Nguyên nhân thực của sự cô đơn

Hỏi: Nhiều người trong xã hội ngày nay cảm thấy cô đơn và con là một trong những người đó. Mặc dù con có biết về ngã tách biệt và thỉnh thoảng con cũng nhận được sáng ngộ, nhưng con không thể không cảm thấy cô đơn. Đâu là cách hay nhất để cảm thấy gần gũi hơn với một chân sư khi giao tiếp với thế giới bên ngoài? Con muốn có một quan hệ chặt chẽ hơn với một vị chân sư.  


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar Phục sinh 2023. Đăng ngày 11/5/2023.

Câu hỏi của con cụ thể là về sự cô đơn, nhưng tại sao người ta lại cảm thấy cô đơn? Theo sự khôn ngoan thông thường – nếu có thể gọi như vậy – con cảm thấy cô đơn là vì hoặc con không có ai ở bên cạnh, hoặc con không có những người thích hợp mà con có thể cảm thấy gần gũi và do đó có thể giúp con tránh cảm giác cô đơn. Nhiều người có sự trợ giúp như vậy, và tất nhiên, có nguyên cả một ngành công nghiệp chuyên việc giúp người ta tìm được người thích hợp để không cảm thấy cô đơn.

Nhưng hiển nhiên, đó không phải là cách hiệu quả để vượt qua sự cô đơn vì sự thật, sự thật phũ phàng, là con không thể khắc phục cảm giác cô đơn qua trung gian một người khác. Con không thể khắc phục cảm giác cô đơn qua bất kỳ người nào hay bất cứ vật gì bên ngoài chính con.

Thêm vào đó – và điều này nghe cũng phũ phàng không kém – câu nói trên cũng áp dụng với một chân sư thăng thiên. Con có thể có chút kết nối với một chân sư thăng thiên, một sáng ngộ hay hướng dẫn trực giác nào đó từ một chân sư thăng thiên, nhưng điều này sẽ không giúp con khắc phục cô đơn của con. Nó có thể đánh lạc hướng mối bận tâm của con nhưng nó sẽ không giúp con khắc phục cô đơn.

Bởi vì, đâu là nền tảng của cô đơn? Đó là con, cái ta ý thức, cái Ta Biết, con không có một cảm giác kết nối với Hiện diện TA LÀ của con. Đây là nguyên nhân thực sự của cô đơn. Con không thể khắc phục cô đơn thông qua một người khác hay ngay cả một chân sư thăng thiên. Con chỉ khắc phục được bằng cách thiết lập một sự kết nối chặt chẽ hơn với Hiện diện TA LÀ của con. Tất nhiên đây là điều các thày sẽ trình bày nhiều hơn ở Hàn quốc vì đây sẽ là đề tài của hội nghị. Cách duy nhất để vượt qua sự cô đơn là sử dụng các lời dạy về ngã tách biệt và kiên trì làm việc với ngã tách biệt cho đến khi cái Ta Biết bắt đầu trải nghiệm Hiện diện TA LÀ một cách trực tiếp hơn. Đây là cách sẽ giúp con không còn cô đơn nữa.

Chắc chắn có những người đã bước chân trên đường tu được một thời gian, đã đạt được một cảm nhận kết nối hay hợp nhất sâu xa hơn và họ không cảm thấy cô đơn. Cho nên họ không cần ai khác đến khỏa lấp một lỗ hổng trong tâm lý họ, và chính lỗ hổng này còn khiến cho việc quan hệ với người khác trở nên khó khăn hơn vì con mang một số chờ đợi và đòi hỏi thiếu thực tế về những gì người khác phải làm cho con.

Làm thế nào thoát khỏi một quan hệ đồng phụ thuộc

Hỏi: Con xin các chân sư thăng thiên giúp con hiểu rộng hơn về vấn đề như sau. Mẹ con là một người hà hiếp, và suốt đời con, con đã phải chịu đựng bà xâm hại con cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Tất cả các thành viên khác trong gia đình đều đứng hẳn về phía bà và không ai ngờ được nỗi khổ của con, vì nói chung, kẻ bạo hành thường được mọi người chung quanh tin họ do họ hành xử khác nhau với từng người.

Nguyên do khiến bà ấy căm ghét con là vì cha con. Bà cho rằng cha con đã hà hiếp bà và làm tan nát đời bà. Vì một lý do nào đó, con biến thành một loại kẻ thù truyền kiếp của bà. Mặc dù mẹ con cũng biết đến giáo lý của chân sư thăng thiên, bà vẫn tìm được những luận cứ của riêng bà để kết án con là người đã khiến đời bà tan nát. Bà không chia tài sản thừa kế cho con để con có thể mua nhà riêng hầu con có thể dọn đi thật xa khỏi bà. Con đang rất đau khổ về mặt tâm lý do tất cả những chuyện xáo trộn trong gia đình. Xin các thày nói cho con biết làm cách nào con có thể thoát ra khỏi tình cảnh này. Xin giúp con thấy những gì con chưa thể thấy.


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2022 về Ukraine. Đăng ngày 5/12/2022.

Trước hết, hãy để ta nói với con là đã có những ví dụ người ta sử dụng lời dạy của chân sư thăng thiên để biện minh cho việc tiếp tục lối sống từ chối trách nhiệm về bản thân mình. Nếu mẹ con đổ lỗi cho con về việc bà bị cha con hành hạ, thì hiển nhiển bà chưa nhận lãnh trách nhiệm về bản thân bà, và điều này có nghĩa là bà không thực sự là môt học trò nghiêm túc của chân sư thăng thiên, vì nếu có thì bà đã không hành xử như vậy.

Điều con có thể làm là nhận ra chìa khóa để thoát khỏi mẹ con không phải là chuyện nhận được gia tài hầu con có thể mua nhà riêng và dọn xa mẹ con. Chìa khóa nằm trong tâm lý của con. Con cần giải quyết cái gì ở trong tâm lý con đang khiến con nghĩ là con không thể rời đi xa. Những gì con mô tả là một mối quan hệ đồng phụ thuộc (co-dependent) điển hình, qua đó con đã trở nên lệ thuộc vào mẹ con và vì vậy con không thể tự giải thoát khỏi bà ấy cũng như sự hành hạ của bà ấy. Con có thể tìm đọc sách tâm lý học về các mối quan hệ đồng phụ thuộc, hay con có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý có thể giúp được con, và ta khuyến khích con làm vậy. Nhưng con cũng có thể dùng các dụng cụ của các thày để chữa lành chấn thương tâm linh của con, để giải quyết các ngã tách biệt hầu con tự giải phóng ra khỏi tình trạng này.  

Đây không phải là vấn đề dọn đi xa về mặt vật lý, mà là việc rời xa về mặt tâm lý, với mục đích là cho dù mẹ con có tiếp tục cách hành xử đó thì nó không còn ảnh hưởng gì con nữa. Các thày đã cho con những dụng cụ để thực hiện công việc này, nhưng con phải sẵn lòng, con phải có quyết tâm vững mạnh muốn thoát ra – và điều này ta cũng biết là không dễ gì khi con đang ở trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc.

Nhưng một cách nào đó, con có thể thấy được – nếu con chịu nhìn – là mẹ con đang phóng chiếu tới con là bà không thể thay đổi đời bà bởi vì con. Nhưng đồng thời, chính con cũng đang phóng chiếu tới bà là con không thể thay đổi đời con bởi vì bà. Đây là cơ chế tâm lý đồng phụ thuộc điển hình. Con cần quyết định liệu con có muốn thoát ra khỏi nó hay không, rồi sau đó con cần làm những việc cần thiết để thoát khỏi nó. Nhưng trước nhất, con cần nhận ra là không phải mẹ con đang ngăn cản con thoát ra, mà là một cơ chế trong chính tâm lý của con, những cái ngã tách biệt, đang ngăn cản con.

Ý thức sở hữu liên quan tới gia đình

Hỏi: Con nghĩ là khắp nơi trong xã hội, người ta thường tin chắc rằng khi một người thân, một người mà chúng ta yêu thương qua đời, thì đó là một nỗi đau buồn lớn lao, không thể bù đắp được. Chúng ta cần học cách tách mình ra khỏi tin tưởng này để thay thế tin tưởng sai lầm bằng tin tưởng đúng đắn. Ngoài ra cũng có sự mất mát những người họ hàng hay bạn bè còn đang hiện thân. Bản thân con đã trải nghiệm nỗi sợ hãi và đau đớn này. Khi học tập giáo lý của các chân sư thăng thiên, con vẫn không có khả năng đương đầu với hoàn cảnh này, do một tin tưởng nào đó mà con vẫn chưa thể nhìn thấy. Con không sẵn sàng trực diện với hoàn cảnh đó, và khi nó xảy ra, con không hòa hợp và yêu thương. Niềm tin nào nằm đằng sau nỗi đau khổ khủng khiếp đó mà con người phải trải qua trên hành tinh địa cầu dày đặc này?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels, nhân dịp Webinar 2021 – Tăng triển Phân biện Ki-tô. Đăng ngày 13/1/2021.

Một lần nữa, đây là một niềm tin bắt nguồn từ sa nhân. Và con có thể thấy nó diễn bày ra ở nơi rất nhiều lãnh tụ trong quá khứ. Con thấy những lãnh tụ đã tự đặt mình vào vị thế quyền lực tối cao của một nhà độc tài, được dân chúng tôn thờ gần như là một vị thần. Thế nhưng họ biết rõ là mặc dù quần chúng xem mình là thần, khi nào họ còn ở trong một xác thân sinh diệt thì cũng sẽ đến lúc xác thân đó không thể duy trì sự sống, và họ sẽ phải chết. Nhưng họ không thỏa mãn với chuyện đạt được danh vọng tuyệt đỉnh chỉ trong một kiếp sống. Họ muốn để lại một sự nghiệp, một di sản. Và trong phần di sản đó, họ muốn mọi người vẫn phải gắn bó với họ, đến độ cảm thấy cái chết của họ là một mất mát không thể bù đắp. Họ muốn mọi người phải đau buồn thật lâu dài sau khi họ chết. Tất cả chỉ là chuyện xây đắp tự ngã mà thôi, xây đắp ý thức mình là một người thật đặc biệt. Chuyện đó khởi sự như thế đó.

Nhưng nó cũng đã được củng cố bởi một niềm tin khác, một lần nữa cũng do sa nhân truyền bá, mà con có thể tìm thấy trong câu nói thường tình: “Cha mẹ tôi là ông này bà nọ”, “Con cái tôi đã thực hiện được chuyện này chuyện kia”. Tất cả các con đều nói “cha mẹ của tôi, con cái của tôi, anh chị em của tôi”. Có một ý thức sở hữu nào đó liên quan đến gia đình. Và khi con lớn lên trên một hành tinh dày đặc như thế này, phần nào con cũng không thể tránh khỏi hấp thụ tinh thần đó. Tất nhiên, có một số nền văn hóa đưa cường độ sở hữu lên cao hơn nữa, khi người ta gần như thờ phụng gia đình của mình, và cấu trúc gia đình được xem là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống con người.

Giờ đây khi con bước đi trên đường tu tâm linh và đạt tới những mức cao hơn của quả vị Ki-tô, đương nhiên con nhận ra con là một sinh thể tâm linh. Con đã sống rất, rất nhiều kiếp sống trên địa cầu này. Không phải lúc nào con cũng đã có cùng cha mẹ hay cùng anh chị em mà con đang có trong kiếp này, hay cùng những đứa con mà con có trong kiếp này. Đó không phải là cha mẹ của con, con cái của con – con không thuộc về họ và họ không thuộc về con. Đây chính là ý thức sở hữu mà con có thể bắt đầu tra vấn. Rồi con có thể nhận ra là gia đình không thể định nghĩa được con, và tất nhiên, con có quyền vượt ra khỏi gia đình con. Và con sẽ phải làm vậy hầu thể hiện và biểu lộ quả vị Ki-tô. Con không thể ở lại trong vòng giới hạn của những gì mà gia đình xem là bình thường.

Hiển nhiên còn có một yếu tố khác nữa, đặc biệt là ở phương Tây nơi luân hồi đã bị phủ nhận từ khi Giáo hội Công giáo tuyên bố vào năm 553 rằng luân hồi là tà giáo. Cho nên đã có một chấn thương vô cùng sâu đậm đối với cái chết, khi người ta cho rằng con người chỉ có một kiếp sống mà thôi, một cơ hội duy nhất để bảo đảm sự cứu rỗi của mình. Sau khi con chết, con sẽ ra đi khỏi hành tinh này vĩnh viễn, hoặc con sẽ lên thiên đàng hoặc con sẽ xuống địa ngục. Điều này phóng chiếu ra ý tưởng là khi cha mẹ con qua đời, con sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ nữa. Và dĩ nhiên, trong nền văn hóa duy vật đã khởi lên, cha mẹ con sẽ ngừng tồn tại khi qua đời – con sẽ ngừng tồn tại khi con qua đời. Như vậy thì làm sao không cảm thấy mất mát cho được? Nó đi kèm với mất mát trong nhận biết cũng như mất mát về bản sắc. Mà sự nhận biết cá nhân chính là năng khiếu quý giá nhất mà con có được. Cho nên, một lần nữa, nếu con thấy cần, con nên tìm đọc một số cuốn sách đã được viết ra về trải nghiệm cận tử.

Qua trải nghiệm cận tử, rất nhiều người đã chứng kiến xác thân mình chết đi nhưng chính mình thì không ngừng hiện hữu, và họ đã tiếp tục có một cuộc sống ở một cõi khác. Nhiều người như vậy đã trở về, đã “sống trở lại”, và họ giải thích là không hề có đau buồn đối với người kinh qua cái chết. Họ không đau buồn do mình không sống nữa, mà ngược lại, họ thường cảm thấy nhẹ nhõm thanh thản. Họ được bao bọc trong tình thương, họ gặp lại những người thân trong quá khứ hoặc những vị hướng dẫn tâm linh của họ, và họ ở trong một cõi cao hơn, thú vị, khoan khoái hơn khi họ còn ở trên trái đất. Con thật không cần đau buồn giùm họ đâu, vì họ chẳng mất mát gì khi họ không còn sống trong cõi này.

Và khi con nhận ra điều đó, con cũng nhận ra: “Ừ nhỉ, mình đang đau buồn chuyện gì đây?” Trong nhiều trường hợp, con đau buồn không phải vì bản thân con cảm thấy đau buồn, cũng không phải vì cha mẹ con sẽ được khuây khỏa nhờ con đã đau buồn, mà bởi vì nền văn hóa của con đã tạo ra cái ý tưởng là con phải biểu lộ sự đau buồn vì như vậy sẽ chứng tỏ là con yêu thương cha mẹ con đến chừng nào. Và nếu con không làm vậy thì người ta sẽ chê trách con.

Vậy thì tại sao con đau buồn? Là để bảo vệ một bộ mặt mà văn hóa của con đòi hỏi nơi con. Và khi con bắt đầu nhìn ra điều này, con cũng có thể bắt đầu buông nó ra. Con có thể dùng các dụng cụ tâm linh của chân sư để phơi bày những cái ngã đó nơi chính con, và con chỉ cần nói: “Thôi vậy là đủ rồi. Tôi cho nó chết đi.” 

Tương tác với người không tâm linh

Hỏi: Con thấy là các chân sư đang khuyến khích một thời đại cộng đồng, vậy làm thế nào chúng con có thể cân bằng một đằng là sự kiện chúng con tu tập một giáo lý có vẻ rất cách mạng so với các hệ tư tưởng phổ thông đã có từ lâu hơn, và đằng khác là nhu cầu giao tiếp với những người không dính dáng gì đến những điều chúng con tin? Đôi khi con cảm thấy là khi con một mình, con biểu lộ nhiều năng lượng “tốt” hơn. Nhưng vì con luôn luôn có xu hướng hướng nội, cho nên con cũng cảm thấy sự thôi thúc bên trong là con cần giao tiếp xã hội nhiều hơn. Tuy vậy khi con tương tác với xã hội thì con lại cảm thấy hầu như con bị các tương tác này hủy diệt. Đôi khi con thực sự cảm thấy mình là cây ô-liu độc nhất giữa một rừng cây keo.


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2020 – Tăng triển phân biện Ki-tô. Đăng ngày 12/1/2021.

Đây là một trong những bí ẩn trên đường tu là cách ứng phó với sự kiện con là một người tâm linh tương tác với những người không tâm linh. Điều quan trọng là con cần xây dựng một cách tương tác nào đó với những người không theo cùng giáo lý tâm linh với con, vì đây là cách duy nhất để con không rơi vào điều mà các thày đã chứng kiến trong quá nhiều tổ chức tâm linh, là người ta tạo ra một vòng xoáy hướng hạ khiến mình bị mù không thấy được nhiều chuyện.

Một tổ chức có thể dựng nên một tâm thức tập thể, một nét văn hóa, cuốn hút mọi người vào trong đó với nhiều hậu quả không mấy xây dựng. Chẳng hạn nó có thể khiến cho toàn nhóm cảm thấy là mình vô cùng đặc biệt, và điều này sẽ khuyến khích một lòng kiêu mạn tâm linh nào đó. Mọi người có thể dựng lên một ý niệm tôn sùng đối với người lãnh đạo hay đối với tổ chức, cùng với nhiều sự việc không xây dựng khác.

Cho nên điều quan trọng là con có liên hệ với những người không tâm linh, ít nhất là để có được một khung tham chiếu. Tất nhiên khi con giải quyết đặc tính mà các thày đã nói đến trong hội nghị này, đặc biệt là mong muốn cảm thấy mình đặc biệt, thì con sẽ dễ tương tác với người khác hơn.

Điều này không có nghĩa là con cần phải tham gia vào mọi loại tương tác xã hội. Thật không có lý do gì con phải đi chơi hộp đêm, phải khiêu vũ nhạc rock và phải uống rượu để có thể tham gia xã hội. Con có thể có những loại tương tác xã hội khác, như sứ giả này đã suốt đời tham gia vào các loại hội họp xã hội mà không bao giờ uống rượu.

Và con vẫn có thể nói chuyện với người khác về những gì họ thường nói chuyện mà không mang ý định nào trong tâm vỏ ngoài là con cần phải thay đổi họ hay cải đạo họ. Con trung hòa và con hòa điệu, và thỉnh thoảng con có thể nhận được một gợi ý từ cái ta cao của con là con có thể biểu đạt một ý tưởng nào đó sẽ hoặc giúp người khác, hoặc thách thức một số niềm tin của người khác. Không phải là con phải cải hóa họ mà con chỉ gieo một hạt mầm. Con cho họ một ý tưởng nào đó mà với thời gian, họ có thể nghiền ngẫm, tiêu hóa, và nó sẽ giúp họ xoay chuyển sự nhận biết của họ. 

Về lòng gắn bó với người khác

Hỏi: Từ rất lâu, con đã cố gắng trừ bỏ những phàm linh đằng sau sự dính mắc của con đối với quá khứ, đặc biệt với những người mà còn từng có quan hệ hay những người đã khuất. Nhưng con không thể nào buông những phàm linh đó ra. Con đã chân thành sử dụng các dụng cụ được chỉ dạy và con đã cố tu sửa tâm lý của mình, nhưng con thấy rất ít tinh tấn. Xin thày vui lòng nhận xét về những niềm tin đứng đằng sau xu hướng khi chúng ta kháng cự lại không buông bỏ những người mà chúng ta đã từng có quan hệ?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân Webinar 2020 – Là Mẹ Thiêng liêng. Đăng ngày 5/9/2020.

Đây là một câu hỏi phức tạp vì nguyên nhân khiến con gắn bó với một số người thật là cá nhân. Nhưng chúng ta có thể nói đến một số nhóm chính. Nói cách khác, niềm tin cụ thể mà con có như một cá nhân có thể là một niềm tin rất đặc trưng, nhưng nó thuộc về một số loại người nhất định.

Một loại người là khi con có một cái ngã muốn tận tụy giúp đỡ những người đó. Một số avatar đã đầu thai cùng với sa nhân khi họ đến địa cầu lần đầu tiên, và họ đã hình thành một ý muốn mãnh liệt muốn cứu giúp sa nhân đó và đưa người đó vào con đường tích cực. Đối với loại tin tưởng này, ta khuyên con nên đọc quyển sách Những kiếp của tôi [My Lives with Lucifer, Satan, Hitler and Jesus], trong đó có mô tả nhân vật chính đã trải qua nguyên một tiến trình tự giải thoát khỏi mọi dính mắc với Lucifer, tức dòng sống mang tên Lucifer trong sách.

Con cũng có thể bị dính mắc với việc giúp đỡ các avatar khác hay giúp đỡ các dòng sống là cư dân nguyên thủy trên địa cầu. Và ở đây, con cần bắt đầu nhìn vào quyền tự quyết, hay ý chí tự do. Con cần bắt đầu nhìn nhận là mọi người khác đều có quyền tự quyết của họ, cho nên con không thể cứu được ai cả. Con không thể thay đổi được ai cả. Đây có thể là một cuộc khai ngộ khó khăn để con vượt qua. Vị sứ giả này đã bỏ ra bao nhiêu năm trời phấn đấu với vấn đề này trong nội tâm của ông cho đến khi ông ngộ ra là ông phải buông bỏ mọi mong muốn thay đổi người khác – bởi vì nếu không, nó sẽ giam ông trong một vòng luẩn quẩn cho đến hết kiếp này và có thể còn lâu hơn nữa.

Con cần nhận ra ở đây là con có quyền tự quyết cá nhân của con và người khác cũng có quyền tự quyết cá nhân của họ. Con cần giải thoát ý chí tự do của con ra khỏi ý chí tự do của người khác. Đây là cách duy nhất để con giúp cho ý chí tự do của con được thực sự tự do. Con cần nhìn nhận ở đây là nếu con là một học trò của chân sư thăng thiên và nếu con thành thật mong muốn hội đủ tư cách thăng thiên trong kiếp này, con không thể bị dính mắc vào những ai có thể sẽ không thăng thiên sau kiếp này. Do đó con phải gắng sức về điểm này, con cần nhìn ra những cái ngã đó và để cho chúng chết đi. Nếu con có dính mắc thì hiển nhiên cũng có một cái ngã mà con chưa nhìn thấy, vì vậy con cần nỗ lực cho tới khi con thấy được nó, và con cần tiếp tục sử dụng các dụng cụ cho tới khi con thấy được nó.

Một loại người khác là con có thể có một cái ngã mong muốn kiểm soát người khác, cho nên con sẽ không buông cho người đó ra đi, vì con cảm thấy con phải giữ lại một chút kiểm soát. Điều này lại có thể xuất phát từ một ý muốn lành mạnh muốn giúp đỡ người kia, nhưng đó vẫn là một cái ngã kiểm soát, nó muốn kiểm soát hay thậm chí muốn sở hữu người kia. Ta không nói đây là trường hợp của đa số những người tâm linh, nhưng tất cả các con đều có thể đang mang những cái ngã được tạo ra từ rất lâu về trước mà con chưa buông bỏ. Con cần sẵn lòng nhìn vào điều này.

Sự kiện cơ bản là như sau: Bất kỳ dính mắc nào cũng đến từ một cái ngã tách biệt. Nếu con vẫn còn một dính mắc thì con vẫn có một cái ngã tách biệt mà con chưa thấy. Cho nên con hãy dùng các dụng cụ mà các chân sư đã ban cho con, con hãy suy ngẫm các lời dạy, nhìn vào bản thân, xem xét các tin tưởng của mình. Tại sao con lại dính mắc với người đó, điều gì con cảm thấy mình phải làm, điều gì con thực sự cảm thấy đã phải xảy ra hay đã không được xảy ra? Và con hãy tiếp tục làm vậy cho đến khi con phơi bày được những niềm tin vi tế mà con mang đang giữ con dính chặt với người kia. Tất cả đều xoay quanh sự kiện là con tin rằng mình phải làm một việc gì đó trên địa cầu.

Như vị sứ giả này đã mô tả, một khi con giải quyết chấn thương nhập đời của con, ngã gốc của con cùng những cái ngã tách biệt khác, con sẽ tới điểm nhận ra điều này: rằng ở nơi đây trên trái đất, không có công việc gì mà con phải làm. Không có điều gì mà con bị bắt buộc phải làm, không có điều gì mà con bị ép buộc phải làm. Rất có thể con vẫn sẽ làm một số công việc vì con là cánh cửa mở cho Hiện diện TA LÀ của con, nhưng những việc này không xuất phát từ một cái ngã tách biệt.

Làm thế nào giúp một người không tâm linh

Hỏi: Liệu các lời dạy về tâm lý tâm linh có thể giúp được một người không tâm linh, không tin là có tiền kiếp và không muốn sử dụng các dụng cụ tâm linh? Nếu người ấy yêu cầu sự giúp đỡ, liệu con có cách nào giải thích cho anh ấy là anh đã cho phép tà lực xâm nhập vào tâm anh cũng như vào trường năng lượng của anh?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Estonia năm 2019. Đăng ngày 18/12/2019.

Câu trả lời là có lẫn không – theo nghĩa là điều đó có thể hữu ích, và ngay cả khi người đó không tâm linh một cách ý thức hay ở một mức ý thức, thì họ vẫn có thể sẵn lòng lắng nghe một số ý tưởng. Nhưng cũng có những người sẽ gạt bỏ bất cứ gì đi ra ngoài hộp tư duy hiện thời của họ, và có thể là họ không thể được giúp đỡ. Tuy nhiên, con có thể cố diễn tả giáo lý bằng những ngôn từ trung dung hơn, và con có thể cố nhìn xem khoa học đã khám phá những gì. Con có thể trình bày về năng lượng, về những năng lượng phải có mặt ở những tần số thấp hơn hay cao hơn. Thay vì nói về tà thể, con có thể chỉ nói đến những năng lượng thấp phát xuất từ lòng sợ hãi, và điều này có thể sẽ giúp ích cho họ.

Nhưng có một số người sẽ không thể được giúp đỡ qua tâm lý tâm linh. Bởi vì nếu con nhìn vào bất kỳ hệ thống nào, ngay cả ngành tâm lý trị liệu truyền thống, mọi lời dạy mà con tạo ra đều dựa trên một số khái niệm nhất định. Đó là cái sẽ quy định lời dạy. Trong bất kỳ lời dạy nào cũng có một số khái niệm quy định nó. Nếu người ta cởi mở với các khái niệm thì lời dạy sẽ có khả năng giúp đỡ họ. Nhưng nếu họ bác bỏ các khái niệm, tranh cãi và từ chối đặt lòng tin vào khái niệm, thì làm thế nào lời dạy sẽ giúp được họ đây? Và nguyên tắc này cũng áp dụng cho mọi thứ khác. 

Ngay cả ngành y khoa hiện đại, ngành y khoa vật lý liên hệ đến cơ thể vật lý, cũng dựa trên một số khái niệm. Nếu người ta chấp nhận các khái niệm đó thì đôi khi chỉ qua hiệu ứng giả dược – placebo effect, tức là khi họ tin tưởng một loại thuốc sẽ có khả năng giúp họ lành bệnh – thì họ cũng có thể được giúp đỡ. Nhưng nếu họ bác bỏ tất cả thì đôi khi họ không thể được giúp đỡ. 

Con cần nhìn nhận là có những người con không thể giúp đỡ vì những chọn lựa tự quyết của họ đã khiến họ bác bỏ những gì con muốn cống hiến. Và khi con là một người tâm linh – một điều mà vị sứ giả này đã từng vật lộn nhiều năm trời vì ông mang cái ý tưởng rằng ông phải có thể giúp được mọi người – khi con là người tâm linh thì con có quyền nói: “Tôi có những niềm tin này, tôi có thế giới quan này và do đó tôi có thể giúp đỡ những ai chấp nhận thế giới quan đó, hay ít ra một số khía cạnh của thế giới quan đó. Nhưng tôi không cần phải bận tâm với những ai khác. Những người đó, họ phải tìm kiếm những cách khác để được giúp đỡ.” Con không cần cảm thấy là mình mang trách nhiệm phải giúp tất cả mọi người mà mình gặp.

Ta biết điều này có thể khó khăn đối với con khi người đó là một người thân, gần gũi với con. Nhưng một lần nữa, sẽ tới một điểm khi con cần nhìn nhận quyền tự quyết, chấp nhận là mọi người đều có quyền tự quyết của mình, và con không thể làm gì được ngoại trừ con tôn trọng quyền tự quyết của con và nói: “Liệu tôi có muốn ở gần vị này nữa hay không? Liệu tôi có muốn liên hệ mật thiết với những ai bác bỏ tất cả mọi thứ mà tôi hỗ trợ và tin tưởng?” Con có quyền làm chọn lựa đó.

Người tâm linh và quan hệ cá nhân

Hỏi: Trong đời con – và con biết cũng là trường hợp của những người tâm linh khác mà con quen biết – chúng con không có nhiều quan hệ, nếu không muốn nói là không có quan hệ nào. Xin các chân sư cho biết cảm nghĩ về điều này – về các quan hệ tình cảm cá nhân cũng như bất kỳ mối quan hệ nào?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Hòa Lan năm 2018. Đăng ngày 11/9/2019.

Con yêu dấu, như người ta thường nói, thói quen cũ rất khó bỏ. Hiển nhiên nhiều người tâm linh hôm nay đã từng là người tâm linh trong nhiều kiếp trước. Nếu con nhìn trở ngược thời gian, con thấy người tâm linh ngày xưa thường làm gì? Phải, họ rút khỏi xã hội, họ sống trong một hang đá trên núi Himalaya, nơi một trường bí giáo hay một tu viện. Thật sự có nhiều người tâm linh đã sống ẩn dật suốt nhiều kiếp, hoặc trong những khung cảnh im lặng, thanh vắng, ngăn nắp nơi họ không phải tiếp xúc với những vấn đề của cuộc sống năng động ngoài đời.    

Nhiều người trong số các con đã chọn đầu thai trong kiếp này nhưng các con đem theo mình một xu hướng lâu đời, theo một nghĩa nào đó, muốn sống trong một môi trường nơi mình cảm thấy thoải mái. Con có nhu cầu mọi thứ phải trong tầm kiểm soát và có một số thử thách của thế gian mà con không muốn phải đương đầu. Con đem xu hướng này với con tới độ con trở thành người hướng nội, thích lẻ loi. Ta không nói là nhất thiết có điều gì không ổn trong mọi trường hợp, hay là con không nên cư xử như vậy. Đối với một số người, đây có thể là một điều thích hợp cho họ, ít nhất trong một thời gian cho đến khi họ đạt được một giải pháp nội tâm.

Con cần hết sức thận trọng và con nên dùng những dụng cụ và giáo lý tâm linh để hòa điệu với sứ vụ thiêng liêng của con, và xét xem con đã quyết định mình phải có nhiều tương tác hơn với người khác hay không. Hiển nhiên, điều nguy hiểm khi con tự cô lập là tâm con có thể trở thành một căn phòng khép kín vì con không nhận được phản hồi từ bên ngoài để dùng làm khung chuẩn.  

Con cần nhận ra ở đây là ngay cả một người có trình độ phân biện Ki-tô và hòa điệu Ki-tô cao độ với Hiện diện TA LÀ, vẫn có thể được nhiều lợi ích khi tương tác với người khác – it nhất là vì việc biều lộ quả vị Ki-tô của mình phần nào là phải giúp đỡ người khác. Làm sao con có thể giúp được nếu con không cảm nhận được họ đang ở mức tâm thức nào? Nói cách khác, nếu sứ vụ thiêng liêng của con (như đối với hầu hết các con) phần nào là phải chứng tỏ tâm Ki-tô và đóng góp những ý tưởng có thể giúp người khác chuyển đổi tâm thức họ, làm thế nào con sẽ làm tròn được nếu con không hòa điệu với trình độ tâm thức của họ?  

Đó là lý do con cần phải sẵn sàng xét xem: Phải chăng tôi đang tự cô lập hầu tránh né một điều gì đó? Trong trường hợp này, con đã có những dụng cụ để nhìn vào “điều gì trong chấn thương nhập đời của tôi đã khiến tôi quyết định là bởi vì người khác đã hại tôi cho nên tôi không muốn đối đãi với người khác”, rồi từ đó con vượt qua chấn thương của con. Nói cách khác, con cần đi tới một điểm nơi con có thể xác định rằng lý do con không có nhiều quan hệ không phải là một phương cách tránh né hay trốn chạy sự đối mặt, bởi vì con đã khắc phục được những vết thương tâm lý khiến con cảm thấy cần tháo chạy.

Một khi con làm được điều đó, con sẽ thấy được: Liệu sứ vụ thiêng liêng của tôi định rằng tôi phải tiếp tục sống tương đối cô đơn, hay liệu sứ vụ của tôi định rằng tôi phải vào đời và tương tác nhiều hơn với người khác? Nói cách khác, ta muốn con đạt đến một điểm khi con nhận biết trong thâm tâm của con vấn đề này có ý nghĩa gì với con, và liệu con cần tiếp tục sống cô độc hay đã đến lúc con cần tương tác nhiều hơn với người khác.   

Cách cầu nguyện cho người thân

Hỏi: Khi cầu nguyện sự phù hộ cho người khác, các chân sư có thể giúp người đó tới mức nào? Quyền tự quyết của người đó sẽ tác dụng thế nào khi họ không biết họ đang chịu sự ảnh hưởng của các thế lực ma quỷ? Nói cách khác, làm thế nào người thân của chúng con có thể thoát khỏi những hồn bóng không xác, những tà thể và ma quỷ khi chúng con cầu nguyện để họ được chữa lành?


Trả lời của chân sư thăng thiên Astrea, ngày 18/7/2015, qua trung gian Kim Michaels nhân một hội nghị tại Los Angeles. Đăng ngày 28/9/2016.

Quyền tự quyết là bảng chỉ dẫn tối hậu cho mọi sự xảy ra trên địa cầu. Con không thể đọc bài nguyện, bài thỉnh hay bài chú mà đi ngược lại quyền tự quyết của người thân. Con cần phải rất thận trọng khi cầu gọi để không phóng chiếu vào người thân một điều gì vi phạm quyền tự quyết của ho. Tất nhiên chúng tôi, các chân sư, sẽ không làm điều gì để vi phạm quyền tự quyết của những người con cầu nguyện, mà rất có thể chính con, khi con có ý định khiến họ thay đổi đời họ, đã phóng chiếu năng lượng lên họ, gây gánh nặng cho họ và cũng gây nghiệp cho con. 

Đúng như con nói, tất nhiên là khi một người bị các tà thể hay ma quỷ ám, người đó sẽ không còn khả năng tự quyết và không thể có chọn lựa tự quyết. Điều con có thể làm là kêu gọi chính ta hay các chân sư khác để buộc và cắt đứt – buộc các tà thể và ma quỷ đó lại, và cắt đứt những sợi dây đang trói buộc người đó. Điều này sẽ cho người đó một khoảng thời gian để sử dùng quyền tự quyết của họ.  

Tuy nhiên con cần lưu ý rằng trong nhiều trường hợp khi họ ở trong tình trạng khó khăn, chẳng hạn như nghiện ngập, họ sẽ không sẵn sàng chọn lựa một cách tự quyết, cho nên mặc dù họ được giải phóng trong chốc lát, họ sẽ không sử dụng cơ hội này để lựa chọn tốt hơn. Họ sẽ chỉ thu hút thêm tà thể hay ma quỷ khác mà thôi. Đây là điều mà thày Giê-su đã chứng tỏ khi thày xua đuổi ma quỷ khỏi một người rồi nói rằng thày chỉ đuổi được một con nhưng lại có thêm bảy con nữa kéo tới, còn tệ hơn con đầu. Bởi vì thiên nhiên – trong đó có cả cõi trung giới – không thích sự trống vắng.

Vậy con có thể làm gì cho người thân của con? Con có thể cầu gọi, và con nên cầu gọi. Nhưng con cần phải hoàn toàn tôn trọng quyền tự quyết của họ. Ta biết điều này rất khó khăn đối với người mà con thương yêu, nhưng đây là một yếu tố cần thiết trên con đường sẽ đưa con vượt qua những trò chơi điều khiển người khác vốn là phản tình yêu. Như Đại thiên thần Michael có nói, những gì mà con người phải đương đầu để thức tỉnh đến một mức tâm thức cao hơn có thể cực kỳ phức tạp. Con có thể nhìn vào một người và nghĩ: “Những gì mà họ phải trải qua, những đau khổ mà họ phải chịu đựng lúc này, không thể nào giúp ích cho sự phát triển tâm linh của họ.” Và trong nhiều trường hợp, điều con nghĩ rất đúng bởi vì chuyện nghiện ngập không thể nào giúp ích gì cho sự phát triển tâm linh của họ ngay lúc này. 

Nhưng mặt khác, rất có thể người đó cần trải nghiệm tình cảnh đó để – như Mẹ Mary có nói – biết rõ những gì những người trong tình cảnh này trải qua để rồi minh chứng cách thăng vượt hầu giúp được người khác. Hay cũng có thể người thân của con bị kẹt trong nghiện ngập và sẽ không thoát ra được trong kiếp này vì họ chưa sẵn sàng lấy những quyết định để nhận trách nhiệm tăng trưởng tâm thức mình. 

Ta hoàn toàn hiểu được điều này rất khó khăn để con nhìn vào. Nhưng một lần nữa, đây là lúc con bước lên một hình thức yêu thương cao hơn và con hoàn toàn chấp nhận cách vận hành của quyền tự quyết. Con có thể nhìn vào hoàn cảnh và nói: “Tôi đã làm tất cả những gì tôi có thể làm cho người này”, cả việc đọc bài nguyện và bài chú, và cả những cách thức khác để cố giúp họ. Nhưng con thấy con đã làm hết sức con và con cần phải hàng phục mà buông nó ra.

Thậm chí con có thể cần quyết định xem con có muốn người này trong đời con nữa không, bởi vì đó không là điều xây dựng cho đường tu của con. Nhưng con hãy cẩn thận khi lấy quyết định này. Con cần tự xem xét mình, con cần xét xem con có dính mắc với ý muốn thay đổi người đó hay không, hay là con có một vết thương mà hành vi của họ đang khấy động lên và con muốn thay đổi họ để khỏi phải đương đầu với chính vết thương của con. Trong trường hợp đó, con cần bước lên cao hơn và sẵn lòng nhìn vào chính tâm lý con, bởi vì dù con có giảm bớt căng thẳng khi con lánh xa họ, điều này sẽ không giúp con tăng trưởng. 

Một lần nữa, toàn là những vấn đề tế nhị. Không có câu trả lời hay giải pháp trắng đen nào mà chỉ có, như Mẹ Mary nói rất nhân từ, một cơ hội để con xin sự hướng dẫn thiêng liêng, sự giúp đỡ, sự dẫn dắt, để con sử dụng khả năng trực giác của con và để con hòa điệu. Và luôn luôn cũng có cơ hội để con tự hỏi: “Tôi có đang đáp ứng trong một tâm thức yêu thương hay một tâm thức sợ hãi, một vết thương?”

Giáo lý căn bản về cách ứng phó với người tiêu cực

CHỦ ĐỀ: Tránh đối cực nhị nguyên của sợ hãi hoặc thụ động – không chịu phân biện – người trưởng thành có thể đối phó với những người tiêu cực – không cho phép người khác kéo con xuống – một số người tiêu cực vượt quá sự giúp đỡ của con người – một số người có thể được giúp đỡ thông qua tình thương – vượt lên trên tình con người – không thương cảm tà lực đen tối – tự hào nghĩ mình có thể cứu người khác – nhận ra những phản ứng không mang tính xây dựng – sử dụng trực giác thay vì trí năng – nhận ra chấp trước của mình – dính mắc với người tiêu cực mở con ra với tà lực đen tối – tình thương thách thức – giúp con người lựa chọn thật sự – tránh tranh luận – ba lý do khiến mọi người bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực – lòng tốt không có tác dụng với những tà linh đen tối –  bước đi tiếp.


Câu hỏi 1: Xin chào Giêsu- Con thật may mắn khi có thể liên lạc với thày. Cảm ơn thày. Câu hỏi của con là về việc tránh “tà” linh (những tà linh ô uế có thể xâm nhập vào chúng con nếu chúng con không lấp đầy bản thân với tánh linh của thày). Trên trang mạng có viết rằng chúng con phải cố gắng giữ năng lượng tích cực và tránh những linh thể tiêu cực có thể kéo chúng con xuống. Con thấy những người như vậy ở đây trong văn phòng của con – đầy tiêu cực và rung động xấu – con có nên tránh họ không? Hay con nên tiếp cận với họ và thử thương yêu họ? Có thể họ đầy sự tiêu cực vì họ chưa bao giờ được yêu thương? hay họ là những tà linh? làm thế nào để con biết sự khác biệt? Con cảm thấy họ là những người bị tổn thương và con nên tiếp cận, yêu thương và giúp họ được chữa lành.

Câu hỏi 2: Con cố gắng không kết giao với những người có thói quen mà con không ủng hộ, như uống rượu quá mức, chửi thề, v.v. Tuy nhiên, con nhận thấy rằng mình không đi chơi với nhiều người và có nhiều khả năng ngồi ở nhà. cảm thấy tội nghiệp mình. Vì vậy, tốt hơn là con nên bảo vệ bản thân và không giao tiếp với những người như vậy hay chỉ giao tiếp với những người có tâm linh?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012:

Đây là những câu hỏi rất quan trọng, và chúng quan trọng vì một số lý do. Một trong những chủ đề lặp đi lặp lại trên trang mạng này là con người đã rơi vào trạng thái tâm thức bị mắc kẹt trong cái nhìn nhị nguyên về thế giới. Khi con suy xét chủ đề về người tiêu cực và tà linh với tâm nhị nguyên, con có xu hướng bị thu hút bởi một trong hai đối cực:

  • Một cực đoan là cách tiếp cận dựa trên sợ hãi, khiến con cảm thấy rằng con nên làm mọi cách để tránh những người tiêu cực hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi tà linh. Điều này chắc chắn sẽ khiến con có cái tâm rất là phán xét, bởi vì con phải thiết lập một tiêu chuẩn để xác định ai là tiêu cực và ai là không. Tiêu chuẩn đó chắc chắn là biểu hiện của sự sợ hãi và hệ thống niềm tin của con. Đó là lý do tại sao con thấy rất nhiều người Cơ đốc chính mạch phán xét mạnh mẽ những ai không sống theo lý tưởng hoặc tiêu chuẩn được xác định bởi giáo hội của họ.
  • Một đối cực ngược lại là con lý luận rằng con chỉ đơn giản thương yêu tất cả mọi người hoặc thương tất cả mọi người theo cùng một cách. Điều này có nghĩa là con không đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là con không phân biện theo tiêu chuẩn thiêng liêng. Điều này có thể dễ dàng khiến con mở mình ra với những người hoặc thế lực muốn thao túng con để đánh cắp ánh sáng tâm linh của con. Những lực này là một hố sâu không đáy và không có tình thương thương nào lấp đầy được chúng. Vì vậy, khi con cho họ tình thương và ánh sáng của con, con chỉ lãng phí ánh sáng đó giống như con rải ngọc trai của con cho lợn. Thật không may, ta thấy nhiều người trong phong trào Thời đại mới đang áp dụng cách tiếp cận này.
    Nếu con lùi lại và nhìn vào cả hai cách tiếp cận này, con sẽ thấy rằng chúng xuất phát từ cùng một trạng thái tâm thức, cụ thể là từ chối phân biện điều gì là của Thượng đế và điều gì không phải của Thượng đế. Nhiều người Cơ đốc từ chối làm điều này bằng cách bám vào các học thuyết vỏ ngoài. Họ nghĩ rằng họ không cần phải sử dụng sự phân biện cá nhân của mình bởi vì họ chỉ cần tuân theo một cách máy móc các giáo lý và quy tắc do nhà thờ của họ xác định. Đây là tư duy trắng đen. Nhiều người theo phong trào Thời đại mới cũng từ chối sử dụng sự phân biện cá nhân của mình vì họ nghĩ rằng họ nên hành động yêu thương đối với tất cả mọi người mà không cần cân nhắc. Đây là suy nghĩ màu xám.

Như thày đã cố gắng giải thích trên toàn bộ trang mạng này, có một cách khác thay vì đi vào một trong hai đối cực này. Cách khác là vươn tới tâm thức Ki-tô, điều này cho phép con vượt lên trên tâm thức nhị nguyên. Một khía cạnh quan trọng của tâm Ki-tô là khả năng phân biện điều gì là của Thượng đế và điều gì không thuộc về Thượng đế. Khi con đi theo quan điểm của tâm Ki-tô, con nhận ra rằng không thể đưa ra một câu trả lời chung cho những câu hỏi được hỏi ở trên. Chỉ có những câu trả lời riêng lẻ bởi vì mỗi người là một cá thể duy nhất.

Ý của thày là con cần phải xác định theo cá nhân của con về cách thức và mức độ con sẽ tương tác với những người tiêu cực. Hãy để thày cho con một vài ý tưởng có thể giúp con tìm được sự cân bằng cá nhân của mình.

Ý tưởng 1.

Câu hỏi cơ bản về cách ứng phó với những người tiêu cực có thể được chia thành hai câu hỏi sau:

• Con có nên tránh những người tiêu cực không?

• Con có nên cho họ tình thương và qua đó có thể giúp họ vượt qua sự tiêu cực của họ không?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên chủ yếu phụ thuộc vào con là ai, hay đúng hơn là mức độ trưởng thành về tâm linh của con. Nếu con đã kêu gọi sự bảo vệ tâm linh ở mức độ cao và con cảm thấy mình có thể tránh không mang vào từ trường mình sự tiêu cực của người khác, thì con không cần phải tránh những người tiêu cực. Nếu con đã đạt được ý thức rõ ràng về con là ai và ý thức rõ ràng về giá trị bản thân, con có thể tương tác với những người tiêu cực mà không để họ ảnh hưởng đến cảm nhận về bản sắc và giá trị bản thân. Nếu con đã đạt được mức độ phân biện cao của Tâm Ki-tô, con có thể tiếp xúc với những người tiêu cực mà không bị sa ngã trước những nỗ lực tinh vi của họ để kéo con vào vòng xoáy tiêu cực của họ và kiểm soát con.

Vì vậy, có thể nói rằng đối mỗi người cần tìm ra sự cân bằng của mình. Mức độ bảo vệ tâm linh mà con có, giá trị bản thân và sự phân biện bằng Tâm Ki-tô của con sẽ xác định mức độ của những người tiêu cực mà con có thể tiếp xúc mà con không bị họ kéo xuống. Và điểm mấu chốt ở đây là nếu con muốn kéo người khác lên, trước tiên hết là con không thể cho phép họ kéo con xuống.

Liên quan đến câu hỏi thứ hai, điều này phụ thuộc phần lớn vào những người kia. Một số người đã bị bao phủ quá nhiều bởi những năng lượng tiêu cực hoặc những tà lực đen tối đến độ không có người nào có thể giúp được họ. Chỉ có quyền năng của Đức Thánh Linh mới có cơ hội kéo những người này ra khỏi sự tiêu cực của họ, nhưng ngay cả quyền năng của Đức Thánh Linh cũng không thể chống lại ý chí tự do của con người. Vì vậy, thực sự là có một số người mà con không nên cố gắng giúp đỡ trừ khi con có động lực để trở thành cánh cửa rộng mở cho quyền năng của Thượng đế hoạt động qua con. Những người như vậy không thể giúp được dù có thương yêu họ, tốt với họ hay thương cảm họ bao nhiêu chăng nữa. Đơn giản là họ sẽ lấy ánh sáng của con và ngay lập tức lạm dụng nó để duy trì hoặc củng cố sự tiêu cực của họ.

Tuy nhiên, cũng đúng là có rất nhiều người đã bị tổn thương về mặt tình cảm, và do đó họ bị bao trùm trong một vòng xoáy tiêu cực. Những người như vậy có thể được giúp đỡ bằng cách bày tỏ tình thương với họ, mặc dù tình thương của Tâm Ki-tô thật sự hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ tình thương nào của con người.

Bây giờ con thấy sự cân bằng cơ bản mà con phải tìm thấy. Mức độ trưởng thành về tâm linh của con quyết định mức độ con có thể ứng phó với những người tiêu cực mà không bị kéo xuống. Tuy nhiên, con cũng cần nhận ra rằng không thể kéo một số người lên được cho đến khi họ sẵn sàng thay đổi cách họ tiếp cận cuộc sống. Để biết thêm về điều này, hãy xem bài giảng của thày về các giai đoạn phát triển tâm linh.

Ý tưởng 2.

Nếu con đang tiếp xúc với người tiêu cực với hy vọng giúp họ và kéo họ ra khỏi sự tiêu cực của họ, con cần phải chịu được những nỗ lực của họ đang kéo con xuống. Nhiều người tiêu cực sẽ cố gắng kéo mọi người khác xuống mức của họ một cách vô thức. Nếu con cho phép mình bị kéo xuống, con không giúp đỡ người đó, mà con đã tự tạo ra rắc rối cho chính mình. Đây không phải là một hành động của tình thương thật của Tâm Ki-tô. Đây có thể là một hành động của tình người ngây thơ, nhưng thày khuyến khích con hãy vượt lên trên tình người đó. Đơn giản là có quá nhiều người và thế lực trên thế giới này sẽ lợi dụng tình người và sự thương cảm của con người. Thày có thể đảm bảo với con rằng nhiều người đi tìm tâm linh chân chính đã bị lừa khi cho phép bản thân bị kéo xuống thấp vì sự thương cảm sai lầm với những người tiêu cực, thế lực đen tối hoặc thậm chí là vì thương cảm ma quỷ.

Hoàn toàn không có lý do gì để thương cảm những thế lực đen tối hay những người đã để cho mình bị những thế lực đen tối như vậy chiếm hữu. Con cần tôn trọng Quyền Tự quyết và chấp nhận rằng những người này có quyền tạo ra một vòng xoáy tiêu cực xung quanh họ. Tuy nhiên, con cũng cần tôn trọng quyền tự quyết của mình và quyền tránh xa vòng xoáy tiêu cực của họ. Là một người đi tìm tâm linh, con có quyền xây dựng một vòng xoáy tích cực trong cuộc sống của mình và bảo vệ mình không cho bất kỳ ai hay bất kỳ thế lực nào tìm cách kéo mình vào vòng xoáy tiêu cực.

Quá nhiều người tìm kiếm tâm linh đã cho phép mình cảm thấy – thường là thông qua niềm tự hào được ngụy trang – rằng họ có thể thay đổi hoặc cứu một người khác. Một số người đã dành cả cuộc đời để tìm cách cứu một người khác, có thể là vợ / chồng, bạn bè hoặc thành viên gia đình, chỉ để nhận ra rằng mình không thể giúp những người không sẵn lòng giúp đỡ mình.

Ý tưởng 3.

Thày biết thày đã ném vào con những khái niệm có vẻ hoàn toàn khó hiểu. Làm thế nào để con biết khi nào nên thương và khi nào không nên thương? Đây là gợi ý của thày. Tránh đừng xét đoán với tâm vỏ ngoài của con. Quan sát phản ứng của con với người khác và để ý những phản ứng sau:

• Đôi khi con cảm thấy có sự thôi thúc mạnh mẽ để làm điều gì đó cho người khác, nhưng nếu con để ý kỹ hơn, con sẽ thấy rằng sự thôi thúc này đến từ thể cảm xúc của con. Hãy chống lại sự thôi thúc đó.

• Có lúc con gặp một người, và ấn tượng đầu tiên của con là tránh người đó. Sau đó, trí năng của con bắt đầu tranh luận qua lại, và khá nhanh chóng con lý luận rằng sự tương tác với người đó là ổn. Tránh rơi vào cái bẫy dùng trí năng rồi vứt bỏ những cái biết trực giác và ấn tượng đầu tiên của con.

Thày khuyến khích con cố gắng tạo được sự cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nói cách khác, tránh rơi vào bất kỳ đối cực nào trong hai đối cực mà thày đã mô tả ở trên. Cách để làm điều này là làm theo trực giác của con thay vì đi theo trí năng và cảm xúc. Thày đã đưa ra một số kỹ thuật trên trang mạng về Hộp Dụng cụ Tâm linh (cái bài chú và bài thỉnh) để tăng cường sự kết nối của con với Tâm Ki-tô của con để con có thể có được những cái biết trực giác chính xác hơn. Điều quan trọng là phải duy trì một sự bảo vệ tâm linh mạnh mẽ vì điều này sẽ giúp con tiếp xúc với những người tiêu cực mà không bị sự tiêu cực của họ kéo con xuống.

Con có thể nhận ra rằng con đã có một trực giác mạnh mẽ. Nếu con không có trực giác, con đã không mở lòng đón nhận những lời dạy trên trang mạng này. Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây là tránh để thể cảm xúc hoặc thể lý trí của con kiểm soát sự tương tác của con với người khác. Cố gắng vượt lên trên nó và cho phép chính Tâm Ki-tô của con hướng dẫn con về những người con nên tương tác và hình thức tương tác nên như thế nào. Nếu con luôn làm theo trực giác của mình, con sẽ không bao giờ sai.

Sẽ có những trường hợp con cố gắng giúp đỡ ai đó và sau một thời gian, con phải thừa nhận rằng nỗ lực của mình đã không mang lại kết quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con đã sai khi cố gắng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là cho dù con làm gì, con không thể đi ngược lại quyền tự quyết của họ. Một số người đã quyết định rằng họ sẽ không bị lôi ra khỏi sự tiêu cực của họ. Thày có thể đảm bảo với con rằng thày biết điều này với tư cách là một người thầy tâm linh, người đã cố gắng giúp con người vượt lên trên vòng xoáy tiêu cực do chính họ tạo ra trong một thời gian dài.

Ý tưởng 4.

Khi con tương tác với người khác với tâm thức đến từ sự thương cảm của con người hoặc tình thương con người, con sẽ nhận thấy rằng con bị dính mắc với kết quả của sự tương tác. Vì vậy, bất cứ khi nào con cảm thấy một sự dính mắc như vậy, con cần phải tỉnh táo và nhận ra rằng con đã rơi xuống thấp hơn mức độ yêu thương của Tâm Ki-tô. Sau đó, con cần phải buông bỏ chấp trước này bằng cách vượt lên trên nó. Người đi tìm tâm linh bị dính mắc về mặt tình cảm với những người tiêu cực là điều không nên. Đây là một lời mời gọi các thế lực đen tối sử dụng những người tiêu cực  để kéo con ra khỏi con đường tâm linh của con.

Con có thể sử dụng những ràng buộc tình cảm của mình để khám phá những lỗ hổng cá nhân của con trước những thế lực đen tối. Sau đó, con có thể sử dụng các dụng cụ trên trang mạng Hộp Dụng cụ Tâm linh (các bài chú và bài thỉnh) hoặc các dụng cụ thích hợp khác để chữa lành tâm lý của mình nhằm vượt qua những dính mắc này và tiến nhanh hơn trên con đường tu của con.

Ý của thày là khi con tiếp xúc với những người tiêu cực, điều cực kỳ quan trọng là không dính mắc vào họ hoặc phản ứng của họ với con. Con càng không bị dính mắc, con càng có thể trở thành công cụ cho ánh sáng và tình thương của Thượng đế để giúp những người như vậy chữa lành vết thương tình cảm của họ và vượt lên trên tiêu cực. Con càng dính mắc, con càng dễ bị sự tiêu cực của họ kéo con xuống thấp, theo đó con sẽ chỉ củng cố thêm cái nhìn tiêu cực của họ về cuộc sống và khiến họ càng bị neo vào vòng xoáy tiêu cực.

Điều thày muốn nói ở đây là chính tình người mới khiến con bị dính mắc, và tình thương này sẽ không kéo người kia ra khỏi tiêu cực. Chỉ có tình thương hoàn hảo gạt bỏ mọi sợ hãi mới có thể làm được điều này, và khi con trụ vào tình thương thiêng liêng, con không bị dính mắc. Tình thương thiêng liêng vô điều kiện, nghĩa là con sẽ thương yêu người khác vô điều kiện. Khi con thương yêu người khác vô điều kiện, con không bị dính mắc bởi các phản ứng của người kia đối với tình thương của mình, và do đó con không thể bị người khác kéo xuống.

Ý tưởng 5.

Điều quan trọng là thấy rằng tình thương thiêng liêng không giống như những gì mà hầu hết mọi người xem là tình thương. Nhiều người có ấn tượng rằng nếu mình thương thì mình phải luôn nhẹ nhàng, dịu dàng và tốt. Điều này không đúng. Nếu ai đó bịt mắt và đang đi về phía một vách đá,  đâu phải là mình chỉ nói nói nhẹ nhàng và yêu cầu người đó dừng lại. Như thế chưa đủ. Có thể là con phải hét lên, và nếu anh ta vẫn không nghe, có thể là con phải xé miếng vải bịt mắt anh và chỉ xuống vực thẳm.

Đây là những gì con đã thấy thày làm rất nhiều lần khi thày thách thức mọi người cách đây 2.000 năm. Khi thày thách thức các thầy thông giáo, người Pha-ri-si, thầy tế lễ trong đền thờ, những người đổi tiền và các luật sư, thày rất cứng rắn và nói thẳng. Nhiều người nghĩ rằng thày đang tức giận và hành vi đó không phù hợp với đấng Cứu thế hay một nhà tiên tri. Tuy nhiên, trên thực tế, thày đang thể hiện khía cạnh nam của tình thương thiêng liêng, đó là sự kiên quyết không muốn người khác tự hủy hoại.

Tình thương của Thượng đế sẽ không ngăn cản con hủy hoại bản thân nếu con thực sự kiên quyết làm như vậy. Tuy nhiên, tình thương của Thượng đế muốn đảm bảo rằng trước khi lựa chọn tự hủy hoại bản thân, con biết chính xác mình đang làm gì và hậu quả là gì. Nói cách khác, tình thương của Thượng đế sẽ không để bất cứ ai hủy hoại bản thân mà không biết họ đang làm gì. Nếu họ biết và vẫn khăng khăng tiếp tục ở trong vòng xoáy tiêu cực của mình, thì Thượng đế sẽ lùi bước — như người đại diện của Thượng đế đã làm trong Vườn Địa Đàng.

Bất kỳ vị thầy tâm linh chân chính nào cũng sẽ tìm cách soi sáng cho mọi người về các lựa chọn của họ và hậu quả của những lựa chọn đó. Và sau đó vị thày sẽ cho phép mọi người lựa chọn. Nếu mọi người chọn đi ngược lại lời khuyên của vị thày, thì hậu quả của hành động của họ sẽ là người thầy mới của họ.

Ý của thày là khi con tiếp xúc với những người tiêu cực, điều cần thiết và thích hợp là con phải rất cứng rắn và nói thẳng khi con thách thức cái nhìn tiêu cực của họ về cuộc sống. Nếu con chưa sẵn sàng làm điều này, tốt hơn là con nên tránh những người như vậy và tập trung vào việc xây dựng mối liên hệ của con với chính cái Ta Ki-tô của con. Khi đạt được liên hệ đó, con có thể cho phép cái Ta Ki-tô của mình thách thức niềm tin tiêu cực của mọi người thông qua con.

Nói cách khác, nếu con sử dụng trí óc con người của mình để thách thức niềm tin của người khác thì kết quả không tốt đâu. Con nên luôn luôn để cho cái Ta Ki-tô của con làm việc xuyên qua con để hoàn thành nhiệm vụ này. Đừng để bản thân bị mắc kẹt trong vòng xoáy tranh cãi và xung đột của con người. Con chỉ cần cho phép chính cái Ta Ki-tô của con nói qua con và nói lên sự thật. Sau đó, con không dính mắc và cho phép mọi người phản ứng lại sự thật đó theo cách nào phù hợp với họ. Nếu họ khăng khăng bác bỏ sự thật, thì con hãy rút lui và để họ gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn tự do của họ.

Ý tưởng 6.

Con cần biết rằng có ba lý do cơ bản khiến mọi người bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực. Một là sự thiếu hiểu biết, hai là thói quen và những động lực cũ và ba là những tà linh đen tối. Con có thể giúp những người trong hai trường hợp đầu bằng cách đối xử tốt và nhẹ nhàng với họ. Con có thể cho họ sự hiểu biết và cứ tốt với họ hoài để chứng minh rằng có một cách sống tốt hơn là bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực.

Tuy nhiên, lòng tốt sẽ không có tác dụng đối với những người bị tà linh đen tối ám. Cách duy nhất để giúp những người này là giải thoát họ khỏi những tà linh đen tối. Thật không may, những người như vậy thường không cởi mở để đón nhận cái biết sáng tỏ về tình trạng của họ. Không nhiều người trong thế giới ngày nay sẽ phản ứng tích cực đâu nếu con nói với họ rằng họ bị tà linh đen tối ám. Vậy, con có thể làm gì đây?

Trừ khi con đạt được mức độ cao của quả vị Ki-tô, con nên tránh giao dịch trực tiếp với bất kỳ loại tà linh đen tối nào. Họ có khả năng ăn cắp năng lượng của con hoặc hướng năng lượng hoặc suy nghĩ tiêu cực vào con. Vì vậy, con có thể yêu cầu Đại thiên thần Michael trói những tà linh đó và cắt người kia thoát khỏi các tà linh, để họ có thể lấy quyết định của riêng họ mà không bị áp đảo bởi những tà linh đen tối. Dụng cụ hiệu quả nhất cho mục đích này là bài Nguyện Archangel Michael (Rosary). Bằng cách đọc bài Nguyện này trong một thời gian cho những người tiêu cực, con có thể giúp họ thoát khỏi những tà linh đen tối, và điều này có thể khiến họ cởi mở hơn với những cách sống khác.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không có nghi thức tâm linh nào sẽ vi phạm quyền tự quyết của con người. Nếu người đó không sẵn sàng buông bỏ những tà linh đen tối, Đại thiên thần Michael không thể gỡ chúng đi. Vì vậy, có thể sẽ có lúc con phải để những người này đi theo con đường của họ và dành năng lượng và sự chú ý của con cho những người sẵn sàng phát triển. Hãy cho phép chính cái Ta Ki-tô của con hướng dẫn con khi nào là lúc con phải bỏ lại chuyện này và bước đi tiếp.

Liệu chúng con có phải ưa thích mọi người?

Hỏi: Thày nói chúng con phải yêu thương mọi người, nhưng con thắc mắc vì con nghe người ta nói: “Nhưng bạn không cần phải ưa thích mọi người”.


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua trung gian Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012.

Khi con yêu thương ai đó với tình yêu vô điều kiện của Thượng đế, con giải thoát cho người đó được tự do để là con người mà họ là. Và khi làm vậy, con cũng giải thoát cho con để là con người mà con là. Khi ta nói con phải yêu thương mọi người, ta muốn nói là con phải yêu thương mọi người với tình yêu vô điều kiện của Thượng đế. Tình yêu đó vô điều kiện, tức là ở trên và vượt khỏi mọi ưa thích hay không ưa thích của con người.  

Khi con thực sự hiện thân tình yêu vô điều kiện của Thượng đế, con không còn cân nhắc xem mình có ưa thích người đó hay không. Con chỉ đơn giản biểu hiện tình yêu cho mọi người con gặp mà không chờ đợi một sự hồi đáp nào cả. Khi con không còn những chờ đợi của phàm nhân, con đạt được sự tự do tâm linh, là tự do mà ta đã chứng tỏ.

Tuy nhiên, con hãy lưu ý, tình yêu vô điều kiện không phải lúc nào cũng mềm yếu. Khi ta quở trách những thày dạy luật, ta đã làm vậy với tình yêu vô điều kiện của Thượng đế không cho phép họ cứ kẹt mãi trong tâm trạng vị kỷ của họ. Cho nên sự thách thức của ta – biểu lộ trong sự cứng rắn của tình yêu thay vì trong cơn giận xung khắc – đã trao cho những dòng sống này một cơ hội để họ chọn Ánh sáng Ki-tô thay vì bóng tối mà họ đã tự giam mình vào.

Giáo lý căn bản về cách đáp ứng khi bị người khác hà hiếp

CHỦ ĐỀ: Trong các mối quan hệ, hãy tạo cơ hội để phát triển – kết quả thực tế của một tình huống ít quan trọng hơn sự phát triển – ý nghĩa thực sự của việc chìa má kia ra – giữ sự trong sáng của con – đừng thụ động – tình thương của Mẹ và của Cha – ngưng hành vi hà hiếp lại – giải quyết nghiệp chướng hoặc vết thương của riêng con – các bước thực tiễn để ứng phó với sự hà hiếp – cho mọi người và cho chính con cơ hội để phát triển – hướng tới sự không dính mắc – khi không dính mắc, tình hình sẽ thường được cải thiện hoặc con sẽ bước tiếp – một viên đá lót trên con đường tu của con.


Câu hỏi: Xin chào, Đầu tiên, cảm ơn quý vị về trang mạng khai sáng tâm tuyệt vời này. Nó đã nâng cao nhận thức tâm linh và sự phát triển tâm linh của tôi. Câu hỏi của tôi: Tôi biết trách nhiệm của tôi là phải tha thứ và cầu nguyện cho những người làm tổn hại đến tôi, vậy việc nộp đơn tố cáo những người phân biệt đối xử và sách nhiễu tại nơi làm việc có được chấp nhận về mặt tâm linh không?


Trả lời của chân sư thăng thiên Giê-su qua Kim Michaels. Đăng ngày 17/11/2012:

Một câu hỏi tuyệt vời, chạm đến một trong những tình huống chính khó xử của đời sống con người và cũng cho thày cơ hội để bình luận về một sự hiểu lầm phổ biến về lời kêu gọi chìa má bên kia của thày. Hãy để thày giảng cho con về cách chúng ta những chân sư thăng thiên nhìn những tình huống như thế này.

Đầu tiên thày xin nói rằng trong bất kỳ sự tương tác nào giữa con người với nhau, mối quan tâm của các chân sư thăng thiên là luôn tạo cho tất cả mọi người liên hệ được cơ hội phát triển tối đa. Chúng tôi không quan tâm nhiều đến kết quả cụ thể của một tình huống, mà chúng tôi quan tâm đến sự phát triển của tất cả những người có liên quan đến tình huống đó. Vì vậy, với suy nghĩ đó, hãy để thày nhận xét về tình huống này và hàng triệu tình huống tương tự xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới. Bản chất của tình huống là một người đang vi phạm Luật Tình thương, thay vì làm cho người khác điều mà họ muốn người khác làm cho mình, thì họ không hành xử như vậy. Câu hỏi bây giờ trở thành: người phải gánh chịu hành động này nên phản ứng như thế nào với tình huống đó.

Mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất của con là tránh tạo ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân. Để đạt được mục tiêu này, con cần phải làm theo lời kêu gọi của thày là chìa má bên kia. Khi con hiểu được ý nghĩa thực sự của việc chìa má bên kia, con sẽ thấy rằng nó có nghĩa là con đáp lại mọi tình huống bằng tình yêu thương vô điều kiện. Khi đáp lại với tình yêu thương này, con có thể tránh rơi vào cái bẫy bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực của con người, chẳng hạn như cảm giác mình là nạn nhân, cảm giác sợ hãi, cảm giác tức giận hoặc mong muốn trả thù. Khi con né tránh được những cảm xúc như vậy, Hoàng tử của thế giới này sẽ đến và không tìm thấy  được gì trong con để ảnh hưởng con. Do đó, con sẽ không tạo ra hậu quả tiêu cực, có nghĩa là năng lượng tha hóa hoặc nghiệp quả, từ hoàn cảnh này. Con thực sự có thể vượt qua tình huống và duy trì sự trong sáng và ngây thơ của mình mà không bị hành động của người kia làm vấy bẩn. Điều này giúp con không bị kéo vào một vòng xoáy tiêu cực thực sự trói buộc con với kẻ đang hà hiếp con, thay vì buộc con với chính cái Ta Ki-tô bên trong con.

Nói thế nhưng điều cần thiết là phải nhận ra rằng chìa má bên kia không có nghĩa là con trở thành người theo chủ nghĩa hòa bình và con thụ động cho phép người khác hà hiếp mình. Đây là một điểm tế nhị đã bị hiểu lầm bởi nhiều người Cơ đốc, những người thấy tầm quan trọng của việc ứng phó với tình thương nhưng lại không hiểu rằng tình thương thiêng liêng có hai khía cạnh. Như Mẹ Mary giải thích trong bài diễn văn của mình, Thượng đế có hai khía cạnh, đó là lực lan ra của Cha và lực co lại của Mẹ.

Khi con chìa má bên kia và tránh rơi vào những cảm xúc tiêu cực, con đang sử dụng khía cạnh Mẹ của tình thương  thiêng liêng. Đây là ngọn lửa truyền sức mạnh cho con để con luôn trong sáng và không bị dính mắc khi đối mặt với bất kỳ sự tàn bạo nào được tìm thấy trên thế giới này. Tuy nhiên, điều quan trọng là con cũng phải sử dụng ngọn lửa tích cực hơn của Cha thiêng liêng. Đây là ngọn lửa truyền sức mạnh cho con để thực hiện hành động thích hợp sẽ mang lại cho cả bản thân và những người khác cơ hội tốt nhất để phát triển từ hoàn cảnh này.

Khi con hiểu được hai khía cạnh của tình thương thiêng liêng, con không thể cho phép người đang hà hiếp con tiếp tục làm như vậy, vì con biết rằng điều đó sẽ gây hại cho người đó về lâu dài. Vì vậy, chính vì tình thương vô điều kiện dành cho người kia, con sẽ hành động một cách tự nhiên để ngăn chặn sự hà hiếp. Đây là những gì con đã thấy thày làm khi thày thách thức các thày thông giáo, người Pha-ri-si, người Sa-đu-sê, thầy tu trong đền thờ và bất kỳ ai khác khuyến khích mọi người đến với tôn giáo trong sự sợ hãi.

Trong tình huống cụ thể của con, thày muốn khuyên con những điều sau:

  • Trước tiên, hãy nhìn lại bản thân và đảm bảo rằng con hoàn toàn không bị dính mắc. Nếu cần, hãy sử dụng Bài Nguyện Tha Thứ để vượt qua mọi cảm giác tiêu cực đối với người kia. Sử dụng Bài Nguyện của Archangel Michael (Archangel Michael Rosary) để bảo vệ bản thân khỏi mọi tà lực đen tối có thể khiến con có cảm xúc tiêu cực hoặc cảm thấy mình là nạn nhân.
  • Khi con nhận thức được khía cạnh tâm linh của cuộc sống, con có một cơ hội đặc biệt để giải quyết tình huống bằng cách sử dụng các công cụ tâm linh mà chúng tôi cung cấp trên trang mạng. Ví dụ: thày khuyên con nên đọc Bài Nguyện đại thiên thần Michael và đặc biệt kêu gọi  Thày Michael trói lại tất cả các phàm linh đen tối đang sử dụng người kia và khiến người đó có những hành vi không yêu thương. Con cũng nên kêu gọi Thày trói lại những lực chống lại cái Ta cao của người đó, khiến y không thấy được hành vi của mình là sai. Con cũng có thể sử dụng bài Thỉnh Mẹ Mary hoặc các bài chú của Ngọn lửa Tím để tiêu trừ tất cả nghiệp chướng mà con có thể có với người đó. Hãy để thày giúp con đồng đo lường với thày. Nếu con cảm thấy bất kỳ cảm giác tiêu cực nào đối với người kia, thì con có thể có một số tắc nghẽn trong tâm lý của chính mình hoặc con đã có nghiệp quả với người kia từ những kiếp trước. Do đó, con phải cực kỳ thận trọng chờ con giải quyết xong các tắc nghẽn này trước khi con đi xa hơn.
  • Khi con đã đạt được sự không dính mắc, hãy nhẹ nhàng nhưng quả quyết cho người kia biết rằng con coi hành vi của họ là không thể chấp nhận được và con muốn hành vi đó dừng lại. Nếu người đó phản ứng tích cực và có vẻ thực sự sẵn sàng dừng hành vi đó, điều này có thể là đủ. Nếu người đó có vẻ không thành thật hoặc phản ứng tiêu cực, hãy bình tĩnh nói với người đó rằng con sẽ thông báo cho bộ phận có thẩm quyền về chuyện này trong công ty của con và nếu cần sẽ nộp đơn kiện về hành vi sách nhiễu tình dục.
  • Sau khi con đã nói chuyện với người đó, hãy đến gặp người thích hợp trong công ty của con và thông báo cho họ biết về tình hình mà không cần nộp đơn khiếu nại chính thức. Đơn giản là con cho họ cơ hội phát triển bằng cách để họ quyết định ứng phó với tình huống theo cách mà họ thấy phù hợp. Con cho họ biết rằng con đã nói chuyện với người đó và yêu cầu hành vi dừng lại, và nếu hành vi này dừng lại, thì con không muốn có biện pháp gì thêm nữa. Tuy nhiên, hãy cho họ cơ hội có biện pháp nếu người sách nhiễu con cũng đã làm như vậy với người khác.
  • Nếu hành vi không dừng lại, hãy quay lại với bộ phận có thẩm quyền trong công ty của con và nộp đơn khiếu nại chính thức. Yêu cầu họ đảm bảo rằng hành vi này không tiếp tục.
  • Nếu bộ phận thẩm quyền của công ty con không làm gì để ngăn chặn hành vi có vấn đề, thì hãy quay lại với họ và nói rằng trừ phi hành vi đó dừng lại, con sẽ nộp đơn kiện.
  • Nếu công ty của con vẫn không làm gì để ngưng hành vi đó, thì lúc đó và chỉ lúc đó, con hãy đến tòa án và nộp đơn kiện chính thức chống lại người sách nhiễu con và chống lại công ty đã không làm gì để ngăn chặn hành vi đó.
  • Con có thể điều chỉnh cách giải quyết dần dần từng bước này cho hầu hết các tình huống khác. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong bất kỳ tình huống nào liên quan đến người khác, con phải luôn tôn trọng quyền tự quyết của họ. Do đó, con phải làm những gì đúng, theo sự hiểu biết tốt nhất của con, và sau đó con không vướng mắc đến kết quả của hành động. Nếu mọi người không phản ứng như con chờ đợi, con đừng rơi vào cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, con hãy sử dụng các công cụ tâm linh để kêu gọi sự bảo vệ cho họ và kêu gọi cho tâm họ ngộ ra. Nếu họ không thay đổi, hãy kêu gọi sự phán xét của Thượng đế.

Nếu vẫn không có gì thay đổi, hãy giữ nguyên thái độ không dính mắc. Trong một số trường hợp, con người từ chối mọi lời kêu gọi thay đổi, nhưng khi con đã có hành động thích hợp để cho họ cơ hội thay đổi, sẽ đến lúc con đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với họ. Sau đó, con có thể cảm thấy đã đến lúc con phải tiếp tục bước tới trước. Khi điều đó xảy ra, con chỉ cần buông bỏ  hoàn cảnh này hoặc bỏ lại phía sau tất cả các chấp trước dính vào tình huống này hoặc chấp trước mong muốn một kết quả nào đó.

Nếu con có thể giữ cho mình không bị dính mắc, con sẽ luôn phát triển từ hoàn cảnh sống, và nếu con phát triển, kinh nghiệm của con về hoàn cảnh sẽ cải thiện, ngay cả khi hoàn cảnh bên ngoài không thay đổi. Tuy nhiên, khi con thay đổi, con thường sẽ thấy rằng các tình huống bên ngoài tự giải quyết và con thấy mình đã vươn lên một mức tâm thức cao hơn trước.

Con có thể thấy rằng bằng cách giải quyết dần dần từng bước này, con cho tất cả những người có liên hệ được cơ hội tối đa để phát triển từ hoàn cảnh đó mà không rơi vào bẫy phản ứng bằng sự tức giận hoặc tìm cách trả thù.Trước hết, con cho mình cơ hội phát triển từ hoàn cảnh này thay vì cho phép mình trở thành nạn nhân hoặc tìm cách trả thù. Bất cứ khi nào con cảm thấy dính mắc muốn đạt một kết quả cụ thể trong môt tình huống, con biết rằng con đã gặp phải một trong những chỗ tắc nghẽn trên con đường đi tới quả vị Ki-tô cá nhân của con. Do đó, hãy tận dụng cơ hội để loại bỏ khối tắc nghẽn đó và thực hiện một bước nhảy vọt vĩ đại để trở thành con người thật của con, thay vì cho phép Hoàng tử của thế gian này quy định con là ai thông qua sự tấn công của những kẻ yếu đuối.

Thày xin nói lại rằng chìa khóa của quả vị Ki-tô cá nhân là đáp ứng mọi tình huống bằng tình yêu thương. Và chìa khóa để đáp ứng bằng tình thương là nhận ra rằng tình thương có hai khía cạnh. Một là khía cạnh Mẹ trao quyền cho con để con chìa má bên kia và không bị dính mắc. Khía cạnh kia là khía cạnh Cha cho phép con hành động giống như Đấng Ki-tô, (trái ngược với hành động của con người theo quan điểm nhị nguyên), để ngưng tình huống hà hiếp và ngăn nó leo thang thành một vòng xoáy đi xuống cho tất cả những người liên hệ.

Thày thực sự đã đưa ra lời dạy này cách đây 2000 năm, nhưng nó không bao giờ được các tác giả Phúc Âm ghi lại đầy đủ vì họ không hoàn toàn hiểu lời dạy. Và một số đoạn được ghi lại trong thánh thư gốc kể từ đó đã bị bóp méo hoặc bị chỉnh sửa vứt đi, khiến người Cơ đốc ngày nay có cái nhìn một chiều về những lời dạy của thày về tình thương thiêng liêng. Do đó, rất nhiều người Cơ đốc có cách đối phó thụ động với cuộc sống và tin rằng họ nên chìa má bên kia và cho phép tình trạng hà hiếp tiếp tục. Mặt khác, nhiều người phản ứng với những tình huống như vậy với sự tức giận, thay vì hiểu rằng muốn thực sự chìa má bên kia, con phải không dính mắc để Hoàng tử của thế gian này không tìm thấy gì trong con để ảnh hưởng con.

 Thày biết rằng đáp ứng trước mọi tình huống bằng tình yêu thương là một sự cân bằng tế nhị và là một thách thức lớn đối với những người lớn lên trong thế giới phân cực ngày nay. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để phát triển vì nó cho phép con biến mọi tình huống thành những viên đá lót trên con đường dẫn tới quả vị Ki-tô cá nhân của con.