Cách nhìn từ Phật về cuộc chiến tại Ukraine

Hỏi: Con là một người Nga và con đã xúc động sâu xa trước cuộc tấn công hung bạo của nước con trên người Ukraine là một dân tộc thật gần gũi với chúng con. Con cảm thấy đau đớn và cảm thương sâu sắc đối với những ai đang phải sống qua cuộc chiến khủng khiếp này. Và con không thể giữ nổi tâm trung hòa. Đối với con, trung hòa có vẻ như là mình ngừng thương cảm. Nói cho cùng, năng lượng của lòng từ bi tự nó đã mang màu sắc rồi, nó không trung lập. Về điểm này, con xin có một câu hỏi cho các chân sư thăng thiên. Không hiểu một dòng sống đã đạt đến một trình độ tâm thức Ki-tô đủ cao cảm nhận tình cảnh này như thế nào? Liệu dòng sống đó có một quan điểm nào về cuộc chiến này hay không? Và một dòng sống ở mức quả vị Phật nhìn tình thế này ra sao? Liệu dòng sống đó có cảm thấy lòng từ bi?


Trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2022 – Dân chủ và Quả vị Ki-tô. Đăng ngày 19/6/2022.

Trước tiên, con cần nhìn nhận rằng con là một con người đang hiện thân, và sự kiện con cảm thấy mình bị bận tâm bởi chiến tranh và sự tàn bạo của con người là một điều tự nhiên. Việc con thương xót những người đang chịu khổ đau cũng là một điều tự nhiên. Con không cần phải tự trách mình là mình đang có những xúc động như vậy.

Nhưng tất nhiên, con có thể vươn lên những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô và nhờ đó con sẽ xoay chuyển. Như các chân sư đã giảng nhiều lần, một người đã đạt đến một mức quả vị Ki-tô nào đó sẽ nhận thức rằng trên cơ bản, địa cầu này là một cơ sở giáo dục, và sẽ có nhiều người chỉ có thể học hỏi qua Trường đời Cay đắng mà thôi. Họ chỉ có thể học hỏi khi những cú giáng của trường đời trở nên thật dữ dội. Điều này có nghĩa là con không thể cho phép mình cảm thấy lòng thương xót thường tình của một con người, bởi vì con sẽ không thể giữ được tâm trung hòa không dính mắc, và tâm đó chính là một khía cạnh của quả vị Ki-tô.

Hiển nhiên, quả vị Phật là một mức không dính mắc còn cao hơn nữa. Điều này không có nghĩa là đức Phật không có lòng từ bi, nhưng đó không phải là lòng thương xót của con người. Trên căn bản, con có thể nói là khi con đạt đến quả vị Ki-tô và quả vị Phật, con không còn lượng định mọi chuyện theo một cái nhìn nhị nguyên nữa – liệu chuyện này có phải hay trái, liệu chuyện này có nên xảy ra hay không được xảy ra? Con lui lại một bước, con nhìn một cách trung hòa và con nói: “Nếu đây là những gì người ta cần diễn bày ra để có thể xoay chuyển tâm thức của họ, thì tôi sẽ không chú tâm vào đó để mà phán xét là họ phải hay trái, mà tôi sẽ chú tâm vào những cách tôi có thể giúp những ai sẵn lòng xoay chuyển tâm thức mình.” Những người còn lại, thực sự con không thể làm gì được cho họ vì con không thể chạm được họ từ mức tâm thức của con. Chỉ có Trường đời Cay đắng mới chạm được họ mà thôi.

Có vẻ như tâm Ki-tô và tâm Phật lấy đi mất lòng từ bi, nhưng thực sự nó lấy đi lòng thương cảm phàm phu và con vươn lên một mức cao hơn. Lẽ tự nhiên, khi là chân sư thăng thiên thì mình không muốn nhìn thấy có ai phải đau khổ. Nhưng nếu con là một chân sư thăng thiên đang làm việc với địa cầu, thì con chấp nhận là sự đau khổ sẽ không tự dưng biến mất ngày mai hay ngày kia. Con cần chấp nhận đau khổ là một phần của cuộc sống trên hành tinh trong lúc này. Và con sử dụng mọi cơ hội trong tay để làm việc với nhân loại và giúp nâng cao tâm thức tập thể, hầu tâm thức nhân loại bước ra khỏi cái nhu cầu chỉ học được qua sự khổ đau.

Tại sao có quá nhiều người lãnh phúc lợi?

Hỏi: Khi con dọn đến Anh quốc, con nhận thấy một vấn đề xã hội. Có một nhóm người không muốn đi làm mà chỉ muốn nhận trợ cấp phúc lợi. Con không hiểu có phải là do chính trị toàn cầu, bởi vì thật sự các cơ quan chính quyền khuyến khích những người đó nhận phúc lợi. Có phải là chính trị toàn cầu chủ trương khiến họ trở thành lệ thuộc vào chính quyền hay không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 18/11/2012.

Đây quả thực là một hậu quả của nền chính trị toàn cầu, cụ thể là triết lý duy vật khoa học, khiến cho cả một thế hệ được nuôi lớn để tin rằng cuộc sống hoàn toàn không có mục đích hay ý nghĩa gì hết. Cho nên con mới thấy những người lớn lên và tin rằng việc nỗ lực thăng tiến bản thân chẳng có ich gì. Thật là ích gì nếu mình chỉ là một con thú tiến hóa một ngày kia sẽ biến mất khỏi mặt đất khi cơ thể vật lý tắt thở?

Con không thể tìm thấy mục đích của cuộc sống trừ khi con có một tầm nhìn tâm linh. Và cũng không thể thấy được mục đích cuộc sống trừ khi con có sự hiểu biết vững chắc về thực tế của luân hồi. Khi đó con mới nhận ra là dòng sống của con có khả năng vươn lên ngày càng cao hơn trong những kiếp sống liên tiếp để cuối cùng thăng thiên vĩnh viễn vào cõi tâm linh.

Cho nên tại các nước giàu có nhất trên thế giới, con thấy cuộc sống đã trở nên vật chất, thế tục hơn. Trong dân số có một tỷ lệ ngày càng to lớn những người không còn ý niệm gì về mục đích và ý nghĩa cuộc sống. Bởi thế cho nên họ mới tận dụng hệ thống phúc lợi xã hội. Họ sống một cuộc đời có thể gọi là không hơn gì động vật hay thực vật.  

Vấn đề ở đây là giai cấp thượng lưu quyền lực không muốn tình trạng này thay đổi. Chiến lược vĩ đại của họ là giam giữ mọi người trong tư duy duy vật để họ dễ dàng thao túng, và họ sẵn sàng chấp nhận tổn phí này – nếu có thể gọi như vậy – để tài trợ một hệ thống xã hội hầu nuôi thân một phần dân số.   

Họ thừa biết đây là một vấn đề mà chính họ đã tạo ra qua chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật. Nhưng họ cũng tin rằng tríết lý của họ đúng đắn. Hay ít nhất, họ sẵn sàng sử dụng triết lý đó cũng như bất kỳ triết lý nào khác có thể áp chế toàn thể dân chúng. Như vậy đối với họ, hệ thống phúc lợi chỉ giống như một tổn phí hoạt động kinh doanh – là tổn phí để giữ cho toàn bộ xã hội bị nhốt chặt trong chủ nghĩa duy vật.  

Tất nhiên đây là một sự thể mà các chân sư thăng thiên rất mong muốn thay đổi. Tuy nhiên, ưu tiên lớn nhất không phải là cắt đứt phúc lợi cho người dân, mà là cắt đứt chủ nghĩa duy vật khỏi toàn thể xã hội vì đó mới là nguyên nhân.

Trong một nền văn hóa tâm linh phổ quát, mọi người sẽ thấy được giá trị của việc cải tiến bản thân. Mọi người sẽ thấy được giá trị khi mình sống trọn vẹn đời mình, khi mình ngày càng hiểu biết chín chắn hơn và đạt được nhiều hơn là khi mình mới bước vào đời. Khi mọi người thấy rõ mục đích và phương hướng sống của mình, không ai sẽ muốn ở lại trong cùng một trạng thái tâm thức suốt đời.

Ý định sát nhân đối với Công nương Diana và sự cưỡng chống thay đổi tại Anh

Hỏi: Thưa thày Giê-su, con xin thày nhận xét về cái chết của Công nương Diana đã tác động mạnh mẽ lên nhiều người, và câu hỏi chưa được giải tỏa là liệu Công nương đã bị giết hại hay đã thiệt mạng do tai nạn.


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 18/11/2012.

Ở thời điểm này ta không mong muốn bình luận liệu Công nương Diana có bị ám hại hay gặp tai nạn. Điều ta sẽ nhận xét là mọi chuyện xảy ra trong cõi vật lý đều là sự diễn bày của một điều kiện trong tâm thức. Cho nên điều con sẽ thấy là Công nương Diana đã trở thành biểu tượng cho một yếu tố mà các chân sư khác đã có đề cập, đó là khả năng đổi mới chế độ quân chủ. Và như vậy, ta có thể cam đoan với con là tại Anh có một thiểu số tự tôn quyền lực – không chỉ là chế độ quân chủ mà là cả những người tự xem mình thuộc tầng lớp quý tộc cũ. Họ sẽ vui mừng muốn thấy Diana biến mất vì bất cứ lý do nào.

Điều mà nhiều người đã bắt mạch, đã trực nhận được là khi họ cảm thấy quả thực có một ý định sát nhân đối với Diana. Có một thực tế ở đây: Nếu ý định sát nhân này không có mặt thì có thể Diana đã vẫn còn sống. Nhưng con thấy đó, một ý định sát nhân trong tâm thức có khả năng thị hiện trong cõi vật lý qua nhiều cách khác nhau. Và không nhất thiết phải có một âm mưu cố tình giết hại một ai đó, vì ý định này có thể dễ dàng kết tụ thành một tai nạn.

Cho nên ấn tượng mà ta muốn trao cho con là như sau: Có thật sự quan trọng lắm hay không nếu đó là một cuộc ám hại hay một tai nạn? Câu hỏi lớn hơn cần được đặt ra là ý định ám sát đó phát xuất từ đâu. Xong con cần tra vấn xem gốc rễ của ý định đó có thể nào được phép lẩn trốn lâu thêm nữa hay không, hay nó phải được phơi bày ra để mọi người thấy rõ nó là gì – một thế lực phản ứng đang tìm cách giam giữ người dân Anh trong cái bẫy của truyền thống quá khứ, thay vì cho phép tất cả các thể chế cùng cơ chế của xã hội Anh được đổi mới.

Các con là những người tâm linh, các con đừng trở nên dính mắc hay bị mù quáng bởi dáng vẻ vật lý. Hãy nhìn vượt lên trên và nhận ra là con KHÔNG đang chiến đấu chống lại một số người nào đó trong thiểu số thượng lưu quyền lực, mà con đang cố gắng giúp mọi người khắc phục một trạng thái tâm thức nhất định. Đây chính là muc đích của con – một sự chuyển hóa trong tâm thức.

Và khi con tìm kiếm trước tiên vương quốc của Thượng đế – TỨC LÀ sự chuyển hóa trong tâm thức – thì mọi thứ khác sẽ được bồi thêm cho con, kể cả những thay đổi trong cõi vật lý. Cho nên trong tư cách là người tâm linh, con đừng tự buộc mình vào tất cả những vấn đề đang chiếm trọn tâm trí của những ai chưa thức tỉnh tâm linh. Con hãy lánh xa khỏi chúng và tập trung vào việc chuyển đổi tâm thức.