thức chết không phải là một lực thụ động. Nó là một lực cực kỳ hung hãn, nhưng nó thực sự có khả năng ngụy trang, cho nên hầu hết mọi người không nhận ra là họ bị nó tấn công 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày mỗi năm trong suốt cả đời họ. Và ngay cả trong tất cả mọi kiếp đầu thai của họ trên hành tinh này, là nơi tâm thức chết ảnh hưởng tất cả mọi thứ, đến độ rất khó tìm được một điều gì không bị nó ảnh hưởng. Do đó, dĩ nhiên là hậu quả sâu sắc và vi tế nhất của tâm thức chết là khi mọi người bị nó bao trùm trong một thời gian quá dài như vậy thì họ không còn một khung tham chiếu (frame of reference) nào cho họ biết là có một cái gì bên ngoài tâm thức chết. Và họ cũng không thấy được cái đó, không kinh nghiệm được nó trong đời sống hàng ngày của họ.

13.1. Kinh nghiệm nội tại về Thánh linh

Đây dĩ nhiên là một chức năng chủ yếu của tôn giáo, hay đúng hơn, của tâm linh. Đó là dẫn con người tới chỗ trải nghiệm trực tiếp Thánh linh (Holy Spirit) từ trong nội tâm, trải nghiệm tâm thức của sự sống, Dòng sông sự Sống. Để con người không những biết bằng trí năng là có cái gì ở ngoài tâm thức chết nhưng thực sự trải nghiệm điều đó. Chỉ khi nào con trải nghiêm có cái gì ở ngoài tâm thức chết, thì con mới thực sự có được một khung tham chiếu. Hiểu biết trí thức không thể chuyển đổi tâm thức của con; con chỉ chuyển đổi tâm thức khi con có kinh nghiệm nội tại trực tiếp là có cái gì vượt quá tâm thức chết.

Do đó, điều đáng lý xảy ra là tất cả các tôn giáo thật phải dẫn con người đi trên một con đường giúp họ tuần tự nâng cao tâm thức qua nhiều mức độ. Trên con đường đó, họ sẽ vứt bỏ một số ảo tưởng của tâm thức chết, cho tới khi rốt cuộc họ trải qua một buổi lễ hay một nghi thức và có kinh nghiệm thoát khỏi trạng thái tâm thức bình thường bị tâm thức chết ảnh hưởng rất nặng, và trải nghiệm cái gì hơn nữa.

Cái hơn nữa này, con cũng có thể nghe thấy trong giọng nói của thày, hay con “nghe” thấy giữa hai giòng chữ khi con đọc bài giảng này. Và con biết qua lời thày giảng là có cái gì hơn nữa, là thày LÀ HƠN NỮA. Con biết là thày hơn tâm thức chết, và vì thày không ở trong tâm thức chết, nên thày không bị bó buộc phài tuân theo nó. Thày hoàn toàn không có ý định tuân theo nó, và thày sẽ không tuân theo nó. Do đó, nếu con có những kỳ vọng mà con phóng chiếu lên thày và bảy vị Thượng sư, là các vị thày tâm linh, thì các thày sẽ không giúp được con, trừ phi con chịu xét lại những kỳ vọng này. Và trừ phi con chịu, như một hành động tiên quyết trong khóa học này, để cho các thày phá tan các kỳ vọng của con bằng cách không làm theo chúng, thách đố chúng, và cố ý vượt lên trên chúng. Con có thấy chăng đây là một điều cơ yếu, một điều hoàn toàn cơ yếu, trên con đường tâm linh? Con không thể tự mình thoát khỏi tâm thức chết một khi con đã bị bao trùm trong nó. Tâm con đã trở thành một hệ thống đóng. Vì tác dụng tối hậu của tâm thức chết là nó là một hệ thống đóng cắt đứt khỏi năng lực ban sự sống của Dòng sông sự Sống, của Thánh linh.

13.2. Từ tách biệt đến duy nhất

Tâm thức chết bao gồm vô số phàm linh giả, vô số phàm linh tách biệt, và chúng không thể nhìn thấy Thánh linh. Nếu chúng thấy và nhìn nhận Thánh linh, thì ngay tức khắc chúng sẽ không còn tồn tại như phàm linh tách biệt. Con yêu dấu, con có thấy điều này chăng? Con có ít nhất thoáng thấy điều này chăng? Con không thể cùng một lúc vừa tách biệt vừa hợp nhất được. Con không thể nào vừa có ổ bánh vừa ăn nó.

Đây là một bước ngoặt cơ yếu trên con đường tâm linh khi con nhận ra là nếu con muốn một cái gì hơn cái con hiện có, thì con không thể tiếp tục ở trong trạng thái tâm thức hiện tại của mình. Con không thể tiếp tục thoải mái nếu con muốn tăng triển tâm linh. Vì tâm thức chết quả thực có thể khiến con người thoải mái đến độ họ tin chắc rằng nếu họ tiếp tục làm những gì họ đang làm ngay lúc này – và tiếp tục tin những gì họ đang tin ngay lúc này, và tiếp tục đi nhà thờ mỗi chủ nhật – thì Thượng đế sẽ giản dị phải cứu rỗi họ và đưa họ lên thiên đàng.

Tuy nhiên, tâm thức chết cũng có thể, lẽ dĩ nhiên, khiến con người vô cùng bất an. Và điều này sẽ xảy ra do định luật thứ nhì của nhiệt động học, chính là vòng xoắn ốc tự củng cố qua đó mọi sự sẽ tự củng cố, cho dù đó là lực tách ra hay bên ngoài cái Duy nhất. Do đó, tâm thức chết sẽ phải trở nên càng ngày càng cực đoan cho tới khi nó khiến con càng ngày càng cảm thấy bất an.

Tuy thế, điều gì cũng có hai mặt alpha và omega, và có người sẽ thoải mái trong khi người khác sẽ trở nên vô cùng bất an. Và dĩ nhiên là những người đang thoải mái sẽ không muốn thay đổi, phải không con? Vì tại sao họ lại phải thay đổi, khi họ đang thoải mái nghĩ rằng một ngày nào đó Giê-su sẽ từ trên trời hiện xuống và cứu rỗi họ? Hoặc là một vị cứu tinh nào khác sẽ tới làm công việc của họ thay cho họ.

13.3. Một phương cách khác với vật lộn

Do đó, sau khi con người đã thoải mái trong một thời gian, thì tất nhiên là sau đó họ sẽ bắt đầu bị cuốn vào vòng xoắn hướng hạ, và vòng xoắn này sẽ gia tăng cường độ cho tới khi họ không còn chịu nổi nữa và nhận ra rằng: “Tôi không thể tiếp tục như thế này, chuyện gì đó phải thay đổi!” Sau đó, họ bắt đầu nhìn sự việc một cách thiết thực, và nói: “Tôi có thể thử kiểm soát thế giới chung quanh tôi, nhưng phải chăng là tôi đã làm chuyện này rồi và chẳng được kết quả gì, chỉ bị kẹt cứng như hiện nay. Tôi cảm thấy chẳng đi được đâu hết và cuộc đời của tôi là một sự vật lộn không ngừng, vì tôi lúc nào cũng phấn đấu chống lại cái gì đó bên trong tôi.” 

Sau đó họ tỉnh ngộ và nói: “Có phương cách nào khác vật lộn này chăng? Có lối sống nào khác việc tìm cách thay đổi một người hay một chuyện bên ngoài mình? À, quả thực là có. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi quyết định nhìn vào tấm gương và lấy cái đà ra khỏi mắt mình và thay đổi tâm thức của mình?”

Khi con tới điểm đó thì con nhận ra là con không thể thay đổi tâm thức của mình mà vẫn thoải mái và tiếp tục tin những gì con đang tin ngay lúc này.  Bất kể những niềm tin và mong đợi mà con có về cuộc đời, về tâm linh, về tăng triển tâm linh, và về các chân sư thăng thiên, con không thể tiếp tục duy trì chúng và đồng thời tiến bộ trên con đường tu. Con có hiểu điều thày đang nói chăng?

Có nhiều người đã biết đến các chân sư thăng thiên từ mấy chục năm nay, đã học giáo lý và thực hành các nghi thức. Nhưng nhiều người trong số đó chưa bước lên con đường tu thực sự vì họ vẫn quan niệm con đường tu của các chân sư thăng thiên là một con đường vỏ ngoài, tức là họ làm một số chuyện vỏ ngoài và học giáo lý vỏ ngoài nhưng không cần nhìn vào chính họ. Họ cho rằng họ không cần thực sự thay đổi tâm thức của họ. Và do đó, đây vẫn là tâm thức chết. Con có thể biết các chân sư thăng thiên, con có thể học giáo lý của các thày và thực tập các nghi thức của các thày, nhưng con vẫn ở trong tâm thức chết.

13.4. Hạt Ngọc trai Quý giá

Con có thể nghĩ mình đã đi trên con đường tu hàng mấy chục năm, nhưng con vẫn có thể ở trong tâm thức chết. Và con sẽ tiếp tục ở trong tâm thức chết cho tới khi con làm điều mà thày đã nói trong các bài giảng trước, và nhận ra rằng con đang nhìn mọi chuyện xuyên qua một phin lọc nhận thức và phin lọc nhận thức này bị ảnh hưởng bởi tâm thức chết. Và cách duy nhất để con tăng triển vượt qua mức tâm thức hiện tại của mình là con sẵn sàng để cho một vị thày tâm linh chất vấn phin lọc nhận thức đó. Vị thày này không ở trong hộp tư duy của con và cũng không ở trong tâm thức chết. 

Đây là điều mà các thày, các Thượng sư của bảy tia sáng, có thể cống hiến cho con. Các thày có thể cho con một khung tham chiếu. Các thày có thể hứa với con là các thày sẽ chất vấn một cách có hệ thống những kỳ vọng của con. Các thày sẽ chất vấn sự thoải mái của con. Các thày sẽ chất vấn tâm thức chết. Và nếu con sẵn sàng gắng chịu được chuyện này thì các thày có thể giúp con. Và nếu con không sẵn sàng gắng chịu được chuyện này, các thày sẽ không thể giúp con. Nếu con không sẵn sàng chịu đựng thì các thày sẽ không giúp được con. Lúc đó con sẽ phải đi nơi khác. Hoặc con tiếp tục ở lại chỗ cũ, và hoàn toàn tin tưởng là con đang tu đúng và một ngày nào đó – bỗng nhiên – con sẽ thăng thiên.  

Nhưng thày có thể cho con biết là có người đã trong nhiều kiếp chờ đợi giây phút bỗng nhiên đó mà vẫn chưa thăng thiên. Và do đó, lý do các thày đã thăng thiên chính là vì các thày đã ngừng không chờ đợi giây phút bỗng nhiên đó, các thày đã ngừng không đi tìm cây gậy thần và thay vào đó bắt đầu nhìn vào chính mình. Khi con sẵn sàng thì các vị thày thật trong số các chân sư thăng thiên sẽ hiện ra trong đời con dưới hình thức này hay hình thức khác – có thể bắt đầu bằng một quyển sách, hay một giáo lý vỏ ngoài – nhưng sau đó sẽ trực tiếp ở trong tim con. Lúc đó con sẽ nghe tiếng các thày, cảm nhận các thày, cảm nhận sự hiện diện của các thày, cảm nhận sự rung động của các thày.

Và khi con cảm nhận sự rung động của một vị chân sư thăng thiên là lúc con đạt được một khung tham chiếu vượt lên trên ngôn từ và vượt lên trên mọi chuyện có thể viết vào một quyển sách. Đó thực sự là một cơ hội vô giá, là Hạt Ngọc trai Quý giá, giúp con vươn lên cao hơn và hòa điệu tâm thức của mình với rung động của các thày. Và qua đó con cho phép các thày nâng con lên, để con có thể vươn lên trên tâm thức chết. 

13.5. Tâm thức chết là một lực hung hãn

Nếu con nhìn lại cuộc đời mình thì con sẽ thấy là tâm thức chết đã ảnh hưởng con bằng nhiều cách. Con hãy nhìn hình thức rõ rệt nhất là hành động vật lý bên ngoài. Khi con là một trẻ thơ, có phải chăng là con có từng bị các trẻ em khác trêu ghẹo? Có phải chăng là con có từng bị bao vây? Có phải chăng là con có từng bị trẻ em khác tìm cách dọa nạt con hay tấn công con? Đó là những thí dụ của sự hung hãn của tâm thức chết.

Lẽ dĩ nhiên con cũng có thể thấy điều này trên bình diện rộng lớn hơn. Tội ác, tỷ dụ như có ai muốn chiếm đoạt tài sản hay giết hại con, đều là biểu hiện của tâm thức chết. Trên bình diện lớn hơn nữa là các nhà cầm quyền muốn đàn áp chính dân mình hay chinh phục các nước khác. Cả nền văn hóa chiến tranh đã có mặt trên hành tinh từ rất lâu cũng vậy.  Tại sao con phải lớn lên lo sợ là có hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử do ai đó bấm nút phóng lên và bay tới tiêu diệt con và toàn thể quốc gia của con? Đó là biểu hiện của tâm thức chết. Nỗi sợ hãi chiến tranh, sợ hãi tai ương, là biểu hiện của tâm thức chết.

Do đó, con biết là suốt đời con, con đã bị tâm thức chết ảnh hưởng dưới nhiều hình thức. Nếu con lớn lên ở các nước Tây phương – là một phần tân tiến hơn, văn minh hơn, giàu có hơn của thế giới – thì có thể con không tiếp cận những biểu hiện thấp của tâm thức chết, nhưng chắc chắn là con cũng biết đến chúng. Và con biết đó là tâm thức chết vì nó hiển nhiên là một lực hung hãn. Và điều thày muốn nói với con là quả thực tâm thức chết là một lực hung hãn.

13.6. Cảm thấy mình hơn người khác

Như vậy, con sẽ thấy ở đây một điều rất giản dị. Thày đã giảng về 144 tầng tâm thức. Thày có nói là giữa tầng 48 và 96, con đi theo con Đường của Bảy Tia sáng, con Đường của Bảy bức Màn. Thày cũng có giảng là con có thể đi xuống dưới tầng 48, xuống tầng 47 và dưới hơn, bằng cách tha hóa bảy tia sáng.

Khi con nhìn vào những người đã đi vào tiến trình tha hóa này, thì con thấy ở các tầng cao nhất, ở tầng 47 hay dưới hơn, những người đó đã tha hóa Tia thứ Nhất. Ở các tầng kế tiếp con có những người đã tha hóa Tía thứ Nhất và Tia thứ Hai. Và dĩ nhiên là ở các tầng thấp nhất là những người đã tha hóa tất cả bảy tia sáng. Đó là những người đã trở nên càng ngày càng hung hãn, càng ngày càng tự tin là họ đúng, càng ngày càng sẵn sàng đàn áp và kiểm soát người khác bằng nhiều cách.

Điểm tương đồng nơi những người ở dưới tầng tâm thức 48 là họ có khuynh hướng tách mình ra khỏi người khác. Họ thích tự đặt mình vào một thành phần riêng biệt, đặc biệt hơn và cao cấp hơn người khác. Con có thể thấy nhiều khía cạnh của khuynh hướng này.

Con có thể thấy điều này nơi một số phong trào chính trị, tỷ dụ những người trong Liên bang Sô viết đã lớn lên tin rằng họ hơn những người sống ở các nước không cộng sản. Con có thể thấy cùng hiện tượng với chế độ Đức Quốc xã. Con cũng có thể thấy điều này nơi nhiều tôn giáo.

Có bao nhiêu người trong số người con biết tin rằng họ hơn người khác vì họ thuộc vào tôn giáo này hay tôn giáo nọ? Hay ngay cả vì họ thuộc vào phong trào tâm linh này hay phong trào nọ, hay ngay cả vì họ biết giáo lý của chân sư thăng thiên mà không ai khác biết đến, và do đó họ hơn những ai không thuộc vào phong trào hay không biết đến giáo lý đó.

Nhưng đó chính là tâm thức chết. Đó là mức độ thấp của tâm thức chết. Đó là chỗ con nghĩ rằng con hơn người khác vì một đặc tính thế gian nào đó. Trong Dòng sông sự Sống con còn không có thì giờ để xem xét người này giỏi hơn người kia vì chuyện này hoàn toàn vô nghĩa. Con luôn luôn chú tâm thăng vượt chính mình và giúp mọi sự sống khác tự thăng vượt.

13.7. Con phải trả giá khi cho mình hơn người khác

So sánh có lợi ích gì đâu? Trong Dòng sông sự Sống không có sự so sánh. Ngay cả ý tưởng điều này tốt hơn hay xấu hơn, cao hơn hay thấp hơn, cũng không có. Làm sao có thể có được khi con biết mọi người đều là một và tất cả đều là biểu hiện của cái Một. Và con quả thực có thể thấy là khi con rơi vào tâm thức nghĩ mình hơn người khác, thì tự động con sẽ phải trả một cái giá, như với mọi thành phần khác của tâm thức chết. Bởi vì khi con đi vào tâm thức chết thì con phải trả một cái giá, con phải gánh chịu hậu quả của việc mình làm. Và cái giá con phải trả là sẽ luôn luôn có điều gì đó mà con phải bù đắp.

Vì con thấy được sự thực vi tế này: cái Ta Biết xuất phát từ bản thể của chính đấng Sáng tạo. Nó biết nó xuất phát từ cái Một, và do đó nếu nó muốn đi vào tách biệt thì nó phải biện minh và giải thích. Đây là cái giá mà con phải trả. Con lúc nào cũng phải duy trì sự biện minh này và khi con đi vào tâm thức muốn mình hơn người khác, thì lẽ dĩ nhiên ngay lập tức con sẽ cảm thấy bị đe dọa bởi những người khác mình, những người có vẻ hơn mình, xét theo một thước đo nào đó mà con đã thiết lập.

Đã có một thời nhiều người ở Hoa Kỳ coi người có nước da màu đen thấp kém hơn người da trắng trên mọi phương diện. Sau đó, khi người da đen bắt đầu tham dự các môn thể thao và chơi giỏi hơn người da trắng thì người da trắng cảm thấy bị đe dọa. Nhưng lẽ dĩ nhiên tâm thức chết lúc nào cũng tìm ra một lối thoát. Nó có thể tạo ra tiêu chuẩn mới để con có thể tiếp tục cảm thấy mình vẫn hơn người khác.

Tuy nhiên, chắc con cũng thấy điều thày muốn nói: đó là con luôn luôn cảm thấy bị đe dọa. Và con phải làm gì để tránh mối đe đọa này? Con phải khóa chặt vào lực hung hãn – đã có mặt trên trái đất từ khi các sa nhân đầu tiên xuống đây – luôn luôn tìm cách phóng chiếu ra ngoài, tìm cách kiểm soát người khác và kềm giữ họ lại bằng cách nào đó. 

Cách thấp nhất để làm việc này dĩ nhiên là dùng vũ lực, kềm tỏa người khác bằng phương tiện vật lý, như con đã thấy nơi các chính quyền độc tài từ thời đế quốc La mã cho tới sau này – và ngay cả trước đó nữa – khi họ tìm cách đàn áp con người bằng vũ lực. Tuy nhiên, những người tâm linh, đa số những người đã mở tâm ra đón nhận bài giảng này, thì đã thăng vượt nhu cầu và ham muốn đàn áp người khác bằng vũ lực.

Nhưng con có thể vẫn còn vài tàn dư của tâm thức đó. Thí dụ, vẫn có người tin rằng cần phải duy trì một quân đội mạnh, như nhiều người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng tâm linh nhưng lại tin rằng Hoa Kỳ cần duy trì một quân đội vượt trội đủ sức đi tới bất cứ đâu trên thế giới và chiến đấu cho bất kỳ ý tưởng nào được đề cao. Nhưng con yêu dấu, những điều này cần phải bỏ đi khi con tiến gần hơn tới cái Một. Đúng thực là trên Thiên đường không có quân đội, bất kể những gì đã được ghi trong kinh Khải huyền hay các kinh sách khác cho rằng có một lực hung hãn trên đó. Trên đó chỉ có, như Đại thiên thần Michael đã nói, sự bất di dịch của những người đứng trên Tảng đá của Ki-tô và không thể bị tâm thức phản-Ki-tô lay chuyển.

13.8. Tùng phục tâm thức chết

Điều thày muốn nói là như sau. Các con là những người đã mở tâm ra chịu nghe bài giảng này thì không còn muốn đàn áp hay kiểm soát người khác bằng vũ lực. Các con đã tự nâng mình lên trên nhu cầu dùng vũ lực như là một cái gì chính đáng, ít nhất trên phương diện cá nhân. Tuy nhiên con vẫn có thể còn sót lại một tàn dư tiêu biểu của khía cạnh thấp hơn của tâm thức chết, đó là mong muốn chứng minh người khác sai, muốn chứng minh một số ý kiến sai, muốn thấy người khác bị hạ nhục, vạch trần, hạ bệ hay bị phán xét.

Tâm thức chết là một lực rất, rất hung hãn, và thày muốn con nhìn lại đời mình và nhận ra là ngoài những lực vật lý trực tiếp, thấy rõ, con đã tiếp cận một lực hung hãn vi tế hơn ngay khi con nhập vào tử cung của mẹ con, đã ảnh hưởng xúc cảm và tư tưởng của con. Đó là một phóng chiếu liên tục lên thể tình cảm của con, tìm cách khuấy động và kích động con rơi vào những cảm xúc thấp dựa trên sợ hãi chứ không dựa trên tình thương.

Và cao hơn nữa là một phóng chiếu liên tục lên thể lý trí của con, khiến con rơi vào những suy nghĩ, những khuôn nếp suy nghĩ tạo thành các vòng khép kín khiến tâm của con chạy loanh quanh vì con lúc nào cũng phóng chiếu là sự thay đổi cần phải xảy ra ở ngoài kia, những người khác là người cần thay đổi, ngõ hầu mục tiêu cao cả của con, bất kể con định nghĩa nó thế nào, được hoàn thành.

Đó chính là điều mà thày cần con bắt đầu nhận ra, là con đã tiếp cận lực này trong nhiều nhiều kiếp trên hành tinh này. Con yêu dấu, nó đã tấn công con không ngừng nghỉ. Trong suốt tất cả các kiếp đầu thai của con, nó đã đập vào con, đập vào các luân xa của con, đập vào tiềm thức của con. Cho tới khi, như trường hợp của tất cả chúng ta đã đầu thai vào hành tinh này, con chịu tùng phục nó, con chịu thua, và nói: “Thôi được rồi, tôi chịu đầu hàng để tôi có được chút yên ổn cho phần còn lại của kiếp sống này.” 

Con có nghĩ là các thày là chân sư thăng thiên đã không chịu ảnh hưởng của lực này và đã không tùng phục nó vào lúc nào đó? Con để ý thấy là có một số chân sư đã có những kiếp đầu thai như những nhân vật lịch sử nổi danh và có thể được coi là người xuất sắc hơn người thường. Nhưng con cũng để ý thấy là dù các thày đã có một số kiếp đầu thai như vậy nhưng cũng đã có – nếu con nhìn dòng thời gian một cách đường thẳng và lô-gíc – những lúc đầu thai không nổi danh chút nào.

Nhưng điều đó không có nghĩa là các thày đã không đầu thai. Tất cả các thày đã có rất nhiều kiếp đầu thai như những người hay được coi là bình thường, không có gì đặc biệt. Và thày có thể nói chắc với con là tất cả các thày, trong các kiếp sống đó, đã có lúc phải chịu tùng phục tâm thức chết và lực hung hãn đó. Thày nói điều này vì thày muốn con hiểu là các thày đã trải qua những gì con đã trải qua. Các thày đều hiểu rõ là lực này hung hãn như thế nào, và các thày biết rất khó không tùng phục nó. Thày muốn con hiểu điều này vì thày muốn con nhận ra là các thày hoàn toàn không phê phán hay lên án con.

13.9. Giác ngộ mà không cảm thấy tội lỗi

Các thày hiểu là ở chỗ này lúc nào cũng có một nguy cơ, một nguy cơ cho người thày tâm linh. Cho tới lúc này, con có thể đã sống cả cuộc đời mà không nhận ra các vấn đề mà thày đang nêu ra. Do đó, chuyện gì sẽ xảy ra khi thày nêu lên là con có trong tâm thức con một thành phần của tâm thức chết? Con có thể nhìn vào gương và thấy: “Ồ, tôi đã ở trong tâm thức này, tôi đã bị tâm thức này ảnh hưởng”. Con cũng có thể thấy là con đã cho phép mình trở nên một biểu hiện của tâm thức đó, làm cho người khác một số điều mà họ đã làm cho mình. 

Do đó, điều lúc nào cũng xảy ra là: có một số đệ tử tâm linh thấy ra điều này nhưng ngay tức khắc phủ nhận nó. Và điều này sẽ cản trở sự tiến bộ của họ. Có một số khác chịu nhìn vào những khuyết điểm của mình, nhưng lại quá sốt sắng khiến họ tự lên án mình và cảm thấy tội lỗi. Điều này cũng sẽ cản trở sự tiến bộ của họ.

Con có thấy điều thày muốn nói chăng? Tâm thức chết tìm cách tạo ra thế kẹt cứng khiến các thày, là các vị thày tâm linh chân chính, không thể nâng con lên được. Khi các thày giúp con nhận ra tâm thức chết, thì tâm thức chết sẽ dùng điều đó để kềm con lại trên con đường tu, để hạ thấp con xuống, hay dụ dỗ con phủ nhận, để rồi con không thực sự vượt lên trên tâm thức chết được.

Và đây dĩ nhiên không phải là điều mà thày và các Thượng sư mong muốn. Các thày muốn con nhìn nhận một cách công khai, tự do và có ý thức là có tâm thức chết trên hành tinh này. Nhưng các thày không muốn con phủ nhận nó hay cảm thấy tội lỗi, vì điều đó sẽ cản trở sự tiến bộ của con. Vì quả thực cả hai thái độ phủ nhận lẫn cảm thấy tội lỗi đều là biểu hiện của tâm thức chết. Con không thể vượt qua tâm thức chết bằng cách dùng tâm thức chết. Thày hy vọng là điều này đã hiển nhiên cho những ai đã mở tâm đón nhận các bài giảng này của thày.

Vậy con đừng có thái độ phủ nhận. Con cũng đừng cảm thấy tội lỗi và lên án mình. Con không tệ hơn bất cứ ai khác đã từng đầu thai trên hành tinh này. Hành tinh này là một hành tinh đen tối nơi tâm thức chết rất mạnh. Và điều giản dị là không thể đầu thai trên hành tinh này mà không tùng phục hay thỏa hiệp với tâm thức chết một cách nào đó. Chưa từng có ai đầu thai ở đây mà không bị ảnh hưởng bởi tâm thức chết. Con có thể nghĩ, tùy theo truyền thống tôn giáo của con, là Giê-su, Phật hay Krishna không tùng phục tâm thức chết. Nhưng thày nói con, ba vị này đều đã từng có những tiền kiếp trong đó họ tùng phục tâm thức chết. 

13.10. Vượt lên trên tâm thức chết

Con có hiểu chăng là con giản dị không thể nào đầu thai ở đây mà không tùng phục tâm thức chết một cách nào đó, vì nếu không thì dòng sống của con, cái Ta Biết của con, không thể nhập vào một thân thể vật lý trên một hành tinh như trái đất này? Điều này không thể xảy ra được.

Vậy điều thày nói ở đây là: con hãy quên đi sự kiện là con đã vào tâm thức chết. Con đừng cảm thấy tội lỗi. Con đừng phủ nhận điều đó. Nó không quan trọng. Đó là một sự kiện. Con không thể nào nhảy vào biển mà không bị ướt. Con đừng vì thế mà cảm thấy tội lỗi. Con đừng bơi trong biển và nói: “Tôi không bị ướt, tôi không bị ướt!” Con hãy chấp nhận sự kiện con đã chịu tùng phục tâm thức chết và mọi người đều đã làm như thế, nhưng bây giờ đã đến lúc con quay lại và nói:

“Con đồng ý rồi, con thấy rồi, con chấp nhận rồi, bây giờ làm sao con vượt qua nó? Đại thượng sư, bảy vị Thượng sư, các thày hãy chỉ đường cho con. Con sẵn sàng vươn lên trên tâm thức chết. Con nhận ra rằng ngay bây giờ con không thấy được con đã bị tâm thức chết ảnh hưởng như thế nào. Con muốn thày dạy con. Con muốn thày chỉ cho con thấy. Con muốn lên cao hơn. Và con sẵn sàng nhìn vào chính mình và nhìn vào những kỳ vọng, những hình tư tưởng và phin lọc nhận thức của con. Và con sẵn sàng để thày chất vấn chúng. Có thể là con chưa đủ sức để thày chất vấn chúng cùng một lúc, nhưng con sẵn sàng để thày chất vấn từng mảnh một, để con có thể dần dần lên cao hơn trong khi vẫn giữ được sự liên tục của ý niệm mình là ai.”

Con yêu dấu, con đang đọc hay nghe bài giảng của thày. Con đang trải nghiệm bài giảng của thày xuyên qua phin lọc nhận thức mà con đang có ngay bây giờ. Thày biết điều này. Thày thấy điều này. Thày không ở trong phin lọc nhận thức của con. Thày không có một phin lọc nhận thức dựa trên tâm thức chết. Đó là lý do vì sao thày là một chân sư thăng thiên.

Do đó, thày thấy rất rõ những khó khăn mà con phải đương đầu. Thày không chờ đợi con tỉnh giác và đập tan phin lọc nhận thức trong một khoảnh khắc. Bởi vì tất cả chúng ta, khi còn đang đầu thai, đã tạo nên một cái ta cho chúng ta, không những một ý niệm bản sắc mà còn một ý niệm liên tục. Do đó, nếu con đột nhiên rũ bỏ ý niệm bản ngã đó, con sẽ bị khủng hoảng trầm trọng vì không biết mình là ai nữa, và sẽ gần như chắc chắn phải vào bệnh viện tâm thần vì con không còn biết sinh hoạt trong đời nữa. Và lẽ dĩ nhiên các thày không muốn thấy đệ tử phải vào bệnh viện tâm thần, hay quyết định rút lui khỏi thế gian vì không còn khả năng sinh hoạt trong đời.

13.11. Tâm linh trong Thời đại Bảo bình 

Con thấy chăng, các chân sư thăng thiên không khuyến khích các đệ tử rút lui khỏi thế gian, rút lui khỏi đời sống năng động. Các thày khuyến khích các con vừa đi trên con đường tâm linh vừa gia nhập cuộc sống trên hành tinh này. Các thày muốn con chứng minh lối sống này, vì đây là đặc tính tâm linh của Thời đại Hoàng kim của Saint Germain. Trong Thời đại Song ngư, một mẫu đồ khả thi là có một số người rút lui khỏi thế gian, sống ẩn tu trong hoang vu như Giê-su đã làm, hay trong hang động Hi Mã Lạp Sơn, và chú tâm trở về nội tâm và thiền quán về Thượng đế, vì như vậy họ có thể giữ cán cân tâm linh cho đa số. Nhưng mẫu đồ tu này không còn áp dụng trong Thời đại Bảo bình. Thời đại Bảo bình là thời đại của Thánh linh, và Thánh linh tuôn chảy xuyên qua nhiều người. Đây cũng là thời đại của cộng đồng trong đó con tham gia vào đời sống.

Và khi các con nghe nói là thời Hoàng kim là thời đại của cộng đồng thì con đừng hiểu lầm. Các thày không nói tới việc tạo dựng một tôn giáo mới sẽ là tôn giáo uy thế nhất trong Thời Hoàng kim. Đây không phải là viễn quan của các chân sư thăng thiên, vì các con đã thấy là trong Thời đại Song ngư đã có các tôn giáo giành độc quyền: “Chúng tôi là tôn giáo chân chính duy nhất. Chúng tôi là tôn giáo duy nhất có thể đưa quý vị lên Thiên đàng”. Do đó, họ tìm cách kéo mọi người vào tôn giáo của họ, và họ tìm cách mô tả tất cả các tôn giáo khác là giả. Các con có thấy chăng đó chỉ là một biểu hiện của tâm thức chết mà thày đã nói tới, nó muốn con cảm thấy mình hơn người khác? Đây không phải là mẫu đồ của Thời đại Bảo bình. 

Cộng đồng có nghĩa là tụ họp trong tình thần hợp nhất. Làm sao con có thể hòa hợp trong hợp nhất khi con muốn đứng riêng ra? Con có thể nghĩ là mình đang hòa hợp với một nhóm nhỏ. Nhưng cái giá con phải trả là con sẽ tách mình rất xa khỏi người khác. Và thày có thể nói một cách chắc chắn tuyệt đối là trong những tôn giáo hay phong trào tâm linh có tâm thức này – tự cho mình là tôn giáo chân chính duy nhất và do đó hơn tất cả các tôn giáo khác – ngay cả tín đồ của họ cũng không thể hòa hợp được. Làm sao họ có thể hòa hợp khi văn hóa cơ bản của phong trào dựa trên sự chia rẽ? Làm sao con có thể làm vậy được?

Con cũng có thể, nếu con xem xét một cách trung thực, nhìn vào các phong trào chân sư thăng thiên và đệ tử chân sư thăng thiên và thấy là các đệ tử đã không hòa hợp được. Đó chính là vì tổ chức hay văn hóa, giống như biết bao nhiêu tôn giáo và phong trào tâm linh khác, đã dựa trên tinh thần tách mình ra khỏi người khác. Vì vậy điều các thày mong muốn trong Thời đại Bảo bình là các đệ tử hòa hợp trong hợp nhất với cộng đồng rộng của toàn thể nhân loại bằng cách đóng vai trò tích cực trong xã hội, đồng thời chứng minh tính chất tâm linh của mình.

13.12. Tách ra khỏi tâm thức chết

Do đó, con có thấy chăng đây lại là một thách đố tinh vi của tâm thức chết? Thày cần các con nhận ra là mình đã tiếp cận tâm thức chết. Thày cần các con quyết định là con muốn tách ra khỏi tâm thức chết. Trong tiến trình này, con sẽ trải qua một giai đoạn con phải tách mình ra khỏi những người đang ở trong tâm thức đại chúng. Khi đi qua tiến trình này, con sẽ phải trải qua một giai đoạn mà con phải tách mình ra khỏi tất cả những người đang ở trong tâm thức đại chúng. Giống như câu của Thánh kinh: “Tách riêng ra và trở thành một nhóm người tách biệt và được chọn lựa, đã chọn Thượng đế”. Bởi vì các con đã chọn vươn lên một lý tưởng cao hơn những gì người trong tâm thức đại chúng có thể thấy.

Do đó, con cần tách riêng ra để có thể lên cao hơn. Nhưng thày muốn con biết ngay từ khởi đầu là mục đích tối hậu không phải là con tiếp tục tách mình riêng ra. Nhưng con sẽ tới một điểm khi con đã tách mình đủ ra khỏi tâm thức chết và không còn bị nó kéo xuống hay làm mù quáng. Đó là lúc con không còn ở trong hang núi nữa mà bước ra ngoài xã hội, tích tực tham gia vào xã hội và thể hiện tâm thức sống. Và có thể con đã tới chỗ con có thể sống một đời sống tích cực mà vẫn biểu lộ được tâm linh của mình.

Cái mà thày đề nghị giản dị là giúp con tự giải thoát thêm khỏi tâm thức chết để con có thể biểu lộ tâm linh của mình rõ hơn nữa. Với những ai chưa tới chỗ này thì thày đề nghị con tách ra, đứng qua một bên; không phải là tự xé banh mình ra – tuy rằng tự ngã của con sẽ cảm thấy nó đang bị xé banh ra, đang bị phá vỡ ra từng mảnh. Bởi vì các thày là thày tâm linh có thể làm gì được khi tự ngã tin rằng nó biết tất cả và nó nắm tất cả trong tầm kiểm soát của nó dựa trên hệ thống niềm tin này hay hệ thống niềm tin nọ? Các thày phải phá vỡ nó, các thày cần phá vỡ nó từng mảnh một, bởi vì con không thể chế ngự toàn thể nó cùng một lúc. 

Do đó, con cần thấy được là: “À, đây là một mảnh của nó. Hôm nay tôi thấy được mảnh này. Hôm nay tôi có thể chế ngự phần này. Tôi không cần quan tâm đến phần còn lại ngay bây giờ, bởi vì tôi biết mình đã tiếp cận được với một vị thày tâm linh thật, vị này thấy được toàn bộ và có thể dẫn tôi đi từng bước một, theo các nấc thang vòng xoắn ốc của con đường tâm linh cho cá nhân tôi.”

Điều thày muốn nói trong bài giảng này là: con hãy bắt đầu suy ngẫm về việc con đã tiếp cận tâm thức chết là một lực hung hãn tấn công những cảm xúc và tư tưởng của con, tạo ra những vòng luẩn quẩn, hay đúng hơn là những vòng xoắn đi xuống, hút tư tưởng, cảm xúc, năng lượng tâm lý của con vào những khuôn nếp tưởng chừng không thoát ra được. Thày cần con bắt đầu nhận ra một số các khuôn nếp mà con nhìn thấy được, và sau đó, khi thày và các Thượng sư dẫn con đi lên các nấc thang của bảy bức màn, bảy tia sáng, các thày sẽ giúp con thấy thêm nữa.

Nhưng ngay lúc này thì thày cần con nhận ra một khuôn nếp. Con có nhận ra trong con có sự mong muốn tách mình ra khỏi người khác và mong muốn cảm thấy mình hơn người bằng cách thấy người khác bị chứng minh là sai, hay những gì họ tin bị chứng minh là sai? Con có thấy điều này không? Con có thấy là con đã bị nó ảnh hưởng chăng? Con có thấy là con đã tự mình tham dự vào việc này bằng cách nào đó? Và nếu con có làm, thì con hãy nhìn nhận điều đó. Con hãy tìm cách có ý thức hơn về nó, và thày sẽ khai triển thêm trong bài giảng tới của thày.

Tâm thức chết

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 5/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư, và hôm nay thày đến đây để cho các con một bài giảng về tâm thức chết, và làm sao con có thể bắt đầu tạo nên một phương cách tốt hơn để phản ứng lại nó, hay đúng hơn, để ngưng không phản ứng lại nó. Vì dĩ nhiên điều mà tâm thức chết mong muốn nhất là dụ con phản ứng, tương tác với nó, và thậm chí là đánh nhau với nó hay tìm cách diệt trừ nó.

Điều này dĩ nhiên hoàn toàn trái ngược với Thánh linh, là Tánh linh của sự Sống, không muốn con đánh nhau, không muốn con chống đối, không muốn con tiêu diệt bất cứ ai, bất cứ vật gì hay coi rẻ bất cứ phần nào của sự sống. Thánh linh muốn con tuôn chảy với Tánh linh, tuôn chảy với sự sống, vì Tánh linh chính là sự sống. 

Vì như thày đã giảng, quả thực là trong tất cả các bầu cõi trước – và trong thời gian rất dài từ lúc bầu cõi của con được thành hình – nỗ lực gộp chung của tất cả các sinh thể có tự nhận biết đã thăng vượt chính họ và trở nên hơn nữa, đã tạo thành dòng chảy hướng thượng của Thánh linh. Đó chính là Dòng sông sự Sống kéo mọi thứ theo nó. Và quả thực là cả trái đất cũng được kéo theo dòng chảy của Thánh linh.

11.1. Dòng sông sự Sống không bao giờ đứng yên

Chắc con cũng biết, nếu con suy nghĩ sâu về vấn đề này, là trái đất không chỉ đi vòng quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục, và do đó trở lại điểm khởi đầu mỗi khi nó đi xong một vòng quay. Vì con phải biết là toàn thể vũ trụ đang nới rộng ra và các thiên hà mỗi ngày tách xa nhau hơn. Điều này có nghĩa là mặt trời của các con không đứng yên trong vũ trụ. Mặt trời di động theo một đường, và đường này không phải là đường thẳng.

Như thế có nghĩa là mặt trời di động và kéo theo các hành tinh với nó, quả đất đang di động theo một quỹ đạo hình bầu dục chung quanh mặt trời, thì quả đất không đứng yên trên quỹ đạo, và quỹ đạo không đứng yên. Mặt trời di động, vì vậy quả đất di động trong không gian theo một con đường giống như một vòng xoắn, một vòng xoắn rất phức tạp, nhưng tuy vậy vẫn có thể mô tả được bằng toán học. Trong một thời gian không xa nữa, con đường này sẽ được mô tả bằng toán học. Điều này sẽ mở ra thêm nhiều khám phá khoa học quan trọng mới, nhưng đây không phải là đề tài của bài giảng này.

Điều con cần nhận ra giản dị là: Dòng sông sự Sống là một dòng chảy liên tục, lúc nào cũng tuôn chảy. Không có gì trong Dòng sông sự Sống đứng yên. Nhưng con cũng nên để ý là Dòng sông sự Sống không chỉ đơn giản chuyển động theo quan niệm chuyển động mà con có khi con quan sát vũ trụ vĩ mô qua giác quan. Theo quan niệm này con có thể dời từ một điểm này sang một điểm khác, nhưng con vẫn giống như trước. Nhưng đây không phải là loại chuyển động con tìm thấy trong Dòng sông sự Sống. Vì với Dòng sông sự Sống, sự chuyển động luôn thăng vượt chính nó.

Nó không phải chỉ di động theo đường ngang và vẫn giống y nguyên như cũ. Trong Dòng sông sự Sống con thăng vượt, con tăng triển, con gia tốc, con nhân gấp bội năng khiếu của mình và con trở nên hơn nữa. Và đây là tinh túy của tâm thức sống, tâm thức của sự sống, Dòng sông sự Sống.

11.2. Tâm thức chết là gì?

Bây giờ, con giữ ý niệm này trong đầu và nghe thày cho con một bài giảng cô đọng về tâm thức chết:

(15 giây im lặng)

Vậy là con vừa nếm được thế nào là tâm thức chết. Vì tâm thức chết là điều con trải nghiệm trong khoảng yên lặng đó. Vì dĩ nhiên, khi con đang đọc hay nghe bài giảng này, sau câu mở đầu của thày, con chờ đợi có cái gì đó tiếp theo, một lời giảng, một hình ảnh, một mô tả nào đó về tâm thức chết. Do đó, khi sự chờ đợi của con không được đáp ứng vì có khoảng yên lặng, con có một phản ứng trong tâm, phải không con?

Phản ứng đó, nếu con xem xét nó, nếu con quan sát nó, thì con sẽ thấy nó thuộc về tâm thức chết. Bởi vì, con chờ đợi gì? Con đang hòa điệu cùng nhịp giảng của thày và thày cho con hiểu là thày sắp mô tả tâm thức chết. Do đó, trong tâm con có một sự chờ đợi. Nếu con suy nghĩ kỹ, con có thể thấy là tâm thức chết có hai khía cạnh.

Thứ nhất là có cái biết đằng sau tâm thức chết là cuộc sống là một tiến trình liên tục không ngừng. Sâu thẳm trong bản thể của con, con biết ý nghĩa của sự sống là Dòng sông sự Sống không ngừng thăng vượt chính nó. Đây là một cái biết nội tại đến từ sự kiện cái Ta Biết là một nối dài của Hiện diện TA LÀ, là một nối dài của các chân sư thăng thiên, đi ngược trở lên tới tận đấng Sáng tạo.

Đấng Sáng tạo đã tạo ta các phần nối dài của ngài chính là để cho chúng cơ hội gia tốc ý niệm tự nhận biết của chúng. Vì vậy, đó chính là mục đích cao nhất của sự có mặt của con: gia tốc sự tự nhận biết của mình và tuôn chảy với Dòng sông sự Sống. Do đó, con không thể – dù con có thể làm mờ nhạt khả năng ý thức của mình – con không thể trốn tránh cái biết nội tâm là cuộc sống là một tiến trình liên tục, cuộc sống được tạo ra như một tiến trình liên tục.

Do đó tâm thức chết không thể nào hoàn toàn vứt bỏ cái biết nội tâm này. Nó có thể che phủ nó, nó có thể ngụy trang nó, nó có thể làm lệch hướng nó. Nhưng nó không thể hoàn toàn dập tắt tiếng nói của cái biết nội tâm là cuộc sống được tạo ra như một tiến trình liên tục không ngừng.

Nhưng bây giờ tâm thức chết có thể làm gì? Nó có thể khiến con tạo ra sự chờ đợi là tiến trình này phải như thế nào, bước kế tiếp phải đi tới chỗ nào, và đi tới mục đích tối hậu nào. Tâm thức chết có thể làm điều này, nhưng nó làm bằng cách nào? 

11.3. Bị lệch hướng bởi cái chết

Tâm thức chết chỉ làm được điều này vì nó chính là sự kháng cự chống lại cái liên tục không ngừng của Dòng sông sự Sống. Khi con kháng cự cái liên tục không ngừng của Dòng sông sự Sống, thì con tạo ra một khoảng cách, một khoảng không, giữa điểm con đang ở và điểm con ở nếu con theo Dòng sông sự Sống. Trong khoảng cách, khoảng không đó có chỗ trống để con tạo nên sự chờ đợi là sự sống phải như thế nào và phải đi về đâu. Để minh họa điều này bằng một thí dụ từ đời sống hàng ngày trên trái đất, con hãy hình dung những người đi xem một trận đấu thể thao mỗi ngày Thứ Bảy, một trận đá banh hay môn gì khác. Trước khi con đi dự trận đấu, con có một sự chờ đợi, một hy vọng là chuyện gì sẽ xảy ra và chuyện gì sẽ không xảy ra. Con muốn đội của con thắng. Đó là mục đích tối hậu mà con muốn đạt được. Trong thời gian trước trận đấu, con khấp khởi chờ trận đấu bắt đầu, và nói: “Bây giờ tôi phải làm chuyện này để sẵn sàng, bây giờ tôi phải làm chuyện kia để sẵn sàng, bây giờ tôi phải tới chỗ này để đậu xe và đi vào cầu trường, vân vân và vân vân.”

Do đó, lúc nào cũng có khoảng cách giữa con và trận đấu, con cố gắng đoán trước chuyện sắp xảy ra, con chờ đợi chuyện gì con muốn xảy ra và chuyện con hy vọng sẽ không xảy ra. Rất có thể con ngồi xem trận đấu mà vẫn bị quá vướng bận bởi sự chờ đợi của mình và không còn thưởng thức trận đấu nữa, cho tới khi nó chấm dứt và con biết là đội của con đã thắng hay không. Rất có thể là con ngồi nhìn từng pha của trận đấu, hy vọng đội kia không làm bàn, hy vọng đội nhà làm bàn.

Nhưng điều thày muốn chỉ cho con thấy là cũng có những lúc, khi người khán giả chỉ giản dị xem trận đấu và bị hoàn toàn thu hút bởi trận đấu, thì họ có thể tuôn chảy với trận đấu. Và lúc đó họ quên đi sự chờ đợi là chuyện gì phải xảy ra hay không được xảy ra. Cũng có thể là họ quên không nghĩ tới mục đích tối hậu là ai thắng, vì họ thưởng thức tiến trình của trận đấu.

Quả thực đây là dịp để nhiều người, mỗi ngày Thứ Bảy, được thoáng thấy Thánh linh khi họ bị thu hút bởi một trận tranh tài thể thao, tuy bình thường họ không thể nào hòa điệu được với Thánh linh. Dĩ nhiên, đây không phải là cách cao nhất để hòa điệu với Thánh linh. Nhưng khi con bị thu hút vào một việc gì, thay vì đứng tách rời ra và nghĩ về nó – tức là trải nghiệm nó xuyên qua cái trí, phin lọc của cái trí, và các sinh hoạt, chờ đợi và hình tư tưởng của cái trí – thì đó cũng phần nào là hòa điệu với Thánh linh.

Bởi vì khi con tuôn chảy với Dòng sông sự Sống, trong kinh nghiệm sống của con đâu là chỗ để con đút vào những chờ mong, sợ hãi, lo lắng, quan tâm và phê phán muốn chuyện này phải xảy ra và chuyện kia không xảy ra? Con yêu dấu, không có chỗ trống đó vì con đang tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống.

11.4. Vượt lên trên nhu cầu phán xét

Phải, thày cũng hiểu là có khi con cần lên kế hoạch và tiên đoán chuyện sắp xảy ra. Nhưng đây là chuyện khác. Có một sự khác biệt tinh tế giữa việc tiên đoán chuyện sắp xảy ra, lấy quyết định tỉnh trí và hợp lý và việc ngồi yên đánh giá mọi sự dựa trên một thang giá trị về điều gì phải xảy ra hay không được xảy ra, về điều gì đúng hay không đúng, về điều gì tốt hay xấu – và những quan tâm khác mà con người có trong tâm mình.

Con yêu dấu, thày muốn con lưu ý một khía cạnh của tâm thức chết, đó là khuynh hướng cho rằng con phải phán xét, phân tích và đánh giá tất cả mọi chuyện đang xảy ra chung quanh mình – người khác đang làm gì và nói gì, chuyện gì đang xảy ra trên thế giới, người này hay người kia đang làm gì, những người nổi danh đang làm gì hay đang không làm gì, họ cưới ai hay không cưới ai, và những chuyện tương tự.

Thày không muốn nói là con không nên theo dõi những chuyện xảy ra chung quanh mình. Nhưng một lần nữa, có sự khác biệt tinh tế giữa nhận biết mà không phán xét, và trạng thái lúc nào cũng phán xét, chỉ trích, đánh giá điều này tốt điều kia xấu. Sau đó coi rẻ những gì được coi là xấu vì tự ngã thích cảm giác nó không thể nào xấu như các người xấu nếu nó không làm những gì người xấu đang làm.

Nhưng con thấy chăng, đây không phải là Dòng sông sự Sống. Bởi vì lúc đó con ở trong một khoảng cách, và trong khoảng cách đó có đủ loại ý kiến, phán xét, đánh giá đúng sai, mong chờ. Điều này khiến con xa rời sự sống. Con không còn hoàn toàn tiếp cận tiến trình sự sống. Con không còn thực sự vui hưởng cuộc sống, vui hưởng nhìn nó trải bày ra. Và đây không phải là tiềm năng cao nhất của con.

Vì làm sao con có thể hoàn toàn sáng tạo, nếu con không theo lời gọi của Giê-su là hãy trở nên trẻ thơ vì chúng có thể vào nước Trời, vì nước Trời là trạng thái tâm thức khi con trôi theo dòng chảy của sự sống. Con có thấy là tâm thức chết muốn con lúc nào cũng đang phê phán chính mình và hành vi của mình, dáng vẻ mình ra sao, mặc quần áo trông thế nào, và những thứ tương tự.

11.5. Tiêu chuẩn chết

Điều tâm thức chết đã làm là dựng lên một tiêu chuẩn thế gian cho rằng làm người thì phải như thế nào. Ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, con đã bị lập trình để sống một cách vô thức (và sau này có ý thức) theo bất kỳ tiêu chuẩn nào đã được nền văn hóa của con quy định. Con đã tới chỗ nghĩ rằng muốn trở thành một người tốt thì con phải đạt được tiêu chuẩn đó.

Do đó khi con tìm ra con đường tâm linh và giáo pháp của các chân sư thăng thiên, con lại đem – một cách vô thức – lối suy nghĩ đó áp dụng lên giáo lý của các thày. Con nghĩ rằng cách con tuân thủ giáo lý của các chân sư thăng thiên, cách con tới gần sự thăng thiên, là con phải trở nên một người tâm linh tốt sống theo một tiêu chuẩn nào đó. Tiêu chuẩn này có thể không giống y hệt tiêu chuẩn của gia đình hay xã hội của con, nhưng nó vẫn là một tiêu chuẩn vỏ ngoài mà con đã đem vào trong tâm vỏ ngoài của con. Và con dùng cái trí vỏ ngoài để đánh giá liên tục mọi hành động của mình: “Điều này có đúng không? Tôi sống như vậy có được không? Tôi có thực sự là người tâm linh nếu tôi làm điều này chăng? Nếu tôi nói điều này, mọi người có sẽ phê phán tôi là người không tâm linh chăng?”

Con có thấy chăng là trong tâm con có một khoảng cách nơi đó có một quan tòa đang ngồi và phán xử mọi hành động, lời nói và ngay cả suy nghĩ và cảm xúc của con. Con yêu dấu, quan tòa đang ngồi phán xử các ý tưởng và cảm xúc sâu kín nhất của con là ai vậy?

Ấy, nhiều người tin đạo phóng chiếu quan tòa đó hoặc là ác quỷ hoặc là Thượng đế. Nhiều đệ tử chân sư thăng thiên lại phóng chiếu đó là các chân sư thăng thiên. Nhưng con ơi, chỉ có một người biết các ý tưởng sâu kín nhất của con, đó chính là con.

Thày là Đại thượng sư. Thày là một chân sư thăng thiên, thày có tự do của Thượng đế. Thày không ngồi trên đây xem xét những ý tưởng và cảm xúc sâu kín của mỗi người trong 7 tỷ người sống trên trái đất. Và Chân sư MORE hay thày Saint Germain cũng vậy. Họ chú tâm vào cái họ là, tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống và trải bày dòng sống của họ. Họ chú tâm vào các mục tiêu của thời hoàng kim. Nhưng đây không phải là các mục tiêu mà họ có trong tâm vỏ ngoài, thích chỉ trích và lúc nào cũng đánh giá mọi thứ. Họ, các Thượng sư, không ngồi trên đây nhìn xuống các con, phán xét con dựa theo tiêu chuẩn nào đó và chỉ trích con khi con làm điều gì sai. Đó không phải là cách các thày làm việc. Đó không phải là lối các thày suy nghĩ.

Con có thấy chăng đây là một cấu trúc hoàn toàn do con người tạo ra, và các thày đã thăng thiên vì các thày đã gia tốc vượt lên trên tâm thức đó? Và điều duy nhất mà các thày mong muốn cho con là con thấy được trạng thái tâm thức đó như nó là, như là tâm thức chết tách biệt khỏi Dòng sông sự Sống. Nó hiện hữu trong khoảng cách giữa cái Ta Biết và Dòng sông sự Sống.

11.6. Vượt lên trên tâm thức chết

Khi con thấy điều này thì con có thể làm điều mà các thày đã làm: gia tốc mình để vượt lên trên nó. Niềm vui của các thày, mong muốn của các thày, là thấy con tới chỗ nhận ra nhu cầu gia tốc để vượt quá tâm thức chết, lúc đó con sẽ nói với các thày, các Thượng sư:

“Xin thày chỉ đường cho con! Con sẵn sàng đi theo con đường mà các thày đã đi và đã chứng minh. Con sẵn sàng đi theo con Đường của Bảy bức Màn, con Đường của Bảy Tia sáng. Xin thày hãy chỉ cho con đường đi, con sẽ đặt một bàn chân trước bàn chân kia và làm theo mỗi lời hướng dẫn mà con nhận được, dù rằng con không thấy nó sẽ dẫn con tới đâu, dù rằng nó không hoàn toàn tương ứng với mong đợi của con. Vì con bắt đầu nhận ra rằng mong đợi của con rất hạn hẹp.”

“Nền văn hóa của con, cách con nhìn cuộc đời bị hạn chế và ảnh hưởng bởi tâm thức chết một cách vi tế. Con không nhận ra tất cả các lối mà tâm thức chết đã ảnh hưởng tâm thức con, nhưng con bắt đầu nhận ra là tâm thức của con bị ảnh hưởng bởi tâm thức chết và con muốn thoát khỏi ảnh hưởng này. Và con biết con chỉ thoát được nếu con có một khung tham chiếu từ các sinh thể đã gia tốc chính họ vượt lên trên tâm thức chết. Đó là lý do tại sao con sẵn sàng đi theo các thày, các Thượng sư. Xin thày chỉ cho con bước kế tiếp, và con sẽ đi bước kế tiếp đó”. 

Đó là lúc con sẵn sàng học với các Thượng sư, với các chân sư thăng thiên, chứ không phải các chân sư giả danh, các vị thày tâm linh giả danh, hay thiên thần nào đó từ một thái dương hệ hay thiên hà hay phi thuyền nào đó xuống trái đất để hướng dẫn nhân loại.

11.7. Tâm thức chết và nhu cầu kiểm soát

Con có biết chăng là trong vũ trụ này có những sinh thể đã thể nhập tâm thức chết đến độ họ đã nhận ra một số giới hạn của tâm thức chết? Và do đó, họ đã nhất quyết dùng những giới hạn này để nô lệ hóa và kiểm soát tất cả những sinh thể có tự nhận biết khác. Con đã bắt đầu thấy chăng là những kẻ lừa đảo thuộc chưởng giáo đoàn giả này sẽ dùng tâm thức chết với tất cả sự tinh vi của nó để trói buộc con? 

Khi con là một người tâm linh bắt đầu khao khát một cái gì vượt lên trên những gì thế giới vật chất có thể cống hiến, thì các thày giả sẽ tới và chỉ cho con một con đường tu giả khiến con chờ đợi, một chờ đợi rất đơn giản, là nếu con đi theo con đường tu ấy, thì một ngày kia như một phép lạ con sẽ bỗng nhiên chuyển hóa thành một sinh thể toàn hảo. Con sẽ đạt được giác ngộ, đạt được tâm thức toàn vũ, hay con sẽ thăng thiên. Hoặc là con sẽ chuyển dời sang chiều kích thứ 5 hay thứ 27.

Con có thể thấy là trong khoảng cách đó, các thày giả có thể xây dựng đủ loại tôn giáo giả và giáo lý tâm linh giả. Họ rất giỏi tạo ra kỳ vọng là họ sẽ đưa con tới đích. Nhưng con có biết chăng tại sao họ sẽ không bao giờ đưa con tới đích? Con có bắt đầu thấy được tại sao họ sẽ không bao giờ đưa con tới đích? Bởi vì cái được tạo ra trong khoảng cách giữa con và Dòng sông sự Sống không thể giúp con thăng vượt khoảng cách đó và trở về Dòng sông sự Sống.

Điều mà các thày giả đã làm là tạo ra cảm tưởng có cái gì sai trái trong vũ trụ, và đó là lý do tại sao con tách biệt khỏi Dòng sông sự Sống. Con thấy chăng, họ tạo ra cảm tưởng là có cái gì sai trái bên ngoài con và đó là lý do tại sao con bị tách biệt khỏi Dòng sông sự Sống.

Tại sao con lại bị họ lừa? Con đã bắt đầu tỉnh ngộ và nhận ra lòng khao khát trở về Dòng sông sự Sống. Con có thể không hiểu là con muốn trở về Dòng sông sự Sống, nhưng con khao khát một cái gì vượt lên trên cái ngã vỏ ngoài của con. Con biết là chắc hẳn phải có cái gì đó, và con khao khát nó. Lúc đó, các thày giả không còn khả năng giữ con chú tâm vào trái đất và thế gian nữa, do đó họ tìm cách làm lệch hướng sự khao khát của con. Nhưng con chưa tới chỗ thấy rõ ràng cái mà mình muốn tìm. Con chưa hiểu hay thấy là chính cảm giác tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống là điều con đang khao khát. Và đấy chính là thiên đàng, thiên đàng bị đánh mất.

11.8. Con đường tu giả vỏ ngoài

Vì con không nhìn ra điều đó, nên các thày giả khiến con tin rằng có cái gì sai trái ở bên ngoài con. Có vấn đề nào đó trong thế giới này, trong vũ trụ này, cần phải giải quyết – đó có thể là kế họach của Thượng đế bị trục trặc gì đó, khiến thuyền bị vỡ và thiên thần sa xuống, hay bất cứ vấn đề gì khác, như tội tổ tông hay lý thuyết nào khác. Các thày giả tìm cách kéo con gia nhập nỗ lực giải quyết vấn đề đó bằng cách thay đổi người khác, hoặc họ tìm cách thu hút con vào ý nghĩ con chỉ cần đi theo con đường tu nào đó, thực tập một lối nào đó, tiếp tục đi theo vị thày vỏ ngoài nào đó, thì sẽ có một ngày con tự động đạt được mục đích.

Nhưng con có thấy chăng là họ hứa hẹn sẽ có một ngày con lấp được khoảng cách nhờ một phép kỳ diệu nào đó xảy ra ở bên ngoài con? Con hãy nhìn phong trào điên rồ đang diễn ra cho tới lúc này về đề tài năm 2012. Ồ, trái đất sẽ chuyển vọt vào chiều kích thứ 5, và tâm thức mọi người sẽ được nâng lên và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Đúng là trái đất có thể sẽ chuyển vọt sang một chiều kích khác vào một thời điểm nào đó, nhưng vì sao sự chuyển vọt này lại xảy ra? Có phải chăng vì có người hành tinh khác đáp phi thuyền xuống đây và gia tốc hành tinh này?

Không phải đâu con, chuyện này chỉ có thể xảy ra khi con người trên hành tinh này gia tốc tâm thức của mình, và điều này thì mỗi người phải tự làm. Và điều này phải được làm không phải “ngoài kia”, mà “trong này”. Vấn đề trong vũ trụ là con đã tạo ra một khoảng cách giữa tâm thức con đang hiện có và trạng thái mà con muốn là, nếu con tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống.

Vấn đề đối với riêng con là con muốn lấp đầy khoảng trống đó và khoảng trống chỉ hiện hữu ở một nơi mà thôi: đó là trong tâm con. Bởi vì con không hề tách biệt khỏi Dòng sông sự Sống, con chỉ nghĩ là con đang tách biệt. Con chỉ tự tách biệt mình trong tâm của mình mà thôi. Và do đó, nơi duy nhất mà con có thể lấp đầy khoảng trống là nơi mà con đã tạo ra khoảng trống: đó là trong tâm của con.

Không có vấn đề nào trong vũ trụ này mà con cần giải quyết và sau đó mọi vấn đề sẽ biến mất. Ta có thể nói vấn đề duy nhất cần giải quyết là các con, mỗi người, cần lấp khoảng trống để các con có thể tuôn chảy với Dòng sông sự Sống. Có nghĩa là việc đầu tiên con cần làm là thấy đây là mục đích thật của con. Đây chính là điều con khao khát. Con chỉ giản dị khao khát tuôn chảy theo Dòng sông sự Sống, thay vì đứng bên ngoài nó và nhìn nó chảy qua cạnh bên mình. Và sau đó, con phải bắt đầu tiến trình tháo gỡ những hình tư tưởng và những mong đợi đã tạo nên khoảng cách và cho con cảm tưởng là con tách biệt khỏi Dòng sông sự Sống.

11.9. Hãy nhìn vào bên trong cái Ta của con

Và bước đầu tiên mà con cần làm để khởi sự tiến trình thu hẹp khoảng cách và phá tan bức màn ngăn cách con khỏi Dòng sông là gì? Bước đầu tiên con cần làm là: con phải ngưng không chú ý tới việc thay đổi cái gì xảy ra bên ngoài con, và thay vào đó chú ý tới chuyện gì đang xảy ra bên trong con. Con phải, như Giê-su đã nói 2,000 năm trước đây: “Vì sao con nhìn vào cái giằm trong mắt người anh em mà không nhìn vào cái đà trong mắt mình?”

Rất có thể là người anh em con có một khoảng cách giữa tâm thức của y và Dòng sông sự Sống. Rất có thể là y có rất nhiều thứ khiến y ngăn cách khỏi Dòng sông sự Sống. Nhưng con có thấy chăng là đa số con người trên trái đất không nhìn người anh em của họ như vậy. Họ nhìn người anh em họ và nói rằng y có điều gì sai trái dựa trên một tiêu chuẩn thế gian.

Và con thấy chăng, cho dù con sống đúng theo tiêu chuẩn thế gian của chính con một cách tuyệt đối toàn hảo, con vẫn không ở trong Dòng sông sự Sống. Con vẫn  tách rời khỏi Dòng sông sự Sống vì chính tiêu chuẩn đã tách con ra. Vậy làm sao con có thể giúp người anh em của con bằng cách ép buộc y sống theo tiêu chuẩn của con, khi tiêu chuẩn này không phải là tiêu chuẩn của y và không cần phải là tiêu chuẩn của y?

Bởi vì mọi người đều có quyền tự quyết. Và vì có luật tự quyết nên mỗi người trong chúng con, cả 7 tỷ người chúng con, đã tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho mình. Dĩ nhiên là có nhiều điểm tương đồng giữa các tiêu chuẩn của những người sống trong cùng xã hội hay nền văn hóa. Tuy nhiên mỗi người trong chúng con có phin lọc nhận thức của riêng mình, qua đó con nhìn cuộc đời và qua đó con phán xét và đánh giá mọi thứ kể cả chính mình. Con có quyền tạo ra phin lọc này vì nó cho con một kinh nghiệm Sống độc đáo.

Ngay lúc này, con đã tạo ra một phin lọc nhận thức đã tách con ra khỏi Dòng sông sự Sống. Điều này hoàn toàn khế hợp với Luật Tự quyết. Thày không có vấn đề gì cả với chuyện này. Thày sẽ không hăm dọa bỏ con vào lửa và lưu huỳnh của địa ngục nếu con không nghe lời thày. Nếu con không nghe lời thày thì con sẽ tiếp tục ở lại với phin lọc nhận thức hiện tại của mình và sẽ tiếp tục tách khỏi Dòng sông sự Sống. Nếu đó là điều con mong muốn trải nghiệm trong kiếp này hay trong 10,000 kiếp nữa hay trong 2 triệu năm nữa, thì thày sẽ vẫn ở đây khi con sẵn sàng trở về con Đường của Hợp nhất.

11.10. Áp đặt một tiêu chuẩn lên vị thày

Nhưng nếu ngay bây giờ con đã sẵn sàng đi theo con đường đó, thì con hãy lắng nghe những gì thày nói và ngưng phê phán những gì thày nói dựa trên một tiêu chuẩn đang ngăn cản không cho con làm theo những điều thày nói. Hoàn toàn không có ích lợi gì nếu con đến với một vị thày tâm linh, nhưng lại muốn áp đặt tiêu chuẩn của con lên vị thày và giáo lý của thày.

Bởi vì mục đích có một vị thày tâm linh, ít ra là một vị thày tâm linh chân chính, là để giúp mình thăng vượt tiêu chuẩn của mình. Làm sao vị thày làm được điều này nếu con áp đặt tiêu chuẩn của mình lên vị thày hay trên giáo lý của thày, và như thế con không nghe được lời giảng của thày, mà chỉ nghe một phiên bản được lọc lựa cho phù hợp với tiêu chuẩn của con? Điều này hoàn toàn vô lý, nếu con cho mình là một đệ tử tâm linh chân chính muốn tiến lên trên con đường tu.

Nếu con muốn tìm tâm linh như một trò tiêu khiển giải trí thì có vô số thày tâm linh giả sẽ cho con cái này, suốt ngày đêm, và bao lâu mà con muốn. Một lần nữa, thày không có vấn đề gì với chuyện này. Nhưng thày muốn nói rõ ở đây là các thày là 8 vị Thượng sư không phải là đạo sư dạy tâm linh tiêu khiển. Nếu con muốn môn tâm linh giúp con có cảm giác thoải mái thì con phải đi nơi khác. Các thày sẽ không giúp được con cho tới khi con sẵn sàng thăng vượt tâm thức của mình, thăng vượt chính mình để lấp khoảng trống và trở về với Dòng sông sự Sống. 

Nếu con đã sẵn sàng thì thày sẽ mở vòng tay hân hoan chào đón con. Nếu con chưa sẵn sàng thì thày không có một tiêu chuẩn theo đó thày đánh giá con. Thày chỉ giản dị chấp nhận sự kiện là con muốn kinh qua trải nghiệm đó trong một thời gian, và thày giữ trong tim sự sẵn sàng chào đón con trở lại, bất cứ khi nào con quyết định là con sẵn sàng và con muốn HƠN NỮA, con muốn một kinh nghiệm sống sâu sắc và phong phú hơn những gì con đang có với tiêu chuẩn hiện tại của con.

Và như vậy thày sẽ coi là những ai trong chúng con đi tiếp và học các bài giảng tới của thày là đã lấy quyết định muốn hơn cái tiêu chuẩn của mình, và do đó muốn tìm một đạo sư, một vị thày tâm linh có thể giúp mình vượt lên trên tiêu chuẩn đó. Và vị thày đó cũng có thể giúp con thu hẹp khoảng trống và tiến tới càng ngày càng gần mục đích mà các con nay đã thấy được, đó là tuôn chảy với Dòng sông sự Sống.

Kịch bản tâm linh trên trái đất

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 4/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Trong bài giảng này chúng ta sẽ nhìn vào sự tương phản giữa kịch bản lý tưởng về sự tăng triển của một người đồng-sáng tạo mới, và kịch bản hiện đang là thực tại trên hành tinh trái đất.

Như các thày đã giảng, một người đồng-sáng tạo mới, ban đầu xuống ở tầng tâm thức thứ 48. Ở tầng này, con có một ý niệm nội tại, một trực giác là con nối kết với một cái gì lớn hơn mình. Và cái lớn hơn này, dĩ nhiên, là Hiện diện TA LÀ của con. Con cũng được một vị thày tâm linh hướng dẫn – dĩ nhiên, đây là trong kịch bản lý tưởng. Do đó, con tiếp cận một cách ý thức với vị thày tâm linh, và vị này sẽ hướng dẫn con đi trên Tia sáng thứ Nhất, và sau đó trên các Tia sáng kế tiếp khi con tiếp tục tiến lên.

Chuyện xảy ra trong kịch bản lý tưởng là con tiến từ tầng tâm thức 48 lên tầng 49. Khi con tiến lên thì con tạo ra một phàm linh. Sau đó con cho phép phàm linh này tái sinh thành phàm linh cao hơn và điều này cho phép con tiến lên tầng tâm thức kế tiếp. Con hãy ghi nhận là trong kịch bản lý tưởng này, không có khái niệm mà ngày nay trên trái đất con gọi là cái chết. Con thực sự không cần cho phàm linh cũ chết đi, hiểu theo nghĩa chết của trái đất.

9.1. Một cái nhìn tâm linh về cái chết

Con thấy chăng, con đã nhìn cái chết như một cái gì kết thúc vĩnh viễn cuộc sống, phá vỡ nó, ngưng nó lại. Con đã coi cái chết như một cái gì do một lực bên ngoài áp đặt lên con.

Tuy nhiên, trong kịch bản lý tưởng con không cần trải qua tiến trình cho phép phàm linh cũ chết đi, theo nghĩa sự tồn tại của nó bị chấm dứt, đây là một sự áp đặt lên con và là một mất mát hay một sự dứt đoạn tâm thức. Thay vào đó, con nhận ra là con chỉ giản dị cho phép mình tái sinh vào một ý niệm bản ngã cao hơn.

Do đó, ta có thể nói là từ tầng tâm thức 48 tới tầng 96, con rất suôn sẻ cho phép một phàm linh thăng vượt thành phàm linh kế tiếp – và kế tiếp, và kế tiếp, và kế tiếp. Tiến trình này không đưa tới một sự ngưng lại đột ngột, giống như khi con liên tưởng tới cái chết ngày nay. Con chỉ giản dị chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tới và con, như một người đồng-sáng tạo, dễ dàng thấy được là có sự liên tục giữa phàm linh ở tầng tâm thức này và phàm linh ở tầng tâm thức kế tiếp.

Như thày đã nói trước đây, điều này giúp con thấy được là con đang xây dựng một phàm linh liên tục thay vì đi từ phàm linh này sang phàm linh kế tiếp. Cùng lúc, nếu con tiếp cận một vị thày tâm linh, thì vị ấy sẽ chuẩn bị con để con biết rằng khi con tới tầng 96, con phải trải qua một sự thay đổi đột ngột. Vì ở tầng này con thực sự phải “hy sinh mạng sống mình cho một người bạn” như Giê-su đã nói. 

Con cần phải có tình thương lớn hơn khiến con muốn hy sinh phàm linh mà con đã tạo ra trong 48 tầng tâm thức đầu tiên. Vì phàm linh này không thể đưa con quá tầng 96, vì nó là một phàm linh chú tâm vào việc nâng cao chính nó như là một linh thể cá biệt. Nếu con muốn thăng vượt và đi xa hơn tầng 96, con cần bắt đầu tạo ra một phàm linh mới có mục đích lớn hơn là chỉ nâng cao cá nhân mình, mà có mục đích nâng cao tổng thể.

Trong kịch bản lý tưởng, sự thay đổi này đột ngột hơn những gì con trải nghiệm trước đó, nhưng nó vẫn không giống những gì con hình dung về cái chết hiện nay. Vì thực sự, đây không phải là một sự mất mát đối với cái Ta Biết. Vì nhận thức của con càng ngày càng mở rộng khi con tiến gần tới tầng 96, nên con cũng ý thức sự kiện con sẽ không chết khi phàm linh chết vì con hơn phàm linh. Phàm linh không phải là con. Con đã không tạo ra một cái “ta”, con cũng đã không tái tạo mình thành phàm linh. 

Con ý thức sự kiện phàm linh chỉ là một cỗ xe mà con dùng để biểu hiện mình trong thế giới vật chất. Do đó, con biết là dù phàm linh này có chết đi, con vẫn không chết. Ngay cả sự chấm dứt tâm thức cũng không có. Sẽ không có một thay đổi hay mất mát đột ngột. Có nghĩa là con có thể, khi con nhận ra điều này, buông bỏ cái cũ một cách suôn sẻ. Con có thể hy sinh mạng sống của mình cho một cứu cánh lớn hơn việc nâng cao cá nhân mình. Do đó, con có thể chuyển tiếp qua giai đoạn kế tiếp một cách suôn sẻ.

9.2. So sánh kịch bản lý tưởng và kịch bản hiện hành

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kịch bản mà con phải đối mặt hiện nay, khi con bắt đầu theo con đường tâm linh một cách có ý thức hơn trước đó. Điều con có trên trái đất hiện nay chắc chắn không phải là kịch bản lý tưởng. Nó khác rất xa kịch bản lý tưởng. Dĩ nhiên là lý do thày cho ra quyển sách này trước khi thày cho phép bảy vị Thượng sư ra sách cho mỗi tia sáng là để sửa soạn con, để con dễ thành công hơn khi con gặp bảy tia sáng và các khai ngộ của bảy tia sáng.

Quả thực là trong kịch bản lý tưởng, con không phải đương đầu với những gì mà trong bài giảng trước thày đã gọi là phàm linh hung hãn. Trong kịch bản lý tưởng, con liên tiếp tạo ra một số phàm linh khi con tăng triển từ tầng 48 đến tầng 96. Nhưng các phàm linh này có hai đặc tính đáng chú ý. Thứ nhất là chúng biết là con có thể lấy xuống đủ năng lượng từ bên trong chính con để thúc đẩy nỗ lực sáng tạo. Do đó, con không cần lấy bất cứ gì từ bên ngoài con, từ các dòng sống khác, có nghĩa là loại phàm linh này không có gì hung hãn. Thêm vào đó, các phàm linh mà con tạo ra đều có mục đích chung là tăng triển tới một trạng thái tâm thức cao hơn. Con không tạo ra một phàm linh đứng yên; con tạo ra một phàm linh muốn tăng triển và muốn chuyển tiếp sang một giai đoạn cao hơn.

Điều này khác xa tình trạng khi con rơi vào tâm thức nhị nguyên, khi con bắt đầu thấy mình là một sinh thể tách biệt. Để hiểu rõ hơn tiến trình này, con cần nhận ra một cơ chế tâm lý vi tế. Trước khi con rơi xuống một trạng thái tâm thức thấp hơn, con có ý niệm nội tại là con nối kết với cái gì lớn hơn bản thân con. Có nghĩa là để có thể xuống tâm thức tách biệt qua đó con thấy mình là sinh thể tách biệt, thì con phải chối bỏ là con có nối kết với cái gì lớn hơn bản thân mình.

Nhưng cái Ta Biết được tạo ra như một nối dài của Hiện diện TA LÀ, một nối dài của các chân sư thăng thiên và tối hậu là một nối dài của Bản thể của đấng Sáng tạo. Do đó con phải cố ý chối bỏ sự nối kết với cái gì lớn hơn bản thân mình. Và để làm được điều này, con cần phải biện minh cho sự chối bỏ này. Con phải tìm ra một cách để biện minh với chính mình tại sao con rời bỏ con đường đưa tới sự hợp nhất càng ngày càng sâu với cái gì lớn hơn, và thay vào đó quẹo sang con đường đưa tới sự tách biệt càng ngày càng sâu. Đó là chỗ con tìm cách nâng cao cái ngã tách biệt – không phải như một sinh thể nối kết có quyền năng sáng tạo càng ngày càng cao – nhưng là một sinh thể tách biệt với quyền năng càng ngày càng mạnh để kiểm soát bằng vũ lực môi trường của mình.

9.3. Làm sao con tạo ra một phàm linh hung hãn

Khi con đi vào tách biệt và chối bỏ sự nối kết với cái gì lớn hơn chính mình, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu con chối bỏ là con nối kết với cái gì lớn hơn chính mình thì con sẽ lấy năng lượng từ đâu để thúc đẩy nỗ lực sáng tạo của mình? Con không thể lấy từ cái gì lớn hơn chính mình khi con đã chối bỏ là con nối kết với nó. Có nghĩa là con đã khóa sự nối kết và dòng năng lượng chảy xuyên qua nó, như vậy có nghĩa là con phải lấy năng lượng từ một nguồn khác.

Dĩ nhiên là con vẫn cần năng lượng để làm bất cứ việc gì, và như vậy có nghĩa là bây giờ con cần lấy năng lượng từ nơi con đang chú tâm, tức là cõi vật chất. Điều này có nghĩa là con cần lấy năng lượng từ các dòng sống khác vẫn còn nối kết với cội nguồn của họ. Do đó con phải tìm cách dùng vũ lực hay lừa đảo để các dòng sống này cho con năng lượng của họ. Điều này có nghĩa là lúc đó con tạo ra một loại phàm linh mới không chú tâm vào việc lấy năng lượng từ bên trong và cũng không chú tâm vào việc tăng triển lên một tầng cao hơn tầng hiện tại của nó.

Trái lại, con tạo ra một phàm linh chú tâm vào việc lấy năng lượng từ thế giới chung quanh nó, và nó cũng chú tâm vào việc khuếch trương nó thành một sinh thể quyền uy trong thế gian. Nói cách khác, thay vì con tìm cách trở nên hơn cái con đang là, thì nay con có một phàm linh tìm cách trở nên nhiều hơn cái nó đã là rồi – nó muốn có nhiều quyền uy hơn để làm những gì con có thể làm trong cõi vật chất.

Điều mà con có thể thấy là sau lần sa ngã đầu tiên, những sinh thể sa ngã vào tâm thức tách biệt đã tạo ra vô số phàm linh dựa trên ảo tưởng tách biệt. Đây là những phàm linh tách biệt tìm cách ảnh hưởng các dòng sống khác một cách hung hãn. Cách chúng hành xử, ý đồ của chúng hoàn toàn nhằm vào việc lấy năng lượng từ người khác một cách hung hãn. Một số làm chuyện này bằng vũ lực rõ rệt, một số dùng sự sợ hãi và một số thì dùng sự lừa đảo. Nhưng chúng đều nhắm tới cùng một mục đích: đó là phóng chiếu khuôn đúc của chúng một cách hung hãn, cái khuôn đúc tư tưởng đã tạo ra chúng, phóng lên các dòng sống khác với mục tiêu kiểm soát họ.

9.4. Khắc phục phàm linh giả

Con thấy là trong kịch bản lý tưởng con có 48 tầng khi con đi theo con Đường của Bảy Tia sáng. Ở mỗi tầng có một phàm linh. Để tiến từ một tầng lên tầng kế tiếp, con cần phải bỏ phàm linh đó lại và đón nhận phàm linh ở tầng kế tiếp. Nhưng những phàm linh đó không muốn kiểm soát tâm con một cách hung hãn, do đó tiến trình này dễ thực hiện – trong kịch bản lý tưởng.

Nhưng trên trái đất ngày nay con không có kịch bản lý tưởng. Trong kịch bản hiện nay con có những phàm linh giả được tạo ra ở mỗi tầng tâm thức từ 48 lên 96.

Nói cách khác, cứ mỗi bước con tiến lên trên con Đường của Bảy Tia sáng đều có một phàm linh giả. Và phàm linh giả này sẽ hung hãn tìm cách ngăn chặn không cho con đi bước kế tiếp trên đường tu. Nó sẽ tìm cách giữ con ở mức hiện thời của con và giữ con ở đó vĩnh viễn.

Thêm vào đó có nhiều sinh thể đã đi xuống dưới tầng tâm thức 48, và đây là một điều mà con không cần phải đối phó trong kịch bản lý tưởng. Nhưng điều con có hiện nay trên trái đất là có nhiều sinh thể đã xuống dưới tầng 48, và dĩ nhiên là họ cũng đã tạo ra phàm linh giả, hung hãn, ở mỗi tầng từ tầng 48 xuống tới tầng thứ nhất là tầng tâm thức thấp nhất.

Điều con có hiện nay là sự tương tác đáng chú ý giữa các phàm linh giả ở trên tầng 48 và các phàm linh hung hãn ở dưới tầng này. Hiện nay, để có thể đi từ một tầng tâm thức lên tầng kế tiếp, không những con phải đối phó với phàm linh mà con đã tự tạo ra ở tầng tâm thức hiện tại của con, mà con cũng phải đối phó với phàm linh giả ở tầng này, cộng thêm phàm linh hung hãn ở tầng tương ứng dưới tầng tâm thức 48.

Tỷ dụ, nếu con đang ở 10 tầng trên tầng 48, thì nơi đó có một phàm linh mà ta có thể gọi là phàm linh thật của tầng đó, đó là phàm linh mà con dùng như cỗ xe để lên tầng kế tiếp. Nhưng cũng có một phàm linh giả muốn biện minh tại sao con không nên tiến lên tầng kế tiếp. Ngoài ra lại có một phàm linh hung hãn ở 10 tầng dưới tầng 48, phàm linh này muốn hung hãn lôi kéo con vào khuôn đúc của nó.

9.5. Phàm linh giả và phàm linh hung hãn

Đây là sự khác biệt. Phàm linh giả ở 10 tầng trên tầng 48 có mục đích biện minh cho con thấy tại sao con không cần lên cao hơn tầng tâm thức đó. Nhưng phàm linh hung hãn thì có mục đích lôi kéo con vào một trận chiến nhị nguyên với một đối thủ nào đó.

Phàm linh giả ở tầng 48 tới 96 vẫn chú tâm vào con như một dòng sống cá biệt vì con đang trong tiến trình tăng triển như một dòng sống cá biệt. Do đó, phàm linh giả này sẽ nói với con: “Bạn không cần tăng triển vượt quá tầng này, đây là tất cả những lý do tại sao bạn không nên tăng triển. Bạn phải ở lại đây và vui hưởng tầng này và mở rộng nhận biết của bạn ở tầng này mà thôi.” Nó vẫn không nhắm vào điều gì bên ngoài con; nó chỉ nhắm vào con mà thôi.

Nhưng phàm linh hung hãn tương ứng ở dưới tầng tâm thức 48 thì lại bị giam hãm trong tâm thức nhị nguyên. Nó thấy nó bị một kẻ thù bên ngoài chống lại nó, và do đó nó thấy nó lúc nào cũng đang trong một trận chiến liên tục với kẻ thù bên ngoài này. Khi con đi từ tầng 48 xuống các tầng tâm thức thấp nhất, thì con sẽ càng tìm thấy những phàm linh bị kẹt trong tâm thức mà các thày đã gọi là tâm thức cuồng đại (epic mindset). Đây là quan niệm cho rằng có một cuộc chiến giữa các lực tối hậu của thiện và ác, tỷ dụ như quan niệm truyền thống coi Thượng đế như một vị thần, và quan niệm coi ác quỷ là một vị thần đối nghịch lại Thượng đế. Vậy con thấy được sự khác biệt.

Vẫn có một phàm linh giả chú tâm vào con như một dòng sống cá biệt, nhưng lại có một phàm linh hung hãn khiến con không chú tâm vào mình nữa mà chú tâm vào chuyện đối phó với một đối thủ bên ngoài. Ở một mức nào đó, thì đối thủ này là người khác, ở mức khác thì nó là một tà lực đen tối nào đó, nhưng ở mức thấp nhất, đối thủ của con thực sự là Thượng đế. Vì lúc đó con nghĩ rằng – giống như các sa nhân đã sa vào ảo tưởng nguyên thủy – Thượng đế đã sai lầm và đã tạo ra một thiết kế sai cho vũ trụ. Và con nghĩ công việc của con là cải sửa sai lầm của Thượng đế và làm lại cho đúng, bằng cách ép buộc người khác phải theo viễn quan cứu rỗi của con.

9.6. Sự tăng triển của tổng thể 

Con có thể thấy là ở các tầng dưới tầng 48, có một hình ảnh đối ngược của các tầng tâm thức từ 96 đến 144. Khi con tiến từ tầng 96 lên tầng 144, con phải khắc phục và đối phó với các phàm linh hung hãn đó. Và con không những phải khắc phục chúng trong tâm mình mà thôi, nhưng con cũng phải góp công vào việc tiêu trừ các phàm linh này – trói buộc chúng, xét xử chúng và tối hậu là đập tan khuôn đúc của chúng – khi con tiến lên tâm thức cao hơn.

Do đó, sự tăng triển cá nhân của con từ một tầng lên tầng kế tiếp tạo sự dễ dàng cho các dòng sống khác tăng triển vượt quá phàm linh hung hãn và các ảo tưởng đằng sau nó. Do đó, con giúp toàn bầu cõi của hành tinh trái đất tăng triển để sau cùng tới một điểm, như các thày đã giảng, khi mức độ của cả 144 tầng tâm thức đều được nâng lên, lúc đó mức thấp nhất hiện nay sẽ không còn được phép có mặt trên trái đất nữa. Lúc đó, các sinh thể ở mức đó sẽ phải đi nơi khác và qua đó trái đất sẽ được giải thoát khỏi lực hút xuống của các dòng sống đó. Tuy nhiên, chúng ta hãy không nên bàn quá xa về chuyện này, vì chủ điểm của bộ bài giảng này là giúp con tăng triển từ tầng 48 đến tầng 96.

9.7. Theo đường tu một cách có ý thức

Thày sẽ nói một cách khác. Dĩ nhiên là con đã có nhiều kiếp sống. Trong những kiếp đó, con đã theo con đường tâm linh bằng cách này hay cách khác, tuy con có thể ý thức hay không ý thức điều này. Do đó, rất có thể là trong các kiếp trước, con đã lên tới các tầng tâm thức giữa tầng 48 và 96. Tuy vậy, con đã tìm ra quyển sách này và đang đọc nó, như vậy có nghĩa là con đã tới điểm trên con đường tu cá nhân của con khi con sẵn sàng không còn bước đi một cách hầu như hoàn toàn vô ý thức nữa mà là bước đi một cách có ý thức và chủ ý.

Như vậy có nghĩa là dù con đang ở, tỷ dụ, tầng tâm thức thứ 72, con không thể nhảy một cách có ý thức vào tầng này và bắt đầu con đường tu ở đó. Thay vào đó, thái độ xây dựng nhất là có sự khiêm nhường và óc thực tế để nhận biết rằng con cần bắt đầu ở mức cơ bản. Con cần bắt đầu với khai ngộ đầu tiên mà một dòng sống mới xuống nhận được ở tầng 48. Đó là điểm con được khai ngộ ở Tia thứ Nhất, với tia này gồm cả hai khía cạnh alpha và omega của sự khai ngộ. Khi con qua được thử thách này, con sẽ lên tầng 49, ở đó Tia thứ Nhất vẫn là khía cạnh alpha nhưng Tia thứ Hai là khía cạnh omega. Dĩ nhiên là sau đó con tiến tới nơi Tia thứ Nhất là alpha và Tia thứ Ba là omega, và cứ tiếp tục như vậy.

Khi con sẵn sàng đi qua tiến trình học hỏi này với mỗi vị trong bảy vị Thượng sư mà không lo lắng mình đang ở tầng nào, thì con sẽ đi qua các bước này một cách ý thức. Điều này sẽ có hai tác dụng. Tác dụng đầu tiên là con ý thức nhiều hơn về sự khai ngộ và sự khai ngộ này được neo chặt vào mọi tầng của bản thể con. Những gì con đã đạt được trong các kiếp trước được neo chặt vào ba thể cao của con – thể bản sắc, thể tư tưởng và thể cảm xúc – nhưng không nhất thiết trong thể vật lý của con, bằng không con đã có ý thức về chúng ngay lúc này. Con cần đem những thành tựu mà con đã đạt được trong quá khứ xuống tầng ý thức để con có thể sử dụng chúng một cách ý thức. Và đây là điều con sẽ đạt được khi con đi qua các tầng đó.

Khía cạnh quan trọng khác của việc con bắt đầu ở tầng 48 với Tia thứ Nhất, là con sẽ giúp người khác đi qua tiến trình này dễ dàng hơn. Đó là vì con đóng góp vào động lực đi qua con Đường của Bảy Tia sáng và đây là một phần của động lực của Thánh linh cho trái đất. Con quả thực sẽ giúp người khác hòa điệu với Thánh linh dễ dàng hơn, và như thế giúp họ thăng vượt tầng tâm thức hiện thời của họ, bằng cách hòa điệu với động lực do con và tất cả những sinh thể khác trên trái đất tạo ra khi trải qua các khai ngộ của bảy tia sáng.

9.8 Hai mức động cơ thúc đẩy

Điều này không có nghĩa là các thành tựu và động lực mà con đã gặt hái trong các kiếp trước không có lợi ích gì cho con, cho tới khi con đạt tới tầng tâm thức mà con đã đạt được trong các kiếp trước. Nếu con đã có động lực, tỷ dụ ở tầng 72, thì con sẽ dễ dàng đạt được các khai ngộ ở dưới tầng đó. Do đó, con sẽ đi nhanh hơn một người bắt đầu ở tầng 48 hay ở một tầng dưới đó.

Điều mà các thày đề nghị trong quyển sách này, và sau đó trong sách của mỗi vị Thượng sư, là phác họa một con đường mà ai ai trên trái đất đều có thể đi theo, bất kể họ đang ở tầng tâm thức nào. Nói cách khác, một người ở tầng tâm thức thấp nhất cũng có thể bắt đầu với những khai ngộ mà các thày đang và sẽ mô tả ở Tia thứ Nhất, và sau đó có thể tăng triển thêm từ đó. Dĩ nhiên các thày chỉ có thể làm một chuyện là phác họa ra con đường, những bước mà con phải theo, và thứ tự của những bước này.

Nhưng các thày không thể cung cấp ý muốn đi theo con đường tu. Đó là trách nhiệm của con, trách nhiệm của một mình con. Do đó, các thày dự trù sẽ có hai mức động cơ thúc đẩy. Khi con xuống dưới tầng 48, con đi vào – hay đúng hơn là con tạo ra – một vòng xoắn hướng hạ. Dĩ nhiên là đã có nhiều sinh thể khác đã tạo ra vòng xoắn hướng hạ trên trái đất, và do đó khi con xuống dưới tầng 48, con sẽ bị buộc vào các vòng xoắn đó. Con sẽ bị chúng hút vào, và như vậy vòng xoắn của riêng con sẽ gia tốc. Tuy nhiên, con vẫn phải lấy quyết định ở mỗi bước là con muốn đi xuống, do đó tuy có từ lực (magnetic force) kéo con xuống, con vẫn phải quyết định đi xuống.

Dĩ nhiên là như vậy cũng có nghĩa là để đảo ngược tiến trình và bắt đầu đi trở lên thì con cũng phải lấy quyết định đi trở lên. Điều gì sẽ khiến con lấy quyết định này? Nếu con đã xuống dưới tầng 48, thì thông thường con sẽ tới một điểm mà có người gọi là “xuống tới đáy vực”. Đây là lúc mọi chuyện tới cường độ khiến con không còn chịu nổi nữa; con không thể sống với chính mình, con không thể sống với những điều kiện mà con phải đối đầu trong thế giới vật chất. 

9.9. Vượt quá hoàn cảnh bất toại nguyện

Tình trạng trên đưa đến cái mà ta có thể gọi là động cơ thúc đẩy tiêu cực vì con cảm thấy bị hoàn cảnh bên ngoài ép con vào một tình trạng mà con không thể chịu nổi nữa. Tuy các thày gọi đây là động cơ thúc đẩy tiêu cực nhưng nó cũng vẫn là một động cơ thúc đẩy – nếu con chịu làm một điều. Nếu con chịu nhìn vào chính mình và nói: “Cái ta không chịu nổi hoàn cảnh hiện tại nữa là ai? Ai không chịu nổi nữa? Có thể nào có nhiều hơn một cái ta ở đây?”

Nói cách khác, có sự khác biệt giữa cái ta thật của con và cái ta đang kinh nghiệm nó không chịu nổi hoàn cảnh hiện tại. Nếu con chịu tự đặt câu hỏi này thì con có thể mở tâm đón nhận lời dạy của thày. Nghĩa là, ở tầng tâm thức hiện tại của con, bất kể tầng đó là tầng nào, con đã tạo ra một phàm linh. Phàm linh đó không phải là con vì con vẫn là cái Ta Biết, là nhận biết thuần khiết. Con đã không trở thành phàm linh đó. Con chỉ đang nhìn – đang nhận thức – cuộc đời xuyên qua phin lọc nhận thức của phàm linh đó. Do đó, không phải là con không chịu nổi hoàn cảnh, mà là phàm linh không chịu nổi hoàn cảnh.

Tại vì nó đã tự đưa nó vào ngõ bí – một tình trạng mắc kẹt vì mâu thuẫn nội tại (catch-22) – mà có vẻ không có lối thoát dù rằng nó nhìn đủ mọi hướng. Và quả đúng là nếu con nhìn hoàn cảnh qua phin lọc nhận thức của phàm linh, thì con không thể thoát được – thật sự là không có lối thoát. Nhưng có một lối thoát, đó là con nhận ra rằng: “Con không phải là phàm linh, con Hơn phàm linh”. Và điều này có nghĩa là con có tiềm năng tiến lên tầng tâm thức cao hơn, nhưng làm sao con làm được điều này?

Con chỉ có một cách để làm được điều này: con phải để cho phàm linh hiện tại của con chết đi! Con hãy tin lời thày: vì phàm linh này là một phàm linh hung hãn, nó sẽ trải nghiệm chuyện này như một cái chết, như con hiểu cái chết trên trái đất – nơi mà mọi hệ thống tư tưởng, mọi triết lý, mọi tôn giáo, ngay cả hầu hết các giáo lý tâm linh đều bị ảnh hưởng bởi tâm thức chết, tâm thức của tách biệt và nhị nguyên.

Đó là lý do vì sao con phải nhìn nhận một sự kiện đơn giản. Trong kịch bản không lý tưởng hiện nay – dù con ở dưới tầng 48 hay giữa tầng 48 và 96 – cách duy nhất giúp con tăng triển lên tầng kế tiếp của con đường tu là con phải đối phó với phàm linh tiêu cực và hung hãn tương ứng với tầng hiện tại của con. Nếu con muốn giải thoát khỏi lực kéo xuống của phàm linh này, con phải nhìn vào phàm linh của con, con phải thấy là phàm linh này khác với cái Ta Biết của con, khác với con người thật của con. Con phải cố ý và có ý thức nói với phàm linh này: “Tôi không phải là bạn, tôi không muốn nhìn đời xuyên qua phin lọc mà bạn là. Tôi nhìn nhận là bạn không thật, và tôi sẵn sàng cho bạn chết đi để tôi được tự do tiến lên tầng cao hơn.”

Đây là cách duy nhất giúp con thực sự bỏ lại đằng sau tầng tâm thức thấp hơn và tiến lên tầng kế tiếp. Con nên nhớ đây không phải là cách làm trong kịch bản lý tưởng, nhưng con không đang ở trong kịch bản lý tưởng, con không đang ở trong một môi trường lý tưởng. Con đang ở trong một môi trường đầy hiểm nghèo thấm đẫm nặng nề bởi tâm thức chết. Làm sao con đối phó với tâm thức chết là đề tài của bài giảng tới của thày, nhưng bây giờ thì thày đã cho con nhiều chuyện để con suy ngẫm lắm rồi.

Hãy để các phàm linh cũ chết đi

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 3/12/2012.

TA là Đại thượng sư. Trong bài giảng này, chúng ta lại xem xét câu hỏi: “Thánh linh (Holy Spirit) là gì?” Chúng ta xem xét chủ đề và tìm giải đáp một cách tuần tự để các con hiểu rõ hơn chủ đề rất quan trọng này.

Chúng ta hãy trở lại khái niệm 144 tầng tâm thức và sự kiện một người đồng-sáng tạo mới sẽ bắt đầu ở tầng thứ 48. Sau đó, nếu vị ấy quyết định nâng tâm thức mình lên và đi theo con Đường Bảy bức Màn, con Đường của Bảy Tia sáng, thì vị ấy sẽ tuần tự theo bảy tia sáng tiến dần tới tầng 96.

7.1 Phàm linh và bảy tia sáng 

Như thày đã giảng, mọi việc con làm đều làm với năng lượng. Mọi việc con làm đều làm bằng tâm thức. Khía cạnh năng lượng là cái mà các thày đã gọi là ánh sáng Mẫu-Vật. Con hình thành một khuôn đúc trong tâm của con, và sau đó con cho phép dòng tâm thức của con chảy xuyên qua khuôn đúc và như vậy con phóng chiếu khuôn đúc này lên trên ánh sáng Mẫu-Vật, sau đó ánh sáng sẽ khoác lên hình tướng.

Bất cứ mọi thứ có tâm thức chảy xuyên qua nó đều được tâm thức khiến trở nên sinh động. Điều con thực sự đang làm là sáng tạo một phàm linh. Các thày đã có mấy bài giảng về đề tài này rồi. Các thày đã giảng là một người đồng-sáng tạo mới thường mang cái mà các thày gọi là một vai tuồng đã được định sẵn để làm nền tảng bắt đầu nỗ lực sáng tạo của mình. Tuy nhiên, khi con tiếp tục đồng-sáng tạo xuyên qua vai tuồng này, con dần dần bắt đầu tạo ra một phàm linh. Phàm linh này không có tự nhận biết như con, nhưng nó vẫn là một linh thể. Nó là một sinh thể có một ý niệm nhận biết nào đó, một loại bản năng sinh tồn, và do đó tự trong nó có ham muốn tăng triển.

Điều xảy ra là khi con tiến lên qua ba tia sáng đầu thì con giản dị chỉ thử nghiệm khả năng sáng tạo của mình. Ở Tia sáng thứ Nhất, con có niềm vui thử nghiệm. Ở Tia sáng thứ Nhì, con có ý muốn thẩm định kết quả mà con tạo ra có đúng như điều con mong muốn hay không. Ở Tia sáng thứ Ba, con có tình thương, tình thương này có thể đơn thuần là lòng yêu thích sáng tạo nhưng rốt cuộc sẽ trở nên lòng yêu thích sáng tạo cho một mục đích cao hơn.

Từ đó con tiến tới điểm gia tốc ở Tia sáng thứ Tư và bắt đầu thẩm định những gì con đã đồng-sáng tạo dựa trên một tiêu chuẩn bên ngoài con. Vì con đang cố gắng hoàn thành một mục đích cao hơn, một điều gì có ảnh hưởng tích cực trên sự sống bên ngoài phạm vi của cái ta. Tiến trình này tiếp tục ở các Tia sáng thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy, đưa con tới tầng tâm thức thứ 95-96. Đây là chỗ con đối diện một khai ngộ: con có muốn nhảy một bước vĩ đại – một bước tiến nhảy vọt – hay là con muốn tiếp tục củng cố những gì con đã tạo ra trước đó.

7.2 Con không phải là phàm linh con đã tạo ra

Nhưng con đã tạo ra cái gì? Con đã tạo ra một cái ngã vỏ ngoài, và đó là một phàm linh. Nhưng một điểm cực kỳ quan trọng trong quan niệm cái Ta Biết là, tuy chính cái Ta Biết đã tạo ra phàm linh vỏ ngoài, nhưng cái Ta Biết không phải là phàm linh đó. Cái Ta Biết không trở thành phàm linh và không bị thay đổi bởi phàm linh. Cái Ta Biết được tạo ra như cánh cửa mở và nó vẫn luôn luôn là cánh cửa mở, không hơn không kém.

Thử thách của con lúc đó – khi con đã hoàn thành các khai ngộ của bảy tia sáng – giản dị là: con có chấp nhận để phàm linh mà con đã tạo ra chết đi, để con có thể tái sinh với một ý niệm bản ngã cao hơn? Đó là điều mà Giê-su đã hàm ý một cách ẩn dụ khi thày nói với Nicodemus là chỉ có người xuống từ Thiên đường mới có thể trở lên Thiên đường. Người xuống từ Thiên đường là cái Ta Biết. Chỉ có cái Ta Biết mới có thể thăng thiên trở về cõi tâm linh.

Phàm linh mà con đã tạo ra, mà nhiều người gọi là linh hồn (soul), không thể thăng thiên. Con yêu dấu, nó không thể thăng thiên. Cái có thể thăng thiên là những kinh nghiệm tích cực mà con đã có được xuyên qua phàm linh này và các kinh nghiệm trở nên một phần của căn thể (causal body) của con (xem quyển Uy lực của cái ta). Nhưng chính phàm linh thì không thể thăng thiên; con phải cho nó chết đi thì cái Ta Biết mới lên được một mức cao hơn, vượt quá tầng 96 để hướng tới tầng 144.

Điều cần xảy ra ở tầng 96 là con phải cho phép phàm linh mà con đã tạo ra chết đi, nhờ vậy mà con có thể – như Giê-su đã nói – tái sinh, tái sinh từ nước. Khi con tái sinh từ nước, con mang vào một cái ngã mới, cái ngã này dĩ nhiên không hoàn toàn khác biệt cái ngã cũ. Nhưng nó rõ ràng là một cái ngã mới và con có ý thức nó là một cái ngã mới.

Sau đó con bắt đầu phát triển về hướng tầng 144. Lúc đó, con lại tạo nên một cái ngã, một phàm linh. Khi con tới tầng 144, giống như Giê-su đã chứng minh trên thập tự giá, con bị tê liệt, con bị đóng đinh, và con nhận ra là con đã bị đóng đinh bởi chính tạo vật của mình. Do đó, khi con đang treo lơ lửng trên cây thập tự, thì con nhận ra là không có ai sẽ tới và cứu con khỏi chính tạo vật của mình và giải thoát con khỏi phàm linh mà con đã tạo ra. Chính con là người phải dứt bỏ hồn ma và để cho phàm linh này chết thêm lần nữa, nhờ vậy con được tái sinh, tái sinh từ lửa trong nghi thức của Ngọn lửa Thăng thiên gia tốc bản thể con bằng cách phá tan khuôn đúc của phàm linh đã dẫn con tới điểm đó.

7.3 Thánh linh được tạo ra như thế nào

Khi thày mô tả tiến trình mà con trải qua như một người đồng-sáng tạo trên trái đất, thì con thấy đây cũng là tiến trình đã lặp đi lặp lại trong các bầu cõi trước. Giống như con, các sinh thể có tự nhận biết bắt đầu với một ý niệm tự nhận biết nhỏ như cái chấm. Sau đó họ dần dần mở rộng ý niệm tự nhận biết đó ra bằng cách tạo ra một phàm linh. Phàm linh này không nhất thiết là một phàm linh đen tối hay tà ác; nó có thể là một phàm linh đẹp và sáng được tạo ra từ động lực tích cực do các dòng sống đó đã xây dựng được. Tuy thế nó vẫn là một phàm linh mà con phải để cho chết đi hầu cái Ta Biết có thể vươn lên cao hơn và tiến gần hơn tới sự hợp nhất tối hậu với đấng sáng tạo ra nó, với cội nguồn của nó. Trong trường hợp của con là người đang sống trong cõi vật chất, cội nguồn này là Hiện diện TA LÀ của con.

Tất cả các sinh thể trong tất cả các bầu cõi trước đều đã đi qua tiến trình này: bắt đầu bằng cách tạo ra một phàm linh từ bảy tia sáng, rồi cho phép nó chết đi, tái sinh, rồi bắt đầu làm việc với các tia sáng cao hơn – mà các thày trước đây đã gọi là các tia sáng bí mật – cho tới khi tạo nên một phàm linh khác. Sau đó, cho phép phàm linh này chết đi và tái sinh từ lửa của Ngọn lửa Thăng thiên. Cuối cùng là gia tốc thành những dòng sống bất tử trong cõi tâm linh, là cõi thăng thiên, thay vì cõi chưa thăng thiên. Toàn bộ tiến trình này là một phần của tiến trình tạo nên Thánh linh (Holy Spirit).

Ngay khi con đang tạo ra phàm linh trước khi thăng thiên, thì con đã đóng góp vào sự tăng triển của bầu cõi của con. Con đem xuống ánh sáng vào bầu cõi. Lúc đầu, cho tới tầng thứ 96, con đem xuống ánh sáng của bảy tia sáng, và sau đó là ánh sáng của các tia sáng cao hơn. Con đang đóng góp vào việc xây dựng và nâng cao bầu cõi của con, xây dựng động lực thăng thiên của bầu cõi của con. Cái thực sự làm cho tánh linh thiêng liêng, cái đóng góp vào Thánh linh, là khi con thấy một cách có ý thức phàm linh con đã tạo ra và con ý thức chọn lựa cho nó chết đi để con được tái sinh.

Đó là lúc con đóng góp vào Thánh linh (Holy Spirit), vào Tánh linh Duy nhất (One Spirit), vì khi con để phàm linh cũ chết đi, con đã bước gần hơn tới cái duy nhất. Đóng góp cuối cùng của con vào Thánh linh là lúc con cho phép hồn ma cuối cùng chết đi và con gia tốc vào Ngọn lửa Thăng thiên. Tuy nhiên, mỗi lần con rút cái Ta Biết ra khỏi một phàm linh, nhìn thấy phàm linh từ bên ngoài – thấy nó không phải là cái ta thực của mình – và cho phép nó chết đi một cách ý thức, thì con đóng góp vào động lực hướng thượng qua đó các Đốm sáng Tánh linh tách biệt, là các phần cá biệt của đấng Sáng tạo, bước một bước gần hơn tới sự hợp nhất với đấng Sáng tạo. Và con bắt đầu thấy đó chính là Thánh linh.

7.4 Con có động lực bẩm sinh muốn Hơn nữa 

Đấng Sáng tạo quyết định tạo ra những phần nối dài riêng biệt của Bản thể của ngài, gửi chúng xuống với một ý niệm bản ngã nhỏ như cái chấm, khác xa ý niệm cái Ta toàn khắp, quả cầu, không theo đường thẳng, của đấng Sáng tạo. Đấng Sáng tạo biết là các Đốm sáng Tánh linh này có thể bị lạc trong chính những tạo vật của chúng. Chúng có thể tự đồng hóa với tạo vật của chúng và như vậy ở trong đó mãi mãi nếu không có một cơ chế nào khiến chúng luôn luôn tăng trưởng, luôn luôn tìm cách trở về nguồn. Mục đích của sự sáng tạo chính là để các Đốm sáng Tánh linh này đi ra và sau đó trở về nguồn. Không phải là trở về thành hư vô mà trở về Hơn khi chúng đi ra. Và đây là cách khiến sự sáng tạo mở rộng và cách khiến Thượng đế được khuếch đại.

Ý muốn trở nên Hơn nữa, ý muốn mở rộng hơn, đã có sẵn trong dòng sống của con. Đó chính là ý muốn đã thúc đẩy đấng Sáng tạo sáng tạo lúc khởi thủy, tạo ra một thế giới hình tướng, tạo ra những đốm sáng cá biệt của Bản thể của ngài, để chúng trở thành Hơn nữa trong tiến trình đi ra và trở về nguồn, nhưng trở về Hơn khi đi ra.

Bên trong con có động lực muốn trở nên Hơn nữa và đó là lý do vì sao con đồng-sáng tạo. Đó là lý do vì sao con hình thành một hình ảnh và thấm đẫm nó với tâm thức, thấm đẫm nó với Tánh linh. Đó cũng là lý do vì sao bất cứ phàm linh nào con tạo ra đều có động lực muốn trở nên Hơn nữa, muốn mở rộng, muốn tăng trưởng và muốn thêm cường độ.

Điều này trở nên quan trọng khi con nhìn lại tiến trình qua đó quyền tự quyết tự trải bày. Con bây giờ bắt đầu nhận ra là khi con bắt đầu ở tầng tâm thức thứ 48 và quyết định đi lên, thì con quả thực đã tạo ra một phàm linh có ý muốn mở rộng và tăng trưởng.

Nhưng con cũng nên ghi nhận một điểm quan trọng. Khi con theo tiến trình khai ngộ với bảy vị Thượng sư, thì khả năng cơ yếu mà con học được là gì? Đó là khả năng rút ánh sáng của bảy tia sáng từ bên trong con – hay đúng hơn là từ Hiện diện TA LÀ của con – qua cánh cửa mở của cái Ta Biết và đem tới cái ngã vỏ ngoài, là phàm linh mà con đang sáng tạo. Khi con tạo ra phàm linh giữa tầng 48 và 96 thì phàm linh biết là nó có thể lấy được ánh sáng, nó có thể lấy được động lực giúp nó tăng triển, từ bên trong nó. Đây là một tiến trình sáng tạo, vì con không cần lấy bất cứ gì từ các dòng sống khác hay từ thế giới vật chất để thúc đẩy nỗ lực sáng tạo của mình. Con biết là con có thể lấy ánh sáng từ bên trong, qua động lực mà con tạo ra khi con dùng bảy tia sáng.

7.5 Để phàm linh chết đi một cách ý thức  

Khi con tiến dần về hướng tầng 96 thì phàm linh mà con tạo ra đó càng ngày càng trở nên hùng mạnh trong việc sử dụng bảy tia sáng. Nếu con theo đúng các chỉ dẫn của các vị Thượng sư thì con càng ngày càng không dính mắc vào phàm linh mà con tạo ra, con biết rằng nó chỉ là một cỗ xe, biết rằng nó là một đày tớ mà con tạo ra và con – tức là cái Ta Biết – là người chỉ huy.

Con không cho phép phàm linh này mang một tự ngã riêng của nó. Con dần dần tới điểm, khi con tới gần tầng 96, con càng ngày càng nhận ra rằng mỗi lần con bước lên một tầng tâm thức cao hơn, con làm được việc này bằng cách cho phàm linh cũ chết đi và con tái sinh với một phàm linh mới cao hơn phàm linh cũ vì nó được tái sinh từ nước.

Khi con tới tầng 96 thì con đã quen thuộc với tiến trình cho cái cũ chết đi mà không nắm giữ nó vì con biết rằng con sẽ được tái sinh Hơn thế nữa. Do đó, ở tầng 96 con có thể khá dễ dàng buông bỏ hoàn toàn động lực mà con có với bảy tia sáng, và con nhận ra rằng con muốn cái gì cao hơn, chính là các tia sáng bí mật. Các tia sáng cao không nhằm mục đích sáng tạo hình tướng vật chất, nhưng có mục đích sáng tạo cái gì vượt lên trên hình tướng vật chất và như thế góp phần vào việc nâng cao tâm thức tập thể, thay vì tạo ra những biểu hiện vật lý thấy được qua giác quan. Điều đáng tiếc là có thể có dòng sống không nhận ra tiến trình cho cái cũ chết đi, và vẫn chú tâm vào việc nới rộng và khuếch đại phàm linh khiến nó càng ngày càng tạo thêm biểu hiện vật lý. Dòng sống đó không thấy một cách ý thức là nó phải để cho cái cũ chết đi.

Do đó, khi dòng sống đó tới tầng 96 và phải đối diện nhu cầu cho cái cũ chết đi thì nó bị một cú sốc và có thể lấy quyết định không để cho cái cũ chết đi. Nó không chịu dứt bỏ hồn ma đó, nó muốn giữ nó lại. Nó muốn dùng động lực đã gặt hái được để chứng minh khả năng tâm làm chủ vật chất và tạo ra những hiện tượng làm choáng mắt những người mới tu. Do đó, một dòng sống có thể trở nên dính mắc vào phàm linh và quyết định không chịu buông bỏ nó, và điều này khiến dòng sống đó sa ngã.

7.6 Chuyện gì xảy ra khi sinh thể sa ngã

Khi con sa ngã ở tầng 96 thì con sa xuống mức thấp nhất, nhưng không có nghĩa là con không có động lực. Con thực sự có rất nhiều động lực trong việc sử dụng bảy tia sáng, nhưng nay con đã tha hóa động lực đó và dùng nó với mục đích hoàn toàn vị kỷ vì con không dùng nó để tăng triển từ bên trong. Con tìm cách nắm giữ những gì con có, và do đó đột nhiên con cảm thấy bị đe dọa. Lúc đó, con nghĩ con phải dùng quyền năng của mình để chế ngự môi trường, chế ngự các dòng sống khác, chế ngự ngay cả Mẹ Thiên nhiên. Lúc đó, con trở nên người mà Giê-su đề cập tới khi thày nói: “Nếu ánh sáng trong vị đó là bóng tối, thì bóng tối này lớn biết bao.”

Đột nhiên, ánh sáng mà con gặt hái được trên con Đường Bảy Tia Sáng đã trở thành bóng tối và con không còn đi trên con đường tự thăng vượt nữa. Con đi trên con đường tà đạo tìm cách tạo hiện tượng vỏ ngoài và nắm giữ các hiện tượng đó. Do đó, ánh sáng mà con gặt hái được trở thành bóng tối, và con lúc đó trở thành một thày phù thủy tà đạo sử dụng năng khiếu, động lực của mình với mục đích hoàn toàn vị kỷ. Do đó con bị cắt đứt khỏi dòng chảy của Tánh linh, là dòng chảy của tinh thần tự thăng vượt, là Thánh linh.

Điều này có nghĩa là lúc đó con không còn nhận được ánh sáng từ bảy tia sáng. Vậy con phải làm gì? Hoặc con phải chịu quy luật thứ hai của nhiệt động học (thermodynamics) và dần dần trở về điểm số không, nơi không có năng lượng để làm bất cứ việc gì. Hoặc con phải đi theo con đường của các thày phù thủy tà đạo, ăn cắp ánh sáng từ cõi vật chất. Có nghĩa là ăn cắp ánh sáng từ những dòng sống khác, từ những ai vẫn còn nhận được ánh sáng từ bên trong họ.

Lẽ dĩ nhiên con cũng có thể sa ngã ở bất cứ tầng nào giữa tầng 48 và tầng 96. Do đó có nhiều sinh thể có động lực khác nhau cho ngã tách biệt của họ. Điều con cần hiểu là khi con xuống dưới tầng nhận biết thứ 48, bất kể ở tầng nào, thì phàm linh mà con đã tạo ra cho tới điểm đó bây giờ trở thành một phàm linh không còn thấy được là nó có thể nhận năng lượng từ bên trong chính nó.

Phàm linh đó ngay tức khắc trở ngược thành, hoặc bị chuyển hóa thành, một phàm linh biết nó phải lấy ánh sáng từ bên ngoài nó. Tuy thế nó vẫn còn động lực cơ bản của mọi sự sống, động lực có thể nói là của chính tâm thức, là động lực muốn gia tăng, động lực muốn Hơn nữa.

7.7 Vì sao phàm linh trở nên hung hãn

Bây giờ thì ta có một phàm linh có động lực muốn trở nên Hơn nữa, nhưng không thể trở nên Hơn nữa bằng cách lấy năng lượng từ bảy tia sáng từ bên trong nó. Vậy phàm linh này phải làm gì? Nó phải tìm cách trở nên Hơn nữa bằng cách lấy năng lượng ở tầng nó đang sống trong cõi vật chất. Bây giờ nó trở thành một phàm linh có bản chất hung hãn phải lấy, và sẽ lấy, ánh sáng từ các phàm linh khác. 

Đó là lý do vì sao lúc đó ta có một phàm linh không thể sống và để yên cho người khác sống. Tự nó không có sự sống, sự sống của Tánh linh. Nó đã trở thành loại người mà Giê-su đã đề cập khi thày nói tới những người đã chết theo nghĩa tâm linh: “Hãy để cho người chết chôn người chết của họ”.

Đó là những người không còn đi trên con đường tự thăng vượt từ bên trong, nhưng đang đi theo con đường tà đạo muốn lấy từ bên ngoài. Và lẽ dĩ nhiên, họ phải lấy ánh sáng bằng lừa đảo hay bằng vũ lực. Đó là lý do vì sao ta có, như các thày đã nói trước đây, hai loại sa nhân:

1. Sa nhân dùng vũ lực trắng trợn để lấy ánh sáng từ người khác.

2. Sa nhân dùng lừa đảo để khiến người khác tự nguyện dâng cho họ năng lượng của mình.

Bây giờ thì các con hiểu được giáo lý cơ bản là Thánh linh chính là Tánh linh của sự tự thăng vượt bằng cách lấy năng lượng từ cõi tâm linh và nhân lên vốn liếng đó, do đó không cần lấy gì từ tầng mình đang sống, và chỉ cống hiến năng lượng cho tầng đó. Ta cũng có linh thể chết, linh thể không có sự sống. Linh thể chết muốn lấy năng lượng từ tầng nó đang sống, vì nó không thể lấy được từ bên trong nó; nó cũng không thể lấy được từ cõi cao hơn vì nó không còn là cánh cửa mở.

Do đó, chỉ có một Thánh linh duy nhất luôn luôn tiến gần hơn tới cái một. Trong khi đó thì có rất nhiều phàm linh tách biệt, thực sự là linh thể chết càng ngày càng tách xa khỏi cái một khi chúng càng lấy thêm quyền năng về chúng. Mỗi lần chúng lấy từ một người, chúng tách xa hơn sự hợp nhất với người đó. Vì làm sao con có thể dùng vũ lực hay lừa đảo để lấy từ người khác mà lại tiến gần hơn tới hợp nhất với người đó? Điều này giản dị là không thể có được. Các con đã bắt đầu thấy điều này chưa?

Bài giảng này là nền tảng cho những gì thày sẽ giảng trong các bài tới. Thày để con suy ngẫm bài giảng này vì nó có thể khiến nhiều người sững sờ, trong đó có những người đã lớn lên trong khung cảnh các tôn giáo truyền thống, và ngay cả những người quen thuộc với nhiều triết lý tâm linh hay thuộc khuynh hướng được gọi là Thời đại Mới; và ngay cả nhiều người có biết tới giáo lý chân sư thăng thiên. Thày để con suy ngẫm bài giảng này, và thày sẽ trở lại với bài giảng tới khi thời gian sẵn sàng. 

Hai loại linh thể

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 2/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét câu hỏi: Thánh linh (Holy Spirit), Tánh linh Duy nhất (the One Spirit), Dòng sông sự Sống là gì?

Các con đã có bài giảng của các thày (xem quyển Uy lực của cái ta) mô tả cách đấng Sáng tạo ban đầu tạo ra một khoảng hư không bằng cách tự rút mình vào một điểm dị thường, và sau đó tự phóng chiếu ra thành bầu cõi thứ nhất. Sau khi bầu cõi thứ nhất thăng thiên, thì nó trở nên nền tảng để tạo ra bầu cõi thứ hai, và cứ như vậy cho đến bầu cõi mà các con đang sống, trong đó có vũ trụ vật chất. Điều mà con cần hiểu là: Thượng đế đã không một mình tạo ra thế giới hình tướng.

Đấng Sáng tạo đã không ngồi trên như một đấng Sáng tạo toàn năng và xa cách, và tạo ra thế giới hình tướng từ bên ngoài. Tiến trình sáng tạo gồm hai phần; trong tiến trình này đấng Sáng tạo Duy nhất tạo ra các phần nối dài của chính mình, cá biệt và có tự nhận biết, gửi chúng xuống bầu cõi mới nhất, và sau đó họ đồng-sáng tạo thế giới hình tướng từ bên trong, tạo nên dòng chảy hình số tám với đấng Sáng tạo.

Do đó, chúng ta thấy là các nối dài có tự nhận biết của đấng Sáng tạo, trên căn bản cũng sáng tạo giống như đấng Sáng tạo đã làm. Vì đấng Sáng tạo đã tạo ra gì khi ngài tạo ra những nối dài của chính mình? Đấng Sáng tạo là gì?

5.1 Tánh linh sáng tạo như thế nào?

Đấng Sáng tạo là một Tánh linh (Spirit). Tánh linh sáng tạo như thế nào? Con quen nhìn tiến trình này từ góc độ thế giới vật chất trong đó – vì nhiều lý do mà ở đây chúng ta không cần khai triển – con đã bị điều kiện hóa, bị lập trình để nhìn vũ trụ vật chất như cái gì tách biệt khỏi Tánh linh. Trong tâm con, con có hình ảnh vi tế Thượng đế là một Tánh linh, nhưng Thượng đế đã sáng tạo một thế giới hình tướng không phải là Tánh linh, và thế giới này tách biệt với Tánh linh.

Quan niệm này rất sai sự thực và nó không giúp con phát triển tâm linh. Các thày là chân sư thăng thiên hiểu rất rõ là có nhiều trình độ tâm thức, và nếu con đang ở một tầng tâm thức nào đó thì con sẽ không hiểu được sự thực mà thày trao truyền ở đây. Do đó các thày hiểu rằng có một số người cần giữ chặt hình ảnh vật chất và Tánh linh tách biệt với nhau. Vì chỉ qua cách đó thì họ mới trải nghiệm được điều họ muốn; tức là trải nghiệm mình là một sinh thể tách biệt, tách rời khỏi các sinh thể khác. Lẽ đương nhiên, Luật Tự quyết phải được phép trải bày ra, để những người đó trải nghiệm được điều họ muốn cho tới khi họ chán ngán không còn muốn nữa.

Tuy nhiên sự thật sâu sắc mà thày muốn tiết lộ cho những ai đã sẵn sàng, những ai có tai để nghe có mắt để thấy, là Tánh linh không thể sáng tạo cái gì tách biệt khỏi Tánh linh. Tánh linh không thể nào sáng tạo cái không phải là Tánh linh. Vậy, Tánh linh sáng tạo như thế nào? Tánh linh (Spirit) sáng tạo bằng cách tạo ra các linh thể (spirit) khác.

Đấng Sáng tạo vượt lên trên mọi hình tướng, hiểu theo nghĩa hình tướng nhìn từ bên trong thế giới hình tướng. Tuy nhiên, để sáng tạo thế giới hình tướng, đấng Sáng tạo không tạo ra một hình tướng tách biệt với chính ngài. Đấng Sáng tạo là một Tánh linh (Spirit), và chỉ có thể tạo hình tướng bằng một cách là tạo ra một linh thể (spirit). Linh thể này được tạo ra qua hai giai đoạn.

Đầu tiên, đấng Sáng tạo phải mường tượng một khuôn đúc, một hình kỷ hà, mà thày Saint Germain cũng gọi là một biểu tượng. Sau đó, đấng Sáng tạo cho phép dòng sống của chính Bản thể ngài, tâm thức ngài và Tánh linh của ngài chảy qua khuôn đúc này. Khuôn đúc trở nên sống động nhờ Tánh linh của đấng Sáng tạo và do đó nó trở thành một linh thể có hình tướng khác biệt. Linh thể này bây giờ có trách nhiệm duy trì hình tướng đó.

5.2 Linh thể và tự nhận biết

Khi con nhìn đời từ bên trong bầu cõi vật chất thì con hay chia ra vật chất vô tri giác và các sự sống sinh động. Điều này tương tự – tuy ta đừng nên theo quá sát nghĩa – với những gì đấng Sáng tạo làm. Đấng Sáng tạo tạo ra các hình thể vô tri giác được một linh thể duy trì, linh thể này có tâm thức (consciousness) nhưng không có tự nhận biết (self-awareness). Sau đó, đấng Sáng tạo tạo ra những sinh thể đồng-sáng tạo, có hình tướng và như vậy họ bắt đầu như một khuôn đúc trong tâm của đấng Sáng tạo, được ngài phú cho một Tánh linh, nhưng phần Tánh linh này cô đặc và có cường độ cao đến độ họ có tự nhận biết. Vậy bây giờ chúng ta có những linh thể có nhận biết nhưng không có tự nhận biết, và những Tánh linh có tự nhận biết. 

Do đó, con có thể thấy một khác biệt quan trọng. Một linh thể “vô tri giác”, theo lối nói thông thường, không thể thăng vượt khuôn đúc cơ bản từ đó nó được tạo ra. Nó không thể nào, một cách cố ý và có ý thức, thăng vượt chính nó, tái tạo chính nó, hay tự quy định lại chính nó. Điều này không có nghĩa là linh thể đó không thể tiến hóa; nó quả thực có thể tiến hóa theo quan niệm luật tiến hóa trong thiên nhiên. Nó có thể tiến hóa trong phạm vi các thông số đã được quy định bởi khuôn đúc ban đầu của nó, có nghĩa là nó có thể trở thành hơn khuôn đúc này. Nó có thể thu thập năng lượng, ngay cả tâm thức và do đó nó có thể có thêm quyền lực, và độ tinh xảo. Nhưng nó không thể thay đổi chính nó một cách cố ý và có ý thức.

Ta có thể nói là nó không thể trở thành một cái gì mới một cách cách mạng và siêu vượt. Nhưng một Tánh linh có tự nhận biết và có “tri giác”, một sinh thể đồng-sáng tạo, thì có khả năng bước lùi lại, nhìn chính mình và quyết định nó muốn hơn cái gì nó đang là lúc đó. Và vì vậy, nó có thể làm lại chính nó, tái tạo chính nó và thăng vượt chính nó.

Điều này có ý nghĩa rất sâu sắc. Tánh linh đồng-sáng tạo có cùng khả năng như đấng Sáng tạo, tức là nó có thể tạo ra một khuôn đúc trong tâm của nó và hướng dòng tâm thức của nó chảy xuyên qua khuôn đúc. Như thế, một Tánh linh đồng-sáng tạo có thể tạo ra hình tướng, ngay cả một hình tướng mới chưa từng thấy. Linh thể vô tri giác không có khả năng hình dung hay tưởng tượng một cái gì vượt quá khuôn đúc của nó. Nó có đủ tâm thức để biết là nó hiện hữu, nó muốn sinh tồn và muốn tăng trưởng bằng cách thu thập thêm năng lượng, thêm tâm thức, và nó cũng có thể tăng trưởng trong khuôn khổ khuôn đúc đã định ra nó.

Một Tánh linh đồng-sáng tạo có thể hình dung, tưởng tượng một khuôn đúc mới. Nhưng dĩ nhiên là khả năng hình dung của một Tánh linh đồng-sáng tạo cũng có giới hạn, và những giới hạn này được ấn định bởi khuôn đúc đã định ra nó. Do đó, con có thể thấy là có hai giai đoạn trong sự tiến hóa, sự tăng trưởng của một Tánh linh đồng-sáng tạo. Trong giai đoạn đầu nó chú tâm vào việc sáng tạo hình tướng, trong giai đoạn nhì nó nhận ra rằng muốn tạo ra hình tướng hoàn toàn mới thì nó phải tái tạo chính nó. 

5.3 Tự tái tạo như một Tánh linh

Điều thày vừa giảng có liên hệ tới giáo lý của các thày về 144 tầng tâm thức có thể có trên trái đất (xem quyển Uy lực của cái ta). Các thày đã giảng là khi một dòng sống mới  – đồng nghĩa với gì thày gọi là Tánh linh đồng-sáng tạo  – xuống đầu thai lần đầu trên trái đất, thì nó bắt đầu ở tầng tâm thức thứ 48. Sau đó dòng sống này kinh qua tiến trình mà các thày gọi là Con Đường Bảy bức Màn qua đó nó học hỏi về khả năng đồng-sáng tạo của mình và tăng trưởng khả năng đó bằng cách dùng bảy tia sáng tâm linh, với kết quả là nó vươn lên tới tầng nhận biết thứ 96.

Đó là giai đoạn con khám phá khả năng đồng-sáng tạo của mình, khả năng tạo ra hình thể. Khi con làm vậy thì con cũng mở rộng sự tự nhận biết của mình, nhưng thông thường thì con không làm điều này một cách có ý thức. Sự tự nhận biết của con, ý niệm bản ngã của con được mở rộng qua các kinh nghiệm mà con có khi con tương tác với vũ trụ vật chất, khi con đồng-sáng tạo – khi con định ra một khuôn đúc trong tâm, làm cho nó trở nên sinh động với tâm thức, gửi nó đi, phóng chiếu nó ra, và nhìn thấy ánh sáng Mẫu-Vật khoác lên hình tướng của hình ảnh.  

Nhưng sẽ tới một lúc, khi con tới tầng 96, thì điều cốt yếu mà con cần làm, nếu con muốn vượt quá mức đó, là con phải bước lui lại, nhìn vào chính mình và nhận ra một điều cơ yếu. Cho tới điểm đó, con đã đồng-sáng tạo và làm thật đúng những gì chờ đợi nơi con. Con đã đồng-sáng tạo trong phạm vi các tham số được ấn định bởi khuôn đúc ban đầu, đã được quy định bởi cha mẹ tâm linh của con và ghi lại trong Hiện diện TA LÀ của con. Nhưng nay đã tới lúc con hòa điệu hoàn toàn tâm mình vào khuôn đúc nhưng đồng thời cũng nhận ra là bước tới trên con đường tu của con là mở rộng và tái tạo khuôn đúc một cách cố ý và có ý thức. Vì đây chính thực là ý nghĩa của Con Đường của Quả vị Ki-tô.

5.4 Cái Ta sẵn sàng thăng thiên

Thày giảng bài này vì thời nay có nhiều người đã trải qua các giai đoạn học hỏi cách dùng khả năng đồng-sáng tạo với bảy tia sáng. Họ đã làm việc này trong các kiếp trước và đã thu thập được nhiều động lực, động lực đồng-sáng tạo, trên bảy tia sáng. Con có thể thấy là mục đích của các thày hiện nay là cho các con một bộ sách, mỗi quyển do một vị Thượng sư, nhằm giúp các người đồng-sáng tạo học dùng các đức tính của bảy tia sáng một cách cố ý và có ý thức.

Một khía cạnh của mục đích của các thày khi phát hành bộ sách này là giúp các người đồng-sáng tạo theo đuổi tiến trình tăng trưởng từ tầng tâm thức 48 đến tầng 96. Một mục đích khác của các thày là giúp những ai đã xuống dưới tầng 48 đi trở lên tầng 48 là nơi họ đã rơi xuống, để nay tiếp tục tiến trình dang dở và như vậy mau chóng trở lại tầng 96.

Nhưng lý do vì sao thày giảng bài này ở đầu bộ sách chính là để cho những ai đã trải qua tiến trình học hỏi về bảy tia sáng trong các kiếp trước, có thể theo học với các vị Thượng sư, nhưng theo học ở một mức cao hơn những người vẫn còn ở dưới tầng tâm thức thứ 96. Con có thể nhận ra là mục đích của mình không phải chỉ là đồng-sáng tạo với bảy tia sáng nhưng thực ra là đồng-sáng tạo cái khuôn đúc đã định ra cái “ta” của mình, ý niệm bản ngã của mình, và làm việc này một cách cố ý và có ý thức. Tức là con không chú tâm quá đáng vào việc tạo ra hình thể, nhưng chú tâm vào việc tạo ra một cái Ta sẵn sàng để thăng thiên.  Nhưng trước khi con thăng thiên, con sẵn sàng biểu lộ chính mình trong cõi vật chất mà không chú tâm vào việc tạo hình thể hoặc tạo trải nghiệm đặc thù cho cái Ta. Nhưng ngược lại, chú tâm vào việc nâng tâm thức – nâng sự nhận biết của tổng thể, nâng tâm thức đại chúng – bằng cách thách đố các linh thể, các phàm linh đã tạo nên tâm thức đại chúng. Vì sao các phàm linh lại tạo nên tâm thức đại chúng sẽ chính là đề tài của bài giảng tới của thày.

Con hơn tâm của con

Bài giảng của chân sư thăng thiên Đại thượng sư qua trung gian Kim Michaels, ngày 1/12/2012.

TA LÀ Đại thượng sư. Đại thượng sư là chức của thày, là trách vụ mà thày đảm trách. Đây không phải là tên của thày như là một sinh thể cá biệt có tánh Tự do của Thượng đế, nhưng tên của thày không quan trọng, vì bản sắc của thày – cá tính, đặc tính của thày – không quan trọng đối với trách vụ mà thày đảm trách.

Quả thực là khi con nắm giữ trách vụ đó, con đã vượt lên trên cá thể và cá tính, theo nhãn quan của một người đang đầu thai trên trái đất. Con đã buông bỏ cái ngã tách biệt, cái phàm ngã. Con đã phối hợp bảy tia sáng tâm linh đến độ đề cập đến cá thể không còn ý nghĩa gì nữa, khi con nói với hay nói cho những người đang hiện thân.

Các con quả thực có thể biết thày như một sinh thể cá biệt. Thày đương nhiên có đặc tính cá biệt, nhưng con không thể biết chúng qua phin lọc nhận thức của cái ngã tách biệt của con. Con chỉ biết chúng khi con vượt thăng phin lọc đó và nhập một với thày. Và dĩ nhiên, điều này cũng áp dụng cho các vị Thượng sư của bảy tia sáng.

3.1. Làm sao thực sự biết được một tia sáng tâm linh

Làm sao con biết được một vị Thượng sư? Làm sao con biết được một tia sáng tâm linh? Đúng là các thày có cho con một số đặc tính, nhưng nếu con chú tâm vào các đặc tính đó thì chúng sẽ trở thành một chướng ngại khiến con không biết được tia sáng đó. Bởi vì một tia sáng không thể bị giới hạn bởi đặc tính vỏ ngoài.

Con chỉ biết được một tia sáng khi con nhập một với nó, nhập một với vị Thượng sư, Đại thiên thần hay Elohim của tia sáng đó. Khi con đã nhập một thì con không nhìn tia sáng như con nhìn một vật trên trái đất, tức là con không nhìn nó như một chủ thể tách biệt tìm hiểu từ bên ngoài một khách thể tách biệt, tìm hiểu các đặc tính của nó từ bên ngoài.

Trái lại, con sử dụng khả năng cơ bản nhất mà con có, là khả năng của cái Ta Biết có thể rút ra không đồng hóa với phàm ngã và thay vào đó nhập một với cái gì cao hơn phàm ngã. Và lẽ dĩ nhiên là khi con nhập một với một tia sáng tâm linh hay vị Thượng sư của tia sáng đó, thì con không nhìn tia sáng đó từ bên ngoài. Con không nhìn nó như một vật mà con tìm hiểu.

Con quên mình là một chủ thể tách biệt đang tìm hiểu một vật bên ngoài con, tách biệt khỏi con, đứng riêng khỏi con. Trái lại con hòa tâm thức của con vào tâm thức của vị Thượng sư. Do đó con không nhìn tia sáng từ bên ngoài; con nhìn nó từ bên trong. Con nhìn sự sống từ góc nhìn của tia sáng đó.

Đó là cách làm sao con biết được tia sáng. Đó là cách con biết cuộc sống như thế nào qua cái nhìn của tia sáng. Khi con hòa nhập với Tia sáng thứ Nhất, thì Tia sáng thứ Nhất không còn là một tấm màn. Con có thấy chăng là khi con còn nhìn Tia sáng thứ Nhất như một chủ thể tách biệt tìm hiểu một khách thể bên ngoài, thì con không thể nhìn xuyên qua ánh sáng của tia sáng đó? Nó trở thành một tấm màn và con không thể nhìn xuyên qua tấm màn; do đó, con không nhìn thấy cõi tâm linh, con chỉ nhìn thấy cõi vật chất.

3.2. Áp dụng các tia sáng 

Tuy cõi vật chất được tạo bằng năng lượng của bảy tia sáng, nhưng độ rung của các năng lượng đó đã được hạ xuống và chúng khoác vào một độ dày đặc che giấu chúng là biểu hiện của bảy tia sáng. Do đó, con có thể nhìn một tảng đá hay một quả núi và không thấy được là chất liệu trông rắn đặc thực ra được tạo nên bởi ánh sáng. Và không phải chỉ một loại ánh sáng, mà là một pha trộn của cả bảy tia sáng. Và do đó, quả núi trông đồ sộ, rắn đặc và nó che mờ viễn quan của con.

Cũng tương tự, khi con biết là có bảy tia sáng, lúc ban đầu chúng sẽ giống như vật xa cách để con tìm hiểu. Tìm hiểu các tia sáng không có gì sai trái. Tuy nhiên, như thày đã nói, một đệ tử tâm linh có thể chú tâm quá nhiều vào việc tìm hiểu các đặc tính vỏ ngoài của các tia sáng và không nhìn ra chính ánh sáng. Con không nhập một được với ánh sáng vì con quá chú tâm vào việc tìm hiểu các đặc tính vỏ ngoài.

Con có thấy chăng là khi con nhìn các tia sáng dưới góc nhìn của một người chưa sáng ngộ thì con sẽ thấy chúng như bảy chiếc màn ngăn con không nhìn được vào cõi tâm linh. Con có thể nhận ra – ngay cả con trải nghiệm được bằng trực giác – là có những năng lượng vượt quá các chất liệu vật chất mà con phát hiện bằng giác quan. Nhưng khi con tìm cách nhìn quá tấm màn của vật chất, thì con lại thấy một tấm màn nữa, tạo nên bởi bảy tia sáng. Do đó, con rất có thể quá chú tâm vào việc tìm hiểu các tia sáng và đặc tính của chúng, học giáo lý vỏ ngoài, tới độ con không nhìn ra tia sáng, hoặc con quên không vượt quá sự tìm hiểu để đạt được chứng ngộ (gnosis), có nghĩa là “nhập một với”. 

3.3. So sánh Hiểu biết và Chứng ngộ

Đa số con người trên trái đất nhìn xuyên qua phin lọc của cái ngã vỏ ngoài được hình thành dựa trên ảo tưởng tách biệt và các đối cực nhị nguyên nảy sinh khi họ tách ra khỏi cội nguồn của họ. Khi họ tìm hiểu về một vật, thì thực sự họ phóng chiếu những hình ảnh định sẵn, các niềm tin, quan điểm – tức là biểu tượng đã định sẵn – lên vật họ đang tìm hiểu. Đây là điều các nhà vật lý khoa học lượng tử đã nhận ra.

Khi con nhìn sự vật qua phin lọc đó, thì con không thấy nó với hình tướng thuần khiết của nó. Cái con nhìn thấy là rung động của vật phối hợp với các rung động trong tâm con – là phin lọc nhận thức của con. Con đã phóng chiếu phin lọc nhận thức lên vật đó. Khi con phóng chiếu bất cứ hình tư tưởng nào lên một vật thì con không thực sự thấy vật đó. Cái con thấy là một ảo tưởng – một hình ảnh được tạo ra bởi mô thức giao thoa (interference) giữa cái con phóng chiếu và tâm thức đằng sau vật mà con tìm hiểu.

Đây là điều mà thế gian gọi là “hiểu biết” (knowledge), hiểu biết đường thẳng và dựa trên phân tích. Đó không phải là minh triết, không phải là chứng ngộ. Cái con biết chỉ là cách tâm con tương tác với vật. Ta có thể kết luận là tâm của con, tâm con người, có thể trở thành một hệ thống đóng kín vì con không thể nhìn thấy quá những gì con phóng chiếu. Những phóng chiếu của con đã tạo nên một tấm màn dày đặc, một hộp tư duy dày đặc đến độ con không thấy được bất cứ điều gì ngoài hộp đó. Con theo quan điểm thế gian và tưởng là con đã đạt được hiểu biết tối hậu vì con nghĩ là con đã nhét được cả vũ trụ vào hệ thống tư tưởng của con, hệ thống niềm tin của con, hộp tư duy của con.

3.4. Tâm bị che mờ bởi hình ảnh

Đây chính là tình trạng của tất cả mọi người khi họ tới học với Đại thượng sư và bảy vị Thượng sư. Các con không đến với các thày với tâm tự do, vì nếu tâm con đã tự do thì con đâu cần đến các thày, phải vậy không con?

Con đến với các thày với tâm bị che mờ bởi các hình ảnh được tạo nên bởi quan niệm của con về thế giới, Thượng đế, và chính con. Câu hỏi cần được đặt ra là con sẵn sàng tới mức nào để các thày, các Thượng sư, thách đố các hình ảnh, niềm tin, và lý thuyết cưng yêu của con về cuộc đời. Khi đệ tử sẵn sàng thì vị thày xuất hiện. Đây là một quy luật hoàn vũ hướng dẫn sự tương tác giữa các vị thày tâm linh, các vị thày thực sự, và đệ tử đang đầu thai. Nhưng chính con sẵn sàng tới mức nào? Đó là câu hỏi mà ta cần suy ngẫm.

Con thấy chăng là khoa học đã khám phá ra một quy luật giản dị, gọi là quy luật thứ nhì của nhiệt động học (thermodynamics), nói rằng trong một hệ thống đóng kín, các lực đối chọi nhau sẽ mạnh tới độ tất cả cơ cấu của hệ thống đó rút cuộc sẽ bị tan vỡ, cho đến khi không còn gì tồn tại. Vì vậy, khi tâm con trở thành một hệ thống đóng kín thì con sẽ chịu quy luật thứ nhì của nhiệt động học, mà các thày cũng gọi là Trường đời Cay đắng. Khi tâm con còn đóng kín thì con không sẵn sàng đón nhận vị thày tâm linh, và không vị nào trong bảy vị Thượng sư sẽ có thể giúp được con.

Con có thể thu hút một vị thày tâm linh trên trái đất tuyên bố rằng vị ấy có thể giúp con. Con cũng có thể thu hút một vị thày bên ngoài cõi vật lý ở một trong những cõi thấp – hoặc là cõi tình cảm hay cõi lý trí – tuyên bố rằng vị ấy có thể giúp con. Một số vị đó cũng có thể giả danh là chân sư thăng thiên, nhưng các con ơi, sự thực thâm sâu là không có vị thày nào có thể làm gì thay con được. Vị thày chỉ có thể cho con cảm hứng để con tự mình làm một điều gì đó, vì lý do giản dị là con đường tu chân chính là con đường tự điều ngự (self-mastery). Do đó con phải là người chủ động. Thày không thể điều ngự tâm con thay con được! Chỉ có con mới có thể điều ngự tâm con.

3.5. Làm sao con trở thành học viên mà các thày có thể dạy được?

Khi con còn tin rằng con có thể nhét vũ trụ hay các chân sư thăng thiên hay Thượng đế vào trong hộp tư duy của con, thì các thày không tới con được, con là học viên mà các Thượng sư không thể dạy được. Lúc đó, thì các thày chỉ có thể khoanh tay đứng bên ngoài và nhìn con học trong Trường đời Cay Đắng, nơi con sẽ theo các thày giả cho tới khi con chán ngán. Hoặc là con chịu sự hạn chế của cõi vật chất và con học bằng cách thấy những hình tư tưởng của mình được phóng chiếu thành hoàn cảnh sống của mình. Con có thể đi vào một vòng xoắn càng ngày càng hạn chế tự do sáng tạo của mình, cho tới khi con cảm thấy mình không còn cựa quậy được nữa và cuối cùng thì con kêu gào lên để tìm đường thoát, kêu gào rằng cuộc sống này phải có cái gì hơn nữa, phải có một cách sống khác.

Con thấy chăng, ngay cả khi con đã kêu gào tìm đường thoát, thì không nhất thiết là các Thượng sư có thể giúp con. Yếu tố thiết yếu, đặc tính thiết yếu của một người sẵn sàng theo học các Thượng sư là con nhận ra rằng con phải chất vấn chính nhận thức của mình, con phải chất vấn cách con nhìn cuộc đời.

Do đó, ta có thể nói rằng bước đầu tiên trên con đường tu học theo các Thượng sư là con nhìn nhận là mình vô minh. Con thật sự nhìn nhận rằng dù con có một bồ kiến thức to lớn theo quan điểm thế gian nhưng kiến thức này đang tạo một nhà tù xung quanh tâm con và kềm giữ con lại. Quan niệm bình thường trong thế gian về vô minh là có điều gì con không biết. Định nghĩa này có phần đúng, có cái gì đó con không biết, nhưng tại sao con không biết điều đó?

Thật ra không phải vì bình chứa tâm con trống trơn mà con không biết cái gì con không biết. Đó chính là vì bình chứa tâm con quá đầy, khiến con không thể nhìn thấy những gì ngoài nội dung tâm con. Vậy trước khi con tới được điểm mà các Thượng sư có thể làm bất cứ điều gì để giúp con, thì ít nhất con cần phải có một cảm nhận vi tế là con cần chất vấn nội dung của bình chứa tâm của con hoặc con cần nhìn vượt lên trên nội dung đó. Ít nhất con cần phải có can đảm chất vấn một số những lý thuyết cưng yêu của mình, một số niềm tin sâu thẳm của con, một số điều mà con coi là đương nhiên.

Các Thượng sư chúng tôi hiểu rằng khi con tới điểm này lần đầu, con chưa sẵn sàng chất vấn tất cả mọi niềm tin của con. Nếu con chất vấn tất cả các niềm tin cùng một lúc, con sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng bản sắc, con sẽ cảm thấy như không biết mình là ai nữa. Lẽ dĩ nhiên, đó là vì con đã tạo ra một ý niệm bản sắc dựa trên những niềm tin đó.

3.6. Giữ chặt các ý tưởng của mình

Các thày không đòi hỏi con vứt bỏ tất cả các niềm tin cùng một lúc. Nhưng các thày yêu cầu con sẵn sàng nhìn vào một số niềm tin, và sẵn sàng để cho từng vị Thượng sư chất vấn một số niềm tin của con. Nếu con không chịu làm như thế, thì các thày không thể giúp con. Nhưng nếu con khư khư ôm chặt các ý tưởng của con, nói theo ngôn từ của Thiền Phật giáo thì các thày phải để con ngồi đó ôm chặt ý tưởng của mình, cho tới khi tâm con mở ra một chút để con chịu nhìn vượt lên trên một số ý tưởng của mình. Lúc đó, các thày có thể bắt đầu làm việc với con, các Thượng sư có thể nhập cuộc và nói: “Con hãy chất vấn ý tưởng này đi.” Và các thày dùng điểm đó như điểm khởi đầu. Bất cứ điều gì mà con chịu chất vấn, các thày sẽ dùng nó như điểm khởi đầu, cho tới khi con chất vấn xong xuôi ý tưởng đó và mở tâm chịu chất vấn một ý tưởng khác. Rồi dần dần, các thày sẽ dẫn con tiến thêm bước nữa và bước nữa, cho tới khi con tới những ý tưởng then chốt quy định ý niệm bản sắc của con. Những ý tưởng này không phải là nội dung trong bình chứa cái ta mà chính là thành của bình chứa cái ta. Đó là lúc con bắt đầu ngưng không tự đồng hóa với các niềm tin của mình. Con bắt đầu nhận ra con không phải là các niềm tin của mình; con hơn các niềm tin của mình.

Đây là lúc con mở tâm đón nhận ý tưởng cái “ta” mà con là không phải là cái ta vỏ ngoài được quy định bởi các niềm tin và kinh nghiệm sống trong thế gian này. Con vượt quá cái ta vỏ ngoài đó, con vượt quá các hình tướng thế gian, con vượt quá các hoàn cảnh thế gian. Đây là lúc con bắt đầu nhận ra con có khả năng đứng ra ngoài phàm ngã của mình. Dù là lúc đầu con chỉ trải nghiệm trong một thoáng giây, nhưng con có thể trải nghiệm một trạng thái tâm thức trong đó con nhìn một vật không qua phin lọc nhận thức của cái ngã tách biệt. Và như thế con không phóng chiếu gì hết lên vật đó.

Con đột nhiên có một thoáng biết, dù là một thoáng biết ngắn ngủi, là con đang trải nghiệm vật đó như nó là. Đó là lúc con thật sự bắt đầu tiến trình thật của hiểu biết, tiến trình thật của chứng ngộ. Khi con còn nhìn một vật qua phin lọc nhận thức của cái ngã tách biệt, thì con sẽ phải thấy là vật đó tách biệt khỏi con, và con không thể nhập một với nó hay tâm thức đằng sau nó. Con không thể nhập một với Thượng sư của một tia sáng khi con còn nhìn và thấy tia sáng, qua phin lọc nhận thức. Chỉ khi nào con bước ra ngoài phin lọc nhận thức – và thoáng nhận ra Thượng sư thật sự là ai, và không nhìn Thượng sư qua phin lọc nữa – thì lúc đó con mới thực sự biết tia sáng đó. Lúc đó, con có thể tiến thêm bước nữa, con có thể nhân lên những khả năng mà con đã được phú cho và con dần dần nhập một với tia sáng. Khi con nhập một với Tia sáng thứ Nhất và Thượng sư là Chân sư More thì tia sáng này không còn tạo ra tấm màn che mờ nhãn quan của con về cõi tâm linh. Bấy giờ, khi con là một với Tia sáng thứ Nhất, nó không che mờ nhãn quan của con, vì con nhìn xuyên qua nó.

Và như vậy, con tiến một bước gần hơn tới thiên đàng bằng cách nhập một với một trong bảy tia sáng thiêng liêng.

3.7. Một dòng suối róc rách

Khi con đi xa hơn trên đường tu qua bảy tia sáng, con có cái nhìn càng ngày càng rõ hơn về cõi tâm linh, về thực tại tâm linh. Sau đó con bắt đầu bước vào sự hợp nhất sẽ dẫn con tới tầng tâm thức thứ 96. Đó là lúc con phải chọn lựa, hoặc là con tiếp tục nâng cao cái ngã tách biệt – ngay cả dùng hiểu biết mà con gặt hái đuợc với bảy tia sáng để làm chuyện này – hoặc là con bước lên một viễn quan cao hơn qua đó con tìm cách nâng cao mọi sự sống vì con bắt đầu nhận ra rằng mọi sự sống là bản thể thật của mình.

Chỉ có một cái ta. Chỉ có một cái tâm; chỉ có một tâm thức. Chỉ có một Tánh linh (Spirit), và đó là Thánh Linh (Holy Spirit) đang nâng cao tất cả mọi sự sống, đang kéo mọi sự sống theo nó, giống như một dòng sông chảy về biển cả vô tận.

Thày sẽ chấm dứt bài giảng này bằng cách gợi ý là nếu con muốn biết Thánh linh là gì ­– Tánh linh Duy nhất, Tánh linh Sáng tạo, Dòng sông sự Sống – thì con hãy chiêm nghiệm hình ảnh một dòng suối róc rách. Nếu gần nơi con ở có một dòng suối thì con hãy ra đó. Con hãy ngả lưng bên bờ suối và lắng nghe. Nếu không thì thày biết chắc là con có thể tìm được một băng thâu thanh tiếng róc rách của một dòng suối. Con hãy cho phép mình tĩnh lặng, con hãy cho phép mình lắng nghe âm thanh của dòng suối.

Có hai khía cạnh thày muốn con chú tâm tới. Khía cạnh thứ nhất là dòng suối luôn luôn tuôn chảy. Con hãy chiêm nghiệm sự kiện con không thể ngưng không cho dòng sông tuôn chảy. Con không thể ngưng dòng nước chảy; nó mãi mãi chảy, tiếp tục chảy và không bao giờ ngừng.

Con có thể nghĩ rằng cái trí của con có thể nghĩ ra một kế hoạch đắp đập ngăn sông, nhưng nước sẽ tiếp tục dâng lên cho đến khi nó tràn qua đập. Không có đập nào vươn được tới trời, nhưng nước thì sẽ dâng lên mãi. Do đó, bất kể con người cố làm cách gì để đắp đập Dòng sông sự Sống – đây là điều mà hầu hết các hệ thống tư tưởng thế gian đều muốn làm – sẽ có một lúc nước tràn qua đập.

Khi con chiêm nghiệm là dòng sông chảy liên lục, thì con có thể nhận ra, con có thể nhìn thấy và trải nghiệm, sự vô ích tuyệt đối – sự phù phiếm tuyệt đối – của ý tưởng cho rằng con có thể ngăn dòng chảy, con có thể đắp đập dòng sông, con có thể ép nó vào một khuôn đúc bắt nó đứng yên. Tánh linh Duy nhất, Thánh linh, sẽ không bao giờ khép mình vào bất kỳ khuôn đúc nào do tâm tách biệt tạo ra! Nó sẽ mãi mãi tiến tới, nó sẽ mãi mãi thăng vượt, và nó sẽ mãi mãi tuôn chảy.

Nếu con muốn tiến tới, nếu con muốn thoát ra khỏi ngục tù do con tự dựng lên, thì con phải sẵn sàng tuôn chảy. Các Thượng sư chúng tôi đang có mặt để giúp con tuôn chảy. Các thày không có mặt để cho con kiến thức cố định về mỗi tia sáng, để rồi con có thể ngồi đó và cảm thấy mình khôn hơn, giỏi hơn người khác vì con có hiểu biết về các tia sáng tâm linh trong khi họ không có. Nếu đó là cách con nhìn bảy tia sáng, thì con đã hiểu sai về bảy tia và về con đường tu tập.

3.8. Sóng gió trong cuộc đời con

Các thày không mong muốn học viên trở nên kiêu ngạo, hãnh diện cho rằng họ cao hơn những ai không biết đến các chân sư thăng thiên. Điều này không quan trọng với các thày vì các thày là những người đã thoát khỏi tâm thức nhị nguyên của tự ngã và không hề mong muốn tách mình ra khỏi người khác hoặc muốn mình giỏi hơn người khác. Nếu con muốn biết các thày, thì con phải sẵn sàng tuôn chảy với các thày, vì các thày lúc nào cũng đang tuôn chảy. Các thày không đứng yên một chỗ, vậy con nên chiêm nghiệm sắc thái này của dòng sông, sự liên tục, sự lao tới phía trước không ngừng của dòng sông về hướng mục tiêu tối hậu là hợp nhất với đại dương của cái ta. Sau đó con hãy bước sang sắc thái kế tiếp.

Con hãy chiêm nghiệm tại sao dòng sông lại róc rách. Đó là vì dòng sông, nước của dòng sông đang chảy qua những hòn đá nằm dưới lòng sông. Khi nước chảy qua các hòn đá, nó tạo một xoáy rối và xoáy rối tạo nên âm thanh róc rách.

Những hòn đá trong dòng sông là biểu tượng của những niềm tin trong bình chứa cái ta, những niềm tin dựa trên nhị nguyên, những hình tư tưởng thấy mình là một chủ thể tách biệt đang tìm hiểu một đối tượng tách biệt.

Con cần vứt các niềm tin này. Con cần sẵn sàng để cho các Thượng sư giúp con nhìn mỗi hòn đá trong dòng tâm thức của mình, nhận ra nó thực sự là gì, nhận ra ảo tưởng nhị nguyên đằng sau nó. Sau đó, con lấy nó ra, vứt nó đi và nói: “Tôi không cần cái này trong dòng tâm thức của tôi nữa.”

Sau đó, khi con tiến bước qua bảy tia sáng, đi từ tầng tâm thức 48 lên tới tầng 96, thì con càng ngày càng vứt thêm nhiều hòn đá, và chuyện gì sẽ xảy ra? Chuyện sẽ xảy ra là dòng tâm thức của con càng ngày càng yên lặng. Và không còn tiếng ồn ào của các xoáy rối trong tâm con nữa.

Ta có thể nói là Dòng sông sự Sống đang tuôn chảy xuyên qua tâm con – vì nếu không thì con không thể đang sống. Nhưng con đang kháng cự lại dòng chảy và đó là lý do vì sao con không thấy. Con không thấy được quá các xoáy rối được tạo nên khi dòng nước của sự sống chảy qua các hòn đá. Và tâm của con quá hỗn loạn, quá tràn đầy tiếng ồn ào của lý trí và cảm xúc nên con không thấy được gì quá tiếng ồn ào được tạo ra trong tâm con.

Khi con vứt đi hết hòn đá này tới hòn đá kia, thì các xoáy rối không còn nữa. Sẽ tới một lúc con an trụ vào sự tĩnh lặng đằng sau tiếng róc rách của dòng suối, tiếng róc rách trong tâm, tiếng lảm nhảm liên tục không ngừng của tự ngã. Như thày đã nói, đó là lúc con bắt đầu thấy mà không thấy xuyên qua phin lọc nhận thức của cái ngã tách biệt. Đây là cái thấy thuần khiết, thấy như thật, nhận thức trần trụi, nhận thức thuần khiết.

3.9. Lắng tâm xuống

Mục tiêu đầu tiên thày muốn con nhắm tới là con khiến tâm mình lắng yên xuống, để con có thể thấy mọi vật như chúng là. Để con có thể thấy bảy tia sáng như chúng thật sự là và các Thượng sư như các thày thật sự là; mà không phóng chiếu hình tư tưởng nào lên những gì con muốn biết. Xa hơn nữa là mục đích rộng lớn hơn là nhập một, thay vì nhìn mọi thứ từ một khoảng cách. Đây là phần giáo lý đầu tiên mà thày muốn trao cho con. Có nhiều điều con cần chiêm nghiệm trong phần này, nhưng cũng sẽ còn rất nhiều điều khác nữa trong những phần tới.

Thày cảm ơn con đã chú tâm tới điểm này trên dòng sông, nhưng con hãy nhận ra rằng ngay lúc con chú tâm tới một điểm trên dòng sông thì điểm này đã di động. Dòng nước sự sống sẽ tiếp tục tuôn chảy. Hòn đá thì đứng tại chỗ, do đó nếu con chú tâm vào hòn đá, thì con sẽ là một vật đứng yên. Và con sẽ cảm thấy cuộc đời tuôn chảy bên mình, giống như dòng nước sự sống đang tuôn tràn qua đầu con. Nhưng con sẽ tới điểm con có thể bỏ không ôm hòn đá nữa và tuôn chảy theo dòng nước, và lúc đó con sẽ không còn cảm thấy mình bị cho ra rìa hay bị cuộc đời bỏ lại đằng sau.

Nếu con sẵn sàng tuôn chảy theo cuộc sống, thì đâu thể nào con bị bỏ lại đằng sau? Chỉ cái gì đứng yên mới có thể bị bỏ lại đằng sau.

TA LÀ Đại thượng sư, và thày luôn luôn chuyển động, luôn luôn thăng vượt, luôn luôn trở nên HƠN NỮA. Thày không chỉ ở trong Dòng sông sự Sống; THÀY LÀ Dòng sông sự Sống cho hành tinh trái đất.

Biết là lời kêu gọi của các con SẼ có kết quả

Bài giảng của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 12/3/2012.

Ta là Ki-tô Hằng Sống.

Các con yêu dấu, tại sao mình cứ nói về Ki-tô Hằng Sống? Đó là vì, khi họ sát hại xác thân ta 2,000 năm trước đây, họ tưởng là họ đã giết ta. Từ ngày đó, họ đã tìm cách giết giáo lý và gương sống của ta để không ai dám làm theo những lời ta dạy, tức là những ai tin ta thì hãy tiếp tục làm công việc mà ta đã làm và có thể làm những công việc quan trọng hơn nữa, vì ta đã về với cha ta. Và như vậy, ta đã dọn đường cho những người khác theo ta và thể hiện tâm Ki-tô trên trái đất, đứng lên triệt để chống lại các lực phản Ki-tô, phản ý chí, phản chiến thắng, phản tình thương, phản minh triết.

Các con yêu dấu, khi các con đọc một bài nguyện, bài thỉnh hay bài chú cho bất cứ nơi nào hay điều kiện nào trên thế giới, các con có thể tự hỏi: “Ta ngồi nơi đây một mình, đọc một bài nguyện, thì có kết quả gì? Ngay cả nếu ta gia nhập một nhóm và cùng đọc một bài nguyện, thì có kết quả gì?” Các con yêu dấu, kết quả tùy thuộc vào cách con kêu gọi – thái độ con ra sao, con quả quyết ra sao, con hiểu biết trong nội tâm vững chắc ra sao khi con kêu gọi.

Vì, các con yêu dấu, các thày đã nói nhiều lần là tất cả mọi chuyện trong cõi vật lý đều xoay quanh quyền tự quyết của con người. Các con yêu dấu, điểm cốt yếu của quyền tự quyết là gì? Phải chăng chính là việc con lấy quyết định? Do đó, các con yêu dấu, nếu các con chỉ ngồi xuống và đọc một bài nguyện mà không lấy quyết định tại sao mình làm như vậy và mình là ai, thì kết quả sẽ không khả quan lắm. Nhưng quyết định của con càng vững chắc bao nhiêu thì uy lực của bài nguyện sẽ càng lớn bấy nhiêu, và bài nguyện, viễn quan của con, tâm của con sẽ càng có ảnh hưởng lớn trên tâm thức đại chúng.

Khó khăn lớn nhất trên con đường tâm linh

Các con yêu dấu, khó khăn lớn nhất của người đang đi trên con đường tâm linh là gì? Các con yêu dấu, đó chính là các con phải khắc phục được sức kéo xuống của tâm thức đại chúng đang tìm cách khiến con làm những gì mọi người khác đều làm – tức là theo chuẩn mực, làm những gì người khác đang làm, làm những gì được coi là bình thường. Giống như những gì người ta đã làm với ta 2,000 năm trước đây, tức là ngăn chặn không cho ta đi quá xa sự bình thường, không cho ta nổi bật khỏi đám đông, không cho ta đứng lên tỏ thái độ triệt để rốt cuộc đã dẫn ta đến bị đóng đinh trên thập tự.

Do đó, các con yêu dấu, lúc nào cũng có một lực đang tìm cách kéo con xuống, kéo con vào tâm thức đại chúng, làm những gì mà mọi người khác đều làm. Nhưng, các con yêu dấu, nếu các con nhìn lịch sử thế giới thì sẽ thấy lúc nào cũng có hai lực đang vận hành. Một bên là lực kéo xuống của tâm thức đại chúng kéo mọi người làm theo những gì mọi người khác đều làm. Nhưng nếu mọi người tiếp tục làm như vậy, thì nền văn minh con người sẽ theo một vòng xoáy đi xuống dẫn đến sự hủy diệt của nó, theo quy luật thứ nhì của nhiệt động học.

Do đó, các con yêu dấu, cái gì đã khiến nhân loại tiến bộ? Các con yêu dấu, chỉ có một điều thôi, đó là đã có những cá nhân dám KHÔNG theo tâm thức đại chúng, dám chống lại sức hút kéo xuống, hấp lực của tâm thức đại chúng và qua đó nêu một gương sáng, đưa ra một ý mới, làm một hành động nào đó giúp nền văn minh con người tiến lên một bước, và rốt cuộc khiến tâm thức đại chúng chuyển vọt, khiến mọi người bắt đầu nhận ra họ có thể hơn những gì họ nghĩ họ có thể là vài năm hay vài chục năm trước đó.

Các con yêu dấu, khi mọi người ở Châu Âu tin rằng quả đất phẳng thì niềm tin này có nhiều hậu quả tinh vi và sâu đậm trên cách con người suy nghĩ, cách con người nghĩ họ có thể làm được gì trên trái đất này. Khi tâm thức đại chúng chuyển vọt và con người bắt đầu nhận ra rằng quả đất tròn và là một phần của một vũ trụ rộng lớn hơn rất nhiều, thì điều này đã khai mở giai đoạn tăng trưởng mà các con đã thấy trong thời Phục Hưng và sau đó trong thời Cách mạng Công nghiệp, và cuộc cách mạng về khoa học và hiểu biết đã mang xã hội loài người tới mức hiện nay.

Tuy nhiên, như các thày đã nói trước đây, tiến trình phát triển này chính nó cũng đã trở thành một vòng tròn khép kín, và hiện nay đang là nguy cơ kéo xã hội loài người vào một vòng xoáy đi xuống – nếu các người tâm linh đang đầu thai với chính mục đích này không chịu đứng lên nói lên khía cạnh tâm linh của sự sống. Hành động này sẽ khiến tâm thức đại chúng chuyển dời khỏi quan niệm duy vật để nhận ra rằng sự sống có một khía cạnh tâm linh, và nếu thiếu phần tâm linh này thì cuộc đời chúng ta sẽ không trọn vẹn, bất kể tài sản vật chất mà ta có được.

Như vậy, các con yêu dấu, như đã nói trước đây, khi con đọc một bài nguyện, con cần đọc với tâm thức chiến thắng, tức là con biết một người hay một nhóm nhỏ CÓ KHẢ NĂNG khiến tâm thức đại chúng chuyển vọt, và qua đó trị liệu được tâm thức đại chúng. Và con đọc bài nguyện với thái độ TA LÀM ĐƯỢC và TA SẼ LÀM vì TA LÀ! Đó là lúc con – như một người tâm linh – nhận ra mình đang tiến bước trên con đường giúp con dần dần nới rộng, nâng cao và hoàn chỉnh ý niệm TA LÀ ai.

Đọc bài nguyện với tâm an lạc

Các con yêu dấu, qua các bài giảng tuyệt vời trong các quyển sách của Mẹ Mary (Một Khóa học về Trù phú) các con biết về bốn thể phàm của con người. Con biết rằng khi con đọc một bài nguyện, con đọc qua thể vật lý trong cõi vật lý, và do đó nó có ảnh hưởng trong cõi vật lý vì nó đi vào cõi vật lý. Nhưng con không chỉ đọc bài nguyện với miệng con mà thôi. Con cần sự tham gia của ba thể cao – cảm thể, trí thể và bản sắc thể.

Do đó, nơi cảm thể, con cần có an lạc để không nghi ngờ là bài nguyện sẽ có kết quả hay không. Con hoàn toàn an lạc vì con biết con không phải là người đang hành động – chính là Thượng đế đang hành động xuyên qua con. Như ta đã nói, có chuyện đối với con người không thể làm được, nhưng với Thượng đế mọi chuyện đều làm được. Như vậy, khi con biết là con đang làm công việc của Thượng đế khi con đọc bài nguyện trong cõi vật lý, thì uy lực của Thượng đế sẽ vận hành qua bài nguyện, và do đó con không còn nghi ngờ gì nữa, tâm con an lạc và cảm thể của con an tịnh.

Làm sao con đạt được an lạc trong cảm thể của con? Con chỉ đạt được điều này khi con đạt được an lạc trong trí thể của con, vì trí thể cao hơn cảm thể. Do đó, các con yêu dấu, con cần hiểu bằng lý trí rằng có uy lực cao hơn những uy lực mà con thấy được trong thế giới vật lý. Vì con là người tâm linh, con biết rằng thế giới vật chất chỉ là một hình tướng – nó không phải là thực tại tối hậu vì nó chỉ là hậu quả của nguyên nhân sâu xa hơn trong các cõi cao là cõi cảm xúc, tư tưởng và bản sắc. Do đó, con có thể biết và hiểu bằng trí năng rằng uy lực của Thượng đế sẽ mạnh hơn khi nó chảy xuống cõi vật lý qua trung gian những người đang sống trong cõi vật lý. Đó là cách con làm được công việc mà ta đã làm – khi con biết con là một với ta và ta đang ngồi bên tay phải của Thượng đế – và qua đó con mở trói uy lực từ cõi cao để nó chảy xuyên qua con xuống cõi dưới để chúng ta làm một – trên sao dưới vậy.

Và khi con biết điều này bằng trí năng thì trí năng của con sẽ cai quản được cảm xúc. Vậy làm sao con biết được, bằng trí năng, là con có thể là một với ta? Con chỉ làm được điều này khi con đi vào thể bản sắc của con, và chuyển đổi ý niệm bản sắc mà con có từ khi lớn lên – rằng mình chỉ là một con người phải làm theo đám dông, và mình chỉ có khả năng và quyền năng hạn hẹp trong thế giới vật lý này. Các con yêu dấu, các con biết là mình hơn thế, và các con đã biết điều này suốt đời rồi, nhưng nhiều người trong chúng con chưa chuyển vọt sang cái biết nội tâm tuyệt đối và cả quyết là mình là một sinh thể tâm linh. Con là một đại diện của Ki-tô Hằng Sống. Con chính là Ki-tô Hằng Sống đang hiện thân. Con là Ki-tô Hằng Sống dưới trần như TA LÀ Ki-tô Hằng Sống ở trên.

Một khi con đã cả quyết như vậy, và nhiều người trong số các con đã gần tới điểm này, thì con sẽ biết trong bản sắc thể của mình là con không phải là một người thường đang ngồi đây đọc bài nguyện. Không phải vậy đâu, con đang ngồi đây như Ki-tô Hằng Sống đang hiện thân và đọc bài nguyện. Và do đó, uy lực tràn ra từ các lời sẽ lớn hơn những gì một người thường hay một nhóm người thường có thể đạt được.

Các con yêu dấu, con có thể qui tụ một triệu người đang ở mức tâm thức đại chúng và khiến họ đọc một bài nguyện. Điều này quả thật sẽ có kết quả, nhưng kết quả này không lớn bằng lời nguyện của một nhóm nhỏ biết và chấp nhận họ là Ki-tô Hằng Sống đang hiện thân. Các con yêu dấu, đây là điều mà các thày mong muốn các con đạt được – các con là một thiểu số nhỏ và chắc các con có lúc tự hỏi làm sao mình có được một ảnh hưởng tích cực trên đám đông.

Nhận ra cái duy nhất tiềm tàng trong mọi sự sống

Các con yêu dấu, các con chỉ có được ảnh hưởng tích cực trên đám đông khi nhận ra rằng bên dưới mọi hình tướng bề ngoài trong thế gian là cái duy nhất tiềm tàng trong mọi sự sống. Khi con biết con là Ki-tô Hằng Sống, con biết con là một với ta ở Trên. Nhưng khi con là một với ta, con cũng là một với cội nguồn của mình, là một với đấng Sáng tạo của mình. Mọi sự sống đều phát sinh từ tâm thức của đấng Sáng tạo, từ Ánh sáng Mẫu-Vật. Do đó, các con biết là tất cả sự sống là một, và khi con nhận ra cái duy nhất này thì con nhận ra rằng một người có thể ảnh hưởng đám đông vì đám đông chỉ là biểu hiện của cái duy nhất.

Và do đó, quả thực là một người có khả năng – qua việc đứng lên nói lên một sự thực nào đó – đóng một vai trò quyết định trong việc chuyển dời tâm thức của cả xã hội, cả một quốc gia, và ngay cả toàn hành tinh, sang một mức nhận biết mới. Bởi vì mọi người đã thấy nơi người đó một trạng thái nhận biết cao hơn, một dấn thân cao hơn cho sự thật, và đây là một thí dụ quá dũng mãnh khiến họ không thể bỏ qua được. Rồi nó sẽ đột phá và tâm thức đại chúng sẽ chuyển vọt lên một mức. 

Các con yêu dấu, đây chính là cách tiến bộ đã xảy ra ở cấp hành tinh – qua một người, hay một nhóm người, đứng lên nói lên một sự thật cao hơn, và khiến tâm thức đại chúng chuyển dời một chút. Và sau đó, một người khác hoặc một nhóm khác dựa trên kết quả này và đứng lên nói lên một hiểu biết cao hơn nữa, hay một hiểu biết tương tự áp dụng vào một lãnh vực khác của xã hội. Và một lần nữa, tâm thức đại chúng lại chuyển dời thêm chút nữa.

Các con yêu dấu, các con nhìn vào trái đất, xã hội, hay một lục địa và tự hỏi: “Khi ta nhìn vào thực trạng thế giới vật lý, làm sao ta có thể thay đổi các chuyện như nạn nghèo đói, xáo trộn chính trị, tham nhũng, và biết bao vấn đề hiện hành khác nữa?” Nhưng ta nói các con, giống như tất cả mọi thay đổi đã xảy ra trên hành tinh này, điểm khởi đầu bắt buộc là tâm thức, và điểm khởi đầu phải là tâm thức của những người có trình độ tâm linh trưởng thành nhất, có thể là những người giống như các con, nhưng cũng có thể là nhiều người khác tuy bề ngoài không có vẻ tâm linh nhưng lại đạt được một trình độ nội tâm cao khiến họ có thể là công cụ chuyển đổi xã hội.

Do dó, các con không nhất thiết phải nghĩ là mình phải đi ra ngoài và gia nhập một đảng phái chính trị, vì có thể đang có những người sẵn sàng làm chuyện này nhưng họ cần một sự thúc đẩy tâm linh giúp họ quyết định đứng lên nói lên sự thật. Nhưng mặt khác thì các con cũng không nên tự giới hạn mình, và nếu các con cảm thấy tiếng gọi từ nội tâm thúc đẩy mình tham gia vào bất cứ chuyện gì xảy ra trong xã hội, thì các con nên nghe theo. Nhưng điều ta muốn nói là: điều quan trọng là giữ niệm tinh khôi là những người thích hợp sẽ đứng lên đúng lúc để chuyển dời tâm thức đại chúng lên một mức độ cao hơn, và qua đó đem tiến bộ đến xã hội.

Giữ một viễn quan

Các con nên giữ một viễn quan trong đời sống thường nhật của mình và cố gắng – trong tâm mình – nâng ý niệm bản sắc của mình tới mức nhìn ra mình là đại diện của Ki-tô Hằng Sống trong quốc gia mình. Con giữ viễn quan là con đang nâng cao tâm thức đại chúng – là Thượng đế đang qua con nâng cao tâm thức đại chúng, là Giê-su đang qua con nâng cao tâm thức đại chúng. Vì, các con yêu dấu, có phải là ta đã nói: “Nếu ta được nâng lên, ta sẽ kéo mọi người theo ta”? Vì sao ta lại có thể nói vậy? Đó là vì ta biết sự sống là một, có nghĩa là mọi người dính liền với nhau trong tâm thức, là tâm thức đại chúng.

Và ta cũng biết là tâm thức đại chúng kéo mỗi cá nhân xuống, nhưng khi một người vượt qua được sức hút kéo xuống đó, thì người đó lại kéo cả tâm thức đại chúng lên. Và đây là một lực mà không có lực nào trong cõi vật lý có thể cưỡng lại, dù chúng trông rất dũng mãnh dựa trên uy quyền thế gian của chúng. Các con yêu dấu, một người có tâm Ki-tô có thể và sẽ chuyển đổi cả tâm thức đại chúng, nhưng 10 ngàn người có tâm Ki-tô đang đầu thai thì làm được nhiều hơn vô vàn – và đây là viễn quan mà các thày giữ trong tâm. Đây là viễn quan mà các thày yêu cầu con giữ trong tâm mình – viễn quan các người có tâm Ki-tô trong mọi lãnh vực xã hội, trong mọi quốc gia trên khắp các lục địa, thức tỉnh và đứng lên để nhận ra tại sao mình có mặt nơi đây và quyết định thể hiện định mệnh này.

Hoà điệu với Ki-tô bên trong, một kỹ thuật thực dụng

Chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng nguyên thủy bằng Anh ngữ ngày 22/1/2012.

Ta hiểu hoàn toàn là trang mạng này không thể trả lời các câu hỏi riêng tư của các con. Nhưng ta sẽ không để các con trong tình trạng khốn khó. Các con có khả năng hiệp thông trực tiếp với ta. Việc thiết lập sự hiệp thông này sẽ mất chút thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên nếu con áp dụng bài tập sau đây, tiến trình này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bài tập sau đây là một kỹ thuật hình dung được thảo ra để giúp con nhận được câu trả lời cá nhân cho bất cứ thắc mắc nào của con. Trước khi con thực hành bài tập, ta khuyến cáo mạnh mẽ là con nên dùng một phương tiện thích hợp để tự niêm phong khỏi các năng lượng của tâm thức tập thể (một kỹ thuật như vậy được mô tả trên Trang chỉ dẫn Bảo vệ Tâm linh).

Con cần hiểu là trên thế gian có rất nhiều thế lực muốn ngăn cản con nhận được câu trả lời chân chính. Nếu các thế lực đó không thể cản con tìm cách hiệp thông với ta, thì chúng sẽ cố đưa ra cho con những giải đáp và tư tưởng giả trá. 

Con cũng cần nhận rõ là ngay trong tâm con (kẻ thù bên trong hay tâm xác thịt) cũng có những lực lượng sẽ cố cản trở sự hiệp thông này. Những thế lực này sẽ tìm cách cho con những trả lời mà chúng muốn con có. Khuynh hướng chung của con người là chỉ nghe thấy những gì mình muốn nghe. Con phải tỉnh giác về khuynh hướng này hầu con có thể từ từ xây dựng khả năng phân biện sẽ giúp con nhìn thấu những lời giải đáp bất toàn và nhận biết những câu trả lời đến thẳng từ ta.

Một kỹ thuật thực dụng

Bài tập này sẽ giúp con rất nhiều trong việc xây dựng khả năng phân biện và hiệp thông.

1. Vào trong một căn phòng yên tĩnh nơi con không bị quấy rầy một thời gian (ít nhất 10-15 phút). Ngồi trên một chiếc ghế thoải mái hầu con không cảm thấy phiền toái trong cơ thể.

2. Dành ra 5-10 phút để tự niêm phong khỏi các năng lượng bất toàn (sử dụng các kỹ thuật được mô tả trong trang Bảo vệ Tâm linh).

3. Hình dung ra các thiên thần của Đại thiên thần Michael đang bao quanh trường năng lượng cá nhân của con. Có 4 thiên thần, mỗi phía có một thiên thần. Các thiên thần này cao 3,6 mét, cầm thanh kiếm rực cháy với ngọn lửa màu xanh chói sáng. Các thiên thần đó dõng mãnh với khả năng bảo vệ con khỏi các thế lực thế gian.

4. Quay sự chú ý vào chân ngã nằm ngay trên đầu con. Âm thầm đọc lời xác định như sau:

“Nhân danh Giê-su Ki-tô, con cầu thỉnh một bức tường ánh sáng màu trắng rực rỡ chung quanh thân thể con, tâm con và trường năng lượng của con. Con chấp nhận cho năng lượng này niêm phong con khỏi những thứ của thế gian. Bây giờ con cầu thỉnh một ngọn lửa màu tím đốt cháy bên trong bức tường ánh sáng và tiêu hủy mọi năng lượng bất toàn trong chính con.”

Con hãy dành ra một chốc lát để cảm thấy con đã hoàn toàn niêm phong khỏi năng lượng của thế gian.

5. Khi con cảm thấy an bình, con hãy tập trung chú ý vào trung tâm lồng ngực ở độ cao của trái tim vật lý. Hình dung một ngọn lửa tâm linh bùng cháy trong lồng ngực. Ngọn lửa tâm linh này không cần nhiên liệu để cháy. Đó là ngọn lửa không mồi.

6. Chú tâm vào ngọn lửa này và cho phép sự chú ý đi vào bên trong ngọn lửa. Đằng sau ngọn lửa, con nhìn thấy một khung cửa. Đi vào khung cửa. Ngay sau khi đi qua khung cửa, con đi vào một đường hầm. Khi con tiến về phía trước, con nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.

7. Con hãy đi tiếp tới cho đến khi con ra khỏi đường hầm và con bước vào ánh sáng.

8. Bây giờ con thấy con đã bước vào một khu vườn tuyệt đẹp. Khu vườn được bao quanh bởi những rào cây cao. Trong vườn có những bồn hoa và lối đi tuyệt đẹp. Ở trung tâm khu vườn là một đài phun nước rì rào êm ái. Khắp vườn có chim chóc ca hót vui vẻ.

9. Khi con bước vào khu vườn này, con cảm thấy mọi quan tâm về thế gian tan biến hết. Càng đi vào sâu hơn thì con càng cảm thấy nhẹ nhàng và an bình hơn.

10. Con chỉ đơn giản bước tới và để cho cảm giác an bình thư thái của vườn thấm hết mọi ưu phiền lo lắng. Khi con cảm thấy hứng khởi và yên tịnh, con hãy dành một chút thời giờ để nhìn chung quanh.

11. Nhìn chung quanh, con thấy hai chiếc ghế được khắc trong đá. Con cho phép con ngồi xuống một chiếc ghế và cảm thấy thoải mái. Sau đó con hãy chú tâm vào tim con và nhắm mắt lại. Con thư giãn và cảm thấy hoàn toàn an bình trong khu vườn xinh đẹp này. Thật ra, con có cảm giác đây là nhà của con.

12. Bây giờ con hãy tưởng tượng con mở mắt ra và nhìn vào chiếc ghế trước mặt. Ngạc nhiên thay, con nhận thấy có ai đang ngồi trên ghế đó. Con nhìn kỹ hơn và con nhận ra đó chính là ta, thày Giê-su của con, đang ngồi trước mặt con.

13. Con hãy cho phép con thoải mái trong sự hiện diện của ta.

14. Bây giờ con hãy tập trung chú ý vào trái tim của ta và cảm thấy tim ta đang tỏa ra một tình thương vô điều kiện cho con. Dành một chút thời gian để chấp nhận là ta yêu thương con vô điều kiện.

15. Sau đó con hãy để cho tình thương vô điều kiện của ta thấm vào con, và con cảm thấy nó tiêu hủy mọi điều bất toàn, không thực, như thế nào. Đây quả là tình thương toàn hảo tống khứ mọi sợ hãi và mọi cảm xúc bất toàn khác.

16. Trong khi con đang ngồi trước mặt ta và hoàn toàn đắm chìm trong tình thương của ta, hãy cho phép con nghĩ lại hoàn cảnh của mình trên địa cầu. Đừng để mình bị xáo trộn bởi bất cứ khía cạnh nào của hoàn cảnh đó, mà chỉ đơn giản đưa hoàn cảnh đó vào tầm nhận biết ý thức của mình trong giây lát. Sau đó, hãy nhìn ta một lần nữa, và trong tâm, con hãy hình thành một câu hỏi thầm lặng. Đừng hỏi ta con phải làm gì trong trong hoàn cảnh của con, vì con phải dùng quyền tự quyết của con để chọn việc phải làm. Hãy yêu cầu ta mở ra cho con một cách hiểu sâu sắc hơn về tình huống hầu con có thể biết được việc đúng đắn cần làm.

17. Sau khi con hình thành câu hỏi, hãy gửi đến cho ta.

18. Sau đó nhắm mắt lại và chú tâm vào tình thương của ta. Hãy cho phép con chìm đắm trong tình thương đó đến độ con quên hết mọi quan tâm trên thế giới.

19. Sau một thời gian chìm đắm trong tình thương của ta, sự chú ý của con sẽ tự nhiên quay trở lại câu hỏi. Con chỉ đơn giản chú tâm vào trái tim của ta và lắng nghe câu trả lời. Nếu con không nhận được câu trả lời tức thì, hãy đừng bị bận tâm. Con chỉ chú tâm vào tình thương vô điều kiện của ta và cho phép mình chìm đắm trong tình thương đó bao lâu cũng được.

20. Khi con cảm thấy đã thẩm thấu tất cả những gì có thể, khi con cảm thấy tim con như cái chén đã ngập đầy tình thương của ta đến độ tràn cả ra ngoài, con hãy hình dung con lặng lẽ rời khỏi khu vườn đẹp đẽ và bước trở về qua đường hầm.

21. Bây giờ con đang ngồi trên ghế trong phòng con. Con hãy dành ra một vài giây lát để trở về trạng thái tâm thức bình thường của con.

Lúc đầu, con có thể sẽ không nhận được câu trả lời ngay lập tức qua bài tập này. Có thể sẽ cần thời gian để câu trả lời đến được tâm ý thức của con. Con hãy tỉnh thức và cố dành ra một chút thời gian mỗi ngày để lắng nghe từ bên trong. Sau một thời gian, có khi vài giờ, vài ngày hay thậm chí vài tuần, câu trả lời sẽ đến với con.

Con hãy lập lại bài tập này thường xuyên nếu con muốn. Nếu con thực sự muốn trả lời về một tình huống cụ thể, con hãy lập lại bài tập mỗi ngày một lần cho tới khi con nhận đủ sự hướng dẫn nội tâm.

Ta thực sự khuyên con luôn luôn có một cuốn sổ và bút ngay bên cạnh khi con làm bài thực tập này. Sau bài tập hình dung, con hãy dành chút thì giờ để ghi lại những ý nghĩ hay cảm nhận đến với con. Nếu con làm điều này trong mỗi thực tập, con sẽ ngạc nhiên trước những sự hướng dẫn mà con nhận được.   

Mục đích của bài tập là để giúp con hòa điệu tâm thức của con với ta. Sau khi làm điều này một thời gian, có thể con sẽ cảm thấy mình có khả năng đạt được mức hòa điệu đó ngay cả trong những sinh hoạt thường nhật của mình. Nếu vậy thì rất tốt. Ta mong muốn con có sự hiệp thông với ta một cách liên tục và tự động.