Hỏi: Tại Hàn quốc, chúng tôi có một nghi lễ thờ cúng để tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Ý kiến của ông về điều này sa sao?
Trả lời của ông Kim Michaels. Đăng ngày 30/3/2017.
Theo tôi, đây là một nghi lễ phần nào thuộc về quá khứ và không thuộc về Thời đại Bảo bình. Nghi lễ này tạo sự ràng buộc với tổ tiên cùng những cách sinh hoạt cũ. Làm thế nào một xã hội thăng vượt được nếu quá ràng buộc vào quá khứ? Theo ý tôi, đìều này sẽ lần hồi phai nhạt đi trong Thời đại Bảo bình. Tôi nghĩ có thể các chân sư sẽ muốn bình luận gì thêm, nhưng nếu bạn nhìn vào vấn đề một cách lô-gíc, bạn có hai hướng suy nghĩ. Hoặc bạn có thể từ bỏ tập quán này và nói: “Chúng ta không thấy cần thiết nữa”. Hoặc bạn có thể tự vấn: “Đâu là tổ tiên đích thực của chúng ta?” Đó không phải là cha mẹ hay ông bà chúng ta bởi vì trước cha mẹ và ông bà thì có ai? Nếu bạn đi ngược lên mãi, sẽ tới điểm bạn tìm ra đó là các chân sư thăng thiên. Các chân sư là tổ tiên thật sự của chúng ta, chúng ta khởi nguồn từ đó vì chúng ta là những sinh thể tâm linh.
Tôi thiển nghĩ một xã hội sẽ rất, rất khó lòng tăng triển nếu mình quá ràng buộc vào tổ tiên mình. Tôi thiết nghĩ nếu mình cho rằng tổ tiên đang chú tâm nhìn mình, theo dõi và phán đoán từng động thái trong đời mình, thì điều này phần nào không lành mạnh. Tôi cho rằng nó có thể không lành mạnh cho chính linh hồn của tổ tiên, bởi vì nếu bạn có sự ràng buộc tình cảm mạnh mẽ thì cũng giống như bạn đang muốn giữ chân cha mẹ mình ở lại với mình, và điều này sẽ gây trở ngại cho cha mẹ rời bỏ thế gian mà tiến về những chân trời mới.
Đã có khá nhiều sách viết – tôi không rõ là sách có bán tại Hàn quốc hay không, nhưng bên Mỹ chẳng hạn thì đã có – về những người đã có trải nghiệm cận tử. Liệu ở Hàn quốc có quan niệm này không? Đây là những người đã qua đời về mặt vật lý, tuy nhiên họ vẫn có trải nghiệm và tỉnh lại để kể lại câu chuyện của họ. Họ kể rằng khi thân xác qua đời, mỗi người sẽ vẫn sống tiếp, sẽ bước vào cõi bản sắc rồi thường sẽ có một thời gian để nghỉ ngơi và học hỏi trước khi tái đầu thai trong một kiếp mới. Hầu có thể bước tới và đi vào ánh sáng, bạn phải có khả năng buông bỏ lại kiếp sống đã qua của mình, bỏ lại xác thân vật lý cũng như gia đình và xã hội của mình. Nếu con cháu quá bám giữ và không buông ra cho cha mẹ hay ông bà mình ra đi, thì làm sao linh hồn ra đi được đây?
Tôi thiết nghĩ nhiều linh hồn sẽ bị vướng lại và đây là điều mà các chân sư thăng thiên gọi là những hồn không xác, là hồn không thể nào bước đi tiếp để mà tái đầu thai. Hồn thường bị kẹt lại trong cõi trung giới hay cõi tình cảm. Nó bị kẹt ở đó và nó có cảm giác tựa như con cháu của nó đang ngăn cản nó bước tới, và vì thế nó cố ảnh hưởng ngược lại trên con cháu. Tình thế trở thành thật phức tạp, thật khó khăn. Điều lành mạnh hơn nhiều là bạn cứ để yên cho linh hồn các vị ấy siêu thoát. Linh hồn sẽ tiếp tục bước tới, và chính bạn cũng tiếp tục bước tới và giải thoát khỏi quá khứ.