Làm thế nào ngừng phản ứng qua một ngã tách biệt

Hỏi: Khi con có phản ứng động cảm qua một ngã tách biệt, khi có một lỗ hổng mở ra một phàm linh tập thể và năng lượng của nó rất mãnh liệt, tràn ngập sợ hãi, giận dữ và hoảng hốt, thì đâu là cách hay nhất để đối phó với tình huống ngay lúc đó? Phản ứng đó đến từ tầng tâm thức nào? Có thể nào là con ở một mức tâm thức cao hơn các phản ứng đến từ ngã tách biệt cùng phàm linh tập thể đang củng cố cho phản ứng?


Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Estonia năm 2019. Đăng ngày 18/12/2019.

Điều con có thể làm là dùng các lời dạy mà chúng tôi các chân sư thăng thiên đã ban ra về ngã tách biệt, và con có thể quyết định là mình sẽ sẵn sàng, một cách ý thức, nhìn ra các ngã tách biệt của mình, và con tách rời khỏi chúng. Và nếu con lấy thái độ tổng quát đó, con cũng sẽ rút được kết luận là bất cứ khi nào con có phản ứng khiến mình bị bối rối và mất an bình, thì cái đó đến từ một ngã tách biệt. Tùy theo cường độ của cảm xúc khởi lên, con có hai cách đối phó mà ta đề nghị như sau.

Nếu cảm xúc vô cùng mãnh liệt, con có thể quyết định: “Tôi sẽ không cho phép cảm xúc này kéo dài thêm nữa, tôi sẽ không cho phép nó tạo ra một vòng xoắn ốc đi xuống. Cho nên tôi sẽ ngừng ngay việc tôi đang làm. Tôi sẽ ngừng không phản ứng lại tình huống này. Tôi sẽ bước ra khỏi tình huống. Và tôi sẽ vào phòng riêng của mình để gửi lời thỉnh lên các chân sư thăng thiên, như Shiva, như Astrea, để các thày giúp tôi cắt đứt sợi dây đang kéo buộc tôi vào năng lượng đó.” Nếu năng lượng rất mạnh, con biết là con đang bị nối chặt với một phàm linh tập thể nào đó. Cho nên con có thể kêu gọi để mình được cắt đứt ra khỏi nó, và con khiến cho vòng xoắn ốc ngừng lại. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của ngành cấp cứu là ngăn không cho tai nạn tiếp tục gia tốc và kéo thêm nhiều người vào trong cuộc hay trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, nếu năng lượng không đến nỗi mạnh mẽ, con có thể lần hồi lấy trớn, lần hồi xây dựng một động lượng là con nhận diện mình đang phản ứng lại trong một trạng thái bất an. Và một lần nữa, con tự ngừng lại trong tâm, và cũng trong tâm, con chỉ giản dị bước ra khỏi ngã đó. Con nhận ra đó là một cái ngã tách biệt. Và một khi con có trớn và xây dựng được động lượng, con có khả năng tự ngừng lại – trong ngay tình huống đó chứ không cần phải bước ra khỏi tình huống – con ngừng lại mà không phản ứng qua ngã tách biệt. Có thể không có nghĩa là con sẽ tức khắc giải quyết được tình huống, nhưng con có thể tách mình ra khỏi ngã đó, vừa đủ để con khỏi tiếp tục khuôn nếp phản ứng. Con có thể tiếp cận trung hòa hơn. Con có thể ngưng nói chuyện với người kia, hay con có thể tạm ngưng một lúc để cố gắng hồi đáp trong một nhãn quan trung hòa hơn.

Về lâu về dài, tất nhiên con sẽ muốn tự hỏi: “Đâu là cái ngã tách biệt đã khiến tôi phản ứng trong tình huống đó?” Rồi một khi con có thì giờ thiền quán về vấn đề này, con có thể học tập một cuốn sách hay một bài truyền đọc giảng dạy về đề tài này, con có thể đọc một bài thỉnh để sáng nghĩa hơn về ngã đó cũng như về niềm tin đứng đằng sau ngã đó, cho tới khi con có thể buông nó ra và để cho nó chết đi.