Hỏi: Với ý muốn mở toang biên giới phía Nam của người tổng thống mới của nước Mỹ (và Quốc hội) để khuyến khích ân xá, nhiều người Mỹ đã bị đả thương, tra tấn tàn bạo, hãm hiếp hay giết chết. Và ngay cả bị bắt cóc.
Sự kiện mới nhất là tin tức hàng đầu trên truyền thông là vụ việc “hai côn đồ” xâm nhập một căn hộ ở Oklahoma để hãm hiếp và cướp một phụ nữ. Bà la lên. Và bà bị bảo là nếu la thêm một lần nữa thì sẽ chết. Nạn nhân có súng trong ví tiền mình, bà lấy được ví và bắn hai kẻ xâm nhập nhà mình. Một người bị chết và người kia bị thương.
Bà sau đó được một nhà báo phỏng vấn, và giải thích gia đình bà là một gia đình tin vào sự tự cường và can đảm. Bà nói “tôi chọn giấu trong mình một khẩu súng, vì cho dù tôi biết ơn vô vàn sự bảo vệ của cơ quan cảnh sát, tôi nhận ra là họ không phải là Thượng đế, do đó họ không thể nào có mặt ở mọi nơi cùng một lúc.”
“Hoàn cảnh đưa tới tử vong có thể xảy ra trong nháy mắt”, bà nói. “Nếu bạn không chủ động chuẩn bị trước… bạn có thể là một mục tiêu yếu ớt quá dễ tấn công.”
Là một thành viên tài trợ cho Hội Súng trường Quốc gia (National Rifle Association NRA), bà nói bà mang súng trong người hơn bán thập niên qua, nhưng bà chưa bao giờ mường tượng rằng bà phải dùng nó để bảo vệ mạng sống mình. Nhưng bà mừng là bao nhiên năm luyện tập đã giúp bà đúng lúc tự cứu được mình không bị thương tích hay bị chuyện khác có thể tồi tệ hơn nữa.
Với chính quyền mới ở D.C. Giê-su có ý kiến gì – quy luật gì – cho những người công dân có trong tay vũ khí để tự bảo vệ trong chính nhà mình? Câu hỏi đặc biệt liên quan đến những người có ý thức tâm linh và có “vũ khí” nhưng cũng có ý thức về lời dạy “chìa má bên kia”.
Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, ngày 18 tháng 11 năm 2012.
Con đường tu có nhiều giai đoạn. Ở các giai đoạn thấp, có thể chấp nhận được – và cũng không thể tránh được – là người học viên lấy một số hình tư tưởng đè lên con đường tu, thậm chí đè lên giáo lý của các chân sư thăng thiên. Con phải bắt đầu ở một chỗ nào đó, và con bắt đầu bằng cách con nhìn con đường tu qua phin lọc của trạng thái tâm thức hiện thời của con. Tuy nhiên, làm như thế chỉ dẫn con tới một mức nào đó, và sẽ tới một điểm trên con đường tu của tất cả mọi người khi con phải tự hỏi mình một câu hỏi quan trọng: “Tôi có muốn thăng thiên trong kiếp này chăng, hay tôi muốn ở lại chỗ thoải mái này trong vô số kiếp tương lai nữa?”
Nếu con quyết định muốn thăng thiên, thì con phải nhận ra rằng con không thăng thiên được nếu con còn bám giữ các hình tư tưởng của con. Điều giản dị là con không thể mang cái hộp tư duy của con vào trạng thái tâm thức thăng thiên, vì thăng thiên chính là tiến trình thăng vượt tất cả những hình tư tưởng khiến con thấy dường như con tách biệt khỏi vương quốc Thượng đế. Do đó, nếu con thật sự muốn thăng thiên, con phải vượt lên trên những hình tư tưởng yêu quý nhất của con và nối kết mình với THỰC TẠI của các chân sư thăng thiên.
Đối với hầu hết mọi người, điều này đòi hỏi họ phải đi qua một tiến trình chất vấn một cách hệ thống các hình tư tưởng của mình và so sánh chúng với THỰC TẠI mà chúng tôi giảng dạy. Một phần không tránh khỏi của tiến trình này là con phải đi tìm những mâu thuẫn trong chính các tin tưởng của con hay mâu thuẫn giữa các tin tưởng của con và giáo lý của chúng tôi. Khám phá ra – và nhìn nhận – những mâu thuẫn đó có thể khó khăn và nó cũng có thể làm con đau lòng. Nhưng sự khó khăn và đau lòng tương ứng với mức độ dính mắc với các hình tư tưởng hiện hành của con.
Điều ta muốn nói ở đây là sẽ có một khúc quanh nơi con phải chuyển từ con đường tu vỏ ngoài để bước vào con đường tu nội tâm. Con đường tu vỏ ngoài là khi con học hỏi giáo lý của chúng tôi và con hiểu nó bằng trí năng. Có nhiều học viên trên con đường tu vỏ ngoài đã học hỏi giáo lý của chúng tôi nhiều thập niên – và họ có một kiến thức xuất sắc về nó – nhưng họ không có khả năng áp dụng giáo lý trong chính cuộc sống họ. Do đó, những học viên này tin chắc họ là một trong những học viên xuất sắc nhất của chúng tôi, trong khi chúng tôi thấy rõ sự thực là họ vẫn còn kẹt cứng trong con đường tu vỏ ngoài.
Tại sao một số người bị kẹt trong con đường tu vỏ ngoài? Vì họ không chịu công nhận là có sự khác biệt giữa những hình tư tưởng khiến họ cảm thấy thoải mái và thực tại của giáo lý của chúng tôi. Và do đó, họ không chịu nhận ra sự thực sâu xa là nếu họ muốn bước vào con đường tu nội tâm, họ phải bỏ lại đằng sau ước muốn các chân sư thăng thiên xác nhận các hình tư tưởng của họ. Các con phải bỏ lại đằng sau ước muốn Thượng đế và các chân sư thăng thiên tuân theo cái hộp tư duy của các con.
Như ta đã chứng minh 2000 năm trước đây – cũng như các anh chị em của ta cũng đã chứng minh như thế trong kiếp sống của họ – chúng tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ tuân theo hộp tư duy của con người. Bởi vì làm sao chúng tôi có thể giải thoát các con khỏi hộp tư duy của các con khi chúng tôi tuân theo nó? Cách DUY NHẤT để chúng tôi giải thoát các con là cho các con một khung tham chiếu cho con thấy rằng – nếu con có mắt để thấy – thực tại nằm bên ngoài cái hộp tư duy của con và nó không tuân theo hộp tư duy này.
Nếu một học viên chịu đau lòng và nhìn nhận những mâu thuẫn trong các hình tư tưởng của mình thì học viên đó sẽ rốt cuộc nhận ra điểm chuyển đổi từ con đường tu vỏ ngoài sang con đường tu nội tâm. Đó là sự nhận biết khuynh hướng lấy hình tư tưởng của mình đè lên Tánh Linh chính là tâm thức sa ngã. Và không ai có thể thăng thiên được, mà cũng không được nhận là học trò chân chính của các chân sư thăng thiên khi người đó còn dính vào – và thêm nữa, dụ chúng tôi xác nhận – tâm thức sa ngã.
Con hãy lưu ý điểm vi tế ở đây. Con đầu thai trên trái đất để con thử nghiệm khả năng đồng sáng tạo của con. Con đồng sáng tạo bằng cách nào? Con đồng sáng tạo bằng cách hình thành một hình tư tưởng và con dùng khả năng của tâm để phóng chiếu hình đó lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Ánh sáng Mẫu-Vật được kiến tạo như một môi trường an toàn – một bãi chơi cát tâm linh – nơi con có thể thử nghiệm mà không gây tổn thương nặng nề cho chính mình, cho người khác hay cho bãi cát. Do đó, con được quyền lấy hình tư tưởng đè lên Ánh sáng Mẫu-Vật, ngay cả những hình tư tưởng hình thành dựa trên tâm thức nhị nguyên. Ánh sáng Mẫu-Vật đã nguyện sẽ khoác lên bất cứ hình tướng nào mà con phóng chiếu lên nó để con được phản hồi điều con đã sáng tạo.
Nói cách khác, con có quyền phóng chiếu hình tư tưởng lên Ánh sáng Mẫu-Vật. Con sẽ chịu những quả mà con đã gieo, nhưng con không vi phạm Quy luật Tự Quyết hay Quy luật Nhất nguyên. Điều PHẠM luật là khi con bắt đầu phóng hình tư tưởng của mình lên những sinh vật có tự nhận biết và quyền tự quyết khác. Tìm cách ép buộc người khác tuân theo hình tư tưởng của mình chính thực là tâm thức sa ngã, và ta đã đề cập tới tâm thức này khi ta nói với Peter: “Satan, hãy đứng lui ra đằng sau ta, ngươi xúc phạm đến ta. Vì ngươi không thưởng thức những điều của Thượng đế mà chỉ thưởng thức những điều của con người.”
Khi con lấy hình tư tưởng của mình đè lên giáo lý của các chân sư thăng thiên, của Thượng đế, thì con vi phạm Quy luật Nhất nguyên, được thể hiện qua lời răn cơ bản nhất của Thượng đế, là con không được có thần nào khác trước Thượng đế thực. Và khi con chấp nhận một hình tư tưởng – hình này đương nhiên do tâm thức sa ngã tạo ra – thì hình tư tưởng đó trở thành vị thần hay thượng đế của con. Con KHÔNG BAO GIỜ có thể nâng tâm thức của mình lên cao hơn hình tư tưởng mà con có về Thượng đế. Con sẽ là thần dân của “thượng đế” của con, dù đó là một hình tư tưởng hay Thượng đế thực.
Tinh túy của tâm thức sa ngã là nó là một sự hủ hóa của khía cạnh Alpha và Omega của Thượng đế. Nó hủ hóa khía cạnh Alpha qua tính ngạo mạn tâm linh khiến con người nghĩ rằng Thượng đế sẽ tuân theo hình tư tưởng của họ. Và nó hủ hóa khía cạnh Omega bằng cách áp đặt hình tư tưởng của họ lên người khác, thậm chí còn nghĩ rằng nếu họ có thể khiến cho tất cả mọi người xác nhận các niềm tin của họ, thì ngay cả Thượng đế cũng phải chấp nhận họ.
Ta tin rằng một số các con sẽ hiểu ý của ta, trong khi một số khác sẽ tiếp tục bị tâm thức sa ngã làm cho mù quáng và lấy cách giải thích trí năng của họ đè lên trên lời ta nói và khiến cho HỌ cảm thấy không cần phải nghe theo lời của ta. Và như vậy họ lại đi thêm một chu kỳ nữa trong tâm thức sa ngã thay vì thật sự thể nhập giáo lý của ta rằng chỉ có ai trở thành trẻ thơ mới có thể bước vào vương quốc. Trở thành trẻ thơ có nghĩa là khắc phục được mong muốn lấy hình tư tưởng của mình đè lên trên vị thày tâm linh, bắt thày mình công nhận những tin tưởng hiện hành của mình thay vì để cho vị thày giúp mình vượt thăng chúng. Nó có nghĩa sẵn lòng đặt câu hỏi mở, đặt câu hỏi để tìm hiểu thực tại con là ai thay vì phóng chiếu một hình tư tưởng qua câu hỏi.
Một ví dụ về tâm thức này là câu hỏi ở trên. Trước tiên, có một số luận cứ phơi bày rõ ràng các tin tưởng hiện hành của vị này, cho rằng việc mang súng trong người là cần thiết và phải lẽ. Sau đó, ở đoạn cuối có một câu hỏi ngắn, nhưng hiển nhiên là câu hỏi CHỈ để ta xác nhận kết luận đã có sẵn của người hỏi. Đâu rồi tính ngây thơ của trẻ nhỏ chỉ đơn thuần hỏi trước khi có câu kết luận sẵn? Các chân sư thăng thiên có thể dạy được một người như thế chăng? Nó tùy thuộc xem vị ấy có sẵn sàng chịu nỗi đau đớn khi nhận ra thế giới quan của mình đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm thức sa ngã. Điều này giải thích sự mâu thuẫn lớn dù chỉ trong một lá thơ ngắn.
Hãy để ta chỉ ra một mâu thuẫn quá hiển nhiên mà đa số phải thấy được. Trước tiên hết, chúng ta được giải thích là có một phụ nữ bị đe dọa. Bà rút súng và bắn hai người, một người bị tử vong. Tuy thế, ở đoạn cuối chúng ta có câu hỏi: “Câu hỏi này đặc biệt liên quan tới những người có ý thức tâm linh và có “vũ khí” nhưng ý thức về lời dạy “chìa má bên kia.”
Điều này ngụ ý là trong tâm người hỏi, người ta có thể mang súng trong người và đồng thời chìa má bên kia, thậm chí là người phụ nữ bắn hai người thực sự đang chìa má bên kia khi hành động như thế.
Khi đối mặt với chuyện như thế này, ta cảm thấy muốn nói có những lúc chân sư thăng thiên giản dị muốn bỏ trái đất và cất bước tiến lên những tầng vô biên của Bản thể Thượng đế. Và điều này có thể xảy ra đặc biệt khi chúng tôi thấy có học viên không thể nhập được những lời dạy cơ bản nhất của chúng tôi. Làm sao một người vừa có thể mang súng vừa chìa má bên kia được? Làm sao KHÔNG thấy được mâu thuẫn này? Lẽ dĩ nhiên, ta không sắp sửa bỏ trái đất lại đằng sau, nhưng ta muốn nói rằng ngay cả chân sư thăng thiên cũng có tình cảm, dù tình cảm này không giống tình cảm mà chúng tôi có khi còn hiện thân.
Bây giờ ta hoàn toàn nhìn nhận rằng con người có quyền tự quyết. Con có quyền mang súng (nếu quốc gia của con cho phép điều đó). Nhưng nếu con làm thế, thì sau kiếp này con đừng tìm ta hỏi tại sao con không thăng thiên? Con thấy chăng, nếu muốn thăng thiên, con phải hoàn toàn thể nhập và sống lời răn dạy của ta là con không chống lại tà ác nhưng con chìa má bên kia. Ta muốn dạy gì qua lời răn này? Ta muốn dạy là một trong những điều chính ngăn cản con người thăng thiên là khi họ bị mắc kẹt vào những vòng xoắn nghiệp quả cứ được lặp đi lặp lại hoài. Trong trường hợp này, người phụ nữ mang súng đã bị mắc kẹt vào nhiều vòng xoắn như thế trong những kiếp trước, ngay cả với hai người tấn công bà – và không phải kiếp nào bà cũng là nạn nhân. Bà đạt được gì khi rút súng bắn hai người mà bà đã tấn công trong một kiếp trước? Bà chỉ tiếp tục vòng xoắn nghiệp quả và sẽ phải đầu thai gặp lại hai người này nữa.
Vòng xoắn này phải kéo dài bao lâu nữa, làm sao con có thể phá vỡ vòng xoắn nghiệp quả? Vòng xoắn sẽ tiếp tục hoài cho tới khi một bên lấy quyết định ĐÁP ỨNG LẠI BẠO ĐỘNG BẰNG BẤT BẠO ĐỘNG.
Con hiểu ý thày chưa? Nếu con thực sự muốn thăng thiên, thì con PHẢI phá vỡ các vòng xoắn nghiệp quả của con, và cách DUY NHẤT để phá vỡ là con không chống lại tà ác mà chìa má bên kia. Lời răn dạy của ta không nói cho những ai không quan tâm đến chuyện thăng thiên lên cõi tâm linh. Ta nói cho những ai muốn thăng thiên và sẵn lòng làm bất cứ điều gì cần làm để có thể thăng thiên.
Có phải là ta đang nói là con phải sẵn lòng để người khác giết hay đả thương mình? Đúng vậy, đó chính là điều ta muốn nói, và đó chính là điều ta đã nói 2000 năm trước. Sự kiện Ki-tô giáo nói chung không hiểu lời ta nói không có nghĩa là nó không có giá trị. Nếu con thực sự muốn thăng thiên, sự an toàn, sự thoải mái và ngay cả mạng sống vật lý của con trở nên thứ yếu. Con thực sự sẵn lòng làm bất cứ điều gì cần làm để phá vỡ vòng xoắn nghiệp quả và tiến gần hơn tới thăng thiên. Con sẵn lòng mất mạng sống mình để tìm được sự sống vĩnh hằng.
(Lưu ý là ta không nói ở đây rằng trong ví dụ cụ thể này, người phụ nữ sẽ hội đủ điều kiện thăng thiên nếu bà không dùng súng của bà. Bà sẽ phá vỡ được vòng xoắn nghiệp quả đó, nhưng bà còn phải đi một đoạn đường dài trước khi có thể thăng thiên.)
Bây giờ, khi ta nói con phải SẴN SÀNG mất mạng sống mình, ta không nhất thiết nói là con SẼ mất mạng sống mình. Bởi vì nếu con thật sự sống lời răn không chống lại tà ác, thì con sẽ làm gì? Con sẽ phóng vào tấm gương vũ trụ một xung lực bất bạo động, và tấm gương sẽ phản chiếu lại cho con điều gì? Trừ phi con có nghiệp quả rất nặng từ các kiếp trước, chuyển đổi tâm thức như vậy sẽ bảo đảm con không phải rơi vào những hoàn cảnh giống như được mô tả. Như thế, chúng ta có thể nói nhại theo câu nói xưa của Henry Ford; “Dù bạn nghĩ bạn cần cây súng hay bạn không cần cây súng – bạn đều đúng!”
Hãy lưu ý là người phụ nữ đã mang súng hơn nửa thập niên và lưu ý tới văn hóa gia đình bà. Bà đã gửi xung lực gì vào tấm gương vũ trụ? Và tấm gương đã phản chiếu lại gì: đúng y điều bà nói bà muốn. Như vậy, trong câu hỏi ở trên, con thấy được môt mâu thuẫn khác cho thấy người hỏi chưa thâm nhập giáo lý sâu rộng của chúng tôi về tấm gương vũ trụ.
Điểm rộng lớn hơn mà ta muốn nói ở đây là khi con bị dính mắc vào ý muốn quan điểm của mình được công nhận – và không sẵn sàng chịu xem xét mình một cách lương thiện – tâm con trở thành một hệ thống đóng kín và con sẽ không tránh được có mâu thuẫn trong đó. Con sẽ không nhìn thấy các mâu thuẫn đó, thậm chí còn thấy chúng được một số ý tưởng và sự việc xác nhận – và do đó con dần dà bị giam chặt hơn vào hộp tư duy của mình cho tới khi điều duy nhất giải thoát được con là định luật thứ hai của nhiệt động học tạo ra một khủng hoảng ghê gớm đến độ con phải quyết định mở tâm ra và hỏi như một em bé nhỏ.
Con có thấy chăng là đối với những kẻ đã đi vào tư duy cuồng đại và coi thế giới như một nơi nguy hiểm, thì họ sẽ nhìn một sự vụ kể trên như một xác nhận tâm thức cần mang súng là đúng? Và điều đó sẽ củng cố thông điệp mà những người như thế gởi tới tấm gương vũ trụ. Nó sẽ khiến cho tâm họ đóng kín thêm, như con thấy trong ví dụ người phụ nữ bắn hai người kia. Thày có thể bảo đảm với con rằng không người nào có thể giết một người khác mà không cảm thấy phải tra vấn động lực và hành động của mình. Trong trường hợp này, động lực quán xét mình có thể bị dẹp qua bên vì văn hóa gia đình của người phụ nữ và vì triết lý của Hội Súng trường Quốc gia NRA.
Người phụ nữ cũng cho chúng ta một ví dụ rõ ràng là con người sẽ dán nhãn người khác là tồi tệ để biện minh cho hành động của mình. Có bằng cớ nào cho thấy là hai người đàn ông thực sự có ý định hãm hiếp người phụ nữ? Có bằng cớ nào cho thấy là họ sẽ thật sự thực thi lời đe dọa giết bà? Có vẻ là hai người đàn ông không có súng, bởi nếu họ có súng họ đã có thể bắn người phụ nữ trước khi bà bắn cả hai người. Như vậy câu chuyện mà chúng ta có ở đây là một người phụ nữ sống trong một trạng thái lo sợ thường trực. Chính nỗi sợ của bà đã kết đọng thành hoàn cảnh khiến bà cảm thấy bị đe dọa. Nhưng thay vì dùng hoàn cảnh này để đối mặt – và qua đó khắc phục – nỗi sợ của mình, bà hành động theo nỗi sợ của mình và bắn hai người đàn ông không có súng. Qua đó bà chứng minh là trong tâm tràn đầy sợ hãi của bà, việc giữ tài sản vật chất của mình quan trọng hơn giữ mạng sống của hai người đồng loại của mình.
Con có thấy chăng những người cùng một thái độ có thể bị cuốn hút chung với nhau vào một nhóm nghiệp quả tạo nên một vòng xoắn tiêu cực trong đó họ củng cố các hộp tư duy của nhau cho đến khi tất cả đều bị giam kẹt cứng và chỉ thoát ra được khi trường đời cay đắng cho họ đúng cái gì họ đòi – một cuộc đụng độ bạo động với những người bị giam trong cùng tâm thức cuồng đại như họ? Hội Súng trường Quốc gia NRA là một ví dụ rõ ràng – giống như nhiều hội khác trong xã hội Mỹ – của một nhóm được thành lập để biện minh – và do đó duy trì – vòng xoắn nghiệp quả bạo động đã kéo dài, trong trường hợp này, từ thời Atlantis. Nó dính tới vòng xoắn những người tân bảo thủ (neo-conservatives) đã duy trì cuộc chiến tranh ở Iraq đồng thời cảm thấy cuộc chiến này hoàn toàn chính đáng để lan truyền tự do và dân chủ – và ngay cả Cơ đốc giáo – trên thế giới.
Con thấy được chăng là BẤT CỨ nỗ lực lan truyền tự do và Cơ đốc giáo bằng bạo lực không thể đến từ ta hay không thể nào được ta ủng hộ?
Dù ta tin rằng ta đã trình bày được ý đại cương của ta, hãy cho phép ta nêu ra một số câu hỏi mà mọi người có thể đặt ra khi nhìn vào hoàn cảnh giống như thế này. Con hãy xem câu nhận xét sau: “Nếu ta không chủ động chuẩn bị trước… ta có thể là một mục tiêu yếu ớt quá dễ tấn công.” Đây là ví dụ điển hình của cách suy nghĩ đen trắng đã là nguyên nhân của hầu hết các vòng xoắn nghiệp quả. Trong tâm người này, thế gian là một chốn nguy hiểm có kẻ xấu ác ẩn náu rình rập ở mỗi đầu ngõ. Do đó, chỉ có hai chọn lựa: hoặc ta phải sẵn sàng giết người khác hoặc ta mời người khác giết mình.
Nhưng sự thật sâu xa của tấm gương vũ trụ là chính khi mình cảm thấy bị đe dọa là lúc mình sẽ bị đe dọa. Nói cách khác, sự đe dọa bắt đầu trong tâm và mình phải khắc phục nó trong tâm. Khi con cảm thấy có nhu cầu phải “chủ động chuẩn bị trước” là con biến mình thành mục tiêu bị tấn công, vì con đang nói cho tấm gương vũ trụ là con muốn sống trong một thế giới nơi đó tà ác ẩn náu rình rập ở mỗi đầu ngõ.
Bây giờ hãy xem câu nói này: “Tôi chọn giấu trong người một cây súng, vì dù tôi rất là biết ơn sự bảo vệ của cơ quan cảnh sát, tôi biết là họ không phải là Thượng đế, do đó không thể có mặt ở khắp mọi nơi cùng một lúc.” Tuy bà có vẻ nói là bà tin nơi Thượng đế, nhưng Thượng đế này không thể có mặt khắp mọi nơi cùng một lúc. Bởi vì nếu bà tin vào sự bảo vệ của Thượng đế, tại sao bà lại cần mang súng trong người? Lẽ dĩ nhiên, ý nghĩa sâu xa là nếu con thực sự tin vào sự bảo vệ của Thượng đế con sẽ không cảm thấy cần mang súng trong người. Và khi con thật sự tin tưởng như vậy, con sẽ khiến Thượng đế có thể bảo vệ con, trong khi hành động mang súng trong người sẽ ngăn không cho Thượng đế bảo vệ con. Lý do là khi mang súng con đang gián tiếp nói là con không muốn sự bảo vệ của Thượng đế, vì con muốn dựa vào các phương tiện vật chất để bảo vệ mình. Có nghĩa là con thật sự nói là con không tin Thượng đế có thể bảo vệ con chống lại một mối đe dọa vật chất.
Ta tin rằng ta đã nói rõ ràng là nếu con là một người có ý thức tâm linh và con đã thể nhập giáo lý chìa má bên kia, con không thấy có nhu cầu mang súng trong người hay bất cứ khí giới có thể giết người nào. Và con cũng không thấy có nhu cầu giữ súng trong nhà mình để tự vệ.
Sau khi đã nói những điều trên, các chân sư thăng thiên chúng tôi cũng có cái nhìn thực tế và thực tiễn. Do đó, chúng tôi biết có một số môi trường tập trung nhiều người có tâm lý xáo trộn nặng hay ý đồ không trong sạch. Và tuy ta khuyên những người có ý thức tâm linh nên tránh xa những môi trường như thế, ta biết rằng có những trường hợp nhiệm vụ tâm linh của con đòi hỏi con phải làm việc trong một môi trường như thế. Do đó, lời khuyên của ta là trước hết con phải khắc phục được mọi nỗi sợ hãi và thật sự sống với tâm thức chìa má bên kia. Một khi con đã trở nên thực sự bất bạo động trong tâm của con – đặc biệt là trong thể tình cảm – có thể là con sẽ có sự thôi thúc từ nội tâm phải mang trong người một vũ khí phòng thủ không gây chết người hoặc con cần học một phương pháp tự vệ không gây chết người.
Ta tin rằng một số các con thấy được điểm vi tế mà ta truyền tải. Ta đưa ra quy luật chung là không mang trong người bất cứ loại vũ khí gây chết người nào. Nhưng ta KHÔNG nói rằng một người có ý thức tâm linh không được bảo vệ mình. Ta cũng muốn nói rất rõ rằng tự vệ trong trạng thái sợ hãi sẽ tạo nghiệp. Tuy nhiên, một khi con đã vượt thăng nỗi sợ hãi, con có quyền dùng một kỹ thuật tự vệ không gây chết người, vì như thế con có thể dạy người kia một bài học mà không tạo nghiệp cho mình. Tuy nhiên, nếu con muốn tránh tạo nghiệp thì con phải thoát khỏi nỗi sợ hãi, vì như thế con có thể nhận được chỉ thị rõ ràng từ cái ta cao hơn của con thay vì nghĩ rằng một sự thôi thúc dựa trên sợ hãi đến từ cái ta cao hơn của con. Nói cách khác, chỉ khi nào con sẵn sàng lúc nào cũng chìa má bên kia, thì con mới có được sự phân biện lúc nào con không phải chìa má bên kia. Những ai không sẵn lòng buông bỏ mọi khuynh hướng phản ứng bằng bạo lực sẽ giản dị không có được khả năng phân biện này và do đó họ sẽ tạo nghiệp khi dùng bất cứ hình thức bạo lực nào.
Ta muốn nói rõ là ngoại trừ những trường hợp đặc biệt kể trên, tốt hơn hết là những người có ý thức tâm linh nên tu tập để vượt lên trên tâm thức dựa trên sợ hãi và tin rằng họ sẽ không gặp những hoàn cảnh bạo động. Và nếu con có phải gặp hoàn cảnh như thế, thì con hãy xem đây là nghiệp quả của con và đó là cơ hội để con chứng minh là con đã vượt lên trên tâm thức sợ hãi đã khiến con thấy cần dùng bạo lực để đáp trả bạo lực. Với thời đại bảo bình ló dạng, thì việc từ bỏ tư duy “ăn miếng trả miếng, mắt trả mắt, răng trả răng” của Cựu ước kinh càng quan trọng hơn nữa. Và như đã nói ở trên, điều này CHỈ làm được bằng cách thực sự chìa má bên kia.
Đề cập tới thời đại Bảo bình, ta sẽ để huynh đệ của ta, thày Saint Germain, đưa ra lời kết luận.
Câu trả lời của chân sư thăng thiên Saint Germain qua trung gian Kim Michaels
Con đâu có thực sự tin rằng trong Thời đại Hoàng kim người ta có nhu cầu mang súng trong người phải không? Chắc chắn là Thời đại Hoàng kim sẽ đưa đến một xã hội trong đó không còn những mối đe dọa khiến con người cảm thấy cần tự vệ. Và điều này có nghĩa là chúng ta đang nói tới một xã hội đã vượt thăng tội phạm.
Hiện tại ta có thể nghĩ chuyện nhân loại vượt thăng được tội phạm là điều không thể làm được. Nhưng thực ra điều này rất khả thi. Một trong những tiến bộ lớn giúp loại bỏ tội phạm là công nghệ cho phép xã hội đọc được hồ sơ Akasha. Hồ sơ này lưu trữ những “hình ảnh” hay dữ liệu ghi lại mọi hành động đã xảy ra, và khi xã hội có thể đọc được, thì không ai có thể chạy tội được nữa, vì hành động phạm tội sẽ được phơi bày trên màn ảnh cho tất cả mọi người thấy. Và khi khả năng chạy tội không còn nữa, thì động cơ phạm tội lẽ tự nhiên sẽ sút giảm rất nhiều.
Tuy nhiên công nghệ nào cũng có thể bị lạm dụng, do đó ta sẽ không gửi xuống công nghệ này cho tới khi tâm thức được nâng cao đáng kể. Như Giê-su đã giải thích rất hùng hồn, mọi vấn đề được tạo ra trong tâm con người, và do đó mọi đáp án cũng phải bắt đầu trong tâm.
Vậy thì chúng tôi trông cậy vào ai để là những người tiên phong cho việc xoay chuyển tâm thức tập thể? Lẽ dĩ nhiên là những người có ý thức tâm linh, đặc biệt là những người sẵn lòng đi xa hơn ý thức tâm linh để đi tới tỉnh giác. Do đó, nếu xã hội muốn xoay chuyển vượt lên tội phạm, thì một số người phải bắt đầu xoay chuyển tâm thức cá nhân của họ vượt lên trên tâm thức kết đọng nên tội phạm. Và điều đó có nghĩa là một số người phải dám sống như không có mối đe dọa từ tội ác.
Một số người phải sẵn lòng trở nên hoàn toàn không bạo động, không hung hãn, không mạnh bạo trong tâm để cho người khác một khung tham chiếu khác xa tư duy duy trì bạo lực. Ta tin rằng một số trong các sẽ thấy đây là một phần sứ vụ của mình. Và ta tin rằng một số trong các con sẽ thấy là khi cần chứng minh cụ thể đáp ứng lại bạo động bằng bất bạo động, thì các con sẽ đón mừng cơ hội làm chuyện này. Và bất kể chuyện gì xảy ra trong thế giới vật chất, con sẽ nhìn quá các hooàn cảnh vật chất và chú tâm để cho ánh sáng rọi chiếu xuyên qua con, ngay cả trong những trường hợp hầu hết người khác sẽ khóa dòng ánh sáng – để cho tâm thức sa ngã thuyết phục họ là trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh nọ, con người không thể hay không nên là cánh cửa mở cho ánh sáng của Thượng đế.
Thời đại Hoàng Kim sẽ là một thực tại hiển bày khi đủ túc số người sẵn lòng chứng minh là KHÔNG có hoàn cảnh nào mà con người không thể hay không nên là cánh cửa mở cho ánh sáng của Thượng đế.
Một lời nói cuối, nếu Hoa Kỳ muốn trở nên một trong những nước tiên phong cho Thời đại Hoàng kim, thì các đạo luật hiện hành về súng ống phải được thay đổi. Không có quốc gia dân chủ nào khác cho phép người dân tự do có súng như Hoa Kỳ. Và không có quốc gia dân chủ nào khác trong đó người dân nghi ngờ chính quyền của họ như Hoa Kỳ – nghĩa là người dân nghĩ rằng họ cần có súng để bảo vệ họ khỏi chính chính quyền của họ. Có một sự liên quan ở đây là Hoa Kỳ sẽ không có được một chính phủ khá hơn nếu người dân còn cư xử như họ là đối thủ của chính quyền và thay vào đó họ quyết định xem họ là một phần của chính quyền. Người dân phải xem mình là một phần của đáp án thay vì phóng chiếu là vấn đề chỉ hiện hữu ở bên ngoài họ.
Do đó, không tránh được là sẽ có lúc các đạo luật về súng ống tại Hoa Kỳ sẽ chặt chẽ hơn, như con thấy ở hầu hết các quốc gia dân chủ khác. Ta thấy người có ý thức tâm linh không cần phải tốn tài nguyên (tiền bạc và năng lượng tâm trí) để chống lại xu hướng này. Lẽ dĩ nhiên, con có thể tìm thấy những thí dụ có người thoát chết hay không bị tổn thương nhờ mang súng, nhưng con cũng có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp người dùng súng hành động điên rồ. Do đó, hãy trả lại cho Caesar những gì thuộc về Caesar và trả lại cho Thượng đế những gì thuộc về Thượng đế.
Điều ta muốn nói là các con tập trung tài nguyên tâm trí của mình nơi con có thể gặt hái được hiệu quả mạnh nhất – đó là vượt thăng tâm thức dựa trên sợ hãi và bước vào tâm thức thời đại hoàng kim. Trong trạng thái tâm này, Thời đại Hoàng kim là một thực tại hiển thị và con sống một cách tương xứng, nghĩa là con tin ánh sáng sẽ chu toàn mọi nhu cầu của con, thay vì nghĩ rằng có một số việc trong đó phương tiện vật chất quan trọng hơn Ánh sáng của Thượng đế. Tâm thức thời đại hoàng kim nghĩa là con sẽ không bao giờ cho phép bất cứ điều gì thuộc về thế giới vật chất có quyền lực trên Tánh linh của con.