Hỏi: Con có một câu hỏi về bệnh tâm thần trong thế giới hiện đại. Chúng ta sống trong một thế giới mà hậu quả của chứng trầm cảm và rối loại tâm lý là một căn bệnh vô hình ảnh hưởng rất nhiều người, và nó dường như đang xảy ra với những người ngày càng trẻ hơn. Y học hiện đại hình như chỉ làm được rất ít để giúp những người gặp vấn đề và mang triệu chứng. Con tự hỏi liệu có hy vọng nào cho những người mắc bệnh trầm cảm và tâm thần ngoại trừ phải lặng lẽ đau khổ suốt đời?
Trả lời của chân sư thăng thiên Mẹ Mary qua trung gian Kim Michaels, nhân một hội nghị tại Hoà Lan năm 2016. Đăng ngày 21/2/2017.
Những chữ chủ yếu trong câu hỏi của con là “căn bệnh vô hình”. Nhưng con có thấy không, con yêu dấu, bệnh tâm thần chỉ vô hình bởi vì khoa học muốn nhìn mọi chuyện từ một góc độ duy vật. Từ góc độ của ta là đại diện cho Mẹ Thiêng liêng, bệnh tâm thần vô cùng hữu hình, và ta có thể dễ dàng thấy được khi nào hiện ra những mô thức trong các thể tình cảm, lý trí hay bản sắc đang tạo điều kiện cho người ta mắc bệnh tâm thần.
Đáng lý ra khoa học cũng có thể nhìn thấy được như thế nếu khoa học nhìn xa hơn hệ tư tưởng duy vật và khám phá ra công nghệ đã sẵn có ở đó để nhìn thấy các thể cao hơn. Người ta có thể khiến cho những thể này hiện ra trên một màn ảnh máy tính, học hỏi cách chẩn bệnh và nhìn xem khi nào cảm thể có những vấn đề cần được chữa trị. Nhưng tất nhiên, muốn làm điều này thì khoa học phải vượt ra ngoài hệ tư tưởng máy móc cứ cho rằng mỗi hiệu ứng hữu hình đều phải có một nguyên nhân cơ học cần phát hiện, và phải dùng thuốc hóa học để thay đổi nguyên nhân cơ học đó hầu đạt được kết quả cơ học, vật lý trên cơ thể.
Con yêu dấu, có nghĩa lý gì khi người ta bàn chuyện bệnh tâm thần mà chỉ thấy được giải pháp duy nhất là một nguyên liệu hoá học, vật chất? Điều này chẳng hợp lý chút nào. Cũng không hợp lý chút nào khi có một hình thức tâm lý học chối bỏ bất cứ điều gì vượt khỏi thế giới vật chất, và cứ cắm đầu tìm cách chữa trị một căn bệnh trong tâm tiềm thức duy bằng những phương tiện trong tâm ý thức. Rồi lại cố làm cho tiềm thức hiện ra, mà trong nhiều trường hợp là điều không thể thực hiện nếu trước đó đã không giải tỏa năng lượng trong các thể cảm xúc hay lý trí.
Điều khiến cho ngày càng nhiều người hơn không thoát được bệnh tâm thần là sự bướng bỉnh của khoa học cứ cố bám mãi vào hệ thuyết duy vật. Sự gia tăng của bệnh tâm thần, sự gia tăng trong giới trẻ ngày càng bị nhiều hơn, là kết quả trực tiếp của hệ thuyết duy vật đã đi quá thời điểm hữu dụng của nó. Con cũng hiểu là khi con đi ngược trở lại thời Trung cổ mê tín dị đoan, thì quả thật tinh thần khoa học đã là một bước tiến đáng kể giúp cho con người vượt qua tình trạng trì trệ, đặc biệt là tại Âu châu. Nhưng điều đó đáng lý không được khiến cho tinh thần khoa học bị biến thành hệ tư tưởng duy vật ngày hôm nay, cũng đàn áp sự tiến bộ không kém gì hệ tư tưởng của giáo hội Công giáo vào thời Trung cổ.
Nhưng ngay cả thái độ đó cũng có thể dung thứ được trong một thời gian bởi vì nó cũng vẫn đem lại một số tíến bộ. Cho nên chúng tôi, các chân sư thăng thiên, vẫn thường nói khi có tư tưởng mới hoặc xu hướng mới xuất hiện trong xã hội: “Thôi được, chúng tôi sẽ để cho con người thử nếm mùi trải nghiệm này một thời gian nữa”, và chúng tôi đã cố kềm giữ lại một số hậu quả do thái độ đó tạo ra, và nhờ vậy con người đã chứng kiến những tiến bộ công nghệ lớn lao. Nhưng tới một điểm thì chúng tôi phải nói: “Không, như vậy là đủ rồi, nhân loại đã có đủ thì giờ sống qua trải nghiệm cụ thể này là muốn ép uổng mọi thứ vào trong cái quan điểm duy vật đòi hỏi mọi vấn đề phải có một giải pháp cơ học. Đã đến lúc người ta phải hiểu ra là thái độ đó có giới hạn, đã đến lúc phải bắt đầu nhìn xem bước kế tiếp là gì. Và nếu họ không chịu bước tới, chúng tôi sẽ không thể kềm giữ hậu quả mãi mãi.”
Và như vậy, những hậu quả sẽ bắt đầu biểu hiện phần nào qua điều mà con chứng kiến là sự tăng gia trong độ trầm trọng và số người mắc bệnh tâm thần. Và con sẽ thấy điều này đặc biệt xảy ra ở những vùng phát triển trên địa cầu, vì đó là nơi có những con người đầu thai đã đạt tới một mức tâm thức khiến họ không còn đi tìm thách thức trong thế giới vật chất hay trong cuộc sống kiếm kế sinh nhai và sống còn nữa. Thay vào đó, thách thức chủ yếu của họ bây giờ là khởi sự làm việc trên tâm lý họ vì họ nay có dư thì giờ rảnh rỗi để cải sửa tâm lý.
Nhưng vì không ai trao cho họ sự hiểu biết này suốt những năm tháng lớn lên, họ không đang tự nguyện cải sửa tâm lý của họ. Có nghĩa là con sẽ chứng kiến những biểu hiện của bệnh tâm thần bắt buộc họ phải có biện pháp gì đó cho tâm lý họ. Tất nhiên họ đã không tự nguyện cải sửa tâm lý họ do ý thức hệ duy vật, và bây giờ chính ý thức hệ này đang ngăn cản họ giải quyết bệnh tâm thần của họ.
Ta hoàn toàn hiểu được là điều này gây ra muôn vàn đau khổ. Ta sẵn lòng giúp đỡ mọi người giảm dịu đau khổ này, nhưng ta không thể làm được nếu họ không chịu nhìn xa hơn hệ tư tưởng duy vật, nhận lấy trách nhiệm cho bản thân và nhìn nhận mình là những sinh thể tâm linh. Tất nhiên là mọi loại vấn đề tâm lý đều có hy vọng giải quyết được và đó là mục đích những giáo lý mà chúng tôi đã truyền giảng và những dụng cụ tâm linh mà chúng tôi đã ban ra.
Chúng tôi không hề nói là các giáo lý và dụng cụ cùng các kỹ thuật mà chúng tôi đã phổ biến qua trung gian sứ giả này là cách duy nhất để đối phó với vấn nạn này. Còn nhiều thứ khác là những phương thức mà chúng tôi đã đưa ra, nhưng còn rất nhiều điều nữa vẫn đang chờ dịp thuận tiện khi ngày càng có nhiều người khởi sự nhìn xa hơn mô hình duy vật. Nếu mọi chuyện diễn ra như ta trù liệu, sẽ cần đến hai hay ba thập niên nữa, và khi đó bệnh tâm thần sẽ trở thành một chuyện hiếm hoi. Nhưng nó sẽ chỉ hiếm hoi, tất nhiên, khi hầu hết mọi người được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ để nhìn cuộc sống như một tiến trình liên tục cải sửa tâm lý mình. Miễn là mọi người đều lo cải sửa tâm lý thì cuộc khủng hoảng mà con gọi ngày nay là bệnh tâm thần sẽ không còn nhu cầu xuất hiện nữa.
Trong thực tế, đó không phải là bệnh tâm thần. Phần lớn những gì ngày nay con coi là bệnh tâm thần là vì con có cái nhìn méo mó về bệnh tật. Con nghĩ là người ta có một trạng thái bình thường, và khi có điều gì xảy ra ngoài bình thường, con coi đó là một bệnh tật cần phải giao chiến với nó. Nhưng kỳ thực, rất nhiều chứng bệnh thể xác, và chắc chắn đa số những bệnh tâm thần, đều là dấu hiệu nói cho con biết là đã tới lúc con phải thay đổi tâm thức của con. Vì con không thay đổi, càng ngày con càng nhận được lời nhắc nhở nghiêm khắc hơn là đã đến lúc con phải bước lên một mức tâm thức cao hơn.
Đó thực sự là một cơ chế mà nhiều người đã tự mình tạo ra, để nếu họ quên mất chuyện phát triển tâm linh khi họ đầu thai, thì họ muốn có một cơ chế để nhắc nhở về nhu cầu theo đuổi đường tu. Điều con thấy được là rất nhiều người trẻ đã tham gia vào cơ chế này, phần nào vì họ muốn tinh tấn bản thân, phần khác vì họ mong muốn thúc đẩy sư thay đổi trong xã hội hầu xã hội từ bỏ hệ thuyết duy vật. Một cách cho điều này xảy ra là bệnh tâm thần sẽ lan tràn thành dịch bệnh rộng lớn đến độ xã hội cuối cùng phải thấy rõ là không thể đối phó với vấn nạn này mà vẫn duy trì mô hình duy vật. Và như vậy điều tuyệt đối cần thiết là xã hội phải tìm kiếm một giải pháp mới lạ.
Và đây cũng là một điểm chúng ta đã từng bàn đến: Sự tiến bộ có thể xảy ra qua đổ vỡ khi con người phải đối diện với một cuộc khủng hoảng bắt buộc mình phải tìm cách thay đổi. Hoặc tiến bộ cũng có thể xảy ra một cách tự nguyện khi ngày càng có nhiều người thức tỉnh và khởi sự làm gì đó để sửa đổi hiện trạng. Chính các con, trong nhiều trường hợp, cũng là ví dụ những người đã từng có vấn đề tâm lý, nhưng các con đã đủ can đảm để sử dụng đường tu tâm linh, sử dụng các giáo lý tâm linh, để giải tỏa tâm lý. Các con có thể là những tấm gương và những người thày cho người khác, thậm chí còn có thể phụng sự một cách trực tiếp như những nhà trị liệu hầu giúp cho người khác đối phó với những vấn đề này. Một số các con cũng có thể giúp cho xã hội hiểu biết hơn về nhu cầu phải chuyển hướng, rời khỏi hệ tư tưởng duy vật và tìm kiếm một cách tiếp cận hoàn toàn mới.