Bài giảng của chân sư thăng thiên Phật Gautama qua trung gian Kim Michaels ngày 6/12/2020, nhân Webinar 2020 – Tăng triển Phân biện Ki-tô.
Ta là chân sư thăng thiên Phật Gautama. Phật biết gì vể quả vị Ki-tô và phân biện Ki-tô? À, làm thế nào con trở thành Phật chứ? Bằng cách vượt qua giai đoạn phân biện Ki-tô và quả vị Ki-tô. Như chúng tôi các chân sư thăng thiên đã có giải thích cho con, có một số tầng tâm thức và măc đù trên địa cầu có 144 tầng như thế, trên cõi tâm linh còn có nhiều tầng hơn nữa. Trước tiên con vươn lên tầng quả vị Ki-tô, xong từ đó con có thể vươn lên tầng quả vị Phật. Con không cần phải đạt đến quả vị Phật để thăng thiên nhưng con có thể.
Chúng tôi đã cố trao truyền cho con ở đây một số lời dạy về một số yếu tố ngăn cản con có được sự phân biện Ki-tô. Yếu tố mà ta muốn lưu ý con trong bài này là khi con đạt đến tầng tâm thức 96, con đối mặt với một cuộc khai ngộ nhất định. Chúng tôi có nói là ở tầng 96, con đối diện với một ngã ba đường khi con có thể, hoặc thăng vượt trọng tâm của con vào bản thân con, hoăc rơi vào một vòng xoắn ốc hướng hạ khi con ngày càng tập trung vào chính mình. Một trong những yếu tố sẽ quyết định con đi lên hay đi xuống ở tầng đó là vấn đề mà ta muốn chỉ ra cho con thấy ở đây. Đây là một vấn đề đã được các giới tâm lý học hiện đại bàn cãi và thường được gọi là “những vấn đề kiểm soát”.
Kiểm soát và quyền tự quyết
Một lần nữa nếu trở lại với các sa nhân và nhìn vào tình trạng của chúng, chúng tôi đã có trình bày về bầu cõi thứ tư khi có những sinh thể đã tự xưng làm kẻ cai trị tuyệt đối ở một số hành tinh. Con cần điều gì để chiếm địa vị nắm mọi quyền lực mà không ai có thể phản kháng? Hiển nhiên con cần giành lấy quyền kiểm soát trên hành tinh đó và kiểm soát tất cả mọi cư dân đầu thai ở đó. Con tìm cách tạo dựng cho mình một vị thế hay một cảm nhận cao trội qua sự kiểm soát. Một đằng, con tìm cách tự kiểm soát mình, kiểm soát tâm mình, cho nên con rất tự chủ, kỷ luật và không bao giờ mất cảnh giác, nhưng con cũng tìm cách kiểm soát người khác.
Sau khi các sa nhân bị sa ngã, tất nhiên chúng đã tiếp tục trên cái trớn kiểm soát đó. Một số đã tìm cách kiểm soát toàn bộ vũ trụ, thậm chí kiểm soát cả Thượng đế. Nhưng đương nhiên, chúng không bao giờ có thể đạt được mục tiêu đó vì không có cách chi chúng hiểu được Đấng Sáng tạo đích thực là như thế nào. Tuy vậy con cũng có thể thấy chuyện trớ trêu là có những kẻ lại muốn kiểm soát một vũ trụ nơi định luật tuyệt đối duy nhất là Định luật Tự quyết.
Làm thế nào con có thể kiểm soát thật sự khi quyền tự quyết là định luật tuyệt đối? Làm thế nào con có thể kiểm soát được chọn lựa của mọi người? Tất nhiên như con thấy sau khi sa nhân đến địa cầu, chúng đã mưu toan kiểm soát toàn thể dân chúng bằng rất nhiều cách. Chúng đã làm vậy trên bình diện vật lý bằng cách giết hại hay cầm tù những ai không chấp nhận kiểm soát. Chúng đã làm vậy trên bình diện tình cảm bằng cách cuốn hút con người vào những cơn lốc động cảm nơi họ rơi vào vòng kiểm soát của tác giả cơn lốc, tức là chính các sa nhân. Chúng đã làm vậy ở mức lý trí bằng cách lôi kéo con người tin vào một loạt những hệ thống tín ngưỡng, từ tôn giáo cho đến chủ nghĩa duy vật cùng những ý thức hệ chính trị đủ loại.
Và tất nhiên chúng cũng đã làm vậy ở mức bản sắc bằng cách xui khiến mọi người trên hành tinh chấp nhận rằng mình chỉ là những con người bị muôn vàn giới hạn gò bó – duy có một số ít người thật đặc biệt có khả năng vượt ra ngoài giới hạn đó, vì thế cho nên con phải nhắm mắt đi theo những người có tầm nhận thức cao trội đó. Hiển nhiên, các sa nhân đều mang động lượng kiểm soát người khác, cho nên chúng phóng ý muốn kiểm soát này ra ngoài và chúng sẵn sàng kiểm soát người khác. Không phải tất cả mọi sa nhân đều sẵn sàng giết hại để mà kiểm soát – vì một số sẽ cố làm một cách ít bạo lực hơn – nhưng chúng vẫn phóng chiếu nó ra ngoài.
Con không được lầm lẫn, nhiều sa nhân cũng có một đặc tính mà người ta thường gọi là sự tự chủ. Chúng có thể vô cùng kỷ luật, vô cùng kiên quyết, nhắm thẳng đến mục tiêu, và đó là tại sao chúng thường rất thành công trong chính trường hay thương trường. Chúng khao khát kiểm soát người khác và chúng rất hung hãn khi ra tay vì chúng cảm thấy được quyền làm như vậy. Lẽ tự nhiên, con có thể nói là chúng ở trong một tâm trạng vô cùng bị động, đe dọa, vì chúng luôn luôn nhận ra là việc kiểm soát quần chúng thật là khó khăn, đặc biệt khi phải kiểm soát tất cả mọi người, vì ngay cả trên một hành tinh như địa cầu cũng có xu hướng là thỉnh thoảng sẽ hiện ra một số cá nhân từ chối để cho chúng kiểm soát, từ chối đi theo tâm thức đại chúng, đi theo đường lối của đảng hay mệnh lệnh của giáo hoàng hoặc bất cứ ai khác.
Cho nên mới có những người nổi loạn, và đôi khi kẻ nổi loạn lại chính là những sa nhân khác hình thành một lớp tự tôn quyền lực thay thế, nhằm lật đổ lớp tự tôn quyền lực đang nắm quyền. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, những con người từ chối bị kiểm soát đó thực sự là những sinh thể đã đạt đến một trình độ quả vị Ki-tô cao, và do đó họ đứng nổi bật ra hầu chứng tỏ cho mọi người, chứng tỏ cho quần chúng thấy là có cách giải tỏa được vòng kiểm soát.
Một số trong những người đó đã đạt tới mức quả vị Ki-tô tương tự như Giê-su, tức là họ có khả năng đem lại sự phán xử Ki-tô trên một số sa nhân.
Đối với sa nhân, thật là khó lòng duy trì được cảm giác rằng mình luôn luôn nắm kiểm soát. Cho nên nhiều sa nhân đã dựng lên trong tâm một số cấu trúc phức tạp hầu duy trì cảm giác là mình vẫn nắm kiểm soát bất kể sự việc xảy ra bên ngoài có là gì. Chúng có một thế giới quan luôn luôn đặt mình ở trung tâm vũ trụ, và chúng có nhiều cách khác nhau để giải thích tại sao sự việc xảy ra lại không thể kiểm soát, không thể tránh được.
Nhu cầu giải thích mọi sự
Vậy hành tinh địa cầu là gì chứ? Như chúng tôi đã trình bày mấy lần, địa cầu có thể được ví như một bộ máy giả thực tại (reality simulator). Khi con đầu thai trên địa cầu, con bước vào bộ máy giả thực tại đó với khả năng mô phỏng nhiều loại môi trường khác nhau. Một phần trong cách mô phỏng là khi con người, đặc biệt là tâm thức tập thể, đè chồng một số hình ảnh, một số niềm tin, một số thế giới quan lên trên Ánh sáng Mẫu-Vật, rồi qua đó bộ máy giả thực tại sẽ trải bày những thứ đó ra.
Chúng tôi đã có nói là ở ban đầu, hành tinh này đã được sinh tạo trong một trạng thái cao hơn khi không một ai phải đổ mồ hôi lao động để nuôi tấm thân vật lý. Sau cuộc sa ngã vào tâm thức nhị nguyên, giờ đây các con phải làm lụng vật lý để nuôi thân. Cho nên điều con thấy ở đây là hành tinh địa cầu là một bộ máy giả thực tại, nhưng đồng thời cũng có một cơ chế an toàn khiến cho mọi người khó lòng nghĩ rằng môi trường mô phỏng này là thực tại tuyệt đối bất di bất dịch. Tất nhiên có một vài cách để tạo ra cơ chế an toàn này, trong số đó có định luật thứ hai của nhiệt động học sẽ làm tan vỡ bất cứ gì do nhị nguyên tạo ra. Và một cách khác nữa là sự đa dạng của loài người, khiến cho việc bắt mọi người phải hành xử giống hệt nhau thật khó xảy ra.
Cho nên thỉnh thoảng sẽ có một sinh thể Ki-tô đứng lên thách thức những quy định bảo con người là gì và phải cư xử ra sao. Đấy, con thấy được động cơ là thế đấy: Sa nhân sẽ muốn nắm quyền kiểm soát môi trường của chúng, nhưng trên địa cầu sẽ có một số yếu tố khiến cho một sa nhân gần như không thể nào đạt được kiểm soát tuyệt đối. Điều này có nghĩa là ngay từ lúc sa nhân bị sa ngã, ngay từ lúc chúng đến địa cầu, chúng đã phải đối mặt với thực tế đó, là sự kiện chúng muốn nắm kiểm soát vật lý tuyệt đối trên hành tinh nhưng thực sự chúng không bao giờ có khả năng làm được chuyện đó.
Vậy thì sa nhân sẽ đối phó như thế nào? Cách đối phó của chúng là tạo ra một cách giải thích nào đó trong tâm của chúng. Đó có thể là một sự giải thích ở mức cá nhân mà chúng sẽ không bao giờ chia sẻ với ai. Đó cũng có thể là một ý thức hệ, một chủ nghĩa, một tôn giáo, một lý thuyết khoa học, một lý thuyết chính trị, bất kể. Nói cách khác, sa nhân có một nhu cầu ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive) phải giải thích những gì chúng không thể kiểm soát một cách tuyệt đối trong cõi vật lý. Chúng cố tạo ra một hệ thống nhằm giải thích tại sao có những chuyện xảy ra mà chúng không thể tiên liệu hay mong muốn. Đây quả thực là một động lượng rất lâu đời trên địa cầu, và đã có những con quái vật tập thể khổng lồ được dựng lên để thực hiện chuyện này. Bởi vì lẽ tự nhiên, không chỉ có sa nhân bị tác động mà hầu hết loài người trên địa cầu cũng bị tác động.
Vì như con thấy, người bình thường chứ không cứ sa nhân cũng có vấn đề cần giải thích như vậy. Họ trải nghiệm quá nhiều chuyện trên địa cầu mà họ không muốn xảy ra cho mình, và họ phải giải thích tại sao lại như vậy. Một số người phải tìm cách giải thích vì họ đi theo một lãnh tụ sa ngã hứa hẹn sẽ dẫn họ đến một Xã hội Không tưởng nếu họ cứ đi theo – cho nên họ cần giải thích tại sao có những chuyện xảy ra không đúng như lời hứa, hầu họ có thể tiếp tục cắm đầu đi theo do không chịu tự quyết định cho bản thân mình. Một số người lại tin lời hứa của một tôn giáo và họ cũng có nhu cầu giải thích tại sao tôn giáo đó không thể thực hiện toàn bộ lời hứa. Cho nên con có thể nói chung chung, mọi người trên địa cầu đều có vấn đề giải thích nói trên. Họ cần phải giải thích tại sao có những chuyện xảy ra mà mình không muốn hay không chờ đợi.
Đây chính là nguồn gốc của cơ chế tâm lý mà các nhà tâm lý học đã bắt đầu nhìn ra, và cho tới nay họ gọi đó là “những vấn đề kiểm soát”. Tâm lý học nhận ra là mặc dù một số người có vấn đề kiểm soát lớn hơn người khác, nhưng trên cơ bản, mọi người ở một mức tâm thức nào đó đều có những vấn đề kiểm soát.
Cho nên con thấy gì khi một người tìm ra các giáo lý tâm linh, kể cả giáo lý của chân sư thăng thiên? Đấy, như ta vừa nói, con đã lớn lên trên một hành tinh mang tâm thức muốn kiểm soát, muốn giải thích. Con không phải xấu hổ nếu con mang khuynh hướng này. Tất cả các con đã đều có khuynh hướng này khi con tìm thấy đường tu lần đầu tiên. Điều này có thể đã xảy ra trong một tiền kiếp, nhưng khi lần đầu tiên con khám phá ra đường tu tâm linh thì con đã mang sẵn vấn đề kiểm soát này rồi.
Dùng giáo lý để kiểm soát
Vậy con sẽ làm gì đây? Phải, con làm điều duy nhất mà con có thể làm. Con tìm cách sử dụng giáo lý tâm linh của con để giải quyết nhu cầu cần giải thích, để giải thích những gì đang diễn ra trên trái đất, tại sao một số chuyện lại xảy ra mà con không chờ đợi, không mong muốn, và tại sao mặc dù những lời hứa hẹn mà giáo lý hay tôn giáo hay lãnh đạo tâm linh của con có thể đã đưa ra, con vẫn không thể tránh khỏi những chuyện mình không muốn. Nói cách khác, con cũng có nhu cầu giải thích tại sao con không thể kiểm soát môi trường và hoàn cảnh của con, và bây giờ con tìm cách sử dụng giáo lý tâm linh của mình để làm chuyện đó.
Điều mà sa nhân thường làm là chúng chỉ định một con dê tế thần, và do dê tế thần không chịu tuân theo chân lý duy nhất và tuyệt đối mà mọi chuyện mới tồi tệ như vậy. Một lần nữa, ví dụ điển hình là Hitler với con dê tế thần là người đạo Do Thái – và vì họ là kẻ mang trách nhiệm gây ra tất cả mọi vấn nạn của nước Đức cho nên họ cần bị diệt chủng để vấn nạn được giải quyết. Đó không phải là lần đầu tiên người ta tạo ra ý tưởng đó để giết người hàng loạt. Lẽ tự nhiên, khi con là một người tâm linh và đã đạt được một trình độ trưởng thành nào đó cho phép con nhận diện một giáo lý của chân sư thăng thiên, thì con cũng đã khắc phục được mong muốn kiểm soát của sa nhân – miễn là con không phải là một sa nhân đã tìm ra giáo lý của chân sư, nhưng ngay cả một sa nhân tìm được giáo lý của chân sư cũng đã khắc phục được xu hướng dùng bạo lực. Con không còn muốn giết hại người khác, con không còn muốn hung hãn vật lý để kiểm soát người khác. Thật ra có thể nói là nhiều người tâm linh, ít ra những người tìm thấy giáo lý của chân sư, đã vượt qua nhu cầu muốn kiểm soát người khác. Nhưng không phải mọi người đều đã vượt qua nhu cầu đó, như con có thể thấy trong các đợt truyền pháp trước của chân sư và ngay cả trong những năm đầu của đợt truyền pháp này. Có một số người có mong muốn kiểm soát người khác – họ không dùng những phương tiện vật lý mà những phương tiện tâm lý.
Điều ta thực sự muốn đề cập ở đây là vấn đề con có ý muốn giải thích tại sao con không thể kiểm soát mọi khía cạnh của đời con. Con tìm cách sử dụng một giáo lý của chân sư thăng thiên để giải thích. Tất nhiên, chúng tôi cho phép chuyện đó vì chúng tôi biết con không thể làm khác được ở những tầng tâm thức giữa 48 với 96. Chúng tôi cũng đã thiết kế khóa giảng về bảy tia sáng để con có thể lần hồi khắc phục mong muốn kiểm soát này và thoát dần ra khỏi vòng kềm toả của ý muốn kiểm soát. Bởi vì như chúng tôi đã có nói nhiều lần, con không thể tìm cách kiểm soát người khác trừ khi chính con bị kiểm soát bởi cái tâm lý ở đằng sau, bởi các tà thể tập thể hay thậm chí bởi cả sa nhân.
Cho nên giờ đây tới điểm con đạt đến tầng 96. Điều đầu tiên con cần khắc phục là mong muốn kiểm soát người khác bằng những phương tiện tâm lý. Nếu con không trực diện với nó, nếu con không chịu nhìn vào những cái ngã đã thúc đẩy con muốn kiểm soát người khác một cách ám ảnh cưỡng chế, thì con sẽ không thể vươn lên cao hơn tầng 96. Và do đó con sẽ phải bước vào vòng xoắn ốc hướng hạ, và con sẽ kiểm soát người khác ngày càng chặt chẽ hơn trong một thời gian.
Vì vậy, nếu con có thể khắc phục ý muốn kiểm soát này đối với người khác, cho dù bằng những phương tiện tâm lý hay bằng cách sử dụng giáo lý của chân sư, thì con sẽ có thể vươn lên cao hơn tầng 96. Điều này không có nghĩa là con đã khắc phục mọi vấn đề kiểm soát. Trong một thời gian ngay cả trên tầng 96, con sẽ vẫn phải đối phó với nó trong phiên bản vi tế hơn của nó. Theo một nghĩa nào đó, có thể nói là con sẽ phải đối phó với nó tuốt mãi cho tới tầng 144 và điểm thăng thiên. Một lần nữa, con có ý muốn sử dụng giáo lý của chân sư để giải thích mọi sự việc xảy ra trên địa cầu, mọi sự việc xảy ra cho con. Vậy con có thể làm gì để vượt qua nó? Hay là chúng ta cần hỏi: Tại sao con lại cần vượt qua nó? Có gì sai trái khi con dùng giáo lý chân sư để cố giải thích mọi chuyện?
À, cái sai trái là con có một số ngã tách biệt giờ đây đang sử dụng giáo lý của chân sư, và do đó các ngã tách biệt này đang tự xưng là chúng nhận được thẩm quyền từ giáo lý chân sư, có nghĩa là con không được chất vấn chúng. Nhưng chúng tôi có dạy: Nếu con không chất vấn một cái ngã thì làm thế nào con có thể khắc phục được nó, làm thế nào con thăng vượt được nó? Cho nên điều này có nghĩa là nếu con cho phép những ngã đó sử dụng giáo lý kiểu đó, con sẽ bị kẹt lại ở một tầng nào đó.
Để vươn lên cao hơn một mức quả vị Ki-tô nào đó, con phải trực diện với lòng mong muốn kiểm soát qua việc sử dụng giáo lý chân sư để giải thích tất cả mọi khía cạnh trong hoàn cảnh cá nhân của con lẫn trong đời sống. Làm thế nào con có thể bắt đầu đương đầu với nó một khi các chân sư đã chỉ nó ra cho con một cách công khai? Nhiều người trong số các con đã tinh tấn đáng kể mà không thực sự ý thức mình đang làm gì, nhưng các con đã có tinh tấn. Một số các con đã bỏ được một số vấn đề từng khiến con quan tâm cách đây 10, 20, 30 năm về trước. Cho nên chúng ta hãy thử nhìn rộng xem những phương pháp nào thường được sử dụng để giải thích mọi chuyện.
Ý muốn giải thích có nhiều tầng cấp
Ý muốn giải thích một chuyện nào đó có mấy mức độ khác nhau. Nó có một thành phần cảm xúc, là nơi con muốn giải thích ở mức cảm xúc. Đây là nơi con có thể, chẳng hạn, bị ảnh hưởng bởi một lãnh tụ cứng cỏi dựng lên một thế giới quan tự nhận là sẽ giải thích được mọi chuyện. Quần chúng bị lôi cuốn vào đó vì khi họ đi theo lãnh tụ đó, họ nhận được một cảm giác như thể mình có quyền năng, mình nắm quyền kiểm soát. Trong thế giới hiện đại, đặc biệt là ở phương Tây, điều xảy ra khá phổ biến là người ta dùng tâm phân tích, lý luận đường thẳng để giải thích mọi chuyện. Tâm đường thẳng làm gì? Nó nhìn thấy một quan hệ đường thẳng giữa nhân và quả. Tâm đường thẳng tin rằng mọi sự xảy ra trên địa cầu đều có một nguyên nhân, rằng mọi sự con nhìn thấy đều là một hậu quả và có một nguyên nhân đã sản xuất ra hậu quả đó.
Theo một nghĩa nào đó và ở mức chung chung như vậy thì điều đó không sai. Có nguyên nhân và có hậu quả. Không có gì trong vũ trụ vật chất mà không có một nguyên nhân nào đó. Nhưng cái giới hạn của tâm đường thẳng là nó dựa trên phân tích, mà phân tich thì làm gì? Nó lấy một tổng thể, chia tổng thể ra làm nhiều thành phần riêng rẽ, xong nó bảo: “Đây là một hậu quả tách biệt mà bây giờ chúng ta có thể tìm hiểu hiểu riêng rẽ, và hậu quả tách biệt này phải có một nguyên nhân tách biệt đã gây ra hậu quả một cách đường thẳng.” Nói cách khác, một hậu quả nào đó luôn luôn phải đến từ cùng một nguyên nhân và chỉ nguyên nhân đó thôi. Khi một quả táo từ trên cây rơi xuống thì quả táo đó có thể được tìm hiểu như một đơn vị riêng rẽ. Nhất định phải có một nguyên nhân đã khiến nó rơi xuống: đó là trọng lực tác dụng lên quả táo. Cho nên có một hậu quả là quả táo rơi, và có một nguyên nhân là trọng lực. Không một yếu tố nào khác cần được xét tới bởi vì bây giờ chúng ta đã có một cách giải thích gọn ghẽ và đường thẳng về nhân quả. Xong tâm đường thẳng suy luận rằng mặc dù có rất nhiều chuyện hỗn độn xảy ra trên địa cầu, vẫn phải có cách chia chúng ra thành từng thành phần đơn giản và tìm ra một nguyên nhân riêng biệt cho mỗi hậu quả, và như vậy chúng ta sẽ hiểu rõ tại sao mọi sự vận hành.
Con sẽ thấy là xuyên qua mọi thời đại, con người đã tìm cách dựng lên đủ loại hệ thống giải thích. Thuở trước, một số nền văn minh tin rằng mọi hiện tượng trong thiên nhiên đều có một nguyên nhân và nguyên nhân này là một vị thần cai quản hiện tượng đó. Có một thần nông nghiệp, một thần săn bắn, một thần mưa, một thần gió, vân vân. Từ rất xưa, người ta cũng đã dùng khoa chiêm tinh để giải thích rằng chuyển động của tinh tú trên trời hình thành một nguyên nhân gây ra một hậu quả nhất định trên trái đất, cho dù tinh tú ở rất xa.
Nói cho thực tế thì vào thời đó, người ta không hiểu là các vì sao xa đến chừng nào vì họ tưởng bầu trời gần hơn rất nhiều. Ngày nay, người ta biết rõ các vì sao xa đến chừng nào nhưng họ vẫn tin là có một nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến cá nhân họ, rồi dựa theo đó họ đặt ra những giới hạn trên những gì họ có thể làm hay không được làm trong đời mình. Con yêu dấu, con không thể biểu hiện tâm Ki-tô nếu con tin là con bị giới hạn bởi lá số tử vi của con và con không có khả năng vươn lên cao hơn lá số. Cho nên con thấy điều ta muốn nói, có đủ loại ví dụ cho thấy là con người cứ đi tìm mối quan hệ quá giản dị như thế giữa nhân và quả.
Tất nhiên, nhiều người đi tìm cái đó vì họ muốn dùng hiểu biết của mình về nhân quả để tiên đoán tương lai. Như chúng tôi đã có nói, nếu con không thể tiên đoán chuyện gì có thể xảy ra thì làm thế nào con có thể kiểm soát nó được? Cho nên để thực sự kiểm soát hiện tại, con cũng cần quan tâm đến những gì có thể xảy ra trong tương lai, và con nghĩ là nếu con biết được tương lai thì con sẽ có thể tiên đoán, và con có thể điều chỉnh để sự thể diễn ra không đến nỗi tồi tệ, hoặc ít ra không vượt ngoài dự đoán của con. Cho nên con mới thấy trong một số thành phần của cộng đồng tâm linh trên thế giới, cộng đồng Thời Mới và ngay cả cộng đồng tôn giáo, người ta đã dùng đủ loại phương thức bói toán để tìm cách biết trước một sự cố. Và thường thường phương thức đó dựa trên hên xui may rủi – lá bài tarot, cầu cơ, lời sấm đủ loại, mổ bụng một con thú để xem nội tạng như thế nào – và người ta tin những cách đó là chỉ dấu cho sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Nói cách khác, con có thể thấy được sự thiếu ăn khớp, sự bất nhất về nhận thức. Đây con có một người tìm cách kiểm soát tương lai của mình qua một lời tiên đoán, nhưng phương thức người đó dùng để tiên đoán tương lai lại dựa trên một yếu tố hên xui may rủi, không thể tiên đoán trước trong bản chất. Có lý gì mà lại nghĩ rằng việc bói toán dựa trên may rủi có thể nói trước tương lại một cách chính xác? À, điều con cũng có thể nói được là phương pháp may rủi này cũng chính xác không kém một số phương pháp bói toán khác mà người ta đã tìm ra, trong đó có một số phương pháp tiên đoán khoa học.
Cho nên khi con vượt trên tầng 96 và bắt đầu tu đến những tầng cao hơn đó, sẽ rất hữu ích nếu con xem xét toàn bộ động cơ vừa kể. Con có thể nỗ lực nhìn xem con có mang bất kỳ cái ngã nào không, là những cái ngã dựa trên ý muốn kiểm soát. Con có thể khá dễ dàng học cách nhận diện chúng khi có chuyện bất ngờ xảy đến cho mình và con nhận xét cách phản ứng của con. Liệu con có cảm thấy phiền hà, bực tức khi có chuyện bất ngờ xảy đến? Liệu con có cảm giác đó là chuyện bất công, không phải lẽ? Liệu con có xu hướng tự hỏi tại sao Thượng đế lại cho phép nó xảy ra cho mình, vì con đã làm mọi thứ mà con nghĩ Thượng đế mong muốn, vậy thì tại sao nó vẫn xảy ra cho con? Hay tại sao các chân sư thăng thiên đã không ngăn cản chuyện đó xảy ra cho con?
Cho nên trong số những người tâm linh, có một giấc mơ cho rằng nếu con tuân thủ và chuyên cần áp dụng một giáo lý tâm linh chân chính, thì con phải có khả năng nắm được quyền kiểm soát trên đời mình để không thể xảy ra bất cứ gì mà con không chờ đợi hay không mong muốn.
Nhưng con hãy nhìn vào cuộc đời của Giê-su. Liệu thày có phải là một kẻ bị ám ảnh bởi khả năng kiểm soát mọi khía cạnh trong đời mình? À, nếu thày là một người như thế thì tại sao thày lại cho phép mình bị đóng đinh trên thập tự giá? Thày có muốn bị đóng đinh hay không? Liệu thày có nghĩ: “Ồ, đây có thể là một kinh nghiệm thú vị được nếm mùi việc đóng đinh trên cây thập tự?” Dĩ nhiên là không. Nhưng thày vẫn cho phép nó xảy ra vì thày tự cho phép mình bước vào một tình huống hoàn toàn hỗn độn và không thể tiên đoán trước, nơi thật sự không một ai có thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Thực tế của hành tinh địa cầu là hành tinh này hỗn độn, dày đặc đến độ không một ai, và ngay cả một chân sư thăng thiên, cũng không thể nào tiên liệu mọi chuyện trong mọi tình huống.
Lý duyên khởi
Tại sao như thế chứ? À, điều ta muốn trao cho con ở đây là một sự hiểu biết sâu sắc hơn về một khái niệm mà ta từng giảng dạy 2500 năm về trước. Đó là khái niệm mà trong đạo Phật vẫn được biết tới như là lý duyên khởi – như chúng tôi cũng có đề cập rồi. Điều quan trọng khi con đạt đến những tầng cao hơn tầng 96 là con bắt đầu suy ngẫm về điểm này. Ta không nói là con cần đạt được một hiểu biết sắc sảo về động cơ vận hành của nó, nhưng con cần hiểu khái niệm và ý nghĩa của nó, đặc biệt liên quan đến vấn đề kiểm soát.
Chúng tôi các chân sư thăng thiên đã có nói là quyền tự quyết là định luật tối thượng, và không một sinh thể nào ở cõi thăng thiên sẽ can thiệp vào quyền tự quyết của con người. Do đó, bất cứ nguyên nhân nào mà con đã kích hoạt, chúng tôi sẽ để yên cho con trải nghiệm hậu quả của nó, trừ khi con thay đổi tâm thức của mình trước khi hậu quả ập vào cõi vật lý. Chúng tôi cũng có nói rằng tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau. Mọi sự sống đều là một, toàn bộ vũ trụ là một khối liên kết. Điều này thực sự có nghĩa là gì? Trong bối cảnh những gì ta đang trình bày ở đây, điều này có nghĩa là ảo tưởng của tâm đường thẳng cho rằng nó có thể chia tổng thể ra thành nhiều thành phần tách biệt… đúng là một ảo tưởng.
Tất nhiên con có thể nhìn vào một tổng thể, chia nó ra thành từng thành phần tách biệt và tìm cách nghiên cứu từng phần nhỏ, nhưng làm như thế con sẽ không giải thích được chuyện gì đang xảy ra, vì tất cả là một tổng thể nối kết. Cho nên ngay lúc con quyết định chú tâm vào một khía cạnh đặc thù của tổng thể và coi đó là một vật tách biệt, thì ngay lúc đó con đã bỏ rơi mọi khả năng hiểu được điều gì xảy ra. Bởi vì khi tất cả là một tổng thể nối kết, thì làm sao có thể có khái niệm một vật tách biệt, làm sao có thể có một vật tách biệt với một nguyên nhân tách biệt? Chuyện đó không thể xảy ra. Và cũng không thực tiễn. Đồng ý, ở một tầng cấp nào đó có thể có một mối quan hệ nhân quả. Chắc chắn nếu trong ly nước con uống có một loại vi khuẩn nhất định thì con sẽ mắc bệnh tả. Nhưng điều này vẫn không thực sự giải thích tại sao vi khuẩn đó lại hiện hữu trên điạ cầu, tại sao có chứng bệnh gọi là bệnh tả hay nhiều chứng bệnh khác, và tại sao hai người uống cùng ly nước mà chỉ có một người mắc bệnh còn người kia thì không. Cho nên con thấy ở đây là con có thể sử dụng tâm phân tích đường thẳng để dựng lên những chuỗi nhân quả sẽ vận hành ở một mức rất cục bộ, nhưng chúng chỉ có thể giải thích một số hiện tượng trong một khoảng rất hạn chế, và vẫn còn một bầu cõi khổng lồ mà chúng không thể giải thích được.
Vì vậy cũng có thể nói là khi con dùng tâm đường thẳng để tìm kiếm hiện tượng tách biệt, hậu quả tách biệt và nguyên nhân tách biệt, thì con sẽ không bao giờ thành tựu được giấc mơ kiểm soát mọi chuyện. Chẳng phải điều đó đã được khoa học chứng minh hay sao khi khoa học duy vật cố thu nhỏ con người thành một sinh thể cơ học nơi mọi chuyện xảy ra trong tâm chỉ là hậu quả của điều kiện vật lý trong bộ não? Và mặc dù đã cố kiểm soát bộ não, khoa học vẫn không thể kiểm soát được hành vi và tâm lý con người. Mặc dù đã vận dụng công nghệ để kiểm soát thiên nhiên hay khí hậu hay nguyên cả hành tinh nói chung, thì khoa học vẫn không thể kiểm soát được mọi chuyện. Khi con là một học trò tâm linh đạt đến những tầng tâm thức cao hơn đó, điều con có thể làm là con hãy bắt đầu suy ngẫm về lý duyên khởi, suy ngẫm về sự liên kết của mọi thứ trên địa cầu.
Một lần nữa, chúng tôi hiểu là điều này sẽ khiến con thắc mắc. Vì chúng tôi đã có dạy: Có một giai đoạn giữa tầng 48 và 96 khi con nỗ lực nâng mình lên khỏi tâm thức tập thể, và con làm vậy bằng cách xây dựng một bản sắc cá biệt. Cho nên lẽ tự nhiên điều này có nghĩa là con sẽ suy nghĩ theo chiều hướng “tôi có thể làm gì để nâng tâm thức mình lên? Tôi có thể làm gì để đảm đương và cải thiện hoàn cảnh vỏ ngoài của mình?” Ở mức tâm thức đó thì điều này chính đáng. Nhưng khi con bắt đầu tiến xa hơn tầng 96, con đang làm gì chứ? Như chúng tôi đã nói, con đang tháo gỡ cái ngã cá biệt mà con đã tạo dựng. Ngã đó chỉ là một cỗ xe đưa con tới một mức nào đó, và giờ đây nó không thể đưa con lên cao hơn. Nó cần được gỡ bỏ.
Làm thế nào con gỡ bỏ nó chứ? Con cần gỡ bỏ bằng cách xem xét toàn bộ khái niệm tách biệt, và con khắc phục điều chúng tôi đã có đề cập, là ảo tưởng tách biệt do tâm thức nhị nguyên tạo dựng. Khi con tiến đến những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô, càng ngày con càng ngộ ra tính duy nhất nằm bên dưới mọi sự sống. Con nhìn thấy mọi sự sống được nối kết như thế nào, con thấy chính con nối kết với Hiện diện TA LÀ, nối kết với các chân sư thăng thiên cùng mọi người khác, thậm chí nối kết cả với hành tinh, với vật chất. Một khi con bắt đầu trải nghiệm sự nối kết rộng lớn này với tất cả, con cũng bắt đầu trải nghiệm và nhận ra tất cả đều liên kết với nhau – đó là lý duyên khởi. Nói cách khác, không có gì khởi lên mà đứng riêng biệt, không có nguyên nhân nào riêng biệt. Bởi vì không một hiện tượng nào trên địa cầu là một hiện tượng riêng lẻ mà là một phần của tổng thể, và do đó nó cũng bước đồng bộ với tổng thể.
Bây giờ để ta cho con một ví dụ hiển nhiên. Con có thể – ít ra là trước khi có cuộc đại dịch – đến một nơi gọi là phi trường. Con mua vé, bước vào một thiết bị công nghệ gọi là máy bay. Chiếc máy bay cất cánh lên không trung và nó bay rất, rất nhanh so với mặt đất. Con khởi đầu hành trình ở một nơi và chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, con đã tới một nơi khác ở rất xa. Cho nên con có thể nói là máy bay chuyển động một cách độc lập đối với địa cầu vì nó không bị buộc chặt vào mặt đất. Nó bay trên không trung với tốc độ cao và thậm chí nó có khả năng bay nghịch cả hướng quay của trái đất.
Do đó nếu con nhìn máy bay từ mặt hành tinh này, con sẽ thấy một chiếc máy bay cao trên trời như một vật tách biệt đang chuyển động độc lập đối với những gì xảy ra trên mặt đất. Nếu con ở trong máy bay, con cũng nghĩ mình đang ngồi trong một vật tách biệt chuyển động độc lập với mặt đất. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu con đi vào không gian vũ trụ và nhìn ngược lại trái đất? Con có đem theo một chiếc ống nhòm để theo dõi chiếc máy bay kia. Con có thể nói, đúng vậy, ở một mức rất cục bộ nhỏ bé, nó đang di chuyển độc lập đối với mặt đất, nhưng khi con điều chỉnh ống nhòm để nhìn nguyên hành tinh thì con thấy nó di động trong trọng trường của hành tinh. Và nếu con có thể nhìn cả hành tinh quay trên một quỹ đạo xung quanh mặt trời, con sẽ nhận ra là nó đang đồng hành với hành tinh trên quỹ đạo đó, và nó không hề di chuyển độc lập đối với quỹ đạo đó hay độc lập đối với mặt trời.
Thuyết hỗn mang và sự buông bỏ ý muốn kiểm soát
Trên đây là một ví dụ rất thô thiển về lý duyên khởi. Tất cả là một tổng thể nối kết. Con biết thuyết hỗn mang (chaos theory) cũng nói về sự nối kết của tất cả mọi vật, và từ đó mới có câu nói quen thuộc bảo rằng “cái vỗ của một cánh bướm ở một nơi trên trái đất khởi động nguyên một chuỗi những nguyên nhân liên kết với nhau có khả năng kích hoạt sau đó một trận bão lớn ở một nơi khác trên trái đất.” Mặc dù có lẽ đó không là ví dụ thực tế nhất nhưng đó vẫn là một ví dụ có giá trị, theo nghĩa là địa cầu không phải là một hệ thống cơ học đường thẳng như khoa học đã muốn con tin trước đây do sự thiếu hiểu biết. Với thuyết hỗn mang, một cách hiểu biết sâu sắc hơn đã mở ra, cho thấy là không có nguyên nhân nào là đường thẳng giản đơn, vì mọi thứ đều nối kết với nhau đến độ một hiệu ứng rất nhỏ nơi một điểm trong hệ thống, hay một nguyên nhân nhỏ bé nơi nột phần của hệ thống, có thể đem lại một hậu quả to lớn nơi một phần khác của hệ thống.
Điều này có ý nghĩa gì cho con trên đường tu đến quả vị Ki-tô? Phải, khi con tiến bước ngày càng cao hơn trong tâm Ki-tô, con sẽ có khả năng nhiều hơn để buông bỏ mong muốn kiểm soát hoàn cảnh cá nhân của mình. Một cách nào đó, con gia tăng khả năng đồng sáng tạo, khả năng điều khiển vật chất và do đó điều khiển một số khía cạnh của hoàn cảnh vỏ ngoài, nhưng điều này cũng có thể trở thành một cái bẫy, một ngõ cụt. Có những người đã thực sự tinh tấn trên đường tu tâm linh, đã khắc phục các dạng vị kỷ thấp kém và vươn lên cao hơn tầng 96. Họ đã bắt đầu chứng được cái mà chúng tôi gọi là khả năng của tâm điều ngự vật chất, như con cũng thấy Giê-su từng thể hiện.
Nhưng có một số người sau đó đã mê mải chuyện này đến độ họ muốn dùng khả năng của tâm điều ngự vật chất đó để kiểm soát mọi khía cạnh trong hoàn cảnh vỏ ngoài của mình hầu không một sự kiện trái ý nào sẽ xảy đến cho mình. Họ phải được đúng những điều kiện mà họ muốn, cho dù đó là một căn nhà đẹp đẽ nơi một vùng xinh đẹp của thế giới với thời tiết luôn luôn tuyệt hảo, hay tiền bạc dồi dào, hay bất kỳ giấc mơ nào khác mà họ từng có ở những mức thấp hơn của đường tu nhưng chưa buông bỏ được. Thế là giờ đây họ có được chút ít khả năng điều ngự thì họ đem ra sử dụng để tạo hoàn cảnh mình từng mơ ước.
Làm như vậy có thể chính đáng trong một thời gian, nhưng sẽ tới một điểm khi con cần bỏ nó lại đằng sau để có thể biểu hiện các tầng cao hơn của quả vị Ki-tô mà Giê-su đã chứng tỏ. Giê-su đã không dùng khả năng điều ngự của thày để tạo cho mình một đời sống thoải mái. Đó là vì sao thày đã không bao giờ sở hữu đất đai, không bao giờ xây nhà, không bao giờ thiết lập một cộng đồng biệt lập bao quanh mình nơi thày cùng các môn đồ của thày sẽ được bảo vệ. Trái lại, thày đi lang thang khắp mọi nơi mà không thuộc về bất cứ nơi nào, không sở hữu bất cứ gì, tương tự như chính ta vào thuở ta hiện thân là Phật – mặc dù trong những năm chót ta đã có thiết lập một đạo tràng.
Cho nên con thấy được là tới một điểm con sẽ nhận biết rõ hơn về lý duyên khởi. Con đang khắc phục những cái ngã muốn con kiểm soát môi trường của mình, kiểm soát cuộc đời của mình, và điều này nghĩa là gì? Nghĩa là càng ngày con càng buông bỏ nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Càng ngày con càng buông bỏ mong muốn kiểm soát, con từ bỏ các kỳ vọng, con từ bỏ ngay cả những ý tưởng, những giấc mơ, những hình ảnh về đời con phải như thế nào trên địa cầu. Tại sao con lại cần làm vậy? À, quả vị Ki-tô là gì chứ? Đó là tiến trình sẽ dẫn con đến thăng thiên. Thăng thiên là gì? Là điểm con buông hết mọi thứ của địa cầu. Con ngoảnh nhìn lại địa cầu. Khi con đứng đó ở tầng 144, con ngoảnh nhìn lại: “Còn gì nữa có thể níu tôi lại ở đó?” Nếu còn thì con sẽ phải quay trở lại và giải quyết nó. Nhưng nếu không còn gì nữa thì con sẽ có thể bước qua cánh cổng vào cõi thăng thiên.
An bình phụng sự
Điều con làm khi con đến gần tới tầng 144, là con buông bỏ những cái mà ta gọi là dính mắc, nhưng con cũng buông bỏ những giấc mơ, những ý tưởng về đời con phải trải ra như thế nào. Nếu đây là kiếp chót của con trên địa cầu, con cần buông hết mọi chờ đợi là đời con phải ra sao hay không được ra sao. Con cần đạt tới điểm nhận ra là những giai đoạn chót trên đường tu của con có thể đòi hỏi con trải nghiệm một số sự việc, phải kinh qua một số tình huống mà con thà muốn tránh ở những tầng thấp hơn. Nhưng con đã tới điểm con có khả năng buông bỏ chúng, kinh qua các trải nghiệm đó trong sự an bình nội tâm. Con không bị bận tâm. Con không đổ lỗi cho Thượng đế. Con không đổ lỗi cho các chân sư thăng thiên. Con không đổ lỗi cho chính con. Con chấp nhận đời con trải ra theo cách như vậy. Con cho phép nó trải ra vì con biết là khi con đạt đến những mức này của quả vị Ki-tô, đời con không còn là câu chuyện về con nữa, nó cũng không là chuyện con muốn gì trong cương vị một sinh thể độc lập. Đời con là chuyện con sẽ phụng sự như thế nào.
Con có thể phụng sự tha nhân như thế nào? Con có thể phụng sự các chân sư thăng thiên như thế nào? Con có thể phụng sự con đường phát triển của hành tinh như thế nào? Đây không phải là điều có thể định nghĩa dễ dàng. Có rất, rất nhiều cách để làm điều đó. Suốt các thời đại đã có rất, rất nhiều người đã phải trải qua trong kiếp đầu thai chót những tình huống dường như vô cùng tủi nhục. Nhưng đó là một phần trong công việc phụng sự rộng lớn hơn mà họ có thể cống hiến. Bởi vì khi sống qua tình huống đó, họ đã kích hoạt một số nguyên nhân, một chuỗi nhân và quả vô cùng phức tạp, phức tạp hơn tất cả những gì tâm vỏ ngoài có thể hiểu được, và chuỗi nhân quả này đã tác động lên tâm thức tập thể.
Điều thật sự xảy ra là ở những mức thấp hơn của đường tu, con sử dụng tâm vỏ ngoài phân tích, đường thẳng, để hiểu mọi chuyện. Cho nên ở những mức đó khi có sự cố bất ngờ xảy đến cho con, lập tức con muốn có một cách giải thích. Như con có thể thấy qua một số câu hỏi được đặt ra trên trang mạng này, người ta muốn giải thích mọi chuyện dù nhỏ nhặt nhất trong đời mình. “Tại sao chuyện đó lại như vậy? Tại sao nó lại xảy ra? Tôi đã có thể làm gì để tránh khỏi nó?” Điều này có thể thông cảm được ở một mức nào đó, nhưng khi con đạt đến các tầng cao hơn của quả vị Ki-tô, con cần bắt đầu suy ngẫm về những giới hạn của tâm đường thẳng. Con cần nhận ra là do lý duyên khởi, do sự nối kết của tất cả mọi thứ, cho nên tâm đường thẳng không thể nào hiểu và giải thích được mọi chuyện. Sẽ có những chuyện xảy ra cho con mà không có cách chi giải thích đường thẳng, ít ra là không có cách giải thích nào mà tâm đường thẳng có thể hiểu được.
Cái nhìn quả cầu
Nếu con nhìn thuyết khoa học gọi là thuyết hỗn mang, con sẽ nhận ra là nền khoa học duy vật đã đeo đuổi cùng một mục tiêu như thế hầu giải thích mọi chuyện. Mọi chuyện phải có một nguyên nhân đơn giản, người ta phải có khả năng lập ra một phương trình toán học để giải thích, hay ít ra một cách thử nghiệm khoa học nào đó để mô phỏng nguyên nhân. Trong tinh túy của nó, thuyết hỗn mang đề ra là khoa học – nền khoa học duy vật đường thẳng – sẽ không bao giờ có thể giải thích được mọi chuyện, vì sẽ có những hậu quả không mang nguyên nhân đường thẳng, vì không có nguyên nhân duy nhất nào, mà trái lại trong hệ thống nối kết đó có thể có biết bao nguyên nhân khác nhau, biết bao chuỗi sự cố phức tạp.
Đó là tại sao thuyết đó mới có tên là thuyết hỗn mang. Bởi vì cho đến khi thuyết hỗn mang ra đời thì hầu hết các nhà khoa học vẫn tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ khám phá ra tất cả mọi nguyên nhân cùng mọi phương trình toán học phức tạp, và như vậy mọi chuyện sẽ có thể được tiên đoán. Nhưng thuyết hỗn mang đặt lên câu hỏi là liệu việc tiên đoán như vậy sẽ khả dĩ hay chăng, liệu sẽ có một số sự kiện mà khoa học không thể nào giải thích hay tiên đoán được. Thế là các nhà khoa học chọn một cái tên thật hấp dẫn – “hỗn mang” – bởi vì suốt nhiều thế kỷ, khoa học đã dựa trên mẫu đồ cơ học xem thế gian như một bô máy khổng lồ, và nếu con biết các điều kiện tiên khởi cùng những định luật vận hành bộ máy, thì con sẽ có thể tiên đoán tất cả mọi chuyện xảy ra trong tương lai. Đó là trật tự, sự trật tự tuyệt đối, và như vậy cái tên “hỗn mang” được chọn ra để chỉ điều ngược lại, rằng thế gian kỳ thực không phải là một hệ thống trật tự mà một hệ thống hỗn loạn.
Nhưng tất nhiên, ý tưởng một hệ thống hỗn loạn phần nào là một cái tên nghịch lý, vì làm thế nào một hệ thống lại có thể hỗn loạn và làm thế nào sự hỗn loạn có thể được hệ thống hóa? Tuy vậy, dĩ nhiên con vẫn có thể tìm kiếm một số xu hướng trong sự hỗn loạn. Khi con đạt đến những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô, đây chính là điều con bắt đầu tìm kiếm. Con tìm kiếm một cách hiểu quả cầu hơn (spherical understanding) về sự sống thay vì một cách hiểu đường thẳng. Con nhận ra là có một số giới hạn trong những gì có thể được giải thích. Hay đúng hơn, con nhận ra là một hậu quả đặc trưng nào đó không có một nguyên nhân duy nhất mà một loạt những nguyên nhân vô cùng phức tạp đã dẫn đến hậu quả đó.
Trong một số trường hợp, điều này vượt khỏi khả năng lãnh hội của tâm vỏ ngoài. Con tới mức làm hòa với nó. Con nhận ra là con không phải hiểu mọi chuyện xảy ra trong đời con. Con không phải hiểu tại sao nó lại xảy ra. Thật ra con đạt tới điểm con làm hòa với một số sự kiện mà con không tiên đoán được, hay con không chờ đợi, hay con không nhất thiết mong muốn ở một mức nào đó của đường tu.
Cho nên một lần nữa, điều này có thể hiện ra như một nghịch lý hay một bí ẩn, bởi vì chúng tôi đã khuyến khích con làm gì chứ? Chúng tôi đã khuyến khích con nhìn vào đời mình. Chúng tôi đã dạy rằng bất cứ gì xảy ra trong cõi vật lý đều có một nguyên nhân nơi ba cõi cao hơn. Nghĩa là nếu con phát hiện nguyên nhân trong chính tâm lý của con và giải quyết cái ngã đó, thì con có thể thay đổi các điều kiện vỏ ngoài. Lời dạy này vẫn đúng – không phải là ta đang đặt lại vấn đề. Nhưng nó chỉ đúng cho cái ngã của con, đúng cho tâm con – con có khả năng nắm lấy quyền điều khiển, hay đúng hơn quyền điều ngự trên bốn thể phàm của con, và do đó con có thể kiểm soát màu sắc hay hình dạng của ánh sáng khi ánh sáng đi xuống từ Hiện diện TA LÀ xuyên qua các thể bản sắc, lý trí và cảm xúc để đi vào cõi vật lý. Chuyện này, con có khả năng điều khiển. Và con có thể được ích lợi khi con áp dụng phương pháp tìm xem cái gì trong tâm lý mình đang thị hiện ra một điều kiện nào đó.
Nhưng con phải nhìn nhận (và con sẽ bắt đầu trải nghiệm điều này khi con đạt đến quả vị Ki-tô) là con nhìn thấy được sự nối kết. Đúng là con vẫn có thể điều ngự, con vẫn có thể hiểu rõ những gì trong ba thể cao đã gây ra một số hiện tượng vật lý trong đời con, và con có thể cải sửa tất cả những thứ ấy. Nhưng con không đang sống như một đơn vị lẻ loi trên hành tinh này nữa, mà con sống như một phần của hệ thống rộng lớn hơn có sự tham gia của nhiều người khác. Do đó khi con vươn lên những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô, con không tìm cách xây dựng cho mình một cuộc sống thoải mái, mà con tìm cách phục vụ tổng thể. Và đây chính là lúc con cần từ bỏ mong muốn, hay niềm tin, rằng con có thể kiểm soát mọi khía cạnh trong đời con.
Con vẫn biết là con có thể kiểm soát tâm mình cùng bốn thể phàm của mình. Con vẫn có thể tìm cách phát hiện cái ảo tưởng ở tầng tâm thức kế tiếp hầu vươn lên tầng đó. Cho nên con có thể leo đến tầng 144 bất kể những gì xảy ra trong hoàn cảnh vỏ ngoài. Sự tiến bộ trên đường tu của con không tùy thuộc vào các điều kiện vỏ ngoài khi con đạt đến những tầng này. Kỳ thực, nó cũng không tùy thuộc vào các điều kiện vỏ ngoài ở những tầng thấp hơn, nhưng con cứ tưởng là nó tùy thuộc. Vì vậy sẽ tới một điểm khi con nhận ra là con đã nhìn vào tâm lý mình và đã giải quyết một số vấn đề trong tâm lý. Và con có thể thấy là có những điều xảy ra trong đời con không phải là hệ quả của một tâm lý chưa giải quyết, mà là hệ quả của sự kiện con là một phần của hệ thống rộng lớn đó, và chính để con có thể phụng sự tha nhân, để con giúp đỡ một số người, để con phục vụ một nghĩa vụ cao hơn, mà con mới cần kinh qua trải nghiệm đó. Con làm hòa với điều này. Con kinh qua trải nghiệm đó và nó không phiền hà gì con, nó không ngăn cản con tiến bước trên đường tu và tiến tới những tầng cao hơn trực chỉ tầng thứ 144.
Không phải ý con mà ý Cha
Vì vậy có thể nói là ở những tầng thấp hơn của đường tu, có vẻ như con bước trên đường tu để đạt một khả năng điều ngự lớn hơn mà con xem là một khả năng kiểm soát chặt chẽ hơn. Ở giai đoạn đó, đúng là con cần làm vậy, theo nghĩa là con cần nâng mình ra khỏi tâm thức tập thể. Nhưng rồi ở trên tầng 96, con nhận ra cái đó thực sự là gì – đó là một ảo tưởng khi con nghĩ rằng đường tu tâm linh sẽ trao cho con quyền kiểm soát. Đó là một ảo tưởng khi nghĩ rằng việc hiện thân Ki-tô sẽ cho con sự kiểm soát toàn diện trên tình huống vỏ ngoài. Bởi vì để biểu hiện những tầng cao của quả vị Ki-tô, con cần buông mọi mong muốn kiểm soát, cả mong muốn kiểm soát hoàn cảnh vỏ ngoài của mình. Con nói: “Làm thế nào tôi có thể phục vụ sự sống?” Con nói – như Giê-su đã nói khi thày ngồi trong Vườn Gethsemane, dư biết rằng mình sẽ bị bắt giữ vào ngày hôm sau và rất có thể mình còn bị tra tấn và đóng đinh – và Giê-su đã nói: “Lạy Cha, nếu đây là ý Cha, xin hãy lấy chén này khỏi con. Dầu vậy, xin ý Cha được thành, chứ không phải ý con.” Thậm chí, con còn đạt tới điểm không cần phải làm vậy. Thày Giê-su đã làm vậy một phần là để chứng tỏ tiến trình, nhưng khi con tới điểm đã làm hòa với điều này thì con luôn luôn ở trong trạng thái: “Không phải ý con mà ý Cha được thành. Cho dù con có phải kinh qua điều gì để phục vụ một sứ mạng nào đó thì con vẫn sẵn lòng kinh qua. Con không cần biết sứ mạng đó là gì. Con không cần một chân sư thăng thiên hiện ra trước mặt giải thích cặn kẽ cho con với giọng nói oang oang tại sao nó cần xảy ra. Con không cần biết vì con tin tưởng. Con tin tưởng là con đã quy hàng bản thân mình cho một mức phụng sự cao hơn, cho nên bất cứ gì xảy ra cũng nằm trọn trong công việc phụng sự đó. Con không cần biết mọi chuyện. Con không cần dùng tâm vỏ ngoài đường thẳng để hiểu mọi chuyện.”
Nhưng chính ở điểm này con cũng sẽ bắt đầu nhận được một cái gì vượt khỏi một lời giải thích đường thẳng. Con bắt đầu có trải nghiệm nội tâm. Có thể gọi đó là một trải nghiệm trực giác hay thần bí, nhưng kỳ thực đó là một trải nghiệm quả cầu. Đó là lúc con bắt đầu có cái mà thày Maitreya đã để cập ở cuối bài truyền đọc vừa rồi, là giờ đây con không cần đến một vị sứ giả vỏ ngoài làm trung gian giữa con và các chân sư thăng thiên, vì con đang xây dựng một mối quan hệ nội tâm cá nhân với các chân sư.
Điều chúng tôi trao cho con không phải là một lời giải thích đường thẳng dựa trên dữ kiện. Chúng tôi cho con một cái gì phức tạp hơn rất nhiều. Nhiều hơn cả một khải tượng. Nhiều hơn cả một cảm nhận. Đó là một cái gì con không thể giải thích bằng lời nói. Chúng tôi cho con một trải nghiệm nội tâm giúp con nhìn ra đâu là bước kế tiếp trên đường tu của mình. Con thu hoạch ý thức rằng đây là một phần của tấm thảm sự sống đang trải bày ra một cách vô cùng phức tạp, là lý duyên khởi, là một phần của sứ mạng phụng sự của con. Nó cho con cảm nhận an bình rằng đây chính là điều cần xảy ra cho mình. Cho nên con kinh qua nó mà không bị động tâm như trước đây khi con vẫn còn những vấn đề kiểm soát. Bởi vì vào thời đó, nếu có chuyện gì xảy ra mà con không muốn, con sẽ vô cùng bận tâm, phiền hà, do con phải đối diện với nỗi sợ bị mất kiểm soát. Nhưng ở những mức cao hơn này của quả vị Ki-tô, con đã buông bỏ nỗi sợ đó, con đã để cho cái ngã đó chết đi, là cái ngã mang lòng sợ hãi đó.
Con không sợ là mình không nắm quyền kiểm soát, vì con đã làm hòa với sự kiện là Thượng đế đang cai quản, các chân sư thăng thiên đang cai quản, Hiện diện TA LÀ của con đang cai quản. Con không cần phải luôn luôn biết điều đó với tâm vỏ ngoài, mà con chỉ cần có ý thức nội tâm là mình đang nối kết. Con nối kết với cái tâm rộng lớn đó là Hiện diện TA LÀ của con, là các chân sư thăng thiên, là tâm Ki-tô. Cho nên con an bình. Con có thể nhìn lại cuộc đời của Phật và thấy ta đã đạt một mức tâm thức cao. Ta đã nhập Niết bàn, và ta đã quyết định trở lại. Xong ta bỏ ra nhiều năm trời giảng dạy, giảng dạy những lời dạy cao cấp và thiết lập đạo tràng. Thế rồi chuyện xảy ra vào cuối tuổi 81 là ta đến thăm một vị cho ta ăn thức gì đó ô nhiễm, khiến xác thân ta từ trần.
Và con có thể tự hỏi: “Nhưng đức Phật chẳng có khả năng tiên đoán được chuyện đó hay sao, để thày không ăn thức ăn đó và thày không đến thăm nơi đó? Tại sao thày lại cho phép nó xảy ra khi thày đã đạt tới mức chứng đạt như vậy?” Đó, bây giờ con có lời giải thích rồi đó. Điều đó đã cần xảy ra như một phần của việc phụng sự của ta. Tại sao nó cần xảy ra? Con yêu dấu, không có lời giải thích đường thẳng nào mà ta có thể ban cho con qua ngôn từ. Có thể con sẽ trải nghiệm được điều này khi con đạt đến mức đó, khi con có khả năng tiếp nhận cái ma trận (matrix) phức tạp hơn đó. Nhưng tâm đường thẳng thì sẽ không thể hiểu nổi. Cho nên ở những tầng cao hơn của quả vị Ki-tô, phân biện Ki-tô có nghĩa là gì? Nó không có nghĩa là con luôn luôn biết được cái gì đúng, cái gì sai, con luôn luôn có thể giải thích được mọi chuyện, con có kiến thức về mọi chuyện, và tại sao chuyện này đã xảy ra và tại sao nó là như vậy.
Không, nó có nghĩa là con có một tầm nhìn rộng lớn hơn, một sự nhận biết quả cầu không cách chi chuyển thành ngôn từ, hay chuyển thành bất kỳ khái niệm nào khác mà người ta tìm thấy trong tâm đường thẳng. Nhưng con có một sự thấu hiểu vượt khỏi mọi hiểu biết. Con có một viễn quan vượt khỏi mọi viễn kiến. Đó là cái cho con cảm nhận an bình tối hậu mà con có thể có được trên địa cầu – vì con an bình với bất cứ gì xảy ra, bất cứ gì trải bày ra.
Ta cũng biết lời giảng dạy này ở một mức cao hơn tâm thức của hầu hết các con, cho nên con sẽ khó lòng bắc được nhịp cầu với nó. Nhưng lời giảng vẫn được ban ra vì có một số người đã được hưởng lợi rồi đó. Tất cả các con tiếp tục bước tới trên đường tu, sẽ đạt tới điểm được hưởng lợi từ lời dạy này – nó có thể không xảy ra ngày mai hay tuần tới, nhưng đối với rất nhiều người trong số các con, nó có thể xảy ra trong kiếp này. Cho nên giờ đây lời dạy đã được ban ra, nó đã đi vào bát cung vật lý nơi con có thể tìm thấy nó, có thể suy ngẫm về nó, và do đó con có thể vươn lên tới điểm đó, là điểm con không còn cần đến giáo lý vỏ ngoài nữa vì con đã nhận được trực tiếp từ bên trong cái ma trận phức tạp hơn gấp bội, cái ma trận không thể nào ban ra bằng ngôn từ qua một lời dạy vỏ ngoài.
Con nhận thấy là rất, rất nhiều giáo lý tâm linh hay tôn giáo, tư tưởng chính trị, khoa học hay triết lý trên địa cầu được diễn tả qua lời nói. Rất nhiều lời dạy như vậy – kỳ thực, tuyệt đại đa số các lời dạy đó – đều tự xưng là chứa đựng Lời của Thượng đế, rằng Thượng đế đã ban ra lời đó và vì vậy lời đó mô tả thực tại một cách trọn vẹn, chính xác. À, đấy là một ảo tưởng do các sinh thể sa ngã dựng lên trong mong muốn kiểm soát con người. Bởi vì nếu chúng có thể khiến mọi người tin rằng kinh thánh là lời đúng từng chữ của Thượng đế, rằng họ không bao giờ được chất vấn lời đó, hay đúng hơn không bao giờ được chất vấn cách diễn giải mà sa nhân đã đưa ra, thì họ sẽ bị mắc bẫy. Con nhận thấy là đợt truyền pháp hiện nay là một trong những giáo lý hiếm hoi trên địa cầu công khai nói rằng có sự giới hạn trong những gì có thể diễn tả bằng ngôn từ, rằng sẽ tới một điểm khi con phải vượt khỏi ngôn từ để chứng được điều gì đó trực tiếp từ cõi thăng thiên. Đây là thực tế. Đây là một lời dạy trung thực và thẳng thắn nhằm giải thoát con thay vì khiến con kẹt lại ở một mức nào đó, rồi bị lệ thuộc vào một vị đạo sư, một nhà lãnh đạo hay một khuôn mặt thẩm quyền vỏ ngoài nào đó.
Chúng tôi không hề có mong muốn hạn chế con, hay đánh bẫy con, hay ràng buộc con vào một giáo lý vỏ ngoài hay vị sứ giả này. Chính sứ giả này cũng không có mong muốn làm rào chắn giữa con và các chân sư thăng thiên hay ngăn cản bước tiến của con. Đó là tại sao chúng tôi mới có thể trao cho con một lời dạy như thế này. một lời dạy không thể trao cho một người vẫn còn những vấn đề kiểm soát. Nó không thể trao cho một nhóm học trò vẫn bị mắc kẹt, không sẵn sàng nhìn xa hơn những vấn đề kiểm soát đó. Ta không nói ra điều này để khơi lên bất kỳ lòng kiêu hãnh nào, vì khi con đạt tới mức con cởi mở với lời dạy này thì cái đó cũng đã hết là vấn đề. Đây chỉ đơn giản là một lượng định thực tiễn rằng sẽ tới một điểm con cần nhìn nhận rằng bất kỳ giáo lý nào được trao qua ngôn từ chỉ có thể dẫn con đến một tầng nào đó – nếu con nhất định cứ mãi trung thành với một giáo lý thì con sẽ cản trở sự tinh tấn của mình – và con cần đạt tới điểm con thăng vượt ngôn từ, thu hoạch tầm nhìn quả cầu và nắm bắt ma trận của hoàn cảnh của mình như nó được thiết kế để trải bày ra.
Ta không muốn nói là chúng tôi đã trao truyền cho con trong hội nghị này mọi điều có thể được trao truyền về quả vị Ki-tô hay phân biện Ki-tô. Tất nhiên chúng tôi đã đưa ra rất nhiều giáo lý khác về đề tài này, và rất có thể chúng tôi sẽ đưa ra thêm nữa trong tương lai. Nhưng những gì chúng tôi đã đưa ra, chúng tôi cảm thấy đó có thể là hữu ích nhất cho cộng đồng đệ tử. Không chỉ có các con đang theo dõi đợt truyền pháp này mà còn có cả một tập thể học trò rộng lớn hơn, là những người có thể sẽ bước vào tìm giáo lý này trong một tương lai không xa lắm.
Cho nên đây hoàn toàn không phải là giáo lý tối thượng, vì quả vị Ki-tô vốn là một tiến trình tuần tự, và không một giáo lý tối thượng nào có thể được đưa ra. Nhưng đó là lời dạy mà chúng tôi cảm thấy hữu ích nhất dựa trên hiện trạng của lý duyên khởi trên hành tinh này. Cho nên chúng tôi tin tưởng lời dạy, tin tưởng con sẽ dùng lời dạy này để khởi lên cái vỗ cánh của bướm sẽ kích hoạt một chuỗi tác động liên kết mà với thời gian sẽ ảnh hưởng to lớn trên tâm thức tập thể cũng như trên lý duyên khởi đang dẫn dắt sự sống trải bày ra trên hành tinh.
Và với lời này, ta muốn gửi lời cảm tạ của tất cả các chân sư đến các con, vì có biết bao người đã sẵn lòng tham gia hội nghị này, đã đặt hết chú tâm vào đề tài phần nào khó khăn này, và cho phép luân xa của mình được sử dụng để phát sóng thông điệp này vào tâm thức tập thể. Ta đã có thể dùng hình ảnh một chiếc cánh bướm. Nhưng tác dụng của một hội nghị như thế này với bao nhiêu người hòa điệu vào, hiển nhiên lớn hơn gấp bội cái vỗ của một cánh bướm. Ta không mong muốn gán bất kỳ hình ảnh nào lên đó. Hội nghị này tất nhiên đã có một tác dụng to lớn, mà với thời gian sẽ đưa hành tinh này vào một hướng đi cao hơn, một hướng đi quyết định. Cho nên vì lý do đó chúng tôi vô cùng biết ơn. Ta niêm các con và ta niêm hội nghị này trong niềm an bình hoan hỉ và luôn luôn tự thăng vượt của Phật.