14 | Tình thương và Phụng sự

Bài giảng của chân sư thăng thiên Paul người Venice qua trung gian Kim Michaels, ngày 3/1/2015, đăng ngày 8/1/2015.

TA LÀ Paul người Venice, Thượng sư của Tia thứ Ba của Tình thương Thiêng liêng. Khi con tới tầng thứ sáu của khóa nhập thất của thày, con đối mặt với khai ngộ của tình thương phối hợp với Tia thứ Sáu của Bình an và Phụng sự. Trước khi con có thể phụng sự với tất cả khả năng của mình, con cần đạt được bình an, vậy chúng ta hãy xem xét những hủ hóa tình thương liên quan đến bình an.

14.1. Quan điểm thế gian về tình thương

Đa số các người đến khóa nhập thất của thày trên con đường tự điều ngự đã bị ảnh hưởng sâu đậm bởi quan điểm thế gian về tình thương. Trên trái đất ta thấy phản tình thương biểu hiện quá nhiều, đặc biệt là những biểu hiện của phản an bình và sự hung hãn của những người chơi trò quyền lực, lúc nào cũng sử dụng quyền lực và lạm dụng quyền lực. Vì trong nhiều kiếp con đã lớn lên và trải nghiệm điều này, là nạn nhân của những người quyền lực, nên điều tự nhiên là con tìm một cách sống khác. Sâu thẳm trong nội tâm, con cảm nhận là tình thương là cách khác đó. Con cũng thấy có một số triết lý có mặt ngoài kia nói rằng: “Tình thương thắng tất cả. Tình thương chữa lành hết mọi sự. Tình thương là tất cả những gì con cần,” và những quan điểm tương tự.

Nhiều người đã tin vào triết lý hiện diện trong tâm thức tập thể trên trái đất cho rằng tình thương đối nghịch với quyền lực vì tình thương lúc nào cũng dịu dàng, tử tế, màu hồng và mềm mại. Con nghĩ tình thương là bình an, theo nghĩa bình an là thụ động.

Các thày đã giảng là bình an không thụ động, chắc chắn không phải là giữ cho mọi người vui lòng, và tình thương cũng vậy. Con không thể cảm thấy bình an với tình thương nếu con không sẵn lòng biểu hiện tình thương qua mọi khía cạnh của nó. Tình thương có thể dịu dàng và tử tế, nhưng tình thương chỉ dịu dàng và tử tế khi con người cần những điều này để chữa lành một chấn thương hay một vết thương. Trên một hành tinh đầy chiến tranh như trái đất, con người rất cần tình thương dịu dàng này. Điều này không thể chối cãi. Thày không nói biểu lộ tình thương như vậy là sai.

Điều thày muốn nói là con không thể bình an khi biểu hiện tình thương nếu con không nhận ra là tình thương, cốt lõi của tình thương, là giúp con người thăng vượt và trở nên hơn nữa. Nếu con người cần một hành động của tình thương thẳng thắn hơn, nghiêm khắc hơn, cường độ hơn, thì đó là điều các chân sư thăng thiên sẽ trao truyền. Nếu con muốn an bình khi phụng sự trên con đường tự điều ngự, phụng sự tha nhân, con phải là cánh cửa mở cho sự biểu hiện trực tiếp hơn của tình thương.

14.2. Học những khía cạnh của tình thương

Mỗi một tia tâm linh đều có một dải tần số, như ta có thể thấy nơi các tia màu sắc. Đa số nghĩ tình thương màu hồng, nhưng thật sự dải tần số trải ra tới cường độ cao nhất, giống như tia laser, của lửa màu ngọc đỏ. Rất nhiều học viên khi tới tầng này của khóa nhập thất của thày nghĩ tình thương màu hồng. Rất nhiều người đã lớn lên với cha mẹ hoặc khuôn mặt uy quyền khác lạm dụng quyền lực, và đa số cho thái độ đó là không thương yêu.

Dĩ nhiên lạm dụng quyền lực là không thương yêu. Nhưng sự biểu hiện uy lực để thức tỉnh con và giúp con tiến lên cao hơn hay nhận ra là con cần ngưng các khuôn nếp tự phá hoại, không phải là lạm dụng quyền lực. Khi giúp con, như một trẻ thơ, bước ra ngoài các khuôn nếp tự phá hoại, là biểu lộ tình thương.

Con cần học phân biện giữa một biểu hiện uy lực đúng đắn và sự làm dụng quyền lực. Con có thể học điều này bằng cách học hỏi các khía cạnh khác nhau của tình thương. Nếu con chỉ thấy tình thương màu hồng, con sẽ không bao giờ nhìn nhận một biểu hiện đúng đắn của uy lực. Con sẽ thấy một biểu hiện uy lực thẳng thắn như một lạm dụng quyền lực, nhưng điều này không đúng. Khi con mở lòng đón nhận các khía cạnh màu ngọc đỏ của tình thương, thì con sẽ bắt đầu thấy là cường độ có khi cần thiết để giúp một người trèo ra khỏi vòng xoắn hướng hạ đang kéo người đó xuống.

14.3. Biểu hiện cường độ của tình thương

Chuyện gì xảy ra khi một người bị kẹt trong một vòng xoắn hướng hạ? Con có thể bước vào, cầu thỉnh năng lượng, tiêu hủy năng lượng đang vận chuyển vòng xoắn và qua đó khiến vòng xoắn chậm lại và giúp người đó có thể thoát ra khỏi nó. Con cũng có thể nhận ra là khi một người đang trong một vòng xoắn đi xuống, thì họ đang chuyển động. Nếu con có thể gia tốc sự chuyển động đó, thì con có thể giúp họ bay văng ra khỏi vòng xoắn.

Một số các con có lẽ đã trải nghiệm trong đời mình trường hợp cha mẹ, người phối ngẫu, hay đạo sư đưa ra một nhận xét với cường độ cao đến độ lời đó cắt xuyên qua hàng rào phòng thủ thông thường của con. Lời nói đó khiến tâm con bị chấn động khiến con mở tâm đón nhận một thực tại cao hơn. Chỉ một nhận xét cũng đủ để kéo con ra khỏi khuôn nếp tự phá hoại và bước đi theo một hướng mới. Đó là tình thương. Đó là một biểu hiện tình thương. Nó có thể pha trộn với uy lực, nhưng trên căn bản đó là tình thương như một đối tác của sợ hãi.

Lạm dụng quyền lực lúc nào cũng bắt nguồn từ sợ hãi. Một biểu hiện uy lực đúng đắn vượt lên trên mức rung động đó. Nó rung động với tình thương, tình thương cường độ. Ta không nên nhầm cường độ và sự khe khắt. Cường độ không phải là khe khắt, mà là sự tự tại không lay chuyển. Tới đây thì chắc con đã thấy là tự ngã luôn luôn tìm cách kéo mọi sự xuống mẫu số chung thấp nhất và khiến con vui lòng. Có lúc cần cường độ để kéo con ra khỏi vòng xoắn giữ cho con vui lòng, trạng thái tâm thức giữ cho con vui lòng. Thày có nói là trong quan hệ phải có giao tiếp tự do, nhưng điều này không thể đạt được nếu các người liên hệ chưa đạt được các khai ngộ của Tia thứ Sáu và nhận ra là tình thương không phải lúc nào cũng bình an.

Con có quyền đối xử một cách cường độ với người bạn đời của con. Nếu con không cư xử vì sợ hãi, nếu cường độ của con dựa trên tình thương, thì điều này được phép làm trong quan hệ tình yêu. Trong quan hệ lý tưởng thì phải được phép. Trong một quan hệ, nếu một hay cả hai người bạn đời có thể đạt được cường độ nào đó, thì đó là một yếu tố quý giá trong mối quan hệ. Dĩ nhiên điều quan trọng là con sẵn sàng nhìn vào chính mình và nhận ra là mình cư xử với cường độ dựa trên tình thương hay lạm dụng quyền lực dựa trên sợ hãi. La lối người bạn đời vì mình giận dữ hay sợ hãi không giúp xây dựng mối quan hệ.

14.4. Giao tiếp tự do không phải là lạm dụng quyền lực

Có thể con cần dành một khoảng thời gian để con tự do phát biểu và người bạn đời của con học chịu đựng việc này. Sau đó con có thể xem xét những khuôn nếp mà con có, khiến chúng hiện rõ cho con và người bạn đời, để các con có thể tự do thảo luận chúng. Ở đây thày không muốn nói tới những khuôn nếp lệch lạc mà ta có thể thấy nơi rất nhiều quan hệ, nghĩa là một trong hai người bạn đời lên cơn bực bội và bắt đầu la hét, và người kia khép tâm lại và rút vào vỏ ốc của mình.

Nếu các con đã thiết lập được tự do giao tiếp thì con có thể cho phép một người biểu lộ bất cứ cảm xúc nào có trong tiềm thức. Mục đích là để các cảm xúc này phơi bày ra và qua đó bắt đầu chuyển hóa chúng, khám phá khuôn nếp và ảo tưởng đằng sau chúng, để có thể vượt thăng chúng. Mục đích của giao tiếp tự do không phải là để một người có thể biểu lộ mãi mãi cảm xúc dựa trên sợ hãi mà không bao giờ tìm cách giải quyết chúng.

Con yêu dấu, nếu con quan niệm tình thương là cái gì mềm mại, màu hồng và thụ động, thì câu nói “tình thương là tất cả những gì con cần” không đúng. Nhưng nếu con nắm vững tất cả mọi khía cạnh của tình thương, thì con có thể nói là tình thương là tất cả những gì con cần, vì lúc đó tình thương bao gồm tất cả bảy tia sáng với các đặc tính của chúng. Tất cả những gì con cần trong thế giới vật chất là bảy tia sáng. Con có thể thăng thiên khi con điều ngự cả bảy tia sáng. Nếu con điều ngự Tia thứ Tám của Tổng hợp và một số các tia bí mật thì còn tốt hơn nữa, nhưng con có thể thăng thiên khi con đạt được sự điều ngự bảy tia sáng. Bảy tia sáng là tất cả những gì con cần.

Nhiều quan hệ tình yêu bị kẹt trong một khuôn nếp trong đó hai người bạn đời cảm thấy lúc nào cũng cần phải dịu dàng. Điều này đặc biệt đúng khi hai người bạn đời đều là người tâm linh, đã tìm ra con đường tâm linh và đã thực hành trong một thời gian. Điều này lại đúng hơn nữa khi hai người đã học một số giáo lý Đông phương.

Giáo lý Đông phương khuyến khích con tìm về nội tâm. Các phương pháp như yoga, nhiều trường phái thiền, quán sát hay giữ chánh niệm đều có mục đích tìm sự tĩnh lặng nội tâm. Thày không nói các phương pháp này sai, nhưng nếu con đã chọn đầu thai vào phương Tây, thì con có thể suy ngẫm thấy rằng phương pháp Đông phương muốn con ngồi thiền trong hang động và giữ quân bình tâm linh bằng cách giữ tâm mình an bình, có thể không thích hợp với phương Tây.

Muốn thời hoàng kim được biểu hiện thì điều cần thiết là các người tâm linh khắp thế giới, kể cả ở phương Đông, có vai trò tích cực trong xã hội. Con cần đòi hỏi, và chứng minh qua gương sống của mình, một cách hành xử cao hơn là khuôn nếp không-bình an cũ. Đôi khi, điều cần xảy ra là có người biểu lộ bằng lời nói cường độ của ngọc đỏ. Đôi khi, trên diễn đàn công cộng, cần có người đứng lên, khiến mọi người phải chú ý, và phá tan màn mê chướng đang cản trở sự tiến bộ trong lãnh vực nào đó. Ai sẽ là người làm công việc này, nếu không phải là các người tâm linh? Ai sẽ làm việc này nếu con bị kẹt trong quan niệm lúc nào cũng phải trở về nội tâm, lúc nào cũng an lạc? Làm sao con thiết lập được một quan hệ bình an thật sự nếu con không vượt qua mọi yếu tố không-bình an và phản-bình an?

14.5. Các hủ hóa bình an

Thày đã nói gì trong các bài giảng trước? Mọi đức tính của Thượng đế đã bị sa nhân hủ hóa bằng cách thiết lập một đối cực tương đối, nhị nguyên. Điều này cũng xảy ra với đức tính bình an. Ở một đầu là hung hãn và chiến tranh. Ở đầu kia là một người hoàn toàn bình an và do đó thụ động. Đây không phải là Trung đạo. Đây không phải là con đường hoàng kim, trung dung của thời hoàng kim. Rất nhiều người tâm linh bị kẹt trong tư tưởng đây là cách họ phải cư xử, kể cả trong các mối quan hệ tình yêu.

Con thấy trường hợp các vợ chồng rất tâm linh và tham gia vào nhiều sinh hoạt tâm linh. Họ đã tới điểm mà nhiều cặp vợ chồng đã đạt được trên thế giới. Họ đã thừa nhận mình là ai, các vết thương và vấn đề mà họ có, và tránh khuấy động những vấn đề khó khăn. Họ đã đặt hài hòa và an bình như mục đích của mối quan hệ của họ tới độ điều này trở thành một ngăn trở thay vì động lực cho sự tiến bộ của họ.

Đây không phải là an bình thật sự vì an bình thật sự không tạo nên một tình trạng hòa bình đứng yên trên trái đất. Nó tạo nên một nền hòa bình năng động trong đó có tăng triển tối đa vì không có khái niệm hay xung đột kéo con người vào khuôn nếp tranh chấp. Những khuôn nếp này cướp năng lượng của con và đẩy con từ cao điểm sang hạ điểm khiến con mất đi an bình nội tâm và sự chú tâm vào Hiện diện TA LÀ của con.

Nếu hai chúng con là người tâm linh trong quan hệ vợ chồng thì các con nên sẵn sàng trực diện các vấn đề dù rằng làm như vậy sẽ nhất thời tạo bất hòa. Nếu các con sử dụng các dụng cụ tâm linh mà các thày đã cung cấp, các con sẽ có khả năng dần dần giải quyết các vấn đề đó. Lúc đó các con sẽ có một mối quan hệ chân thật hơn, và chắc chắn là trọng tăng triển hơn. Quan hệ này có thể sẽ giúp con thể hiện Sứ vụ Thiêng liêng của mình ở một mức cao hơn vì con có thể tự do biểu lộ những khía cạnh cường độ của tình thương. Cường độ này là chìa khóa của phụng sự thật sự.

14.6. Cần những người tâm linh trong xã hội

Tia thứ Sáu là tia của bình an và phụng sự, nhưng sa nhân đã hủ hóa khái niệm bình an bằng cách nói rằng những người trọng hòa bình theo nghĩa giữ cho mọi người vui lòng là những người phụng sự chân chính.

Nhiều người, ngay cả nhiều người tâm linh, cho rằng nếu muốn giúp đời thì họ phải tìm một việc làm trong một địa hạt phụng sự. Tỷ dụ như trong các ngành bác sĩ, y tá, giáo sư, từ thiện hay tương tự. Thày hoàn toàn không chỉ trích những người làm như vậy. Các người tâm linh rất cần trong các địa hạt này.

Thày chỉ muốn cho con thấy là nếu con nghĩ các người tâm linh chỉ nên làm việc trong các địa hạt này, thì con có thể đã dùng tâm ý thức đóng cửa việc thực thi Sứ vụ Thiêng liêng của mình. Con đang phủ lên mình một lớp màn có thể khiến tâm đóng lại và không nhận ra Sứ vụ Thiêng liêng của mình.

Những người tâm linh cần thiết trong mọi lãnh vực của xã hội. Quả thật là có một số công việc con nên tránh, tỷ dụ như những việc dính tới tội ác, việc phi pháp hay việc khuynh loát người khác.

Ngay cả trong thương trường – là lãnh vực có khi có nhiều trường hợp hủ hóa – cũng có nhu cầu có người có khuynh hướng tâm linh đồng thời hiểu rõ thương trường từ bên trong. Những người này có thể là phương tiện để biểu hiện sáng kiến mới, họ cũng có thể có cường độ cần thiết để gióng lên tiếng nói trong một số trường hợp cá biệt (trong một thương vụ cá biệt nào đó) hoặc để giúp xã hội mở ra một đường hướng mới liên quan đến thương mại hay tiền tệ.

Xã hội cần một hệ thống tiền tệ mới, đây là một điều các thày đã nói tới. Hệ thống này sẽ không được hình thành chỉ với hành động thụ động. Cần có người cầm Ngọn lửa Hồng ngọc để chặt đứt sự đối kháng, sự đối kháng cực kỳ mạnh mẽ, để biểu hiện một hệ thống tiền tệ thực sự đem lại lợi ích cho quần chúng thay vì giới thượng lưu quyền lực.

14.7. Vượt qua phản ứng khi bị lên án

Khi con đến tầng thứ sáu của khóa nhập thất của thày, con đối diện một thử thách rất gay go. Con cần phải đối diện thử thách không bị ảnh hưởng bởi sự lên án của tâm thức sa ngã. Làm sao con giữ được tâm an bình trên một hành tinh như địa cầu khi sa nhân tới và lên án con một điều gì đó và con lập tức mất bình an? Khai ngộ đặc thù mà con đối diện ở khóa nhập thất của thày giúp con học đối phó với hoàn cảnh bị lên án là con không thương yêu vì con dám biểu hiện mình một cách tự do hơn.

Các thày sẽ dạy con làm sao thực hiện điều này. Các thày sẽ chỉ cho con thấy là con đã rơi vào một khuôn nếp phản ứng khi bị lên án. Các thày sẽ giúp con thấy phản ứng này từ đâu tới, và vòng xoắn năng lượng nào đã nuôi dưỡng nó. Các thày sẽ giúp con đi vào vòng xoắn đó, đi vào tận cùng của nó và thấy ra ảo tưởng đằng sau nó. Lúc đó, con có thể nhìn phàm linh và nói: “Quỉ Xa-tăng, hãy đứng sau lưng ta. Mi không còn nắm được gì nơi ta nữa.”

Rất nhiều người thiện tâm đã làm việc phục vụ công chúng. Họ đã đứng lên tranh đấu cho một sự thay đổi nào đó, một ý mới nào đó. Họ đã gặp sự đối kháng không thể tránh được của những người bị kẹt trong tâm thức sa ngã. Không có địa hạt nào trên trái đất mà con có thể nêu lên một ý mới hay một thay đổi tích cực mà không va chạm những người bị kẹt trong tâm thức sa ngã muốn chống lại bất kỳ thay đổi nào.

Biết bao người đã gặp sự đối kháng này và đã có một phản ứng chống đỡ hoặc đã phản ứng bằng cách nâng cao cường độ, có khi đi vào lạm dụng quyền lực. Một khi họ phản ứng như vậy thì những người trong tâm thức sa ngã sẽ lên án là họ không trọng hòa bình, không thương yêu, không tử tế, không thật sự phụng sự, chỉ tìm cách gây rối loạn – và nhiều lối lên án khác mà những người kẹt trong tâm thức sa ngã có thể tìm ra. Ta không cần phải liệt kê tất cả các lời lên án này ở đây vì có quá nhiều đến độ có thể viết kín nhiều quyển sách. Có rất nhiều người thiện tâm có trong Sứ vụ Thiêng liêng ý muốn đem lại thay đổi đã bị quá chấn động, rối loạn tâm và bất an đến độ họ rút lui khỏi việc phục vụ công chúng.

Ta đã thấy điều này xảy ra rất nhiều lần. Những người thiện tâm không thể chấp nhận sống trong khung cảnh lệch lạc, phán xét có mặt trong quá nhiều địa hạt trên trái đất. Con nghĩ tại sao những người tham gia chính trị lại cư xử như vậy? Có một phin lọc đã loại ra khỏi môi trường này tất cả những người tử tế và yêu thương cũng như là những người yêu thương cường độ. Không một người tích cực nào có thể chịu nổi môi trường chính trị trong nhiều quốc gia. Chỉ còn lại trong đó những người đã quá kẹt vào tâm thức sa ngã hay có quá nhiều tham vọng nên sẵng sàng chịu đựng mọi chuyện để nắm được quyền lực.

Đâu là chìa khóa để tránh phản ứng như vậy? Chìa khóa là hòa nhập với cốt lõi của tình thương, là động lực giúp con người vượt thăng và trở nên hơn nữa. Động lực này được cân bằng bởi sự tôn trọng quyền tự quyết. Điều hay khiến con nản chí khi con tham gia một công việc phụng sự công chúng là con có một viễn quan rõ ràng những gì cần cải thiện. Con gắng công đem lại một thay đổi vật lý nào đó. Khi con gặp những người đối kháng không chịu nhìn sự việc giống con, thì con có phản ứng chống đỡ. Tới một lúc thì con chán ngán bị đối kháng và lên án và con nói: “Vậy tôi sẽ để quý vị yên và quý vị có thể làm bất cứ gì quý vị muốn.”

14.8. Trình bày một cơ hội chọn lựa

Phản ứng trên của con chính là điều những người trong tâm thức sa ngã mong muốn. Họ đã hành xử nhiều lần như vậy trong quá khứ, và họ biết rất rõ cách đánh vào các điểm yếu và tạo nên phản ứng như trên. Để tránh rơi vào khuôn nếp này, con cần nhận ra là tình thương không mong cầu đạt được một kết quả vật lý trên trái đất này. Tình thương chỉ muốn đưa ra cho con người một chọn lựa tự vượt thăng. Khi con tham gia một địa hạt phụng sự công chúng và trình bày một ý mới hay một đề nghị thay đổi, con đã cho những người liên hệ một cơ hội chọn lựa giải pháp cao hay thấp.

Tâm ý thức của con có thể khiến con nghĩ là nếu họ không chọn giải pháp cao, thì công việc phụng sự của con đã thất bại. Thày là Thượng sư và thày không nhìn sự việc như vậy. Thày không thấy là cố gắng của con đã thất bại, vì con đã làm gì? Con đã cho con người một chọn lựa mà trước đó họ không có. Con đã buộc họ phải chọn lựa, vì đây là quyền của con theo luật tự quyết vì con đang đầu thai trong thế giới vật lý. Dù họ chọn giải pháp cao hay thấp, con đã làm công việc phụng sự.

Quả thật là nếu họ chọn giải pháp thấp thì các kết quả vỏ ngoài mà con cố gắng đạt sẽ không được biểu hiện. Nhưng sẽ vẫn có một kết quả vì họ tiến thêm một bước về hướng bị phán xử và về hướng bị loại ra khỏi trái đất [muốn biết thêm về đề tài này, xin đọc sách Vũ trụ quan về sự xấu ác]. Trên đường dài, các cố gắng của con sẽ có ảnh hưởng tích cực trên trái đất. Con đã có một đóng góp quý báu, và con nên thỏa mãn đã trình bày cho con người một chọn lựa, và để cho họ quyền quyết định. Bằng cách đó, con tránh trói buộc sự phụng sự của mình vào việc đạt được kết quả nào đó.

Con hãy nhớ lại điều thày giảng về sự thực, về chuyện tránh buộc người bạn đời của con nhìn đời giống như con, và cho phép vị đó nhìn đời theo cách của họ. Nguyên tắc đó cũng áp dụng vào việc phụng sự công chúng. Có thể có những người bị kẹt trong tâm thức sa ngã, hay họ ở một trình độ tâm thức thấp hơn nên không thể thấy ra viễn quan cao của con. Họ có quyền ở mức tâm thức hiện tại của họ. Con có quyền ở mức tâm thức của con. Con có quyền phát biểu viễn quan của con, nhưng họ cũng có quyền phản ứng lại sự phát biểu của con theo trạng thái tâm thức của họ.

Đúng thực là họ có quyền sử dụng viễn quan cao của con để thăng vượt trạng thái tâm thức của họ, nhưng nếu họ không chịu làm điều này, thì họ có quyền từ chối. Con không có quyền phản ứng tiêu cực khi người khác thực thi quyền tự quyết của họ. Con nên – và đây là trách nhiệm của con – có trạng thái tâm không đòi hỏi người khác lấy một chọn lựa nào đó. Con nên thỏa mãn đã cho họ cơ hội chọn lựa.

Đó là cách con phụng sự một cách cao: không phải qua việc tạo ra một kết quả vật lý, mà qua việc trình bày cho con người một cơ hội chọn lựa điều gì cao hơn trình độ tâm thức hiện nay của họ. Đó là tất cả những gì các thày, các Thượng sư, đang làm.

Nếu con nghĩ là các thày, bảy vị Thượng sư và Đại Thượng sư, đang ngồi trên đây lập ra kế hoạch tinh vi làm sao thay đổi từng chi tiết nhỏ trên cõi vật lý, thì con đã không hiểu các thày. Đúng thực là thày Saint Germain có một kế hoạch đem tới thời hoàng kim. Nhưng kế hoạch đó không đuợc khắc trên đá. Nó không được quy định vào chi tiết. Thời hoàng kim không thể được áp đặt trên nhân loại. Nó phải được chọn.

Thày Saint Germain có một kế hoạch làm sao trình bày cho nhân loại một số ý cao giúp nhân loại có cơ hội chọn lựa. Thày Saint Germain không đòi hỏi kết quả nào đó vào một ngày nào đó. Thày Saint Germain đã đạt được quả vị Phật. Thày biết rằng nếu thời hoàng kim không được biểu hiện dưới một hình thức nào đó ngày hôm nay, thì chuyện đó có thể xảy ra ngày mai hay trong một thế kỷ.

14.9. Cân bằng hành động dứt khoát và kiên nhẫn

Có những lúc con cần cấp bách thay đổi cái gì đó trong đời mình. Có thể con cần cấp bách nỗ lực lên một trình độ tâm thức cao hơn trong một thời gian rất ngắn vì con cần phải thực hiện một thành phần nào đó của Sứ vụ Thiêng liêng của con ở một thời điểm nào đó. Cũng có thể con cần nâng cao cường độ để hội đủ điều kiện để thăng thiên trong kiếp này. Nhưng con đừng rơi vào cạm bãy của tư duy cuồng đại và nghĩ rằng một số thay đổi bên ngoài nhất định phải xảy ra vào một thời điểm nào đó. Nghĩ như vậy chỉ khiến con xa rời bình an. Điều đó sẽ khiến con không phụng sự dựa trên tình thương mà phụng sự dựa trên sợ hãi, khiến con càng ngày càng bực bội cho tới khi con bị kiệt sức và không chịu nổi nữa.

Đã rất nhiều lần các thày thấy một người có trong Sứ vụ Thiêng liêng việc đem lại thay đổi nào đó trong một lãnh vực nào đó của xã hội. Nhưng vì người đó bị rơi vào khuôn nếp mà thày đã mô tả và phản ứng lại tâm thức sa ngã, nên vị ấy rút lui khỏi lãnh vực đó. Nếu thay vì làm như vậy, vị ấy có cái nhìn đường dài hơn và kiên nhẫn hơn, thì vị ấy đã có thể đạt được thành quả lớn hơn trong một thời gian dài hơn. Có thể rằng vị ấy không đạt được đúng kết quả vị ấy hình dung khi quyết định rút lui, nhưng một số kết quả đáng kể cũng được thành tựu.

14.10. Vượt qua tâm thức bây-giờ-hay-không-bao-giờ

Thế giới không tiến triển bằng những bước nhảy vọt vĩ đại. Thế giới tiến bộ qua từng bước nhỏ. Mỗi người trong chúng con có mặt trên đời để đóng góp vào những bước nhỏ đó. Thỉnh thoảng, có một người đem ra một ý mới có ảnh hưởng sâu rộng hơn, nhưng đa số các con có mặt trên đời để giúp thế giới tiến lên qua những bước nhỏ. Điều này có nghĩa con cần kiên nhẫn. Con cần bình an. Con cần tránh rơi vào tư duy bực bội và nghĩ rằng: “Chuyện này phải xảy ra ngay bây giờ. Bây giờ hay không bao giờ!”

Chính tự ngã của con, sa nhân và phàm linh nội tại muốn con nghĩ như vậy. Có bao giờ con bước vào một tiệm bán xe và có một người bán hàng thiện nghệ muốn bán con một chiếc xe cũ? Các người bán hàng đó được huấn luyện để tạo ra một cảm giác khẩn cấp. Nếu con không ký hợp đồng ngay bây giờ, con sẽ làm mất đi cơ hội tuyệt vời mà họ nói họ đang cống hiến con. Vì sao con nghĩ con người tham gia chiến tranh? Đó là vì họ bị lừa là tình hình khẩn cấp nên có chuyện gì đó cần xảy ra ngay bây giờ! Con yêu dấu không bao giờ có tình trạng bây giờ hay không bao giờ!

Phương Đông có câu ngạn ngữ: “Người tới, người đi, nhưng ta tiếp tục mãi mãi”. Dòng Sông sự Sống tuôn chảy mãi mãi. Hoàn cảnh tới, hoàn cảnh đi, nhưng Dòng Sông sự Sống tiếp tục tuôn chảy. Một cơ hội mới sẽ hiện ra. Chắc chắn là có trường hợp không lấy cơ hội đưa đến hậu quả tai hại. Nhưng điều này không có nghĩa là cơ hội học hỏi đã bị mất, và đó là điều mà các thày là Thượng sư muốn chú tâm tới.

Thày có nói định nghĩa của quỷ Xa-tăng là gì? Đó là quan niệm Tánh linh phải quy thuận điều kiện đương thời của vật chất. Làm sao con thăng vượt các điều kiện đương thời? Con không thể thăng vượt chúng khi con rơi vào trạng thái bị chúng quá ảnh hưởng đến độ nghĩ rằng phải thay đổi chúng ngay lúc này. Chúng phải được thay đổi bằng cách duy nhất mà ngay lúc này con thấy chúng có thể thay đổi. Như vậy có nghĩa là người khác phải làm theo ý con muốn. Nếu họ không tự nguyện làm vậy thì họ phải bị ép buộc làm theo. Đây là lý do vì sao chiến tranh và xung đột bắt đầu. Đây là lý do vì sao đối thoại bị cắt đứt.

Con hiện đang có một viễn quan. Viễn quan đó không phải là viễn quan cao nhất. Nếu con tiến bộ trên con đường tu, con sẽ không có viễn quan đó suốt đời con. Rất có thể là ngay lúc này con có viễn quan đúng đắn về điều cần phải thay đổi, nhưng cũng có thể là con không có viễn quan cao nhất về cách nó phải thay đổi. Nếu con trình bày cho mọi người một cơ hội, như con thấy hiện nay, và họ chọn lựa không theo, thì con không nên bực bội. Con hãy trở về nội tâm. Con xem xét phản ứng của mình. Con tránh khuôn nếp tiêu cực. Con xin được hướng dẫn và chỉ thị để con thấy vấn đề từ một tầm nhìn cao hơn. Sau đó, con chờ cơ hội mới để trình bày đề nghị từ một viễn quan cao hơn, trưởng thành hơn.

Cùng lúc thì con cũng biết là hành tinh tiếp tục tiến triển, và nó tiến triển theo một vòng xoắn đi lên. Ngay cả những người đang chống đối con hiện nay cũng có thể bị bó buộc phải thay đổi. Khi có cơ hội mới, có thể họ sẽ sẵn sàng chấp nhận. Đột nhiên, tình hình được an bày khác hơn trước và có thể có lối mở mà trước đó không có. Nếu trước đó con có phản ứng dựa trên sức mạnh, dựa trên sợ hãi thì có thể con đã rút lui khỏi lãnh vực đó. Hoặc con đã tạo nên nhiều mâu thuẫn với những người liên hệ và họ đã đóng tâm không chịu nghe con nữa, và cơ hội thứ nhì cũng có thể bị mai một.

14.11. Xung đột là bây-giờ-hay không-bao-giờ. Bình an tiếp tục mãi mãi.

Xung đột hay xảy ra vì quan niệm bây giờ hay không bao giờ. Làm sao con có thể là một sứ giả hòa bình khi con có trạng thái tâm đó? Xung đột là bây giờ hay không bao giờ; bình an tiếp tục mãi mãi. Cơ hội đến, cơ hội đi, nhưng một cơ hội mất đi không biến đi mãi mãi. Bánh xe lại lăn và một cơ hội lại xuất hiện. Đây là cách con học phụng sự trong an bình.

Tình thương lúc nào cũng muốn thăng vượt, nhưng con không thăng vượt khi con có một viễn quan là có kết quả tối hậu cần được biểu hiện. Lúc đó dòng chảy của tình thương bị khóa lại. Nếu con ở bên ngoài tư duy bây-giờ-hay-không bao-giờ, tư duy tất-cả-hay-không-có-gì-cả, tư duy theo-tôi-hay-đi-chỗ-khác, thì con có thể ở trong dòng chảy của tình thương. Con chỉ cần đợi cơ hội kế tiếp.

Nếu con không được một cơ hội kế tiếp vì người khác vẫn tiếp tục chống đối, thì con hành động như thày đã từng giảng. Con chú tâm vào phản ứng của mình, và con có thể sẽ tới điểm biết là lúc này không phải là lúc giận dỗi bỏ đi khỏi lãnh vực này. Nhưng là lúc tuôn chảy tới mức phụng sự kế tiếp, bất kỳ hình thức phụng sự này là gì. Ngay lúc đó con có thể không thấy hình thức phụng sự này là gì, nhưng con chắc chắn không thấy nó nếu con ở trong tư duy tất-cả-hay-không-có-gì-cả.

Làm sao hai người có thể phụng sự nhau trong một mối quan hệ khi mỗi người có một quan niệm người kia phải thay đổi ra sao và mối quan hệ phải như thế nào, và cả hai đều có tư duy tất-cả-hay-không-có-gì-cả, bây-giờ-hay-không-bao-giờ? Phụng sự người khác là cho người đó cơ hội tăng triển, không phải là đạt được một kết quả bên ngoài. Con hãy kiên nhẫn với chính mình và với người bạn đời.

Nhiều người trong chúng con quá nóng nảy, hay quá chán chường với xung đột và nói: “Tôi cần an bình ngay bây giờ!” Ta chỉ có thể đạt an bình bằng kiên nhẫn. Không ai đã đạt an bình mà không qua cánh cửa kiên nhẫn, và điều này có khi đòi hỏi chịu đựng đau khổ lâu dài. Con đau khổ bao lâu tùy thuộc vào con cần bao lâu để buông bỏ dính mắc vào kết quả bên ngoài. Con không thể đạt được bình an khi con còn dính mắc vào kết quả bên ngoài. Con yêu dấu, điều này không thể làm được.

Con có thể sẽ đạt dược một kết quả bên ngoài, nhưng con không tạo ra kết quả đó bằng cách dính mắc vào nó, vì con không phải là người tạo tác. Dòng chảy của Tánh linh, Dòng Sông sự Sống là người tạo tác. Con cung cấp chén thánh để dòng tình thương chảy vào, và con để tình thương làm công việc của nó. Lúc đó, con được bình an, bất kỳ kết quả vật lý là gì. Con được bình an khi con để tình thương tuôn chảy, và qua đó trình bày cho mọi người một cơ hội chọn lựa một con đường cao hơn, con đường của tình thương, con đường của bình an.

TA LÀ Paul người Venice.